Wright Electric bắt đầu phát triển động cơ điện cho Wright 1, 2027 sẽ có máy bay chở khách "xanh"?

bk9sw
4/4/2020 10:26Phản hồi: 48
Wright Electric bắt đầu phát triển động cơ điện cho Wright 1, 2027 sẽ có máy bay chở khách "xanh"?
Wright Electric - công ty khởi nghiệp mảng máy bay điện đã bắt đầu phát triển hệ thống đẩy chạy điện thuần đâu tiên dành cho chiếc Wright 1 - một chiếc máy bay thương mại có thể chở 186 hành khách. Hệ thống này được cho là sẽ dùng từ 10 đến 14 motor.

Theo một nghiên cứu hàng không được thực hiện bởi Hội động quốc tế về vận tải sạch thì tỉ lệ khí thải sản sinh bởi hoạt động hàng không toàn cầu có thể tăng nhanh gấp 1,5 lần so với ước tính của Liên Hợp Quốc (vào năm 2050 thì lượng CO2 sẽ tăng gấp 3 lần). Vậy nên ngành hàng không cũng đang hướng đến các giải pháp máy bay chạy điện hoàn toàn để giảm khí thải trong tương lai.



Trở lại với Wright Electric, công ty này được thành lập vào năm 2016 và đã được gây quỹ bởi Y Combinator - một nhóm các nhà đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon. Công ty đặt tên theo anh em nhà Wright - 2 người Mỹ tiên phong về hàng không khi vận hành thành công chiếc máy bay có động cơ đầu tiên trên thế giới. Vào tháng 9 năm 2017 thì hãng hàng không giá rẻ EasyJet của Anh đã công bố hợp tác với Wright Electric để phát triển một chiếc máy bay với sức chở 180 khách chạy điện hoàn toàn, ra mắt vào năm 2027 - đây chính là Wright 1.

Theo chia sẻ của Jeff Engler - giám đốc điều hành Wright Electric thì đến cuối tháng 1 năm nay, công ty đã công bố về chương trình phát triển động cơ cho chiếc Wright 1 cũng như trình diễn khả năng hoạt động của các motor và cánh quạt của hệ thống đẩy này tại một sự kiện ở New York. Wright Electric dự định sẽ tiến hành các thử nghiệm trên mặt đất cho các motor vào năm 2021 và bay thử vào năm 2023.


Jeff_Engler.jpg
Jeff Engler - giám đốc điều hành của Wright Electric.

Engler nhấn mạnh rằng chương trình phát triển động cơ là bước tiến tối quan trọng hướng đến phát triển hoàn chỉnh chiếc Wright 1. Công ty sẽ đồng thời thực hiện các thử nghiệm khí động học phần thân của máy bay bởi thân máy bay sẽ góp phần định hình thiết kế của hệ thống đẩy chạy điện thuần. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trên concept Wright 1 với kiểu động cơ đặt chìm trong cánh, gợi nhớ đến huyền thoại phản lực de Havilland Comet. Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi thì chiếc Wright 1 có thể đi vào hoạt động vào năm 2027 - 2030.

Khi được hỏi về loại pin, hóa chất và dung lượng thì Engler cho biết công ty vẫn chưa chọn được các loại hóa chất cuối cùng để phát triển hoàn thiện pin cho hệ thống đẩy chạy điện thuần của Wright 1. Tuy vậy, công ty đang để ý đến 2 công nghệ pin là Lithium-Metal và Lithium-Sulfur. Riêng về trọng lượng pin thì Engler hứa hẹn nó sẽ đạt trọng lượng tương đương với khoang nhiên liệu đã đổ đầy của máy bay thương mại thân hẹp thông thường.

Mục tiêu thiết kế của Wright Electric đối với hệ thống pin là có thể giúp chiếc Wright 1 đạt tầm bay tối đa 1000 dặm (~ 1609 km) với mỗi lần sạc. Hệ thống pin được thiết kế dạng tháo thay nhanh tại sân bay, thời gian thay pin hoàn chỉnh mất tầm 20 phút. Ngoài ra, Wright Electric cũng phát triển hệ thống sạc riêng cho pin.

EasyJet.jpg
Bên cạnh hệ thống đẩy chạy điện, Wright Electric cũng đảm nhận luôn phần thiết kế và chế tạo thân máy bay. Hãng cho biết nó sẽ có kiểu dáng tương tự máy bay thương mại truyền thống nhưng sẽ có những thay đổi để cải thiện đặc tính khí động học. Như đã nói ở đầu thì Wright Electric đang hợp tác với easyJet để phát triển và đưa vào khai thác thương mại chiếc Wright 1 cũng như đáp ứng các khâu vận hành, bảo dưỡng. Engler nói rằng sự hỗ trợ của easyJet sẽ đảm bảo rằng chiếc Wright 1 sẽ có thể được khai thác bởi mọi hãng hàng không.

Một chiếc máy bay chạy điện hiển nhiên sẽ không sản sinh khí thải khi vận hành. Thế nhưng liệu nó có mang lại hiệu quả về chi phí như máy bay chạy bằng nhiên liệu hóa thạch và sẽ mất bao lâu để một hãng hàng không có thể được hưởng lợi từ chi phí nhiên liệu tiết kiệm được bởi chiếc máy bay sử dụng điện?

Trả lời cho câu hỏi này, Engler cho biết Wright 1 không chỉ giảm các chi phí về nhiên liệu hay liên quan đến nhiên liệu như rủi ro về thuế nhiên liệu mà nó còn có thể tăng sức hút và giữ chân khách hàng, ở đây là hành khách và từ đó giúp các hãng hàng không bổ sung giá trị thương hiệu. Wright 1 sẽ giúp các hãng đạt được lợi ích bay không khí thải carbon mà không cần chi tiền cho các hoạt động bù trừ khí thải.

Quảng cáo


Nếu được khai thác thì Wright 1 khả năng sẽ được dùng cho chặng bay ngắn giữa nhiều thành phố tại Mỹ như New York đến Washington D.C., Los Angeles đến Las Vegas … Và khi công nghệ pin trở nên tốt hơn thì Wright 1 sẽ có thể thực hiện các chuyến bay dài hơn, tầm trên 500 dặm (~ 804 km).

Theo: CleanTechnia
48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nnquangit
TÍCH CỰC
4 năm
Đang bay mà hết pin thì sao nhỉ ?
@nnquangit Họ toàn là Bác Học, hãng HK, CEOs và đi đầu trong ngành hàng không mà họ không nghĩ ra được câu hỏi này nhỉ
@nnquangit Thì rơi. Thế mà cũng hỏi
@nnquangit - quên sạc rồi tại gắp quá phải bay, thôi ghé trạm xăng sạc chút.
@nnquangit thì tạt vào trạm sạc nhanh, mọi người ra ngoài ăn lấy sức rồi lại đi tiếp thôi
donganh444
TÍCH CỰC
4 năm
Thiết kế pin mặt trời ốp ngoài, vừa bay vừa sạc luôn.
donganh444
TÍCH CỰC
4 năm
@THANCHAU Mình không gay gắt, chỉ muốn chuyển hướng vấn đề. Tua-bin gió thì sao? Đặt một tua-bin gió dưới bụng máy bay, quạt quay sạc pin cho chính nó. Không nhất thiết phải đạt đến ngưỡng bay không cần sạc, chỉ cần tăng thời lượng bay thôi.
Cây ổi
ĐẠI BÀNG
4 năm
@donganh444 khiếp
macinPhone
TÍCH CỰC
4 năm
@donganh444 t thấy nên thu điện từ sét, mb hay bị sét đánh lắm, con người chưa trữ đc điện từ sét nhỉ, cỡ vài tia sét là cả nước Mỹ dùng no nê cả năm
nnquangit
TÍCH CỰC
4 năm
@donganh444 Cách đây vài chục thế kỷ, người ta đã biết đến cái vụ điện được sinh ra khi quay cái motor.

Nên từ khi cái xe máy ra đời, không biết lúc đó bác được sinh ra chưa, hay là đang mặc tả. Thì người ta đã sử dụng cái dòng điện đó sạc cho cái acquy xe máy.

Nên bác không cần dạy người ta đặt tua-bin gió đâu. Nó sẽ cản khí động học, mất cân bằng máy bay, tốn thêm nhiên liệu. Trong động cơ người ta luôn gắn sẵn cuộn dây, khi bay động cơ quay nó lại sinh ra một lượng điện năng để nó dùng trong việc khác.
Dự là bay sẽ êm hơn xăng rồi.
😁
Congcu
CAO CẤP
4 năm
@kixx Khá hay. Vậy vấn đề lớn nhất vẫn là Battery. Công nghệ hiện tại chỉ đáp ứng được các máy bay khoảng cách gần (dưới 500 dặm) và trọng tải nhỏ. Có vẻ chưa có tia hi vọng cho máy to.
quana75
TÍCH CỰC
4 năm
Nếu các yếu tố an toàn đáp ứng đủ, thì trọng lượng và dung lượng pin là 2 vấn đề cần có giải pháp đột phá.
Nhưng chi phí bảo dưỡng động cơ chắc sẽ giảm rất nhiều, như Tesla so với ô tô xài d/cơ đốt trong vậy 😁
quana75
TÍCH CỰC
4 năm
@Là Tên Thật Rẻ hơn mới nghiên cứu để thay thế cho đ/cơ xăng chứ
@quana75 Dựa vào đâu mà bảo rẻ hơn? Rẻ hơn sao giờ vẫn chưa có cái máy bay điện nào thương mại? Chả lẽ bọn nó đần độn như bạn?
quana75
TÍCH CỰC
4 năm
@Là Tên Thật Tôi đã tưởng có thể trao đổi thêm kiến thức với người cùng yêu thích hàng không, rồi ngỡ ngàng nhận ra đang tranh luận với một thằng hạ đẳng. Buồn thật!
@quana75 Rẻ hơn nó đã ra đời chứ không phải nghiên cứu. Nói thì cũng phải suy nghĩ chứ nói bừa thì có chó nó mới tranh luận.
sao không nghiên cứu làm cửa thần kỳ cho tiện khỏi bay
@bạn nhật cánh cửa thần kì ứng dụng worm-hole ,thuộc về khoa học vũ trụ rồi .dăm ba cái tàu bay mà xài thì phí quá
hehe kiểu như lấy dao mổ trau đi giết bò 😁
@kixx bò với trâu cùng cỡ, phải nói là lấy dao mổ trâu đi giết gà.
vui nhé không ý gì khác.
@bạn nhật chế máy bay chạy bằng điện còn chưa xong nữa là tính đến cánh cửa thần kỳ.
Đã có taxi bay rồi thì cái này cũng nhanh thôi , một khi công nghệ đã đạt được thì mọi rào cản sẽ bị xóa hết . Cứ hi vọng là vậy .
dinhchi27
ĐẠI BÀNG
4 năm
Không có gì xanh cả, máy bay chạy điện không tạo khí thải nhưng quá trình sản xuất pin và điện lại gây ô nhiễm.
@dinhchi27 Khoa học sẽ phát triển và tìm ra nguyên liệu mới thay xăng. Đã có nguyên liệu lỏng H2 cho phi thuyền thì sớm muộn cũng tìm ra nguyên liệu xanh
@dinhchi27 Ông đúng là ! Gì cũng nói được
Thế bạn ăn đi ra .... là bẩn môi trường
Có ảnh hưởng Ko ? Xử lý 1 cục pin khi thải ra sau 5 năm dễ hơn xử lý Hàng bạn lít khí thải trong 1 ngày nhiều Thím Ah ! Ghét nhất mấy kiểu kéo lùi lịch sử thế này !
masterss0
TÍCH CỰC
4 năm
tuarbin điện có chút xíu vậy sao nó bay dc ta?
C family
ĐẠI BÀNG
4 năm
Quá tuyệt, Động cơ điện lên ngôi nhá
Công nghệ xanh bảo vệ môi trường thì quá ok rồi
longfet53
ĐẠI BÀNG
4 năm
Dùng pin có vẻ k hợp lý lắm nhỉ, mật độ năng lượng của pin chưa đủ cho máy bay thương mại. Dùng pin nhiên liệu có vẻ hợp lý hơn
@longfet53 người ta dùng pin nhiên liệu đó, đổ "xăng" là bôm h2 hoặc 1 nguyên liệu vào bình chứa, bên trên máy bay sẽ chuyển đổi nguyên liệu sang h2 + o2 trong không khí để chạy pin nhiên liệu tạo ra điện.
duchilap
ĐẠI BÀNG
4 năm
Êm
10 năm sau mình còn để trải nghiệm không ta? 😃
Vấn đề ở động cơ !
Tạo ra động cơ phản lực bằng điện không dễ !!
@Thangmasaru Điện thì làm gì có cái gì mà tạo phản lực? Mà có phản lực thì phải có nhiên liệu!
quana75
TÍCH CỰC
4 năm
@Là Tên Thật Phản lực được tạo từ cánh quạt đấy bạn.
@quana75 Cánh quạt mà tạo phản lực thì mấy cái drone cũng là động cơ phản lực hả? Phản lực nó đến từ nhiên liệu bị đốt cháy tạo áp suất đẩy nhé!
Nhìn đẹp quá.
macinPhone
TÍCH CỰC
4 năm
k đăng ký ít bữa nữa thằng Khựa cẩu nó lại có phát minh sáng chế máy bay điện thì hỏi sao
Thử nghiệm nhiều vào cho an toàn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019