TTBC23

TTBC23


World Trade Center trong quá trình xây dựng thông qua những bức ảnh hấp dẫn, năm 1966 - 1979

Jimmii Nam
16/7/2023 8:15Phản hồi: 1
World Trade Center trong quá trình xây dựng thông qua những bức ảnh hấp dẫn, năm 1966 - 1979
Dự án World Trade Center - Trung tâm Thương mại Thế giới được khởi xướng vào đầu những năm 1960 thông qua sự ảnh hưởng của David Rockefeller, một phần nhằm đánh dấu thời điểm vực dậy của thành phố khi trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn. Tầm nhìn đó nhằm sử dụng cơ sở thương mại và cải tạo đô thị như là các công cụ để làm sạch, phục hồi những gì đã trở thành "khu phố thương mại bẩn thỉu". Việc xây dựng các tòa nhà chọc trời không chỉ mang lại một ranh giới mới cho việc kinh doanh mà còn làm đất bồi lên cao để tạo thành một bờ biển mới trên bờ sông Hudson. Dự án này, do Cơ quan Cảng vụ New York và New Jersey phát triển, ban đầu được lên kế hoạch xây dựng ở phía đông của khu hạ Manhattan, nhưng chính phủ các tiểu bang New Jersey và New York không đồng ý với vị trí xây dựng này.

Sau cuộc đàm phán mở rộng tiếp theo, chính phủ hai tiểu bang New Jersey và New York mới đồng ý ủng hộ dự án Trung tâm Thương mại Thế giới, nó được phép xây dựng tại khu vực Radio Row ở Lower West Side của thành phố New York. Rồi đến quá trình tìm kiếm các kiến trúc sư đáp ứng được các yêu cầu kéo dài trong nhiều tháng trời. Công ty của Yamasaki (ảnh bìa) từ Troy, Michigan đã được chọn làm kiến trúc sư thiết kế và Emery Roth & Sons là kiến trúc sư phụ trách việc xây dựng tập hợp các tòa nhà trong khu Trung tâm Thương mại Thế giới, bao gồm 5 tòa nhà trong đó có hai tòa tháp cao chọc trời.
twin-towers-construction-photographs-02.jpeg
Mô hình kiến trúc kỹ thuật ban đầu. Mô hình này hiện đang được trưng bày tại Đài tưởng niệm và Bảo tàng Quốc gia ngày 11 tháng 9.

Vào thời điểm đó, Yamasaki là một phần của một nhóm kiến trúc sư nhỏ, đáp ứng nhu cầu của những ý tưởng mới về cải tạo đô thị và các dự án phát triển lớn đa năng. Việc sử dụng các hình thức cơ bản, trang trí đơn giản của ông cho phép đáp ứng các nhu cầu chức năng của các dự án xây nhà ở mới cho người có thu nhập thấp, nhà ở quy mô lớn cũng như các tòa nhà văn phòng mới, ngày càng lớn hơn nữa do được các tập đoàn Mỹ và các tập đoàn đa quốc gia ủy quyền xây dựng.

Ông đã khá nổi tiếng vào năm 1963 để được chọn cho trang bìa của tạp chí Time. Đồng thời ông cũng bị chỉ trích nhiều vì hầu như ông chỉ phục vụ cho nhu cầu của các tập đoàn lớn. Chưa hết, Yamasaki đã mang đến sự nhạy cảm nhất định về vật liệu và hình thức đã bị thiếu trong các đề xuất trước đó cho việc xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới. Lời nói của ông ấy thường tự ti, mang vẻ hài hước và thể hiện sự quan tâm đến việc theo đuổi tầm nhìn cá nhân cho một kiến trúc mới; ngay cả giữa quy mô khổng lồ của các hình thức công trình mà ông đang thiết kế.

twin-towers-construction-photographs-03.jpeg

Trong khi Yamasaki tán thành sự bảo thủ của kiến trúc theo chủ nghĩa hiện đại, thẩm mỹ của ông không quá khắc khe cũng không quá giáo điều. Ông ấy ưa thích những chất liệu mềm mại, nhẹ nhàng hơn như; gỗ, bê tông nhẵn, sơn, thép không gỉ và các tấm nhôm anodized. Các tòa nhà của ông thường gợi ý về mối quan tâm mới về đồ trang trí, hình thức tượng hình như một phần của chủ nghĩa thiết kế hiện đại. Thiết kế hoàn chỉnh của Yamasaki cho Trung tâm Thương mại Thế giới đã được ra mắt công chúng vào ngày 18 tháng 1 năm 1964, với một mô hình cao 2,44 mét.

Kích thước thực tế khi thi công các tòa tháp có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh có kích thước khoảng 63 mét. Các tòa tháp được thiết kế với cửa sổ văn phòng hẹp, chỉ rộng 45 cm, điều này phản ánh chứng sợ độ cao của Yamasaki, ông mong muốn làm cho những người cư ngụ trong tòa nhà cảm thấy an toàn hơn. Các cửa sổ chỉ chiếm 30% diện tích bên ngoài của các tòa nhà, khiến chúng trông giống như những tấm kim loại vững chãi khi nhìn từ xa, mặc dù đây là sản phẩm phụ của hệ thống kết cấu chống đỡ các tòa tháp. Thiết kế của Yamasaki yêu cầu các mặt tiền tòa nhà phải được bao bọc bằng hợp kim nhôm.
twin-towers-construction-photographs-04.jpeg

Tuy nhiên, thiết kế Trung tâm Thương mại Thế giới đã bị Viện Kiến trúc Hoa Kỳ và các nhóm Kiến trúc khác chỉ trích về tính thẩm mỹ của nó. Lewis Mumford, tác giả cuốn Thành phố trong lịch sử và các công trình khác về quy hoạch đô thị, đã chỉ trích dự án, mô tả nó cũng như các tòa nhà chọc trời khác mới mọc lên là “những chiếc tủ hồ sơ bằng kính và kim loại”. Việc xây dựng các tòa tháp là một nỗ lực ở quy mô cơ sở hạ tầng thành phố. Năm con phố đã bị đóng cửa và việc giải phóng mặt bằng đã cung cấp 16 mẫu Anh cho dự án mới này. Hai tuyến tàu điện ngầm trên địa điểm xây dựng vẫn được tiếp tục chạy, khi nền móng và tầng hầm được thi công xung quanh chúng.

Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1965, được chính thức hóa bằng lễ động thổ vào ngày 5 tháng 8 năm 1966, và hoàn thành Tháp Một vào năm 1970, Tháp Hai vào năm 1972. Tổng cộng, toàn bộ khu phức hợp đã đóng góp cho hạ Manhattan hơn 10 triệu feet vuông không gian văn phòng, hàng trăm dãy phòng khách sạn, các trung tâm bán lẻ thành công nhất trong thành phố. Là một trung tâm giao thông cực kỳ bận rộn với hàng chục cơ sở kinh doanh dịch vụ và hỗ trợ trong bảy tòa nhà.
twin-towers-construction-photographs-05.jpeg
Đào móng địa điểm Trung tâm Thương mại Thế giới, năm 1968.

Việc xây dựng các tòa tháp là một thách thức kỹ thuật độc đáo ngay từ đầu. Với việc đào móng, đội xây dựng đã phải tìm giải pháp cho các vấn đề chưa từng gặp phải ở quy mô khổng lồ như vậy. Với việc sử dụng tường vữa, loại tường móng này lần đầu tiên được sử dụng ở Mỹ, việc xây dựng phải tiến hành thông qua các giải pháp xử lý vật liệu, trình tự lắp dựng, chi tiết khớp nối, kỹ thuật kết cấu và thiết kế kiến trúc vô cùng sáng tạo. Nền móng của các tòa tháp chạm tới nền đá ở độ sâu trung bình khoảng 21 mét, so với mực nước biển. Với việc đào lên 1,2 triệu mét khối đất đã tạo nên 23,5 mẫu đất bồi đắp mới cho Manhattan trên bờ sông Hudson. Các tòa tháp văn phòng, khu vườn mùa đông của Trung tâm Tài chính Thế giới do Cesar Pelli thiết kế và một số tòa nhà chung cư đã được xây dựng trên vùng đất mới bồi đắp này.
twin-towers-construction-photographs-06.jpeg

Quảng cáo


Chi phí vật liệu cho các tòa tháp là rất lớn bao gồm; 192.000 tấn thép, 425.000 yards khối bê tông, 43.600 cửa sổ với 572.000 feet vuông kính, 1.143.000 feet vuông tấm nhôm, 198 dặm đường ống dẫn và 12.000 dặm dây cáp điện. Dự án xây dựng các tòa tháp cũng mang lại cơ hội việc làm đặc biệt cho các công nhân xây dựng trong khu vực này. Hơn 3.500 người đã được tuyển dụng làm việc liên tục tại chỗ trong quá trình xây dựng. Tổng cộng có 10.000 người đã tham gia xây dựng nó. Đáng tiếc thay, có 60 người đã thiệt mạng do tai nạn trong quá trình xây dựng.
twin-towers-construction-photographs-07.jpeg

Trong suốt thời gian tồn tại của nó, các tòa tháp là nơi chào đời của 17 em bé và xảy ra 19 vụ giết người. Năm mươi nghìn người đã gọi các tòa tháp là nơi làm việc của họ. Trong nhiều ngày, hàng chục nghìn người đã đến tham quan. Vào năm 1993, các tòa tháp đã bị tấn công bởi những kẻ khủng bố, chúng đã đánh bom vào một nhà để xe dưới lòng đất, vụ nổ gây thiệt hại đáng kể cho một số tầng của nhà để xe nhưng vẫn giữ nguyên vẹn các tòa tháp. Quả bom cực kỳ mạnh chứa khoảng 545 kg thuốc nổ urea nitrate. Làm 6 người đã thiệt mạng.

Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, những kẻ khủng bố đã tấn công các tòa tháp bằng cách sử dụng hai máy bay dân dụng lao vào hai tòa tháp, gây ra sự sụp đổ hoàn toàn của Trung tâm Thương mại Thế giới. Mỗi tòa tháp bị tấn công ở một độ cao và góc độ khác nhau. Phân tích sơ bộ dường như chỉ ra rằng cả hai tòa tháp bị hư hại ở các khu vực khác nhau của tường bên ngoài và phần lõi, do đó cơ chế sụp đổ tiến triển riêng lẻ của chúng cũng khác nhau. Sau cùng, mỗi tòa tháp đã bị đổ sụp xuống do cấu trúc bị phá hỏng một cách nghiêm trọng, dần dần làm đổ từng tòa tháp trong tình trạng gần như rơi tự do.
twin-towers-construction-photographs-08.jpeg
twin-towers-construction-photographs-09.jpeg
twin-towers-construction-photographs-10.jpeg
twin-towers-construction-photographs-11.jpeg
twin-towers-construction-photographs-12.jpeg
twin-towers-construction-photographs-13.jpeg

Quảng cáo


twin-towers-construction-photographs-14.jpeg
twin-towers-construction-photographs-15.jpeg
twin-towers-construction-photographs-16.jpeg
twin-towers-construction-photographs-17.jpeg
twin-towers-1970s-5.jpeg
twin-towers-1970s-1.jpeg
Trung tâm Thương mại Thế giới đang được xây dựng, năm 1970.

twin-towers-1970s-40.jpeg
Nhìn từ trên không phía West Side các tòa nhà trở nên nhỏ bé khi đứng xung quanh hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới mới, trên nền Manhattan, 1971.

twin-towers-1970s-3.jpeg
Trung tâm Thương mại Thế giới, 1971. (Ảnh Peter J. Eckel).

twin-towers-1970s-4.jpeg
twin-towers-1970s-6.jpeg
Đêm New York, 1972.

twin-towers-1970s-7.jpeg
twin-towers-1970s-8.jpeg
Quang cảnh hạ Manhattan, Thành phố New York nhìn từ một chiếc phà, năm 1973. (Ảnh Peter J. Eckel).

twin-towers-1970s-9.jpeg
twin-towers-1970s-10.jpeg
Tòa tháp Empire bị lu mờ, 1973.

twin-towers-1970s-11.jpeg
Khung cảnh buổi chiều muộn của đường chân trời NYC bao gồm Trung tâm Thương mại Thế giới chưa hoàn thành nhìn từ vùng đất hoang là Morris Canal Park hiện nay. Mùa thu năm 1972. (Ảnh Andy Blair).

twin-towers-1970s-12.jpeg

twin-towers-1970s-13.jpeg
Trung tâm Thương mại Thế giới, 1973.

twin-towers-1970s-14.jpeg
twin-towers-1970s-15.jpeg
twin-towers-1970s-16.jpeg
Tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới, 1973.

twin-towers-1970s-17.jpeg
twin-towers-1970s-18.jpeg
Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới nhìn từ bến cảng vào ban đêm, năm 1973.

twin-towers-1970s-19.jpeg
twin-towers-1970s-20.jpeg
twin-towers-1970s-21.jpeg
twin-towers-1970s-22.jpeg
twin-towers-1970s-23.jpeg
twin-towers-1970s-24.jpeg
Nhìn từ trên không của hạ Manhattan, 1975.

twin-towers-1970s-25.jpeg
twin-towers-1970s-26.jpeg
twin-towers-1970s-27.jpeg
Nhìn từ trên không của hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới và các tòa nhà xung quanh hạ Manhattan, 1976.

twin-towers-1970s-28.jpeg
twin-towers-1970s-29.jpeg
(Ảnh Peter J. Eckel).

twin-towers-1970s-30.jpeg
(Ảnh Peter J. Eckel).

twin-towers-1970s-31.jpeg
twin-towers-1970s-32.jpeg
Trung tâm Thương mại Thế giới, 1976. (Ảnh Peter J. Eckel).

twin-towers-1970s-33.jpeg
twin-towers-1970s-34.jpeg
Trung tâm Thương mại Thế giới, 1976. (Ảnh Peter J. Eckel)

twin-towers-1970s-35.jpeg
twin-towers-1970s-36.jpeg
twin-towers-1970s-37.jpeg
twin-towers-1970s-38.jpeg
Quang cảnh thành phố New York nhìn từ thành phố Jersey, 1978.

twin-towers-1970s-39.jpeg
twin-towers-1970s-41.jpeg
twin-towers-1970s-42.jpeg
twin-towers-1970s-43.jpeg
World Trade Center, 1979.

Theo (1)
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019