WJS: Có tới 3000 loại vi khuẩn khác nhau đang sinh sống trên tiền giấy

ND Minh Đức
20/4/2014 5:3Phản hồi: 69
WJS: Có tới 3000 loại vi khuẩn khác nhau đang sinh sống trên tiền giấy
NA-CA854_MONEY_G_20140418181251.jpg

Trong dự án nghiên cứu nhằm xác định DNA trên tiền giấy tại Đại học New York, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đồng tiền chính là nơi trú ẩn của hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau. Đây chính là phương tiện "vận chuyển" vi khuẩn từ tay người này đến người khác và là một nguồn truyền nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Thông qua việc phân tích chất liệu của tờ 1 đô la, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hơn 3000 dạng vi khuẩn khác nhau. Con số này vượt xa tất cả những nghiên cứu khác trước đây khi soi tờ giấy bạc dưới kính hiển vi để phát hiện ra vi khuẩn. Dù vậy, các nhà nghiên cứu cũng chỉ xác định được DNA của khoảng 20% loại vi khuẩn. Số còn lại vẫn chưa được liệt kê trong ngân hàng dữ liệu di truyền.

Trong số những chủng vi khuẩn có mặt trên tiền giấy, phổ biến nhất là loại gây ra mụn trứng cá. Một số loài vi khuẩn khác cũng nguy hiểm không kém với khả năng gây ra bệnh viêm loét dạ dày, viêm phổi, ngộ độc thực phẩm và nhiễm trùng tụ cầu khuẩn ở người. Một số loại vi khuẩn trên tiền giấy còn chứa gen có khả năng gây suy giảm sức đề kháng của con người.

Tỷ lệ DNA của người: từ 27% đến 48%
DNA của vi khuẩn: 54 triệu đoạn

Một số loại vi khuẩn xác định được:
Acinetobacter: Cầu trực khuẩn Gram âm gây ra nhiễm khuẩn
Staphylococcus aureus: Tụ cầu khuẩn gram dương gây nhiễm trùng da.
Bacillus cereus: Trực khuẩn gram dương gây ngộ độc thực phẩm.
E.coli: vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Helicobacter pylori: Xoắn khuẩn gram âm gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.
Corynebactrium diptheriae: Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu.

Thông tin mẫu tiền nghiên cứu:
Chất liệu: Cotton pha bông lanh
Thời gian sử dụng: 21 tháng
Cân nặng: 1 gram
Thay thê hàng năm: 45% tờ giấy bạc được in mỗi năm. 95% trong số đó được dùng để thay thế.
Jane Carlton, giám đốc trung tâm nghiên cứu sinh học phân tử tại Đại học New York cho biết: "Chúng tôi thật sự bất ngờ với những gì phát hiện được. Thậm chí, chúng tôi còn thấy được vi khuẩn đang sinh sôi nảy nở trên tiền giấy."

Quảng cáo



Một nghiên cứu khác chưa được công bố cũng đã cung cấp một cái nhìn về mức độ bẩn của tiền giấy. Từ đồng rúp cho tới những tờ euro, tiền giấy là 1 trong những phương tiện lưu thông nhiều nhất trên thế giới. Từ lâu, các nhà dịch tể học đã lo ngại rằng tiền giấy chính là một nguồn lây lan bệnh dịch rất khó để kiểm soát.

Philippe Etienne, giám đốc công ty Innovia Security Pty, người đã thực hiện 1 nghiên cứu trên 23 loại giấy bạc từ nhiều quốc gia khác nhau cho biết: "Chiếc ví mà bạn bỏ bên người mang nhiệt độ của cơ thể bạn. Đây chính là một chiếc đĩa petri nuôi dưỡng vi khuẩn hoàn hảo nhất."

Theo thống kê của ngân hàng trung ương Mỹ, hàng năm có thêm 150 tỷ đô la Mỹ lưu hành trên khắp thế giới. Mỗi tờ giấy bạc 1 đô la được in trên chất liệu cotton trộn với bông lanh và có thể được sử dụng trong ít nhất là 21 tháng. Chỉ tính riêng năm 2014, cục dữ trữ liên bang Hoa Kỳ đã chi 826,7 triệu đô la để in ra tổng số tiền có tổng giá trị lên tới 297,1 tỷ đô la.

Để làm cho tiền giấy bền hơn, một số quốc gia như Canada hay vương quốc Bhutan đã sử dụng vật liệu polymer để in tiền với các yếu tố nhận diện sinh học nhằm tăng mức độ chống làm giả.

Trong một nghiên cứu về tác động của vật liệu in tiền đối với sức khỏe cộng đồng, các nhà nghiên cứu tại Đại học Ballarat, Úc đã kiểm tra những biến đổi của 10 loại tiền giấy trong quá trình di chuyển từ các siêu thị, quán cà phê đến các quán ăn. Nghiên cứu đã được thực hiện tại 10 quốc gia với các loại giấy bạc đang lưu hành tại đó.

Theo nghiên cứu được thực hiện hồi năm 2010 bởi tạp chí an toàn thực phẩm và tác nhân gây bệnh, có sự khác biệt về mức độ vi khuẩn trên tiền giấy tại những quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy vi khuẩn trên tiền polymer ít hơn so với tiền giấy cotton. "Tiền in bằng vật liệu polymer có đặc điểm là không bị thấm nước. Đây chính là đặc điểm giúp nó ít chứa vi khuẩn hơn so với tiền cotton."

Quảng cáo



Trong một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu kháng sinh và kiểm soát lây nhiễm, các nhà khoa học đã thử nuôi cấy vi khuẩn trên 7 loại tiền tệ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vẫn có một số loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thời gian dài trên giấy bạc chất liệu polymer.

Chính con người cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của vi khuẩn trên tiền giấy. Vi khuẩn có thể ăn các loại chất nhờn hoặc bã trên da con người trong quá trình tiền giấy được chuyền từ người này sang người khác.

Nabil Lawandy, nhà vật lý học tại Đại học Brown, người đã từng thiết kế yếu tố an ninh trên tiền giấy cho hơn 19 ngân hàng trung ương đã phát biểu rằng: "Khi bạn cầm vào môth tờ giấy bạc nghĩa là bạn đang cung cấp thức ăn cho những loại vi khuẩn trên đó."

Trong một nghiên cứu về bề mặt tiền giấy được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học đến từ Ấn Độ, Hà Lan và Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã tách ra được 93 loại vi khuẩn bám trên bề mặt tiền giấy. Hồi năm 2012, các nhà vi trùng học tại Đại học Queen Mary, London đã kết luận rằng 6% tiền giấy đang lưu hành tại Anh đang có chứa vi khuẩn e.coli với mức độ tương đương với một bệ ngồi bồn cầu.

Trong nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tại Đại học New York, các nhà nghiên cứu đã sử dụng ngân hàng dữ liệu DNA và sự phân tích của máy tính để có thể nhanh chóng xác định DNA của các loại vi khuẩn có mặt trên tiền giấy. Do đó, nghiên cứu phát hiện ra nhiều loại vi khuẩn hơn so với các nghiên cứu trước đây vốn chỉ quan sát tiền giấy dưới kính hiển vi.

Trong thí nghiệm nói trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu DNA trên 80 tờ giấy bạc có mệnh giá 1 đô la thu thập được từ 1 ngân hàng tại Manhattan. Kết quả thu thập được là 1,2 tỷ. Các dữ liệu này chiếm 320 GB dung lượng lưu trữ trên máy tính, tương đương với dung lượng dùng để lưu trữ toàn bộ các tài liệu y học tại một thư viện.

Một nửa trong số 1,2 tỷ đoạn DNA thu thập được là của con người. Một nửa còn lại thuộc về vi khuẩn, virus, nấm và các tác nhân sinh học gây bệnh khác. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện một lượng nhỏ virus gây bệnh than và bệnh bạch hầu. Bên cạnh đó, trên những tờ bạc nghiên cứu còn có cả DNA của ngựa, chó và cả của tê giác.

Chuyên gia nghiên cứu gen tại Đại học New York, Julia Maritz, người đã thực hiện rất nhiều phân tích DNA đã phát biểu rằng: "Chúng tôi đã phát hiện ra rất nhiều loài sinh vật chỉ trên 1 tờ giấy bạc."

Theo WJS
69 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thế gọi là tiền bẩn, nên hay phải " rửa tiền ":p
Có cả DNA của Ngựa, Chó và Tê giác.....:eek:
@tú tầu chắc mẫu tiền thu thập ở sở thú
shakaro
TÍCH CỰC
10 năm
Thế mà mình hay cho con chơi tiền.
hailua883
ĐẠI BÀNG
10 năm
Có tin như vầy con người có sử dụng tiền nữa ko😁
Son.OneAsia
ĐẠI BÀNG
10 năm
Biết thế này...từ nay không kiếm tiền. Và không bao giờ cầm tiền nữa ! "Chuyển khoản cho anh !"...nhanh, gọn và sạch hơn !
thế mới cần đến những người rửa tiền 😁:D
@android no.1 Câu trả lời hay nhất trong tuần, bây giờ mới biết rửa tiền là tốt :D
Có một sự thật hơi phũ phàng là có rất nhiều vật mà mức độ bẩn còn kinh hơn bồn cầu và một trong số ấy chính là...tiền giấy 😕.
replay767
TÍCH CỰC
10 năm
@fanyingni Tiền được trao qua tay người này đến người khác. Trên bàn tay mỗi ng đều có rất nhiều loại vi khuẩn. Gặp bác nào đi ị xong ko rửa tay,bác nào hay ngoáy mũi,gãi,móc hay các bà các chú bán gà,vịt..hay thịt lợn thối...cầm tiền thì đấy,tính xem bao nhiêu là vi khuẩn nào.
Hic.. Muốn có 3k con vk hoặc nhìu nhìu hơn cũng được..
Tiền bạc thì em ko giầu, nhưng chắc chắn em giầu .. vi khuẩn 😁
@xuan anh NG Thế có nghĩa là bác không có nhiều tiền nhưng lại toàn "tiền bẩn", thế thì rửa...tiền đeeeeê :D.
menx
TÍCH CỰC
10 năm
Thế mới biết chẳng gì bẩn bằng tiền, thành ra người ta phải "rửa tiền" chắc cho sạch 😁. Mà sao rửa xong lại bị đi tù nhỉ? Đời lắm điều khó hiểu (fun tí)
@menx Tiền sạch rồi nhưng tội chưa sạch, chắc thế bác ạ :rolleyes:.
😁 thì ra "rửa tiền" bẩn là bắt đầu từ đây :p
Đọc mà thấy nguy hiểm thật!
Đúng là chết vì tiền mà😁
canhdhdh
ĐẠI BÀNG
10 năm
Khiếp thật! Tiền mà nhiều vi khuẩn thật đấy!
đồng tiền dơ dáy quá
nói thế thôi chứ nó còn sạch chán! thử soi trong miêng xem. khéo = cả dân số thế giới ấy chứ:p:p
giangkm
ĐẠI BÀNG
10 năm
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Thế nên hôn mới thú vị :p:p
Tiền bẩn hơn bồn cầu vài lần tính về mức độ độc hại, bệnh tật do vi khuẩn

Gửi từ GT-N7100 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
hay
Kinh quá, mình không có tiền thì chắc là không có vi khuẩn.....
@dinhtoan_yp Những người không có vi khuẩn sẽ không sống lâu và sống sướng bằng người có nhiều vi khuẩn mới đau chứ
Vi khuẩn hay hơn thế nữa là những con Virut HIV thì chắc chắn là cũng chẳng có ai chê tiền đâu nhỉ 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019