William English, người góp công lớn trong việc tạo ra chuột máy tính, qua đời ở tuổi 91

ND Minh Đức
4/8/2020 4:54Phản hồi: 38
William English, người góp công lớn trong việc tạo ra chuột máy tính, qua đời ở tuổi 91
Nếu đang ngồi máy tính và đọc bài viết này thì hãy dành 1 phút mặc niệm cho kỹ sư và nhà nghiên cứu người Anh William English, người đã góp công trong việc tạo ra con chuột máy tính đầu tiên mà tới giờ anh em vẫn còn xài đó. William English vừa qua đời ở tuổi 91 vào hôm 26/7 vừa rồi bởi chứng suy hô hấp tại San Rafael, California. Kỳ thực trước giờ khi nhắc tới chuột thì người ta sẽ nghĩ tới Douglas Englebart vốn nổi tiếng hơn nhưng ít người biết rằng, English mới là người thực sự biến con chuột thành sự thật.

Vào đầu những năm 1950, máy tính vẫn là thứ gì đó cực kỳ ít người biết. Khi đó nó vẫn là một thiết bị khổng lồ với hàng đống card, bàn phím và bản in. Vào thời bấy giờ, sau khi rời Hải quân, English lần đầu tiên gặp Englebart tại Viện nghiên cứu Standford. Tại đây Englebart đưa ra ý tưởng tạo nên một chiếc máy tính đánh chữ mà ai cũng có thể thao tác với những hình ảnh trên màn hình, nghĩa là cần phải có một công cụ để chọn hình ảnh, ký tự trên màn hình. Tuy nhiên, có thông tin kể lại rằng Englebart không tìm được cách kết nối ý tưởng đó với những thứ khác. Chỉ có English đã hiểu được ý định của Englebart và thậm chí còn nghĩ ra được cách để biến nó thành hiện thực.

co-creator-of-computer-mouse-william-english-dies-91-years-old_resize_md.jpg

Vào năm 1963, English đã tạo nên một nguyên mẫu dựa trên các yêu cầu và bản phác thảo của Englebart. Con chuột đầu tiên có vỏ bằng gỗ thông, bên trong chứa 2 cái biến trở (chiết áp) - một cơ chế điện tử hoạt động bằng cách theo dõi chuyển động cuiar các bánh xe khi nó di chuyển trên bề mặt. Sau đó họ quyết định đặt tên cho thiết bị này là Mouse (Chuột) bởi con trỏ trên màn hình trước đó đã được đặt tên là CAT và khi phối hợp hoạt động, nó giống như là đang đuổi theo con chuột chạy khắp màn hình vậy. Đến năm 1965, English lãnh đạo một dự án do NASA tài trợ để tìm ra cách tốt nhất nhằm chọn một điểm trên màn hình máy tính. Lúc này con chuột đã có đất dụng võ. Sau này, trong quá trình làm việc tại phòng thí nghiệm PARC Xerox vào những năm 1970, English đã phát triển nên chuột bi, dùng viên bi hình cầu bên trong thay thế cho những bánh xe.



Ngoài ra English còn đóng vai trò then chốt trong bài thuyết trình ấn tượng năm 1968 mang tên “The Mother of All Demos.”. Englebart và English sau đó đã phát triển ra một con chuột thử nghiệm gọi là oNLine System (NLS) vốn có hầu hết các yếu tố bạn có thể tìm thấy ngày nay trên một chiếc máy tính cá nhân như hypertext, windows, graphics, gọi video, xử lý từ,… Lúc đó, Englebart đọc bài thuyết trình dài 90 phút trong khi English phối hợp nhịp nhàng bằng cách hỗ trợ mượt mà từ bên trong. Lúc đó, English đã chỉ đạo toàn bộ hoạt động sau hậu trường ở San Francisco, từ việc dùng máy ảnh, micro để gọi video tới phòng thí nghiệm Menlo Park.

Chưa dừng lại ở đó, English còn giúp biến ý tưởng của Englebart về Xerox Alto thành hiện thực tại PARC. The Alto sau đó đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của Apple Lisa và Macintosh sau này, tất nhiên là phải kể tới chiếc máy tính Windows PC đầu tiên.

Và do đó, lần tới cầm tới con chuột máy tính để điều khiển mọi thứ, hãy cám ơn người kỹ sư tài ba William English nhé. Chúc ông yên nghỉ.

Tham khảo IE
38 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cảm ơn vì cống hiến cho nhân loại. R.I.P
Cám ơn ông
Con chuột ở trên mua ở đâu vậy !😆
Con chuột huyền thoại, cám ơn ông
1320721925_500x2.jpg
@vuatocdoDN nó là bi sắt bọc cao su, hồi xưa chơi bi thấy viên bi trong chuột thì moi ra nghịch, bị ăn đập sml 😆
thien.lafc
TÍCH CỰC
4 năm
@Trungsao1987 loại lấy viên bi ra được, nhớ hồi xưa thường lấy ra vệ sinh cho nó chạy ngon
QuyetND_Jr
TÍCH CỰC
4 năm
@Anh Hung Thoi Dai xưa ở trường mình, có mấy đứa đi ăn trộm viên bi của con chuột này =))
Chế Ba
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Anh Hung Thoi Dai Cái thời canh tiệm net phải chùi bi ta nói dơ má ơi
Rip tuổi thơ tôi với con chuột bi mỗi lần ko chạy phải gỡ ra lau cho sạch rồi gắn vô Sài tip
Mavinuio
TÍCH CỰC
4 năm
Nhìn cái họ English thôi là biết người gốc Anh rồi
vinhokss
TÍCH CỰC
4 năm
quá tuyệt vời, cảm ơn vì những đóng góp của ngài
vanthoan
TÍCH CỰC
4 năm
Cảm ơn ông.
rest in peace
Nhớ cái thời còn tháo cục bi ra rồi lấy móng tay gỡ gỡ mấy lớp đất đóng ở trong. Cảm ơn ông vì phát minh vĩ đại này, mong ông an nghỉ.
oxechip
TÍCH CỰC
4 năm
cám ơn ông, mà giờ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức
Con chuột máy bàn đầu tiên mình xài là chuột bi 2 nút bấm của IBM 386, còn của notebook đầu tiên là IBM dòng T ko nhớ bao nhiêu. Loại núm giữa bàn phím
thank ông
anhnn1
ĐẠI BÀNG
4 năm
nhớ mỗi lần tháo viên bi chuột ra để lau, chùi
@anhnn1 Nhiều lúc cậy cả buổi không ra cái nắp phát bực luôn á!!!!
Nói chứ chuột quang giờ chắc gì bền như chuột bi hồi xưa nhở!!!! đập lên đập xuống vẫn xài như thường!!!!!
@hemilo Nặng,nhanh mỏi tay hơn, phải có bàn rê đủ ma sát cho viên bi xoay mới xài được,chưa kể độ chính xác của con trỏ thấp.
deepspace
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hemilo Chuột quang nó bền gấp chục lần chứ ở đó, hồi xưa xài con chuột bi một thời gian phải lấy ra lau, rồi sau này lau rồi nó vẫn đơ đơ, chuột quang thì đèn led rất bền.
thien.lafc
TÍCH CỰC
4 năm
Tks Mr William English
QuyetND_Jr
TÍCH CỰC
4 năm
cảm ơn William English!
DuyCao123
ĐẠI BÀNG
4 năm
Lấy viên bi chuột ra làm cục tẩy bút chì, tẩy bao ngon luôn 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019