Xem ánh sáng Laser di chuyển - chụp bằng máy ảnh tốc độ 100 tỉ frame/giây

Nam Air
7/12/2014 23:6Phản hồi: 98
Xem ánh sáng Laser di chuyển - chụp bằng máy ảnh tốc độ 100 tỉ frame/giây
laser.gif
Mời các bạn xem một xung ánh sáng laser di chuyển, chạm vào tấm gương và dội sang hướng khác, sau đó xem xung laser di chuyển trong không khí, thay đổi tính chất khi đi ngang qua một lớp vật liệu mỏng. Tất cả những hình ảnh này được máy ảnh tốc độ 100 tỉ frame 1 giây chụp lại, máy ảnh này được gọi là CUP - compressed ultra-fast photography, có thể tạm dịch là nén cực nhanh hình ảnh, giúp máy ảnh tạo hình ảnh tốt hơn với ít dữ liệu hơn.

Thực ra máy ảnh này chưa phải là máy ảnh nhanh nhất thế giới, cái nhanh nhất là cái có tốc độ 1 nghìn tỉ frame/giây được chế tạo vào năm 2011, nhưng máy 1 nghìn tỉ frame chỉ có thể chụp các tình huống lập đi lập lại (các tình huống tạo dựng trong phòng thí nghiệm) trong khi máy 100 tỉ frame này có thể dùng ngoài thực tế, giúp các nhà khoa học có thể ghi lại các hình ảnh tự nhiên trong lúc nó xảy ra, các hình ảnh này có thể hoạt động nhanh hơn vận tốc ánh sáng và vẫn được ghi lại, giúp cho việc nghiên cứu khoa học trở nên rất dễ dàng.


Các máy siêu nhanh hiện nay theo công nghệ "Streak Camera" - (là một thiết bị cực nhanh dùng để đo các bước sóng của ánh sáng) có tốc độ khoảng 10 triệu fps do vướng phải rào cản tốc độ của thiết bị lưu trữ cũng như tốc độ chuyển dữ liệu bên trong thiết bị.

Công nghệ mới bao gồm một chuỗi các thiết bị gắn kết liên hoàn, bao gồm các kính hiển vi và các kính thiên văn được cặp với các thấu kính để ghi hình sự kiện. Máy ảnh 100 tỉ frame/giây vẫn dựa trên công nghệ "streak camera" nhưng được cải tiến ở nhiều khía cạnh kỹ thuật chuyên sâu.

Theo PopSci, Video Youtube
98 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ko hiểu lắm
lenhan2311
TÍCH CỰC
9 năm
Không liên quan nhưng mà lumia 730 của em chụp khá nhanh 😃
@lenhan2311 Không liên quan nhưng 1520 của mình chạy nhanh quá
cùi bắp 😁
Thật không ngờ con người đã chế tạo được máy ảnh quay chậm được cả ánh sáng như thế này. Cố lên loài người.
cao siêu quá, em đang hình dung một nghìn tỷ là bn số 0 nhỉ, mà cứ nhắc tới "tỉ" lại nghĩ ngay tới tiền 😁
@Tien_Long giống mình, nghe tới nghìn tỷ là nghỉ ngay đến tiền 😃

Gửi từ Google Nexus 5 bằng ứng dụng Tinh Tế News
tuann2
TÍCH CỰC
9 năm
@Tien_Long Chúc bác đạt đc mức tiền bằng vận tốc chụp của cái máy ảnh 100,000,000,000 frame/ giây nhé, sau này có số tiền đó nhớ tìm lại nik tôi rồi tặng tôi 1% nhé.
Kịnh dị FPS
Qua xuất sắc cho cái máy ảnh!!
@Tony_HD cái vấn đề này về mặt vật lý thì mình không cho là sự thật, đây là kỹ xảo thủ thuật .
về tốc độ ánh sáng đi 300.000 km/giây lớp 12 là có dạy. (chỉ tính số làm tròn)
điện đi chậm hơn .thì cpu tốc độ xử lý dùng điện để xử lý hình chụp thu được và lưu đủ điểm ảnh thì mới chuyển về bộ phận save . cứ cho là save trên ram điện . thì qua nhiều công đoạn như vậy thì rất là chậm . và chụp 100 tỉ hình 1 giây thì sẽ gây chậm lại 100 tỉ lần thời gian để xử lý thu hình .
Nếu dùng năng lương cung cấp xử lý có tốc độ di chuyển nhanh hơn ánh sáng ngang bằng ánh sáng thì mới chụp được tốc độ chậm như clip .
nói nôm na cách khác là tên cướp chạy siêu xe trên đường . thấy rồi , chạy vào nhà dắt xe wave ra. leo lên tra chìa,đá chống, đạp máy , vào số , bắt đầu rồ ga zí theo cướp
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ Mời xem clip nhà khoa học giải thích công nghệ này trên diễn đàn TED trước khi chém gió nhé bạn trẻ
heaven1987
TÍCH CỰC
9 năm
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ Chính xác là vậy. Ý mình cũng như vậy mà các bạn!
vừa xem clip của TED hôm qua về máy quay bắt được chuyển động của chùm proton, đúng là để quan sát ở mức thí nghiệm và có thời gian để thực hiện lặp lại thì sử dụng thuật toán sẽ rẻ hơn trường hợp này.
@Quang Hưng Phạm bạn nói rõ hơn một chút được không? M tiếng anh hơi cùi sợ nghe ko hiểu T_T
@southocean TEDvn mà bạn
thể hiện được lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.Lúc nó đập vào cái gương cảm giá như 1 nắm hạt cao su dính với nhau bằng dây được nén xuống đất nổi nẩy ngược vậy.Kinh khủng thật 100 tỷ frame.Nếu các bạn quay 1 đoạn phim 1 phút mình ngoáy mũi rồi xem lại bằng 24 frame/s thì mất bao lâu nhỉ các bạn
mun0311
TÍCH CỰC
9 năm
@vivavivu123 Mắt người thường thì chuyển động khoảng 30fps mới thấy mượt nhé. 24fps thì hơi bị lag đấy. Giống như chơi game có fps ấy
mr dinh
TÍCH CỰC
9 năm
@mun0311 Mắt người lưu hình ảnh ở 1/10 giây nên trên 10 hình trên giây là xem được. Về lý thuyết là vậy bạn ah.
@vivavivu123 Xem lại mất 100/24 tỷ phút = 100/(24*60) tỷ giờ = 100/(24*60*24) tỷ ngày = 100/(24*60*24*365) tỷ năm = 7928 năm ! Không lâu lắm 😁
mun0311
TÍCH CỰC
9 năm
@mr dinh mình đang nói là chuyển động mượt cơ mà. bạn kiếm phim rồi về coi với tốc độ 10fps rồi biết 😁
ken0106
TÍCH CỰC
9 năm
@ken0106 Không thể nào tin nổi, anhxtanh sắp đc kiểm chứng một số tiên đề của mình rồi
daibig
ĐẠI BÀNG
9 năm
Chùm laser nay dạng sóng hay dạng hạt nhỉ ? sao đập vào gương phẳng mà góc phản xạ lại khác góc tới ?
@daibig laser cũng là ánh sáng thôi lưỡng tính sóng hạt, trong clip mình nghĩ họ ký hiệu gương tượng trưng thôi vì tốc độ đó ko thể bắt hình cái gương được.
kz_se7en
ĐẠI BÀNG
9 năm
@daibig cả sóng và hạt luôn 😆
@finalmagic Chiều nào thì khi chiếu lên nó cũng phản xạ như nhau (nếu nó phản xạ đúng t/c a/s) bạn có từng học hình họa, họa hình không :D
abgnac
TÍCH CỰC
9 năm
Quay slow motion mà "bắt" được ntn quá khủng khiếp,mình chưa bao giờ nghĩ có 1 thiết bị nào đó ghi hìnhlại xung ánh sáng chi tiết vậy
quả là một phát kiến vĩ đại, qua video này mới hiểu được cái cụm từ "chùm tia sáng" ngày xưa trong sách Vật lý cấp 3. (cách đây đã chục năm :rolleyes:)

hóa ra, ánh sáng là từng chùm, từng chùm một (như chùm nho) dội đến vật thế 🆒
cảm thấy hơi nghi ngờ về độ thật của thí nghiệm này ... :oops:
hieumau9x
ĐẠI BÀNG
9 năm
Funfact: nếu hệ thống camera trên quay một đoạn phim có thời lượng 1 giây với tốc độ 100 tỷ fps, khi chiếu lại đoạn phim đó ở tốc độ 24 fps, anh em Tinhte sẽ mất... 132 năm để xem hết nó 😁:D
@hieumau9x Nhìn mấy cái video 10h mà khung hình với nhạc lặp đi lặp lại trên fb đã nản rồi. Không biết cái này thì sao :mad:
chưa bao h nghĩ đến con số 100tỷ hình / 1 giây .----> nó quá sức tưởng tượng .
@hoanghaidang công nghệ phát triển ko ngừng mà bạn, bít đâu vài năm sau thi 100 tỷ hình/giây là chuyện binh thường

Send from my Google Nexus 4 by Tinh Tế News
@hoanghaidang làm j mà đc 100 tỷ
tốc độ ánh sáng là nhanh nhất mới có 3x10^8= 300.000.000 m/s=300 triệu m/s=3 tỷ dm/s = 30 tỷ cm/s = 300 tỷ mm/s
lưu với tốc độ này ko biết con chip nào xử lý kịp

chạm vào là tan xác
thử tưởng tượng chúng ta có thể hành động nhanh như ánh sáng (phim Lucy tóc vàng).....?
@duclinh79. Và.....?
@Cả trái đất ta có thể xếp hình xxxx lần / ngày
@duclinh79. Thế thôi ah?vậy thôi nhá😁
@Cả trái đất uh đi đi :D
thấy quái quái thế nào ấy nhỉ, lấy ánh sánh để đo chụp tốc độ ánh sáng à mấy bạn. Mình chả hiểu gì cả, khó hiểu quá. Nếu 2 thứ di chuyển cùng tốc độ thì nó sẽ đứng yên chứ làm sao ghi được như thế kia nhỉ
@azuka Thj mình chụp nó thực ra là chụp quá khứ của nó, lúc ghi lại hình ảnh vào cảm biến, thực ra nó cũng đi đc 1 đoạn nữa r. Quan trọng là tốc độ ghi hình, nếu kịp thj trong lúc di chuyển đến cái gương, mình tách tách đc mấy chục cái. Thế là thành đoạn phim như ở trên.
Tính sơ sơ, tốc độ tia laser là 300,000 km/s= 300 tỷ mm/s. Tốc độ màn chập là 100 tỷ hình/s. Như vậy cứ đi đc 3mm là mình chụp đc nó 1 phát. Chụp phóng to 1 quãng đường ~ 30 cm là mình có thước phim như trên r

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019