Ngồi nghiệm lại smartphone chụp ảnh hơn một năm qua thì thấy Xiaomi từ một hãng không mấy danh tiếng đã có những model máy vượt trội hẳn về camera trong thế giới smartphone. Xin chia sẻ với anh em một số suy nghĩ của mình về thành tựu này của Xiaomi.
Khoảng một tuần trước khi Xiaomi 12S Ultra ra mắt thì CEO Xiaomi là ông Lei Jun đã công bố việc Xiaomi sẽ ngừng hợp tác với DxOMark, lý do là việc gửi máy cho DxOMark tốn quá nhiều chi phí. DxOMark trước giờ nổi tiếng với việc chấm điểm camera của máy ảnh nói chung và smartphone nói riêng, sau này có mở rộng ra các mảng màn hình và âm thanh.
Mình trước đây cũng hay xem đánh giá của DxOMark như một điểm để tham khảo. Tuy nhiên sau này thấy nhiều máy điện thoại Trung Quốc và cả Samsung đều có kết quả đánh giá ngay trong buổi ra mắt trong khi iPhone thường phải bán chính thức lâu sau đó mới có cho nên mình không còn quan tâm nữa. Là người test máy gần 20 năm mình biết máy tiền thương mại có thể tốt hơn hoặc tệ hơn máy thương mại, vậy nên kết quả test có trước khi máy ra mắt thương mại hay trước khi bán ra thị trường đều không phản ánh đúng máy bán ra cho người dùng cuối.
Theo mình thì việc Xiaomi từ bỏ DxOMark là coi như từ bỏ những danh hiệu ảo để quay về với thực tế mà người dùng sẽ có được khi sử dụng sản phẩm của họ. Đó là điều đúng đắn và mang lại giá trị cho người dùng. Dĩ nhiên chưa chắc nó giúp Xiaomi thành công nhưng ở góc độ người dùng thì mình ủng hộ. Người dùng sẽ đánh giá nó qua trải nghiệm thực tế.
Rõ ràng qua các máy Xiaomi 12S Ultra hay 13 Pro thì mình đã thấy được sự thay đổi hoàn toàn của smartphone Xiaomi trong lĩnh vực chụp ảnh. Thứ mà trước đây họ luôn ở mâm dưới so với Apple, Samsung, Huawei, Oppo…
Leica là cái tên danh tiếng nhất trong thế giới nhiếp ảnh. Dĩ nhiên không phải danh tiếng vì điềm cao hay cấu hình mạnh, mà đơn giản là Leica được chọn dùng bởi những nhiếp ảnh gia hàng đầu, và những bức ảnh hàng đầu hầu hết được chụp bởi Leica. Mình đã dùng qua và vẫn trải nghiệm hầu hết các hãng máy ảnh và dùng Leica M được 10 năm qua, mình hiểu được nếu Xiaomi hợp tác với Leica và mang được những giá trị của họ vào máy ảnh của smartphone Xiaomi thì tuyệt vời. Đó là gì? là kinh nghiệm quang học, là xử lý màu sắc, là xử lý ánh sáng.
Trải nghiệm Xiaomi 12S Ultra trong chuyến đi Thái Lan 2 tuần và một chuyến đi xuyên rừng ở Việt Nam cũng như trong hơn 6 tháng dùng hàng ngày và những ngày mình thử chụp bằng Xiamo 13 Pro ở Barcelona vừa qua cho thấy có vẻ như Xiaomi đã tận dụng được những điểm mạnh của Leica và mang lại kết quả tốt.
Mình rất thích khả năng nhận dạng màu sắc của máy ảnh Leica M cũng như việc tách biệt giữa các màu khác nhau và sự mịn màng trong việc chuyển qua lại giữa các màu. Nó làm cho hình ảnh chụp ra nhìn rất thật, rất đẹp và rõ ràng. Đây là điểm mà smartphone thường tỏ ra yếu kém hơn so với các máy ảnh lớn và các máy ảnh khác lại tỏ ra kém hơn so với Leica M.
Mình quan sát ảnh từ Xiaomi 13 Pro và Xiaomi 12 S Ultra và mình thấy được một phần nào đó màu sắc theo kiểu Leica được thể hiện. Dĩ nhiên là khoảng cách của smartphone so với máy ảnh lớn còn rất xa nhưng sự việc sau khi Xiaomi hợp tác với Leica thay đổi được chất lượng ảnh của smarphone của họ, giúp nó phần nào có được những hình ảnh đẹp hơn, rõ ràng hơn về màu sắc là đáng khen.
Một trong những điều làm mình khó chịu trong khi sử dụng smartphone chụp hình đó là hầu như nó tăng sáng dư lên một hoặc hai bước (EV). Và càng về sau thì ảnh càng xử lý để tăng độ HDR lên và thiếu đi độ tương phản dẫn đến hình nhìn nhợt nhạt và chất lượng kém (do iso bị đẩy lên).
Cơ bản thì Xiaomi 12S Ultra và Xiaomi 13 Pro cũng đẩy HDR lên như xu hướng chung, nhưng trong nhiều trường hợp mình thấy máy kiểm soát được ánh sáng tốt hơn và cho ra ảnh với ánh sáng rất tốt, có độ tương phản và ưa nhìn. Không thấy được các máy ảnh khác có được điều này ở các chế độ chụp tự động hoàn toàn.
Ánh sáng, độ trong trẻo là một phần giúp Leica khác biệt và một lần nữa Xiaomi lại thành công trong việc mang nó vào máy điện thoại của họ. Phần này liên quan đến cả khả năng làm quang học mà Leica vốn rất mạnh. Trong các máy smartphone mới ra của Xiaomi thì họ trang bị một máy ảnh tiêu cự 75mm với ống kính dùng tên ống kính của Leica. Mình sẽ dành thêm nhiều thời gian để thử nghiệm.
Phần này mình nghĩ một phần là Xiaomi đã chuyển sang dùng cảm biến ảnh lớn hơn. Trong năm qua thì hầu như tất cả các hãng smartphone đều nâng cấp cảm biến theo kiểu kích thuớc lớn hơn để cho chất lượng ảnh chụp lớn hơn. iPhone từ iPhone 13 Pro lên iPhone 14 Pro cảm biến với kích thước cảm biến lớn hơn 1,5 lần (99.6 mm2 so với 63.4 mm2). Xiaomi thì nâng cấp mạnh mẽ hơn với cảm biến type 1" (116.16 mm2) và là hãng khai thác tốt nhất kích thước cảm biến lớn này.
Cảm biến lớn hơn, thu được nhiều ánh sáng hơn và mang lại chất lượng ảnh tốt hơn. Con đường này không chỉ áp dụng cho smartphone mà còn cho cả máy ảnh. Trong thế giới máy ảnh thì người ta vẫn phân chia cấp bậc máy theo kích thước cảm biến (Crop< Full Frame < Medium Format…).
Tổng kết lại con đường mà Xiaomi chọn để nâng cao chất lượng hình ảnh từ smartphone của họ.
Như vậy anh em có thể thấy Xiaomi đã chọn giải pháp và kinh nghiệm ảnh tuyệt vời từ Leica và dùng cảm biến kích thước lớn hơn để nâng cao chất lượng hình ảnh. Các phần như AI này nọ không được họ nói đến nhiều và hình ảnh cho thấy nó không đi theo hướng quá máy móc như AI mà theo hướng “máy ảnh” hơn của Leica.

Khoảng một tuần trước khi Xiaomi 12S Ultra ra mắt thì CEO Xiaomi là ông Lei Jun đã công bố việc Xiaomi sẽ ngừng hợp tác với DxOMark, lý do là việc gửi máy cho DxOMark tốn quá nhiều chi phí. DxOMark trước giờ nổi tiếng với việc chấm điểm camera của máy ảnh nói chung và smartphone nói riêng, sau này có mở rộng ra các mảng màn hình và âm thanh.

Mình trước đây cũng hay xem đánh giá của DxOMark như một điểm để tham khảo. Tuy nhiên sau này thấy nhiều máy điện thoại Trung Quốc và cả Samsung đều có kết quả đánh giá ngay trong buổi ra mắt trong khi iPhone thường phải bán chính thức lâu sau đó mới có cho nên mình không còn quan tâm nữa. Là người test máy gần 20 năm mình biết máy tiền thương mại có thể tốt hơn hoặc tệ hơn máy thương mại, vậy nên kết quả test có trước khi máy ra mắt thương mại hay trước khi bán ra thị trường đều không phản ánh đúng máy bán ra cho người dùng cuối.

Theo mình thì việc Xiaomi từ bỏ DxOMark là coi như từ bỏ những danh hiệu ảo để quay về với thực tế mà người dùng sẽ có được khi sử dụng sản phẩm của họ. Đó là điều đúng đắn và mang lại giá trị cho người dùng. Dĩ nhiên chưa chắc nó giúp Xiaomi thành công nhưng ở góc độ người dùng thì mình ủng hộ. Người dùng sẽ đánh giá nó qua trải nghiệm thực tế.
Rõ ràng qua các máy Xiaomi 12S Ultra hay 13 Pro thì mình đã thấy được sự thay đổi hoàn toàn của smartphone Xiaomi trong lĩnh vực chụp ảnh. Thứ mà trước đây họ luôn ở mâm dưới so với Apple, Samsung, Huawei, Oppo…

Leica là cái tên danh tiếng nhất trong thế giới nhiếp ảnh. Dĩ nhiên không phải danh tiếng vì điềm cao hay cấu hình mạnh, mà đơn giản là Leica được chọn dùng bởi những nhiếp ảnh gia hàng đầu, và những bức ảnh hàng đầu hầu hết được chụp bởi Leica. Mình đã dùng qua và vẫn trải nghiệm hầu hết các hãng máy ảnh và dùng Leica M được 10 năm qua, mình hiểu được nếu Xiaomi hợp tác với Leica và mang được những giá trị của họ vào máy ảnh của smartphone Xiaomi thì tuyệt vời. Đó là gì? là kinh nghiệm quang học, là xử lý màu sắc, là xử lý ánh sáng.

Trải nghiệm Xiaomi 12S Ultra trong chuyến đi Thái Lan 2 tuần và một chuyến đi xuyên rừng ở Việt Nam cũng như trong hơn 6 tháng dùng hàng ngày và những ngày mình thử chụp bằng Xiamo 13 Pro ở Barcelona vừa qua cho thấy có vẻ như Xiaomi đã tận dụng được những điểm mạnh của Leica và mang lại kết quả tốt.



Mình rất thích khả năng nhận dạng màu sắc của máy ảnh Leica M cũng như việc tách biệt giữa các màu khác nhau và sự mịn màng trong việc chuyển qua lại giữa các màu. Nó làm cho hình ảnh chụp ra nhìn rất thật, rất đẹp và rõ ràng. Đây là điểm mà smartphone thường tỏ ra yếu kém hơn so với các máy ảnh lớn và các máy ảnh khác lại tỏ ra kém hơn so với Leica M.
Mình quan sát ảnh từ Xiaomi 13 Pro và Xiaomi 12 S Ultra và mình thấy được một phần nào đó màu sắc theo kiểu Leica được thể hiện. Dĩ nhiên là khoảng cách của smartphone so với máy ảnh lớn còn rất xa nhưng sự việc sau khi Xiaomi hợp tác với Leica thay đổi được chất lượng ảnh của smarphone của họ, giúp nó phần nào có được những hình ảnh đẹp hơn, rõ ràng hơn về màu sắc là đáng khen.


Một trong những điều làm mình khó chịu trong khi sử dụng smartphone chụp hình đó là hầu như nó tăng sáng dư lên một hoặc hai bước (EV). Và càng về sau thì ảnh càng xử lý để tăng độ HDR lên và thiếu đi độ tương phản dẫn đến hình nhìn nhợt nhạt và chất lượng kém (do iso bị đẩy lên).
Cơ bản thì Xiaomi 12S Ultra và Xiaomi 13 Pro cũng đẩy HDR lên như xu hướng chung, nhưng trong nhiều trường hợp mình thấy máy kiểm soát được ánh sáng tốt hơn và cho ra ảnh với ánh sáng rất tốt, có độ tương phản và ưa nhìn. Không thấy được các máy ảnh khác có được điều này ở các chế độ chụp tự động hoàn toàn.

Ánh sáng, độ trong trẻo là một phần giúp Leica khác biệt và một lần nữa Xiaomi lại thành công trong việc mang nó vào máy điện thoại của họ. Phần này liên quan đến cả khả năng làm quang học mà Leica vốn rất mạnh. Trong các máy smartphone mới ra của Xiaomi thì họ trang bị một máy ảnh tiêu cự 75mm với ống kính dùng tên ống kính của Leica. Mình sẽ dành thêm nhiều thời gian để thử nghiệm.

Phần này mình nghĩ một phần là Xiaomi đã chuyển sang dùng cảm biến ảnh lớn hơn. Trong năm qua thì hầu như tất cả các hãng smartphone đều nâng cấp cảm biến theo kiểu kích thuớc lớn hơn để cho chất lượng ảnh chụp lớn hơn. iPhone từ iPhone 13 Pro lên iPhone 14 Pro cảm biến với kích thước cảm biến lớn hơn 1,5 lần (99.6 mm2 so với 63.4 mm2). Xiaomi thì nâng cấp mạnh mẽ hơn với cảm biến type 1" (116.16 mm2) và là hãng khai thác tốt nhất kích thước cảm biến lớn này.

Cảm biến lớn hơn, thu được nhiều ánh sáng hơn và mang lại chất lượng ảnh tốt hơn. Con đường này không chỉ áp dụng cho smartphone mà còn cho cả máy ảnh. Trong thế giới máy ảnh thì người ta vẫn phân chia cấp bậc máy theo kích thước cảm biến (Crop< Full Frame < Medium Format…).

Tổng kết lại con đường mà Xiaomi chọn để nâng cao chất lượng hình ảnh từ smartphone của họ.
Như vậy anh em có thể thấy Xiaomi đã chọn giải pháp và kinh nghiệm ảnh tuyệt vời từ Leica và dùng cảm biến kích thước lớn hơn để nâng cao chất lượng hình ảnh. Các phần như AI này nọ không được họ nói đến nhiều và hình ảnh cho thấy nó không đi theo hướng quá máy móc như AI mà theo hướng “máy ảnh” hơn của Leica.
- Mua cảm biến 1 inch đỉnh cmn Kao của Sony
- Hợp tác với Leica
2. Nếu tự làm đc thì cứ thế mà làm, ko làm đc thì mua đồ xịn nhất (iPhone)
- phần mềm chụp ảnh ngon
- mua cảm biến ngon nhất của Sony
3. Yếu nhưng thích tự làm (sàm sung)
- cảm biến 200mp tự chế nhưng hơi phế
- phần mềm làm lệch màu quá nhiều
Công bố kết quả bình chọn ảnh đẹp: Galaxy S23 Ultra đứng đầu, iPhone 14 Pro đứng cuối
Camera Ip nó đc cái hài hoà, chứ công nghệ thì vẫn phải thua android nhiều khía cạnh lắm.
iPhone thì mấy app quay phim ngon phết
Sony thì máy chụp cũng thuộc dạng cọp mà đt chụp càng không ổn.
Leica làm đt thì còn bệnh nữa.
Chẳng lẽ phải hợp tác mới ngon sao,