Vừa rồi trên Reddit, có người dùng vừa bỏ 40 USD mua một chiếc SSD nhãn hiệu “990 Pro” trên trang thương mại điện tử từ Trung Quốc AliExpress. Anh này nói rằng mua về thử nghiệm để mọi người không ham rẻ mắc bẫy. Giá 40 USD nhưng dung lượng lên tới 4TB. Để ý kỹ tấm hình cover, anh em có thể thấy ngay chi tiết “sai sai”, đó là nhà sản xuất chiếc ổ cứng thể rắn này hoàn toàn không phải Samsung, mà là một cái tên lạ hoắc. Nhãn hiệu 990 Pro và cái tem đen thì lại khá dễ gây nhầm lẫn cho người dùng.
Một chi tiết dễ phân biệt nhất, đó là ổ cứng 990 Pro của Samsung luôn được sản xuất tại Hàn Quốc, chứ không phải Trung Quốc.




Một chi tiết dễ phân biệt nhất, đó là ổ cứng 990 Pro của Samsung luôn được sản xuất tại Hàn Quốc, chứ không phải Trung Quốc.
Theo anh bạn trên MXH Reddit này, nhà sản xuất đã dùng máy khắc laser xóa sạch thông tin của controller trên chiếc SSD này, nhưng lại để nguyên thông tin về controller Realtek RTS5765DL ở mặt sau PCB, như trong tấm hình anh em thấy ở trên. Controller này là bộ điều khiển chip NAND chuẩn PCIe 3.0x4, không có bộ nhớ đệm DRAM để tăng tốc truy xuất dữ liệu. Vì lý do đó, controller này hỗ trợ tối đa 4 kênh chip NAND, tốc độ tối đa 1200 MT/s. Cũng vì một lý do nào đó, ổ cứng thể rắn được làm giả những thương hiệu lớn đều ứng dụng bộ controller này của Realtek.
Còn trong khi đó, thông tin không cần anh em để ý quá kỹ, controller trên ổ cứng 990 Pro bản xịn của Samsung sản xuất thì sử dụng controller Pascal PCIe 4.0.
Nhìn tiếp sang những chip NAND, dòng serial TK1YL3IBDM4 hoàn toàn chẳng thuộc về bất kỳ một sản phẩm chip NAND nào trên thị trường cả. Khả năng cao là những chip NAND này có chất lượng thấp, hoặc được tái sử dụng từ những ổ cứng cũ hỏng.
Đương nhiên khi thử nghiệm với phần mềm Samsung Magician, chiếc ổ cứng này nhanh chóng bị phát hiện ra là hàng “không phải chính hãng Samsung.” Thế nhưng nếu test bằng GRC ValiDrive, một ứng dụng miễn phí của bên thứ ba phát triển để xác thực ổ cứng chính hãng, chiếc ổ “990 Pro” giá siêu rẻ 4TB 40 USD này lại được công nhận là hàng thật. Chí ít thì chiếc ổ cứng giả mạo này còn sở hữu đúng dung lượng. Một vài trò lừa đảo khác thì chỉnh firmware để ổ cứng hiển thị dung lượng giả trong Windows.

Chuyển qua thử nghiệm thực tế, anh em có thể thấy so với tốc độ đọc tối đa 7450 MB/s, ghi tối đa 6900 MB/s của 990 Pro từ Samsung, chiếc ổ từ AliExpress chỉ có tốc độ bằng 1/7. Tới lúc sử dụng hàng ngày, thử copy một file dữ liệu, tốc độ thực tế từ 100 MB/s, tụt xuống 30, rồi cuối cùng chỉ còn được có 10 MB/s. Rồi tới lúc thử nghiệm với RMPrepUSB thì chiếc ổ biến mất, có vẻ như bị quá tải, rồi sau đó hiện lại trong Windows dưới cái tên “Realtek drive”.
Âu cũng là một câu chuyện cảnh giác để anh em không mắc lừa trên mạng internet, nhất là trong lúc vì quá để tâm tới mức giá siêu rẻ của những chiếc SSD mà quên kiểm tra kỹ cả ngoại hình cũng như hiệu năng của chiếc ổ cứng.