Mình còn nhớ có lần mẹ mang một bé 3 tuổi tới sốt nhìn rất đừ và mẹ nhờ mình cho nhập viện. Mình hỏi thì mẹ nói sốt từ đêm qua nhưng đợi sáng mới đi khám. Mình khám thấy sốt tới 40 độ và da rất khô dù không hề nôn ói hay tiêu chảy, chỉ sốt nhưng dấu mất nước rõ, nhờ bạn điều dưỡng cho 1 liều hạ sốt và pha oresol cho bé uống. Bé uống nước rất nhiều vì thiếu nước, sau đó nằm ở phòng lưu theo dõi. Khoảng 30 phút sau, bé tươi tỉnh hẳn, ngồi dậy chơi bình thường…dù nhiệt độ vẫn còn 39 độ
Nhiều bố mẹ khi có con sốt cứ sốt ruột mong muốn bé phải hạ sốt cho bằng được, trong khi đó, những vấn đề khác như mất nước, mất điện giải, nghỉ ngơi và giải thoát nhiệt cho bé…thì bố mẹ lại bỏ sót.
Những đứa trẻ sốt, đặc biệt là sốt siêu vi thì đôi khi chúng sẽ sốt rất cao trong 3-5 ngày đầu, 39-40oC. Dù bác sĩ có cho hạ sốt thì có khi bé vẫn sốt lại sau 1-2 tiếng, trong khi 4 tiếng mới uống hạ sốt 1 lần.
Khi kẹp nách thấy >38.5oC, chúng ta có thể cho bé 01 liều hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen) 10 - 15mg/kg VÀ :
[1] KHÁM BÁC SĨ. Sốt có nhiều nguyên nhân, phần lớn chỉ cần theo dõi tại nhà, chỉ số ít cần nhập viện. Nhưng nguyên tắc đó là tất cả trẻ em sốt nên được khám và theo dõi bởi bác sĩ. Trẻ càng nhỏ, khám càng sớm càng tốt.
[2] KHÔNG NHẤT THIẾT nhiệt độ cơ thể của bé phải giảm từ 40 độ xuống 37 độ như bình thường không có bệnh được. Chỉ cần các bạn cho uống và nhiệt độ cơ thể của bé GIẢM THẤP HƠN trước khi uống hạ sốt là có thể tạm chấp nhận rồi.
Ví dụ, trẻ 10kg sốt 40 độ uống 1 gói paracetamol 150mg thì 30 phút sau xuống 39 độ nhưng bé đỡ mệt, đỡ quấy, ngủ ngon hơn...thì không việc gì phải lôi bé dậy để lau mát hoặc bắt buộc phải uống thêm thuốc để hạ xuống 37 độ như bình thường cả.
[3] BÙ ĐỦ NƯỚC - Khi sốt từ 38oC, mỗi 1oC làm cơ thể mất nước không nhận biết tăng 10%. Vì vậy, những đứa trẻ mình khám mình dặn dò bố mẹ rất kỹ vấn đề về nhà cho con uống thật nhiều nước, đặc biệt là nước có chứa điện giải, hoặc kê các gói điện giải (oresol hoặc gói tương tự…) cho bé mang về nhà uống.
Một trong những nguyên nhân bé sốt cao khó hạ đó chính là mất nước, cơ thể mất khả năng điều hoà nhiệt. Bên cạnh đó, mất nước sẽ khiến bé đừ và mệt hơn, khiến sốt nặng hơn và bé li bì hơn.
Nhiều bố mẹ khi có con sốt cứ sốt ruột mong muốn bé phải hạ sốt cho bằng được, trong khi đó, những vấn đề khác như mất nước, mất điện giải, nghỉ ngơi và giải thoát nhiệt cho bé…thì bố mẹ lại bỏ sót.
Những đứa trẻ sốt, đặc biệt là sốt siêu vi thì đôi khi chúng sẽ sốt rất cao trong 3-5 ngày đầu, 39-40oC. Dù bác sĩ có cho hạ sốt thì có khi bé vẫn sốt lại sau 1-2 tiếng, trong khi 4 tiếng mới uống hạ sốt 1 lần.
Khi kẹp nách thấy >38.5oC, chúng ta có thể cho bé 01 liều hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen) 10 - 15mg/kg VÀ :
[1] KHÁM BÁC SĨ. Sốt có nhiều nguyên nhân, phần lớn chỉ cần theo dõi tại nhà, chỉ số ít cần nhập viện. Nhưng nguyên tắc đó là tất cả trẻ em sốt nên được khám và theo dõi bởi bác sĩ. Trẻ càng nhỏ, khám càng sớm càng tốt.
[2] KHÔNG NHẤT THIẾT nhiệt độ cơ thể của bé phải giảm từ 40 độ xuống 37 độ như bình thường không có bệnh được. Chỉ cần các bạn cho uống và nhiệt độ cơ thể của bé GIẢM THẤP HƠN trước khi uống hạ sốt là có thể tạm chấp nhận rồi.
Ví dụ, trẻ 10kg sốt 40 độ uống 1 gói paracetamol 150mg thì 30 phút sau xuống 39 độ nhưng bé đỡ mệt, đỡ quấy, ngủ ngon hơn...thì không việc gì phải lôi bé dậy để lau mát hoặc bắt buộc phải uống thêm thuốc để hạ xuống 37 độ như bình thường cả.
[3] BÙ ĐỦ NƯỚC - Khi sốt từ 38oC, mỗi 1oC làm cơ thể mất nước không nhận biết tăng 10%. Vì vậy, những đứa trẻ mình khám mình dặn dò bố mẹ rất kỹ vấn đề về nhà cho con uống thật nhiều nước, đặc biệt là nước có chứa điện giải, hoặc kê các gói điện giải (oresol hoặc gói tương tự…) cho bé mang về nhà uống.
Một trong những nguyên nhân bé sốt cao khó hạ đó chính là mất nước, cơ thể mất khả năng điều hoà nhiệt. Bên cạnh đó, mất nước sẽ khiến bé đừ và mệt hơn, khiến sốt nặng hơn và bé li bì hơn.
[4] Co giật do sốt KHÔNG LIÊN QUAN trẻ sốt cao hay thấp, tất cả phụ thuộc vào CƠ ĐỊA từng bé. Ví dụ có bé sốt 40 độ vẫn không giật nhưng có bé chỉ sốt 38 độ là co giật.
Nghiên cứu ghi nhận rằng 95% co giật do sốt thường ổn định sau 5 tuổi, chỉ một số ít sốt co giật là biểu hiện của các bệnh lý khác (động kinh, xuất huyết não…). Sốt co giật ít khi ảnh hưởng tới não hay khiến trẻ chậm phát triển như một số tin đồn.
Trẻ co giật nhưng không sốt hoặc co giật liên tục không rõ lý do thì nên đưa đến bệnh viện để khám loại trừ động kinh hay các vấn đề thần kinh khác.
[5] Ibuprofen theo phác đồ của Bộ Y Tế không cho dùng ở nhà hoặc không dùng khi chưa loại trừ Sốt Xuất Huyết. Các mẹ muốn dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
[6] ĐIỀU BỐ MẸ CÓ THỂ GIÚP CON SAU KHI KHÁM BÁC SĨ VÀ UỐNG HẠ SỐT:
(1) Mặc một lớp đồ mỏng nhất có thể, một số bé thậm chí chỉ mặc mỗi tả và áo tay ngắn
(2) Không lau mát nếu không sốt quá cao hơn 40 độ. Dưới 40 độ cứ để bé ngủ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc lau mát không giúp nhiệt độ trẻ giảm nhanh hơn việc uống thuốc đơn thuần.Bạn cứ thử nghĩ bạn đang rất mệt do sốt. Điều bạn cần là uống 1 liều paracetamol 15mg/kg rồi ngủ. Nhưng ai đó cứ lột đồ bạn ra rồi lau người bạn, bạn sẽ thấy khó chịu thế nào (?!).
Chuyện lau mát từ lâu đã chứng minh rằng không giúp ích mà còn tăng khó chịu cho bé.
(3) Uống thật nhiều nước, nước có điện giải càng tốt. Hiện nay nước điện giải thường có chữ oresol hoặc tương tự. Sờ TRÁN và NGỰC con, nếu thấy khô hơn da của người lớn, mắt trũng hơn, vẻ mặt hóp hơn…thì nghĩa là con thiếu nước, bù nước đủ cho bé thì bé sẽ khoẻ hơn.
(4) Môi trường thông thoáng hoặc nhiệt độ phòng 24-25oC
(5) Miếng dán hạ sốt không giúp trẻ hạ sốt!
(6) Đưa con tái khám ngay khi có một trong những dấu hiệu NẶNG do bác sĩ dặn dò hoặc khi con sốt kèm theo triệu chứng mới (thở mệt hơn, đừ hơn, sốt cao hơn, tiêu chảy liên tục…)
Tóm lại, khi đã cho con uống thuốc đủ liều rồi thì cứ mặc thoáng cho con rồi để con ngủ. Bố mẹ cứ ở bên cạnh con, không cần phải đè con ra uống thuốc tiếp nếu chưa đủ 4-6 tiếng hoặc không cần lau mát con.
bác sĩ sang