Hệ thống router / access point mesh và các bộ mở rộng WiFi Repeater đều sinh ra để giải quyết một vấn đề: tín hiệu yếu. Và đây là sự khác nhau của tụi nó.
Công dụng của repeater (hay còn gọi là Range Extender) đó là nó sẽ lấy tín hiệu mạng Wi-Fi hiện tại của bạn, sau đó khuếch đại tín hiệu lên cho mạnh hơn để mở rộng vùng phủ sóng của mạng. Nó giống một cục trung gian sẽ giúp chuyển tín dữ liệu từ máy tính, điện thoại của bạn về lại router mà thôi.
Ngày xưa repeater chỉ có thể chạy với tên mạng riêng. Ví dụ bạn mạng WiFi nhà bạn có tên là LuanWifi thì mạng do repeater phát ra sẽ có tên là LuanWifi_EXT, lắp nhiều repeater thì có LuanWifi_EXT1, LuanWifi_EX2, LuanWifi_EX3... Điều này khiến bạn phải kết nối vào nhiều mạng độc lập, và khi bạn di chuyển trong nhà bạn phải chấp nhận việc mạng sẽ chậm đi ở một vài nơi cho tới khi yếu quá thì máy mới tự kick ra và chuyển sang dùng mạng EXT như hình bên dưới. Sẽ có thời gian chờ giữa các lần chuyển mạng, lúc đó bạn sẽ thấy mạng xoay xoay xoay.
Repeater: nhận sóng và phát sóng lại
Công dụng của repeater (hay còn gọi là Range Extender) đó là nó sẽ lấy tín hiệu mạng Wi-Fi hiện tại của bạn, sau đó khuếch đại tín hiệu lên cho mạnh hơn để mở rộng vùng phủ sóng của mạng. Nó giống một cục trung gian sẽ giúp chuyển tín dữ liệu từ máy tính, điện thoại của bạn về lại router mà thôi.
Ngày xưa repeater chỉ có thể chạy với tên mạng riêng. Ví dụ bạn mạng WiFi nhà bạn có tên là LuanWifi thì mạng do repeater phát ra sẽ có tên là LuanWifi_EXT, lắp nhiều repeater thì có LuanWifi_EXT1, LuanWifi_EX2, LuanWifi_EX3... Điều này khiến bạn phải kết nối vào nhiều mạng độc lập, và khi bạn di chuyển trong nhà bạn phải chấp nhận việc mạng sẽ chậm đi ở một vài nơi cho tới khi yếu quá thì máy mới tự kick ra và chuyển sang dùng mạng EXT như hình bên dưới. Sẽ có thời gian chờ giữa các lần chuyển mạng, lúc đó bạn sẽ thấy mạng xoay xoay xoay.
Một số repeater mới đã hỗ trợ việc chạy cùng tên mạng với router chính của bạn để bạn bớt phải đổi qua đổi lại giữa hai mạng, và cũng hỗ trợ chức năng "roaming" để điện thoại, máy tính tự động chuyển sang dùng bộ phát có tín hiệu mạnh hơn mà bạn không cần phải làm gì thủ công. Cục Xiaomi 200k của mình cũng đã có chức năng này.
Về cơ bản thì việc phát sóng lại tín hiệu Wi-Fi không hiệu quả lắm. Repeater chỉ đơn giản lắng nghe mọi gói dữ liệu được truyền tới nó, sau đó phát sóng lại thêm lần nữa chứ không có logic gì đặc biệt cả.
Ngoài ra, repeater thường sẽ làm tốc độ mạng chậm đi so với khi dùng mạng gốc. Bản chất của Wi-Fi là half duplex, tức là một thiết bị không thể gửi và nhận cùng lúc. Router / Access Point phải gửi xong dữ liệu đến chiếc điện thoại của bạn thì nó mới có thể nhận lại được dữ liệu do điện thoại gửi ra. Tương tự, khi router đang gửi dữ liệu vào điện thoại của bạn thì nó không thể gửi sang các máy khác như laptop, TV, tablet... đang kết nối vào cùng mạng. Bạn không nhận ra điều này khi sử dụng Wi-Fi vì router / access point làm điều đó cực nhanh, bạn không thể thấy bằng mắt thường.
Trong khi đó, mạng dây gắn vào cổng Ethernet là full duplex, tức là có thể gửi và nhận dữ liệu đồng thời, hay nói cách khác là có thể upload và download cùng lúc.
Khi sử dụng repeater, hiệu ứng của half duplex sẽ càng lớn hơn vì tín hiệu phải đi qua thêm 1 ông trung gian, nên khi đó tốc độ mạng chậm đi là điều đương nhiên.
Lợi ích của repeater đó là chi phí rẻ hơn so với mesh. Như con repeater Xiaomi mình mua chỉ có 200k thôi. Và nếu bạn chỉ cần mở rộng Wi-Fi cho một không gian nhỏ và không cần tốc độ quá cao thì repeater cũng đã đủ đáp ứng. Nếu chỉ xem video qua YouTube, đọc tin tức, báo, thậm chí chơi game, thì một con repeater có khi đã giải quyết được vấn đề mạng yếu rồi (nhà mình đang xài kiểu này). Đợt trước mình bị sóng yếu trong phòng ngủ, định chơi mesh rồi nhưng thôi thử repeater xem có cải thiện không, hóa ra nó cũng giải quyết được vấn đề chỉ với 200k. Vậy là ngon.
Mesh router: từng cục có thể nói chuyện với nhau
Mesh router không dùng để mở rộng mạng Wi-Fi hiện tại, nó sẽ thay luôn cho mạng không dây trong nhà bạn chứ không phải gắn thêm 1 thiết bị như cách repeater hoạt động.
Quảng cáo
Một hệ thống mesh router thường sẽ bao gồm 2 cục trở lên. Một cục gắn vào đầu ra Internet trong nhà (thường là bộ convert quang hoặc router có sẵn của nhà mạng), còn các cục còn lại thì đặt ở các tầng hoặc các phòng khác (gọi là các node). Cơ bản là bạn có thể "rải" các cục WiFi của một bộ mesh khắp nhà với số lượng lớn, không chỉ 2-3 mà có thể lên tới 5-6 và hơn thế nữa. Hình bên dưới mình lấy từ web của TP-Link, họ giải thích về cách các node trong mạng mesh có thể giao tiếp với nhau.
Các cục trong hệ thống mesh sẽ được kết nối với nhau cũng bằng Wi-Fi. Ví dụ nhà bạn có 1 cục gắn vào đường mạng, và 2 node nằm ở 2 tầng khác nhau. Nếu tín hiệu đủ mạnh, cục ở tầng 2 có thể nói chuyện trực tiếp với cục trung tâm, nhưng nếu khoảng cách quá xe thì công nghệ mesh cho phép cục ở tầng 2 có thể nói chuyện với cục ở tầng 1, rồi cục ở tầng 1 chuyển dữ liệu xuống cục trung tâm. Nhờ vậy mà bạn có thể mở rộng tầm phủ sóng lên đến cả trăm mét vuông (như cục của Google Nest WiFi là hơn 400 mét vuông).
Chúng phát ra cùng tên mạng Wi-Fi nên các thiết bị di động hoặc laptop có thể nhanh chóng "roaming" để chọn access point nào gần nó hơn. Điều quan trọng là mạng sẽ không "rớt", bạn sẽ không phải chờ như khi chuyển mạng giữa router chính và repeater.
Ngoài ra, các hệ thống mesh được tối ưu về mặt phần mềm để việc chuyển tiếp các gói dữ liệu hiệu quả hơn trước khi nó đi đến đầu ra Internet của căng nhà. Nên dù là repeater có hỗ trợ chức năng roaming thì cũng không hiệu quả bằng việc các node trong mạng mesh giao tiếp với nhau, trừ khi có gì đó đặc biệt về chiếc repeater đó (ví dụ con Linksys RE9000 vẫn là repeater nhưng hỗ trợ nhiều công nghệ giống mesh).
Quảng cáo
Tốc độ mạng khi đó cũng nhanh hơn, đặc biệt với các router mesh hỗ trợ chạy song song 2 kênh: 1 kênh 2,4GHz để gửi nhận dữ liệu giữa access point với thiết bị đầu cuối, còn kênh 5GHz dùng để chuyển giữa data giữa các cục mesh trong nhà.
Một số hệ thống mesh xịn còn hỗ trợ chức năng gọi là "backhaul communication". Tức là ngoài kênh 2,4GHz và 5GHz để giao tiếp với thiết bị đầu cuối như bao chiếc access point khác, nó còn có một bộ phát sóng riêng chuyên dùng để giao tiếp giữa các access point với nhau (tổng cộng là 3 kênh, tri-band). Như vậy kênh truyền dữ liệu tới thiết bị sẽ không phải đi chung đường với kênh của access point, tốc độ khi đó đương nhiên tốt hơn (và giá cũng cao hơn). Nếu bạn có nhiều thiết bị trong nhà thì đây sẽ là cái bạn cần.
Một số dòng mesh không chỉ hỗ trợ Wi-Fi backhaul mà còn hỗ trợ thêm Ethernet backhaul, tức là khi đó đường kết nối giữa các node sẽ dùng dây Ethernet thay vì dùng Wi-Fi, tốc độ lại càng ngon hơn.
Một cái tuy không quá nghiêm trọng nhưng cũng hữu ích, đó là việc quản lý các access point của mạng mesh sẽ đơn giản hơn. Mesh cho bạn một giao diện thân thiện để kiểm soát, firmware của từng access point cũng được cập nhật tự động và dễ dàng. Trong khi đó với repeater thì bạn phải xài 2 app / 2 giao diện riêng để quản lý nó cùng với router, rồi cập nhật cũng đi riêng với nhau nữa.
Giá của router / access point mesh thì đắt hơn so với router bình thường, bù lại bạn có một hệ thống mạng hiệu quả hơn, tốc độ tốt hơn. Nếu repeater không giải quyết được vấn đề của bạn thì đó là lúc bạn cần nâng cấp lên mesh rồi đấy. Hoặc nếu đầu tư từ đầu thì chơi mesh luôn cũng không sao.