Wildlife Photographer of the Year 2020: Những bức ảnh đẹp nhất đạt giải chính thức

Enzo Le
8/12/2020 5:49Phản hồi: 52
Wildlife Photographer of the Year 2020: Những bức ảnh đẹp nhất đạt giải chính thức
giai-thuong-nhiep-anh-thien-nhien-hoang-da-2020.jpg

Wildlife Photographer of the Year 2020 là một trong những giải thưởng nhiếp ảnh thường niên có uy tín và được quan tâm hàng đầu hiện nay, bởi vì những loài động vật hoang dã và thiên nhiên đang là những thứ chịu sự tác động nhiều nhất từ biến đổi khí hậu và đặc biệt là con người.

Mời tất cả anh em cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm đẹp nhất trong năm 2020 này! Mỗi tấm ảnh là một câu chuyện sống động về bức tranh thiên nhiên hoang dã, nơi mà loài người là một sinh vật đang “được” sinh sống trong đó. Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang có, nó thực sự rất đáng quý! ❤️

The embrace (Sergey Gorshkov)

Grand Title Winner - Animals in their Environment


the-embrace.jpg
Đây là hình ảnh một con hổ cái đang ôm một cây linh sam Mãn Châu cổ đại, nó cọ má vào vỏ cây để tiết ra chất nhờn từ tuyến mùi của nó. Đây là một con hổ Amur, hay còn gọi là hổ Siberia, một loài hổ cực kỳ quý hiếm. Chúng sống ở khu vực bờ đông của nước Nga, vùng tiếp giáp với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Theo nhiều số liệu nghiên cứu thì hiện nay chỉ còn có vài trăm cá thể hổ Amur còn sống sót trên hành tinh này. Nó đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao do nạn săn bắn trộm và khai thác gỗ của loài người.


Tấm ảnh này chụp ở Vườn quốc gia "Land of the Leopard" của Nga, và nhiếp ảnh gia Sergey đã phải mất 11 tháng kể lúc set up thiết bị mới ghi lại được hình ảnh này. Anh em đã hiểu vì sao tấm ảnh này được trao giải cao nhất cho năm nay rồi đó, không chỉ đẹp mà nó còn là một kỳ công...

The fox that got the goose (Liina Heikkinen)

Young Grand Title Winner – 15 to 17 years old


the-fox-that-got-the-goose.jpg
Vào một kỳ nghỉ hè ở Helsinki, cô bé Liina Heikkinen (khi đó 13 tuổi) đã nghe kể về một bầy cáo lớn sống ở vùng ngoại ô thành phố, trên hòn đảo Lehtisaari của Phần Lan. Đảo này có những khu vực cây cối rậm rạp và những cư dân yêu thiên nhiên & động vật, những con cáo vì vậy cũng thân thiện và không sợ con người. Do đó, Liina Heikkinen và cha cô đã dành một ngày dài trong tháng Bảy, để quan sát công khai hai 2 con cáo bố mẹ và 6 con cáo con to gần bằng kích thước của cha mẹ chúng, mặc dù trông chúng mảnh mai và cao hơn.

Trong một tháng nữa, đàn con có thể tự kiếm mồi, nhưng vào tháng 7 chúng chỉ bắt côn trùng, giun đất và một vài loài gặm nhấm, và bố mẹ vẫn phải mang những con mồi lớn hơn cho chúng. Vào buổi tối hôm đó, con cáo cái đã mang đến một con ngỗng. Lông ngỗng bay lên khi đàn con bắt đầu tranh giành con mồi. Cuối cùng thì một con đã giành được quyền sở hữu, nó tè vào con mồi trong sự phấn khích. Kéo con ngỗng vào một khe đá, con cáo con cố gắng ăn con mồi mà nó giành được, đồng thời chặn đường tiếp cận của những con cáo khác. Và Liina đã chụp được khoảnh khắc đó!

A tale of two wasps (Frank Deschandol)

Behaviour, Invertebrates


a-tale-of-two-wasps.jpg
Tấm ảnh này được chụp ở Normandy, Pháp. Nó đã bắt được khoảnh khắc rất đáng giá của một con ong bắp cày đuôi đỏ (trái) và một con ong bắp cày thông thường, khi chúng đồng thời sắp chui vào các tổ ở sát bên nhau. Mặc dù hai loài ong này không thường xuyên tương tác với nhau, nhưng Frank Deschandol đã bắt được một khoảnh khắc với bố cục cân bằng hoàn hảo nhờ sự tình cờ của cả 2 con ong khi chúng về đến tổ của nó.

The pose (Mogens Trolle)

Animal Portrait


the-pose.jpg
Bức ảnh lột tả chân dung một con khỉ vòi đực đang ngóc đầu nhẹ và nhắm mắt. Mí mắt màu xanh nhạt kết hợp cùng "mái tóc" màu nâu vàng được chải chuốt vô cùng chỉn chu đã tạo nên "thần thái" rất riêng của nó. Con khỉ này tạo dáng như thế trong vài giây, như thể là nó đang ngồi thiền vậy. Con khỉ vòi đực này là một "vị khách" hoang dã đã đến thăm trạm cho ăn ở Khu bảo tồn khỉ vòi tại Vịnh Labuk ở Sabah, Borneo, Malaysia.

Quảng cáo



A mean mouthful (Sam Sloss)

Winner – 11 to 14 years old


a-mean-mouthful.jpg
Trong một buổi đi lặn biển ở phía bắc Sulawesi, Indonesia, Sam đã dừng lại để quan sát hành vi của một đàn cá hề xung quanh tổ của chúng, một con hải quỳ tuyệt đẹp. Chỉ khi tải những bức ảnh xuống, Sam mới thấy đôi mắt nhỏ xíu ló ra khỏi miệng của con cá hề. Đó là mắt của loài "rận ăn lưỡi", một loài đồng đẳng ký sinh bơi qua mang của con cá. Con rận này sau đó thay đổi giới tính, mọc chân và bám vào gốc lưỡi của con cá để hút máu.

Perfect balance (Andrés Luis Dominguez Blanco)

Winner – 10 years and under


perfect-balance.jpg
Vào mùa xuân, những đồng cỏ gần nhà của Andrés ở Ubrique, xứ Andalucia, Tây Ban Nha, trở nên rực rỡ với những bông hoa, chẳng hạn như loài hoa sulla có mùi hương thơm ngọt này. Một buổi chiều nọ, cậu ta theo dõi sát sao con chim sáo đá này. Nó thường đậu trên cành hoặc đầu những bụi cây nhỏ, nhưng lần này nó lại đậu trên một nhánh hoa. Dưới sức nặng của con chim thì nhánh hoa mỏng manh đã bị bẻ cong xuống. Mặc dù vậy, con chim sáo đá vẫn giữ được sự thăng bằng hoàn hảo và Andrés đã chụp lấy khoảnh khắc đặc biệt này. Một bức ảnh hoàn hảo của cậu bé trong độ tuổi U10.

When mother says run (Shanyuan Li)

Behaviour, Mammals


when-mother-say-run.jpg
Bức ảnh này lột tả một khoảnh khắc hiếm có về một bầy mèo Pallas, hay còn gọi là mèo Manul. Ảnh được chụp tại một vùng xa xôi hẻo lánh của cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng, nằm ở phía tây bắc Trung Quốc. Đây là kết quả của quá trình làm việc ròng rã 6 năm trời, ở một vùng đất khắc nghiệt và có cao độ lớn. Những con mèo nhỏ này thường sống đơn độc, khó tìm và chủ yếu hoạt động vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn mà thôi.

Quảng cáo



Qua quá trình quan sát lâu dài, Shanyuan Li biết cơ hội tốt nhất để chụp ảnh chúng trong ánh sáng ban ngày là vào thời điểm tháng 8 và tháng 9 hàng năm, khi những chú mèo con được vài tháng tuổi và chúng bắt đầu dạn dĩ hơn để ra ngoài hang cùng mèo mẹ. Anh ta theo dõi bầy mèo này khi chúng "hạ sơn", đến cao độ khoảng 3.800m để tìm kiếm thức ăn yêu thích – pikas (một loài động vật có vú nhỏ, giống thỏ rừng). Những giờ phút kiên nhẫn chờ đợi đã được đền đáp xứng đáng khi ba chú mèo con ra ngoài hang chơi đùa, trong khi mẹ của chúng để mắt đến một con cáo Tây Tạng đang rình rập gần đó. Li đã nắm bắt thời cơ và chụp được một khoảnh khắc vui tươi hiếm thấy trong cuộc sống của bầy mèo, khi mẹ của chúng đã cảnh báo rằng hãy nhanh chóng trở lại hang ổ để đảm bảo an toàn.

Life in the balance (Jaime Culebras)

Behaviour, Amphibians and Reptiles


life-in-the-balance.jpg
Một con ếch thủy tinh Manduriacu đang "ăn nhẹ" một con nhện. Ảnh chụp ở khu bảo tồn Manduriacu nằm ở chân núi dải Andes, phía tây bắc đất nước Ecuador.

Là một loài động vật ăn mồi, và là "nhà tiêu thụ" lớn các động vật không xương sống như nhện và các loại côn trùng... ếch thủy tinh Manduriacu đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái. Đêm đó, Jaime Culebras đã đi bộ xuyên rừng dưới trời mưa to, để đến những con suối có xuất hiện nhiều loài ếch này. Sau 4 giờ đi bộ dưới trời mưa, Culebras xúc động khi phát hiện một con ếch nhỏ đang bám vào cành cây, đôi mắt của nó như những bức tranh ghép lung linh. Đây là hình ảnh đầu tiên về cách kiếm ăn của loài ếch mới được phát hiện này.

Great crested sunrise (Jose Luis Ruiz Jiménez)

Behaviour, Birds


Great-crested-sunrise.jpg
Sau vài giờ ngâm mình trong nước ở một đầm phá gần Brozas, phía Tây đất nước Tây Ban Nha, Jose Luis Ruiz Jiménez đã chụp được khoảnh khắc dễ thương này của một bầy chim lặn mào lớn. Bức ảnh này được chụp vào một buổi sáng sớm, khi chim bố mẹ làm nhiệm vụ kiếm mồi cho con ăn sáng. Sau khi đuổi bắt cá và động vật không xương sống dưới nước, chúng nổi lên với bộ lông ẩm ướt và cung cấp bữa ăn ngon lành cho chú chào mào con đang vươn ra khỏi nơi trú ẩn của nó, há to mỏ ra để đòi cá.

Loài chim lặn mào lớn này xây tổ bằng vật liệu thực vật thủy sinh, thường là giữa những đám lau sậy ở mép nước cạn. Để tránh những kẻ săn mồi, con của chúng rời tổ trong vòng vài giờ sau khi nở, cưỡi lên lưng bố mẹ một cách thân thương & ấm áp.

Những con non sẽ sống trên lưng bố mẹ chúng trong 2-3 tuần tiếp theo, chúng vừa được cho ăn một cách nhanh nhất, và chim bố mẹ vừa có thể bảo vệ chúng tốt nhất. Ngay cả khi một con non đã đủ lớn để có thể bơi bình thường, nó vẫn sẽ được cho ăn trong nhiều tuần nữa, cho đến khi nó đủ lông đủ cánh để "vào đời".

Etna’s river of fire (Luciano Gaudenzio)

Earth’s Environments


etnas-river-of-fire.jpg
Từ một vết nứt lớn ở mạn phía nam của ngọn núi lửa Etna (nằm ở phía đông đảo Sicily của Ý), dung nham đang cuồn cuộn tạo thành một dòng nham thạch khổng lồ, tạo nên một "dòng sông đỏ" sáng rực, ẩn hiện trong màn khói núi lửa. Gaudenzio mô tả miệng núi lửa giống như "một vết thương hở trên lớp da thô ráp và nhăn nheo của một con khủng long lớn".

The golden moment (Songda Cai)

Under Water


The-golden-moment.jpg
Một con mực ống kim cương đen nhỏ bé đang bơi trong bóng tối của đại dương, nó ngừng săn mồi ngay lập tức khi bắt gặp chùm ánh sáng. Nó chuyển đổi màu thân thành màu vàng lấp lánh và sau đó di chuyển ra khỏi vùng ánh sáng. Chùm sáng là của Songda, phát ra vào một đêm đi lặn ở vùng biển sâu, ngoài khơi bờ biển Anilao, Philippines.

Backroom business (Paul Hilton)

Wildlife Photojournalist Story


Backroom-business.jpg
Một con khỉ đuôi lợn con được xích vào lồng ở chợ chim Bali, Indonesia. Chúng là những loài linh trưởng có tính năng động, tổ chức cao, sống thành những đàn đông đảo trong các khu rừng nhiệt đới khắp Đông Nam Á. Khi các khu rừng bị tàn phá, chúng ngày càng tấn công các loại cây nông nghiệp và bị coi là loài gây hại. Các con non sau đó bị bán vào chợ, rạp xiếc, bị biệt giam như một con thú cưng, được đưa vào sở thú hoặc dùng để làm vật thí nghiệm nghiên cứu y sinh.

The last bite (Ripan Biswas)

Portfolio Adward Winner


the-last-bite.jpg
Hai loài vật săn mồi hung dữ: bọ hổ khổng lồ và kiến vàng không thường xuyên gặp nhau. Bọ hổ khổng lồ theo đuổi con mồi trên mặt đất, trong khi kiến vàng chủ yếu ở trên cây, nhưng nếu chúng gặp nhau, cả hai cần phải đề phòng đối phương.

Khi một đàn kiến vàng đang đi săn những con côn trùng nhỏ trên lòng sông khô tại khu bảo tồn hổ Buxa ở Tây Bengal, Ấn Độ; một con bọ hổ đã bắt một số kiến vàng làm mồi nhắm. Trong cái nắng nóng giữa trưa, nhiếp ảnh gia Ripan Biswas nằm trên cát và cố gắng nhích lại gần chúng hơn.

Với chiều dài hơn 12mm, con bọ cánh cứng này quá to lớn so với kiến vàng. Để tự vệ, con kiến vàng đã cắn vào chân sau của con bọ hổ khổng lồ. Con bọ hổ nhanh chóng quay lại và xé đôi con kiến với những chiếc răng hàm cong và lớn của nó, nhưng phần đầu và phần thân trên của con kiến vẫn gắn chặt vào chân con bọ. "Cú cắn cuối cùng" - ý nghĩa của tên bức ảnh là vậy! Theo mình thì con kiến này thực sự rất anh hùng! 😁

Watching you watching them (Alex Badyaev)

Urban Wildlife


watching-you-watching-them.jpg
Loài chim bắt ruồi Cordilleran đang bị giảm dần trên khắp Bắc Mỹ do khí hậu thay đổi khiến môi trường sống dọc theo các tuyến đường di cư của chúng bị thu hẹp. Ở vùng Montana của dãy Rocky Mountain, loài chim này thường làm tổ trong các kẽ hở hoặc trên các khe núi. Nhưng điều bất ngời là một cặp chim bắt ruồi Cordilleran đã chọn cabin nghiên cứu của nhà sinh vật học Alex Badyaev để làm tổ và trốn tránh kẻ thù.

Để không làm phiền lũ chim, Badyaev đã giấu máy ảnh của mình sau một cái cây dựa vào cabin. Anh ta hướng đèn flash về phía thân cây để chiếu sáng tổ chim bằng sự phản chiếu và vận hành thiết bị từ xa.

Eleonora’s gift (Alberto Fantoni)

Rising Star Portfolio


Eleonora-gift.jpg
Trên những vách đá dựng đứng của một hòn đảo ở Sardinia, Ý, một con chim ưng Eleonora đực mang thức ăn về tổ cho bạn đời - một con chim di cư nhỏ, có thể là chim sơn ca. Nó bắt được con mồi ngay trên bầu trời, khi nó bay qua vùng biển Địa Trung Hải.

Nguồn: Natural History Museum
52 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đẹp thật
badmanvnn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Kiên.cp Nhìn ảnh đã đẹp mà đọc thêm mô tả thì càng thấy thú vị và làm tăng giá trị của bức ảnh lên
@badmanvnn Chuẩn luôn bác ạ
Nhưng hơi dị
hungkanu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Chụp được một tấm hình đẹp từ thiên nhiên không phải dễ
tieutu911
TÍCH CỰC
3 năm
@hungkanu Mới chụp hôm kia không có lens macro lấy kit chụp
Untitled-1.jpg
hungkanu
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tieutu911 Rõ nét, tự nhiên, không có sự sắp đặt, tuyệt đẹp
vanhocpham
ĐẠI BÀNG
3 năm
Quá ổn
Su Guang
ĐẠI BÀNG
3 năm
Like
agram3ooo
TÍCH CỰC
3 năm
@Su Guang Thiên nhiên quả thực tươi đẹp.
Nhưng đó là vẻ đẹp bên ngoài.
Phía sau đó là cuộc chiến sống còn khốc liệt, không khoan nhượng.
Nhưng chính cuộc chiến đó cũng mang vẻ đẹp riêng của nó.
Nói chung là ĐẸP!
Hổ Amur ăn chay hay sao mà cạp vỏ cây
@Doan Van Kha Chắc xỉa răng hay đánh răng gì đó
@Doan Van Kha Nó ngứa má nên chà vào cây cho phê chứ móng vuốt thì sắc quá ^^
@Doan Van Kha Đọc caption đi bạn! 😃
4 con moè đẹp thật
@hung.nexus Tấm đó người chụp bấm lia máy liên tục nên chọn được khoảnh khắc đẹp nhất
hoaquynh34
TÍCH CỰC
3 năm
có mấy bức ảnh quen lắm từng đem ra ở cuộc thi nào rồi, tấm con cáo con khỉ ấy
vitdet2002
ĐẠI BÀNG
3 năm
Quá đẹp.
newkenjing
ĐẠI BÀNG
3 năm
tấm con khỉ con thấy tội quá
melody23
ĐẠI BÀNG
3 năm
bức ảnh con hổ nhìn tưởng giống mấy chú cún thời kì ... toàn ôm chân chủ
Cười ra nước mắt
👍👍👍
"Theo nhiều số liệu nghiên cứu thì hiện nay chỉ còn có vài chục cá thể hổ Amur còn sống sót trên hành tinh này."

Bruh! Sao đã ko biết lại còn nói linh tinh?
@Ông Nội cuKhang sorry, mình nhớ lộn, đã chỉnh lại, tks bạn!
tuyệt tác
waooo
Nhìn con cá hề như thấy lại Iphone đời đầu cũng là con cá ấy
thaotgdd
ĐẠI BÀNG
3 năm
Trong bức hình Great crested sunrise, loài chim đó tiếng Anh là great crested grebes, dịch ra tiếng Việt là chim lặn mào lớn chứ không phải chim chào mào. Chào mào là loài chim thuộc bộ Sẻ, không sống trên mặt nước.
@thaotgdd okay tks bạn, đã chỉnh!
crazywin
ĐẠI BÀNG
3 năm
đẹp khủng khiếp @@

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019