Laptop Acer



Ý kiến chuyên gia: Tách rời Intel là ý tưởng vô cùng tồi tệ

P.W
7/9/2024 10:57Phản hồi: 41
Ý kiến chuyên gia: Tách rời Intel là ý tưởng vô cùng tồi tệ
Dưới đây là những quan điểm của Jonathan Goldberg, chuyên gia trong ngành bán dẫn, nhà sáng lập đơn vị tư vấn D2D Advisory.

Tuần vừa rồi, Reuters đưa ra thông tin dẫn nguồn tin giấu tên, nói rằng đội ngũ quản trị tập đoàn Intel đang cân nhắc một kế hoạch tái cơ cấu mới và đệ trình nó lên hội đồng quản trị vào tuần sau. Được biết, kế hoạch này bao gồm việc cát giảm chi phí kinh doanh, cắt giảm tiếp tổng số nhân sự, hoãn hoàn thiện fab gia công bán dẫn ở Đức, và bán đi cả mảng phát triển chip FPGA Altera mà Intel sở hữu. Không có một ý tưởng nào trong số đó nghe thực sự tồi tệ cả. May mắn là có vẻ như kế hoạch tách Intel làm hai, để mảng sản xuất chip xử lý thương mại và gia công bán dẫn vận hành độc lập không có trong kế hoạch mà Intel đang cân nhắc.

Intel cân nhắc việc tách riêng mảng gia công bán dẫn và sản phẩm chip thương mại

Sau khi công bố báo cáo tài chính quý trước, cộng thêm thông tin thanh lọc 15 nghìn việc làm và cắt giảm mạnh khoản đầu tư trong năm nay, các nhà đầu tư của Intel đang hoảng sợ. Hệ quả là, tập đoàn này đang phải đi tìm kiếm những lời khuyên từ các…
tinhte.vn


Đến ngày hôm nay thì có tiếp thông tin nói rằng Qualcomm đang dòm ngó mảng phát triển chip xử lý máy tính cá nhân của Intel, dù chưa có gì là chính thức, và phía Intel cũng xác nhận rằng tập đoàn có trụ sở tại San Diego, Mỹ vẫn chưa tiến hành đàm phán chính thức với Intel về vấn đề này.

Có một điều là chắc chắn, không một ai biết chính xác những gì đang xảy ra phía sau cánh cửa tập đoàn Intel, và cũng chưa biết Intel sẽ lựa chọn hướng đi nào kế tiếp. Có một số điều có thể dự đoán ở thời điểm hiện tại.


Intel gặp sức ép tới mức nào?


Đầu tiên, chắc chắn có một số nhà đầu tư đang gây áp lực lên đội ngũ quản trị của tập đoàn Intel, để gây sức ép bắt Intel tách riêng mảng gia công bán dẫn và mảng sản phẩm thương mại. Đây là giải pháp thuần tuý lý thuyết, chỉ có giá trị trên giấy chứ trên thực tế hiếm khi tạo ra được tác động tích cực trong quá trình kinh doanh sau này. Chi tiết kế hoạch điều chỉnh kinh doanh của Intel hiện giờ thực tế không quan trọng bằng tiềm năng một tập đoàn lớn nào đó sẽ có động thái mua lại mảng kinh doanh nào đó của Intel.

Để ngăn chặn chuyện này, chính bản thân đội ngũ quản trị của Intel cũng cần có một kế hoạch riêng của họ. Hiện giờ Intel sẽ cần khoảng 2 năm vận hành, và một khoản tiền lớn, để đưa tập đoàn quay trở lại vị thế kinh doanh có lãi. Để có được cả thời gian lẫn tiềm lực tài chính, các nhà quản trị ở Intel cần phải chứng minh được với hội đồng quản trị, rồi có khi là cả các nhà đầu tư, rằng kế hoạch của họ có cơ sở thực thi.

Qualcomm đang muốn mua lại mảng thiết kế chip của Intel

Reuters hôm nay nói Qualcomm đang nghiên cứu các phương án mua lại một phần bộ phận thiết kế chip của Intel, chủ yếu là chip cho máy tính cá nhân. Intel lúc này cũng đang gặp khó hơn bao giờ hết, bán đi một mảng kinh doanh hay tài sản nào đó là một…
tinhte.vn


Không rõ nguồn tin của Reuters là ai, nhưng sẽ không bất ngờ khi những người này đã nhúng tay góp công thiết kế ra kế hoạch cải cách kinh doanh của tập đoàn Intel. Trước khi có bất kỳ thông tin chính thức nào, thì bây giờ là thời điểm hoàn hảo để trở thành một nguồn tin giấu tên, thay mặt các quan chức cấp cao của Intel để đưa ra tuyên bố rằng họ có kế hoạch giúp Intel quay trở lại. Ở điều kiện lý tưởng, kế hoạch với những chi tiết quan trọng quyết định quá trình kinh doanh của Intel trong những năm tới sẽ là thứ khiến các nhà đầu tư đang có quan điểm chia 5 xẻ 7 tập đoàn không còn lên tiếng nữa.

Đáng tiếc, Intel không nằm ở vị thế để điều kiện lý tưởng ấy xảy ra. Intel là một tập đoàn có quy mô quá lớn, quá nổi tiếng, Để khỏi bị chia tách và bán từng mảng kinh doanh của họ cho các đơn vị khác, chỉ có kế hoạch là không đủ.

Intel từ bỏ tiến trình 20A, tập trung vào 18A, chip Arrow Lake máy bàn có thể sẽ do TSMC sản xuất

Một phần trong việc cắt giảm chi phí kinh doanh giúp tập đoàn vượt qua khó khăn, Intel có thể sẽ từ bỏ luôn tiến trình gia công bán dẫn 20A của họ, tập trung vào tiến trình thế hệ mới 18A, thứ cho phép họ cạnh tranh trong tương lai với những tiến…
tinhte.vn


Từ trước tới nay tôi luôn có quan điểm nói rằng, tách riêng Intel không phải là ý tưởng hay. Cả hai mảng sản phẩm thương mại và gia công bán dẫn của Intel đang vận hành một cách vô cùng chặt chẽ với nhau. Tách riêng chúng ra, rất có khả năng cả hai mảng sẽ phá sản sớm.

Quảng cáo


Lấy ví dụ nhiều năm trước khi AMD chia tách. Mất tới 5 năm để những sản phẩm chip bán dẫn thương mại của AMD có được vị thế trên thị trường. Còn GlobalFoundries thì sau 10 năm, tốc độ nghiên cứu phát triển tiến trình gia công bán dẫn của họ hoàn toàn tụt hậu so với phần còn lại của thế giới. Còn đối với Intel, họ phụ thuộc vào fab của họ nhiều hơn rất nhiều, so với AMD ở thời điểm họ tách riêng hai mảng sản phẩm và gia công.

Không giải pháp nào dài hạn hoặc có ích


Phần tồi tệ nhất là chống lại yêu cầu của những nhà đầu tư đòi hỏi Intel chia tách để tiếp tục tồn tại, nó sẽ đem lại nhiều tác hại hơn là lợi ích. Không một ai thích kế hoạch hiện tại của Intel cả. Bên cạnh những vấn đề mà các nhà quản lý tại Intel sẽ phải tập trung, khiến họ bị xao nhãng kế hoạch kinh doanh trước đó, hầu hết những giải pháp được liệt kê trong kế hoạch được đồn đoán đều chỉ là tầm nhìn rất ngắn hạn. Lấy ví dụ nếu bán mảng phát triển chip FPGA Altera cho một nhà đầu tư chiến lược có thể sẽ giúp Intel có thêm một lượng tiền mặt. Nhưng khi ấy đối tác chiến lược nọ cũng sẽ hiểu Intel đang quẫn bách, và sẽ có những hành động ép giá tương ứng.

Tương tự, hoãn hoàn thiện fab gia công bán dẫn của Intel ở Đức cũng là một ý tưởng tệ không kém. Intel đã tốn quá nhiều thời gian đàm phán với chính phủ Đức để có được những hỗ trợ trong quá trình xây dựng fab, mở rộng quy mô gia công của Intel. Nếu trì hoãn hoàn thành fab này, hậu quả về lâu dài sẽ tương đối nghiêm trọng.

Vừa dính scandal chip lỗi, vừa công bố sa thải 15 nghìn nhân viên, cổ phiếu Intel mất 26% giá trị

Hôm thứ 6 vừa rồi, chỉ một ngày thôi mà Intel đã mất hơn một phần tư tổng giá trị vốn hóa của tập đoàn, sau khi công bố báo cáo tài chính cũng như hé lộ kế hoạch thanh lọc nhân sự và cắt giảm đầu tư rất mạnh tay để đảm bảo tối ưu chi phí kinh doanh.
tinhte.vn


Và lại cắt giảm nhân sự nữa? Đối với chúng tôi, vấn đề lớn nhất mà Intel phải đối mặt chính là sửa chữa lại văn hoá nội bộ công ty. Cắt giảm tiếp vài nghìn nhân viên sẽ là một hành động rất tệ và không giải quyết được vấn đề này.

Hồi tháng 5, tôi cũng đã viết một đoạn thông tin, mô tả ý tưởng điên rồ rằng Broadcom có thể mua lại Intel. Thành thực mà nói thì khi ấy tôi cơ bản là đùa. Bài viết ấy hoàn toàn có thể được coi là một thử nghiệm tư duy chứ không phải một phân tích nghiêm túc. Mục đích của tôi khi ấy là chỉ ra rằng, chính những khách hàng của mảng gia công bán dẫn của Intel sẽ biết rõ hơn ai hết về khả năng sản xuất của tập đoàn. Và vì điều đó sẽ đóng một phần quan trọng trong việc xác định số phận của Intel. Nên thành ra, coi Broadcom mua lại Intel là một ý tưởng hay về mặt tiềm năng.

Quảng cáo



Kể từ đó tới nay đã có nhiều chuyện khác xảy ra. Dù rằng chúng tôi vẫn không nghĩ rằng Broadcom sẽ mua lại Intel, nhưng nhìn vào những phép tính, con số có vẻ vẫn hữu ích, nên hãy lại lấy giả thuyết Broadcom mua lại Intel.

Không nhiều đơn vị mua lại được Intel


Để xác định khả năng Broadcom có mua được Intel hay không, phải phân tích bằng mô hình M&A Accretion/Dilution. Chúng tôi đã sử dụng mô hình này trong nhiều năm để đánh giá tiềm năng của một thương vụ. Với mô hình này, chúng tôi có thể phân tích kết cấu chi trả thương vụ khác nhau, ví dụ như toàn tiền mặt, toàn cổ phần hoặc 50/50. Mô hình này được thiết kế để mô tả tác động đối với đơn vị mua lại, và từ đó có thể dự đoán tác động đối với giá cổ phiếu của họ. Đương nhiên con số cũng chỉ là một phần của câu chuyện mà thôi.

Nói một cách ngắn gọn, thương vụ này sẽ rất khó khăn đối với Broadcom. Năm nay Intel chưa chắc đã kiếm được ra đồng lợi nhuận kinh doanh nào. Triển vọng năm sau cũng không mấy khả quan. Còn Broadcom thì vừa mới hoàn tất thương vụ mua lại VMWare, vẫn đang ôm một khoản nợ tương đối lớn.

SoftBank suýt hợp tác với Intel để cạnh tranh mảng chip AI với Nvidia

Nguồn tin của Financial Times, những thảo luận và thỏa thuận hợp tác tiềm năng giữa SoftBank và Intel đã đổ bể. Kế hoạch hợp tác giữa tập đoàn đầu tư và tập đoàn bán dẫn nước Mỹ được bàn thảo để Intel tạo ra những con chip xử lý AI trong data…
tinhte.vn


Nếu Broadcom mua lại Intel, không có cách nào để trong năm đầu tiên, tình hình kinh doanh của Broadcom sẽ tăng trưởng cả, lợi nhuận kinh doanh của Intel đơn giản là không đủ. Các nhà đầu tư phố Wall sẽ coi đây là thương vụ làm giảm giá cổ phiếu của Broadcom (dilutive), rồi tới cuối năm 2025 mới dần có dấu hiệu phục hồi.

Thông thường thì đọc đến đây, không ai muốn thực hiện thương vụ nữa. Nhưng chúng ta đang nói đến Broadcom, một trong những đơn vị thực hiện giỏi nhất chiến lược cắt giảm chi phí kinh doanh. Năm ngoái, Intel tiêu 21 tỷ USD chi phí kinh doanh. Dự báo năm 2024 sẽ là 20 tỷ USD và 17.5 tỷ USD voà năm 2025. Broadcom chắc chắn sẽ nghĩ ra được những chiến lược cắt giảm chi phí kinh doanh nữa để giúp Intel.

Nếu chip CPU Intel của anh em crash khi chơi game, thì chip đã hỏng vĩnh viễn, bản vá cũng vô dụng

Câu chuyện chip xử lý máy bàn thế hệ 13 và 14, Raptor Lake và Raptor Lake Refresh gặp phải tình trạng crash khi chơi game, hay xử lý những tác vụ nặng có vẻ vẫn chưa kết thúc, và sẽ khó có thể kết thúc sớm.
tinhte.vn


Phải khẳng định rằng, để đưa Intel thoát khỏi tình thế hiện tại không dễ chút nào. Và để một tập đoàn như Broadcom mua lại Intel cũng không phải chuyện dễ. Giả sử thương vụ diễn ra, Broadcom về cơ bản sẽ phải trả bằng cổ phần thay vì tiền mặt, để đảm bảo sức khoẻ tín dụng của tập đoàn. Và thực tế trong quá trình đầu tư mạnh tay như ở thời điểm hiện tại, khoản tiền cần phải đổ cho mảng IFS sẽ là rất lớn.

Tổng kết lại thì, tách riêng mảng sản phẩm thương mại với gia công bán dẫn của Intel sẽ là một ý tưởng rất tồi. Cả hai mảng này đang vận hành rất chặt chẽ với nhau. Có thể sau này, khi cả hai mảng đã vận hành một cách ổn thoả, thì mới nhắc lại ý tưởng này được. Còn ở thời điểm hiện tại, Intel buộc phải đi đúng với chiến lược mà CEO Pat Gelsinger đưa ra, dù sẽ khó khăn, tốn tiền và tốn thời gian, nhưng không có lựa chọn nào hợp lý hơn cả.

Theo Techspot
41 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chính Phủ Mỹ đơn giản sẽ không chấp nhận chia tách Intel
@nghaimin lại ảo tưởng.
@nghaimin M chứ chờ đó xem chính phủ Mỹ gồng gánh cứu intel đến chừng nào
Thời nay ôm đồm cả phần cứng phần mềm dễ toang
Chừng nào intel từ bỏ mảng thiết kế chip + bán fab cho ngân hàng . Chủ yếu đi gia công chip thuê cho AMD Nvidia Apple Qualcomm như TSMC bây giờ thì may ra còn có cơm có cháo mà húp . Chứ còn làm ra những con cpu rác thải nhồi đầy e-core thì intel mãi mãi chỉ làm ra những thứ rác rưởi không bao giờ AMD hâhhahahaha . Vốn hoá bây giờ còn 80 tỷ $ trong khi AMD tận 218 tỷ $$ vốn hoá hâhhahahahaha
image.jpg
@ragefighter sao bác không nghỉ là do giới hạn của fab cùi mà họ đành chọn cách thiết kế đó. Thử đợi khi qua TSMC xem sao.
@crazywin tại sao dân ta phải gánh KPI cho nó !!!!
Cười vô mặt
@khoa-ckd qua tsmc lunalake cũng chơi trò 4 core e rác và e core chính để ít bú điện kìa benchmark kìa. chứ có phải dẹp đống core e rác tăng core chính để tăng hiệu năng mà ít bú điện đâu.
@Nguyễn Chí Danh04 Mình không thích vậy, có cạnh tranh thì mới đi lên được, intel mà tèo thì AMD nó lại đứng yên đấy b. Intel phải sống để mà còn chip AMD ngon mà xài k thì tiêu cả lũ
Intel sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa.
@kedote T hồi xưa trung lập éo care thằng nào . Từ lúc t chơi tinhte thì bọn intel nô trong tinhte làm KHINH ra mặt . Nên t nhất quyết khô máu với bọn intel nô nhồi sọ
@ragefighter Chứ chẳng lẽ đang phốt 13 14 mà đòi cái đùng lên trở lại, amd qua bao năm mới phất lên dc như giờ, nếu bạn là 8x thì biết tiếng tăm amd hồi xưa bao nóng bao hao điện, gì cũng phải có thời gian chứ fen, chip intel mới ra cho thấy có sự cạnh tranh rồi đấy, cứ nghĩ nó đứng im chờ chết à 😁
@Nguyễn Chí Danh04 Mong Danh vẫn giữ lập trường trung lập, thấy cái nào tốt cái nào không tốt của đôi bên mà nhận định, như bây giờ bạn vào vai bọn Intel nô ngày xưa, chỉ khác là đứng bên kèo amd
@kedote Huyền thoại Vishera FX8530 xung trên 4GHz.kkk. hồi đó fan của GPU AMD cơ. Con RX280 huyền thoại.
Chia tách và chia bán là 2 phần khác nhau hoàn toàn và tác giả đang đi theo hướng chia tách để bán là 1 y kiến chủ quan. Khi bạn là cty nhỏ 1 người kim nhiều việc rồi cty lớn lên chia tách thành nhiều phòng ban bộ phận, mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng nếu bạn vẫn theo cách làm việc củ là làm luôn việc của các phòng ban khác thì cty ạn vẫn lớn nhưng không mạnh. Nó tương tự như Intel, mãng kinh doanh cà chip chỉ cần tập trung vào khách hàng. Không quan tâm ai làm ra con chip cho mình như SS có fab mà vẫn đi mua chip. Còn fab chỉ tập trung vào việc gia công mà không cần quan tâm đó có phải là Intel hay không.
@Mr Triết Lý Mình cũng nghĩ là Intel cần cho IFS và Intel Consumer độc lập chọn khách hàng và nhà gia công, như vậy cả hai mảng đó mới mạnh lên được.
Intel mà đi xuống thì fan amd lại lo ngay ngáy vì mất đi thế chân kiềng cạnh tranh và cái kết là đắng cho người dùng.
@Nguyệt Thần chững gì? do windows cùi bắp, chứ bản update mới tăng hiệu năng lên đền 25% kìa thím. do windows cùi bắp ruôi chứ chững gì?
chứ đám inteo ngoài tăng core e rác thì bú điện hơn 500w thì giúp ích hay hại thêm? còn inteo lởm lỗi mà còn đứakhen thì đúng ng.u vl.
@Nguyệt Thần cái thời AMD sém chết thì intel đúng một mình một ngựa tại không còn thằng nào làm chip cạnh tranh trên PC nữa. Chứ giờ không mợ chợ vẫn đông, lắm thằng arm sẽ nhảy vào thế vị trí intel ngay. Giờ chip arm chạy ngon, giả lập càng hoàn thiện và Microsoft hướng mục tiêu sang tối ưu ARM thì không lo AMD thiếu động lực cạnh tranh.

Ông Intel đúng là quá gặp thời để chiếm lĩnh thị trường PC và họ đã làm được điều đó khi mà năm 2010-1018 hầu như >90% thị phần. mà ông bà ta nói cấm sai. Cái gì quá cũng không tốt. Họ đã không kịp thích nghi khi mà công nghệ mấy năm gần đây thay đổi quá nhanh.
@ragefighter Không ai khen intel cả. Mình thấy bạn đứng hẳn về bên AMD, và Samsung =)))

Cuồng cái gì quá cũng đều không tốt. Mình vẫn mua AMD bình thường, nhưng được lựa chọn vẫn tốt hơn là không có lựa chọn.

Bạn k thích chọn thì cứ auto AMD, Samsung thôi cũng đc 🤣
@Nguyệt Thần haha. mắc cười giờ cái gì ổn thì chọn thím ơi. inteo chỉ có kéo trì trệ xuống thôi. còn ss tui cũng ko khen mảng bán dẫn của nó vì cũng lối suy nghỉ y chang inteo đi từ từ nên mất hết khách sang tsmc đó thôi.
Bài đọc chán thực sự… Mod có đọc lại không vậy, hỏi thật
@Quy Le Anh Mấy tuổi rồi. Bro nghĩ mấy bài bôi chữ kiểu này là người viết à!!?
Beep
75864-full-2460821001-e2.jpg
intel có ngựa thành Troy à?
Chưa biết được để coi sao.
Giống Meta với metaverse lỗ bạo vào năm 2022 từ 400 rớt còn $80 xong AI trend ra 2023-2024 giờ từ $80 lên $500+.
Đó là nố về giá stock.

Còn về phần intel thì để xem board meeting các sếp quyết định sao chứ mình giữ stock intel không ủng hộ việc tách bán mảng thiết kế chip.
Kinh vãi
đừng mà tèo ơi, làm ơn đừng chết,tôi ko mún dùng con ryzen 2 nhân 4 luồng suốt 2 thập kỹ tới đâu
thay vì xem lại chiến lược kinh doanh , chiến lược R&D , thì tính ngay đến việc chia và bán chốt lỗ
Cười vô mặt

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019