Trong thời buổi thương mại điện tử (e-com) phổ biến như hiện nay, không khó để chúng ta gặp phải những kẻ lừa đảo trực tuyến. Vì lẽ chăng ít người dùng nào chịu bỏ thời gian để kiểm chứng xem người bán hàng địa chỉ ở đâu, có chính hãng hay không, quy định bảo hàng thế nào, vân vân và mây mây. Lợi dụng những điều này, những tên lừa đảo khoác lên mình những lớp vỏ "nhìn như thật" và "thả câu dụ mồi"...
Mới đây Der8auer cho hay một trong các fan của anh, có tên Bruce, vừa mua phải một con chip giả mạo Ryzen 7 7800X3D từ một gian hàng Romania có tên OLX. Gian hàng này "cư ngụ" trên sàn giao dịch của Facebook, nơi có ít sự kiểm duyệt về tính chân thực của người bán. Dĩ nhiên, bảo hàng hay hoàn trả sản phẩm gần như không tồn tại ở "chợ trời" 4.0 này. Lý do mà Bruce "cắn câu" cũng khá cơ bản - giá bán con chip giả mạo trên rẻ hơn 100 Euro so với các cửa hàng khác, chỉ khoảng 300 Euro.
Con chip giả (phải) có màu PCB khác và không có nhựa resin bảo vệ tụ điện
Mới đây Der8auer cho hay một trong các fan của anh, có tên Bruce, vừa mua phải một con chip giả mạo Ryzen 7 7800X3D từ một gian hàng Romania có tên OLX. Gian hàng này "cư ngụ" trên sàn giao dịch của Facebook, nơi có ít sự kiểm duyệt về tính chân thực của người bán. Dĩ nhiên, bảo hàng hay hoàn trả sản phẩm gần như không tồn tại ở "chợ trời" 4.0 này. Lý do mà Bruce "cắn câu" cũng khá cơ bản - giá bán con chip giả mạo trên rẻ hơn 100 Euro so với các cửa hàng khác, chỉ khoảng 300 Euro.
Con chip giả (phải) có màu PCB khác và không có nhựa resin bảo vệ tụ điện
Để giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về con chip giả mạo này, Der8auer đã bỏ số tiền bằng đúng con chip thật để mua lại từ Bruce (còn Bruce là nạn nhân thật hay không thì... chúng ta không tiện bàn). Nhưng sau đây là một số đặc điểm được Der8auer đưa ra.
Trước hết, màu đế (PCB) con chip không giống với phiên bản thật. Ryzen 7 7800X3D "real" có màu PCB ngả lục hơn xanh dương. Tuy vậy đây không hẳn là đặc điểm nhận dạng đúng vì giữa các thế hệ chip khác nhau vẫn có màu sắc khác nhau. Cụ thể hơn con chip Ryzen 7 9700X vừa ra mắt của AMD cũng có PCB màu ngả xanh dương hơn Ryzen 7000. Nên màu sắc PCB chỉ có thể áp dụng khi xem xét cho từng model.
Nhưng màu sắc PCB có thể thay đổi tuỳ theo đời chip
Thứ hai là phần nhựa resin bọc chung quanh dùng để bảo vệ các tụ điện. Hàng "real" dĩ nhiên sẽ có. Nhưng con hàng "fake" trong tay Der8auer thì không. Bên cạnh đó, con chip giả gắn vào socket AM5 dễ dàng hơn (LGA yêu cầu phải có chốt ngàm đè chặt lên trên chip), Der8auer mất ít sức hơn để đè chốt gắn. Lý do đằng sau việc này là vì con chip giả mỏng hơn chip thật. Trong khi PCB chịp thật dày hơn 1.3 mm thì chip giả chỉ chưa tới 1 mm!
Phần ký tự in trên nắp tản nhiệt (IHS) cũng có khác biệt. Trên chip thật, các ký tự nằm sát khúc giữa IHS hơn chip giả. Font chữ được sử dụng cũng thế. Có thể đoán rằng AMD dùng một font nội bộ không được công bố để khắc lên mặt chip. Còn chip giả dùng một font tương tự nhưng không hoàn toàn giống. Một chi tiết phụ khác là phân chân IHS trên chip giả nhỏ hơn so với chip thật.
Chip thật (trên) có PCB dày hơn chip giả (dưới)
Quảng cáo
Chip thật (trên) có font chữ và bề dày chân IHS khác chip giả (dưới)
Nhưng chỉ bề ngoài thì cũng khó nói được đấy là chip giả hay thật. Der8auer, dù sao cũng là một overclocker chuyên nghiệp, anh cũng không quan tâm vấn đề mình còn được "bảo hành" hay không. Vậy ngại ngần gì không mở tháo bung (de-lid) con chip giả này ra xem? Nói là làm thôi! Nhưng chi tiết khiến Der8auer bất ngờ là con chip giả de-lid rất dễ dàng, không tốn nhiều công sức như chip thật.
Và chúng ta có gì phía dưới tấm IHS? Chà, một lớp kem (không chắc có tản nhiệt được hay không) được bôi đều ra các vị trí I/O die và CCD die. Do đó, nếu không de-lid mà chỉ cầm con chip lên nhìn từ bên hông qua thì chúng ta cũng không thể đoán được phía dưới là gì. Và tấm PCB? Ố là la không có cái die silicon nào hết! Hú hồn chim én chưa!
Con chip giả chỉ có một phần keo để nhìn cho "giống" chip thật, thậm chí còn không có cả die chip!
Quảng cáo
Vậy 300 Euro mà Bruce bỏ ra đổi lại là gì? Một tấm PCB, một mảnh IHS cùng một ít kem (có lẽ là tản nhiệt) được kẹp vào nhau dưới hình thức con chip AM5 của AMD. À quên, còn 1 cái hộp đựng nhìn cũng "real" không kém! Đáng kể hơn, cái hộp này có đầy đủ mã OPN lẫn S/N mà thoạt trông, đến cả nhân viên AMD nổi tiếng ai cũng biết là ai đấy cũng không chắc phân biệt được!
Thông tin OPN lẫn S/N y như thật
Đến đây, chúng ta rút ra được bài học gì? Thực tế những gì Der8auer thể hiện đến từ việc anh biết trước đó là con chip giả. Còn nếu chẳng ai nói trước thì hẳn chuyên gia công nghệ này cũng chưa hình dung ra được tại sao con chip AMD kia boot mãi mà không lên (vì có cái die silicon nào để boot đâu). Những chi thiết như màu sắc PCB, độ dày mỏng của nó cũng như font chữ, de-lid… mình dám nói rằng cả dân "trong ngành" cũng không chắc nhớ được (thậm chí cả nhân viên hãng). Bạn cũng cần nhớ rằng không hãng nào sẽ bảo hành chip đã bị de-lid, nên việc Der8auer làm không áp dụng trong thực tế hàng ngày được. Chính Der8auer cũng xác nhận con chip giả trên là một "sản phẩm chuyên nghiệp", vì hầu như không ai mảy may để ý đến những chi tiết trên.
Bài học ở đây là? Hãy mua chip hay bất kỳ sản phẩm nào từ những nguồn, cửa hàng chính hãng uy tín được xác thực đàng hoàng. Chúng ta đã sống trong cái giai đoạn mà lên mạng 7 phút có chục đứa lừa đảo 4.0 đang rình rập!
Lừa đảo thời nào cũng có, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng.