Chiếc tiêm kích liên sao BTL Y-wing, còn được gọi là máy bay ném bom Y-wing hay đơn giản hơn là BTL-series, chiếc Y-wing còn có biệt danh là những con lợn đắm mình, là một loạt các chiến đấu cơ, kiêm máy bay ném bom đa vai trò do hãng Koensayr Manufacturing sản xuất trong Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao). Được ủy quyền bởi Cộng hòa Thiên hà (Galactic Empire) trong Chiến tranh Nhân bản, nhiều chiếc Y-wing còn sử dụng tốt sẽ tiếp tục phục vụ cùng Liên minh Khôi phục nền Cộng hòa (tức Phiến quân) trong cuộc Nội chiến Thiên hà. Các mẫu tiêm kích đáng chú ý bao gồm chiếc BTL-B hai chỗ ngồi nguyên bản; phiên bản kế nhiệm của nó, BTL-S3, và chiếc BTL-A4 một chỗ ngồi.
Trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Nhân bản, thì Cộng hòa Thiên hà đã ủy quyền cho công ty Koensayr phát triển một loại máy bay kết hợp giữa máy bay ném bom tầm xa và tiêm kích. Thành quả của họ, mẫu BTL-B ban đầu, tỏ ra thành công đến mức các biến thể bổ sung đã được tạo ra, trong số đó có các biến thể BTL-S3 và BTL-A4. Tuy nhiên, ngoại trừ sự khác biệt về cách bố trí buồng lái và phi công, thì tất cả chúng đều có chung đặc điểm.
Chiếc BTL-B bao gồm một phần buồng lái được kết nối thông qua cột trung tâm được gia cố và nối kết theo hình chữ thập với hai động cơ ion Koensayr lớn. Buồng lái điều áp có một phi công (và trong một số chiếc là xạ thủ) được bảo vệ bởi một vòm kính bằng thép transparisteel trong suốt. Một số phần trong buồng lái đã được sửa đổi để chứa đầy đủ các phương tiện thoát hiểm chạy bằng động cơ đẩy, mặc dù hầu hết những chiếc Y-wing đều tích hợp ghế phóng truyền thống.
Chiếc BTL-A4, phần dẹt phía trước là buồng lái và được kết nối với phần còn lại của tiêm kích qua một trục lớn, robot hỗ trợ Astromech gắn ở giữa, hai bên là “cánh” của Y-wing với các động cơ ion Koensayr lớn hình trụ. Ảnh: Y-wing.
Mỗi động cơ được trang bị bốn trụ đỡ cứng chắc kéo dài về phía sau để hỗ trợ cho một lớp vỏ động cơ dài, ở phía cuối của chúng là các đĩa vectơ có tác dụng chuyển hướng lực đẩy để đem lại khả năng cơ động. Một cặp động cơ phản lực điều khiển lực đẩy được đặt ở thanh chính giữa phía sau để mang lại cho cánh chữ Y khả năng linh hoạt cao hơn. Các động cơ đẩy được lắp ở cổ và cánh để mang lại khả năng bay trong bầu khí quyển. Một hệ thống tái chế nhiên liệu đã mang lại hiệu quả cực cao cho Y-wing trong các nhiệm vụ tầm xa. Trong trường hợp máy bay phải hạ cánh khẩn cấp, phi công có thể đổ nhiên liệu ra khỏi động cơ.
Về vũ khí, Y-wing được trang bị hai khẩu súng laser bắn về phía trước, thuộc loại KX5 hoặc IX4. Những vũ khí này, được thiết kế để xuyên thủng thân các tàu chiến cỡ lớn, có thể có tác dụng tàn phá đối với các mục tiêu nhỏ hơn, làm sập một tòa nhà bằng đá năm tầng chỉ trong vài phát bắn. Hỗ trợ cho chúng là những khẩu súng ion SW-4 hoặc SW-5 kép, được gắn trên một tháp pháo quay được điều khiển bởi xạ thủ chuyên dụng hoặc bởi phi công tùy thuộc vào từng biến thể. Cuối cùng là một cặp bệ phóng ngư lôi proton MG7, mỗi bệ có băng đạn gồm sáu viên. Ngoài ngư lôi proton, những bệ phóng này có thể phóng các loại vũ khí khác bao gồm tên lửa rung chấn mạnh, bom proton và tên lửa chùm. Chiếc tiêm kích có khả năng giải phóng một lượng hỏa lực cực lớn, đặc biệt là khi tấn công theo nhóm: một phi đội Y-wing có thể mang đủ vũ khí để làm tan nát cả một thành phố, khiến chiến trường tràn ngập những vụ nổ chói lòa cả mắt, làm nhiễu loạn nặng các cảm biến. Y-wing cũng có thể mang vũ khí bên ngoài gắn trực tiếp trên thân tàu, chẳng hạn như bom điện proton.
Trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Nhân bản, thì Cộng hòa Thiên hà đã ủy quyền cho công ty Koensayr phát triển một loại máy bay kết hợp giữa máy bay ném bom tầm xa và tiêm kích. Thành quả của họ, mẫu BTL-B ban đầu, tỏ ra thành công đến mức các biến thể bổ sung đã được tạo ra, trong số đó có các biến thể BTL-S3 và BTL-A4. Tuy nhiên, ngoại trừ sự khác biệt về cách bố trí buồng lái và phi công, thì tất cả chúng đều có chung đặc điểm.
Chiếc BTL-B bao gồm một phần buồng lái được kết nối thông qua cột trung tâm được gia cố và nối kết theo hình chữ thập với hai động cơ ion Koensayr lớn. Buồng lái điều áp có một phi công (và trong một số chiếc là xạ thủ) được bảo vệ bởi một vòm kính bằng thép transparisteel trong suốt. Một số phần trong buồng lái đã được sửa đổi để chứa đầy đủ các phương tiện thoát hiểm chạy bằng động cơ đẩy, mặc dù hầu hết những chiếc Y-wing đều tích hợp ghế phóng truyền thống.

Chiếc BTL-A4, phần dẹt phía trước là buồng lái và được kết nối với phần còn lại của tiêm kích qua một trục lớn, robot hỗ trợ Astromech gắn ở giữa, hai bên là “cánh” của Y-wing với các động cơ ion Koensayr lớn hình trụ. Ảnh: Y-wing.
Mỗi động cơ được trang bị bốn trụ đỡ cứng chắc kéo dài về phía sau để hỗ trợ cho một lớp vỏ động cơ dài, ở phía cuối của chúng là các đĩa vectơ có tác dụng chuyển hướng lực đẩy để đem lại khả năng cơ động. Một cặp động cơ phản lực điều khiển lực đẩy được đặt ở thanh chính giữa phía sau để mang lại cho cánh chữ Y khả năng linh hoạt cao hơn. Các động cơ đẩy được lắp ở cổ và cánh để mang lại khả năng bay trong bầu khí quyển. Một hệ thống tái chế nhiên liệu đã mang lại hiệu quả cực cao cho Y-wing trong các nhiệm vụ tầm xa. Trong trường hợp máy bay phải hạ cánh khẩn cấp, phi công có thể đổ nhiên liệu ra khỏi động cơ.
Về vũ khí, Y-wing được trang bị hai khẩu súng laser bắn về phía trước, thuộc loại KX5 hoặc IX4. Những vũ khí này, được thiết kế để xuyên thủng thân các tàu chiến cỡ lớn, có thể có tác dụng tàn phá đối với các mục tiêu nhỏ hơn, làm sập một tòa nhà bằng đá năm tầng chỉ trong vài phát bắn. Hỗ trợ cho chúng là những khẩu súng ion SW-4 hoặc SW-5 kép, được gắn trên một tháp pháo quay được điều khiển bởi xạ thủ chuyên dụng hoặc bởi phi công tùy thuộc vào từng biến thể. Cuối cùng là một cặp bệ phóng ngư lôi proton MG7, mỗi bệ có băng đạn gồm sáu viên. Ngoài ngư lôi proton, những bệ phóng này có thể phóng các loại vũ khí khác bao gồm tên lửa rung chấn mạnh, bom proton và tên lửa chùm. Chiếc tiêm kích có khả năng giải phóng một lượng hỏa lực cực lớn, đặc biệt là khi tấn công theo nhóm: một phi đội Y-wing có thể mang đủ vũ khí để làm tan nát cả một thành phố, khiến chiến trường tràn ngập những vụ nổ chói lòa cả mắt, làm nhiễu loạn nặng các cảm biến. Y-wing cũng có thể mang vũ khí bên ngoài gắn trực tiếp trên thân tàu, chẳng hạn như bom điện proton.

Thông số cơ bản của Y-wing: Chiều dài 16 mét, chiều rộng 7.9 mét, chiều cao (còn gọi là chiều sâu) 2.9 mét, tốc độ tối đa trong khí quyển đạt 1,000 km/giờ, vũ khí bao gồm 2 khẩu laser Taim & Bak IX4 hoặc KX5 (phía trước), 2 khẩu ion hạng nhẹ ArMek SW-4 ở tháp pháo xoay (trên nóc buồng lái) và 2 bệ phóng ngư lôi proton Arakyd (dưới mặt đáy). Ảnh: Wallhaven.
Y-wing được bọc thép hết sức dày đặc với thân bằng thép "alusteel" được gia cố bằng titan và bộ tạo lá chắn làm lệch hướng Chempat. Bộ tạo lá chắn, được cung cấp năng lượng bởi động cơ ion, được liên kết với các máy tạo lá chắn nằm khắp trên thân chiếc Y-wing. Điều này cho phép phi công điều chỉnh góc của các lá chắn để đạt sự bảo vệ tối đa hoặc che phủ những phần bị hư hỏng của con tàu. Y-wing cũng có thể sử dụng các khẩu súng của nó để bắn hạ loạt tên lửa của đối phương, miễn là máy tính nhắm mục tiêu vẫn hoạt động.
Để điều khiển hoạt động bay, Y-wing có gói hệ thống điện tử hàng không điều khiển hoạt động bay NH-7 của Sublights Products Corporation và hệ thống liên lạc quang tử (photonics), cũng như máy tính theo dõi ANc 2.7 được kết nối với hệ thống hình ảnh vectơ SI 5g7 "Quickscan", một bộ thu phát ANs-5d "lock track" toàn phổ, mảng cảm biến nhận dạng tachyon tầm xa PA-9r và lưới phân tích mối đe dọa sơ cấp tầm ngắn PG-7u. Một vòm cảm biến bằng hợp chất được lắp vào đầu phía trước của mỗi động cơ ion, trong khi một cảm biến hướng về phía sau được đặt trên cánh hình chữ thập. Các cảm biến của Y-wing đủ nhạy để xác định vị trí mục tiêu có kích thước nhỏ bằng cỡ khoang thoát hiểm thông qua các đặc điểm về luyện kim của nó trong bán kính 5 km khi hoạt động ở độ cao thấp. Một robot Astromech dòng R2, được lắp trong một khe cắm chuyên dụng phía sau buồng lái, mang theo dữ liệu siêu không gian cho động cơ siêu tốc R300-H và có thể tự nó quản lý tất cả các hệ thống khác. Y-wing phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của Astromech, do thực tế là không thể dịch chuyển siêu không gian nếu không có nó.

Phần đầu của Y-wing có hình dáng thuôn dẹt rất giống với chiếc A-wing, còn mở rộng phía sau của nó giống như một nhà máy mini. Ảnh: Wallhaven.
Chiếc Y-wing nguyên bản có rất nhiều thiết bị bổ sung hướng tới nhiệm vụ tấn công tầm xa. Những thứ này bao gồm pin dự phòng, một hệ thống hỗ trợ sự sống thứ cấp, bể chứa nước ngọt và hệ thống nổi khẩn cấp trên mặt nước. Bởi vì Y-wing có xu hướng nóng lên nên một hệ thống làm mát phức tạp được trải rộng khắp toàn bộ con tàu.
Liên minh Phiến quân đã tìm cách mua hoặc đánh cắp càng nhiều chiếc Y-wing càng tốt để hình thành nên cuộc nổi dậy non trẻ của họ. Tuy nhiên, họ nhanh chóng nhận ra rằng hệ thống làm mát cần được bảo trì mở rộng sau mỗi chuyến bay, đòi hỏi phải tháo các tấm giáp mới có thể bảo trì được. Để giảm bớt gánh nặng này, người ta quyết định loại bỏ luôn lớp mạ giáp, mà sẽ được sử dụng để tái trang bị cho các tàu khác (chẳng hạn như tài bay siêu tốc T-47). Khả năng tạo lá chắn bổ sung đã được thêm vào để bù đắp cho sự mất mát này.

Một chiếc Y-wing của phiến quân bị bắn hạ. Ảnh: Wallhaven.
Những thay đổi khác bao gồm việc loại bỏ hoặc cấu hình lại các thành phần khác nhau để giảm trọng lượng. Điều này bao gồm việc loại bỏ hệ thống thu hồi nhiên liệu cho tất cả ngoại trừ một số mẫu BTL-S3 (được sử dụng làm tàu vận chuyển) và thay thế băng đạn sáu vòng của bệ phóng ngư lôi bằng mẫu bốn vòng. Các trụ đỡ hỗ trợ động cơ cũng được làm ngắn lại để cải thiện khả năng cơ động khi cận chiến. Mặc dù chiếc tiêm kích thu được trông có vẻ mảnh khảnh nhưng tính toàn vẹn tổng thể trên Y-wing không bị tổn hại và những tinh chỉnh này đem lại một chiếc chiến đấu cơ nhanh hơn và nguy hiểm hơn so với chiếc ban đầu. Tốc độ và khả năng cơ động của một số mẫu nhất định, đặc biệt là BTL-S3 hai chỗ ngồi, vẫn được coi là dưới chuẩn, nhưng dù sao chúng cũng được coi là đáng tin cậy và được trang bị vũ khí tốt.

Tranh vẽ một phi đội Y-wing đang tấn công tàu mẹ Star Destroyer của phe Đế chế. Vật thể hình tròn khổng lồ ở phía sau là Death Star. Ảnh: Wallhaven.
Quảng cáo
Y-wing có 5 phiên bản: BTA-NR2 (chủ lực), BTL-A4 LP, các chiến đấu cơ ném bom/tấn công BTL-A4 và BTL-B, BTL-S3. Trong nhiều thập kỷ sau Chiến tranh Nhân bản, nhiều mẫu Y-wing khác nhau đã tham chiến trong các cuộc xung đột quân sự, trong suốt cuộc Nội chiến Thiên hà và cho đến cuộc xung đột giữa Kháng chiến quân và Trật tự Đệ nhất (First Order). Phe Liên minh đã sửa đổi Y-wing của họ bằng cách loại bỏ lớp mạ thân tàu và vỏ bọc để tăng khả năng bảo trì dễ dàng cho chiếc tàu đã cũ kỹ. Ngoại trừ các biến thể khác nhau về buồng lái, tất cả các tàu trong dòng BTL đều có thiết kế tương tự nhau.
Tiêm kích chủ lực BTA-NR2
Máy bay chiến đấu Y-wing BTA-NR2 là một mẫu phi thuyền do Koensayr Manufacturing sản xuất và có một sự thật là nhiều người mua tiềm năng coi chiếc "Y-wing nổi loạn" này đáng coi trọng hơn chiếc máy bay ném bom/tiêm kích BTL-B nguyên gốc. Hãng Koensayr cũng hiểu rằng nhiều khách hàng thích những con tàu có thể tùy chỉnh hơn là các mẫu tiêu chuẩn và do đó, họ suy luận rằng BTA-NR2 sẽ mô phỏng chiếc BTL-A4 đã được sửa đổi. Nó có chiều dài 18.17 mét, chiều rộng 8.78 mét và cao 2.85 mét. Nó được trang bị hai động cơ phản lực ion Koensayr R750 cho phép nó có khả năng tăng tốc tối đa 2,750 Gs, 80 MGLT và tốc độ trong bầu khí quyển đạt 1,050 km/giờ.
Tiêm kích BTA-NR2. Bố cục và chức năng cơ bản của chiếc Y-wing vẫn không thay đổi. Các bộ tạo lá chắn làm lệch hướng mạnh mẽ hơn giúp bù đắp cho khả năng cơ động trung bình của nó khi so sánh với các mẫu tiêm kích nhanh hơn, mỏng manh hơn. Mặc dù Y-wing theo truyền thống đóng vai trò là chiến đấu cơ và máy bay ném bom, nhưng nhiều mẫu thế hệ mới không bao gồm bệ phóng vũ khí, đặc biệt là những mẫu được triển khai làm tàu tuần tra của Tân Cộng Hòa. Ảnh: BTA-NR2.
BTA-NR2 được trang bị bộ tăng tốc Koensayr R400-H loại 1, thiết bị hỗ trợ sự sống cũng như bộ tạo lá chắn làm lệch hướng Chempat và ghế phóng Guidenhauser. Các hệ thống bổ sung bao gồm một máy tính theo dõi Fabritech ANq 5.8 và một robot Astromech được đặt trong một khe cắm phía sau buồng lái để điều hướng cũng như các hệ thống giám sát. Chiến đấu cơ được trang bị hai khẩu pháo laser Taim & Bak IX4-B, một tháp pháo với hai khẩu súng ion ArMek SW-9, hai bệ phóng ngư lôi proton Arakyd Flex Tube có thể bắn ngư lôi proton và có thể phóng bom proton. Tuy nhiên, vì Koensayr đã được Tân Cộng hòa ký hợp đồng nên họ phải tuân theo những hạn chế của Hiệp định Thiên hà về vũ khí. Do đó, BTA-NR2 của Kháng chiến quân được trang bị các loại vũ khí đã bị Tân Cộng hòa cấm, chẳng hạn như súng phóng lựun đạn và súng ion trên tháp pháo để đối đầu với First Order tốt hơn.

Hai chiếc Y-wing đang hộ tống một tàu Millennium Falcon - một loại tàu vận chuyển hạng nhẹ. Ảnh: Wallhaven.
Con tàu do một phi công điều khiển và có lượng quân trang đủ để kéo dài một tuần. Mặc dù BTA-NR2 có hình dáng rất giống với tiêm kích BTL-A4, nhưng nó được tích hợp nhiều tiến bộ công nghệ như bộ cảm biến phức tạp hơn, tấm chắn làm lệch hướng mạnh hơn, bộ điều khiển đã nâng cấp và hệ thống giám sát hoạt động bay nâng cấp. Động cơ R750 cũng là bản nâng cấp so với động cơ phản lực ion R200 tiền nhiệm của nó, do đó cho phép đạt tốc độ cao hơn, mạnh mẽ hơn và ít cần phải bảo trì hơn.
Quảng cáo

Chiếc BTA-NR2 Comeuppance đang đối đầu với một tàu chiến Star Destroyer thuộc lớp Xyston. Ảnh: BTA-NR2.
Những hệ thống và đặc điểm khác của chiếc BTA-NR2 là các trụ đỡ hỗ trợ, hệ thống liên lạc quang tử giữa các tàu với nhau, một mảng cảm biến nhắm mục tiêu tầm xa, một động cơ đẩy nằm ở cổ, hệ thống máy tính tháp pháo tự động hóa, đầu súng laser, con quay hồi chuyển điện từ, pin năng lượng chính, động cơ đẩy ở cánh, các cửa hút làm mát, lỗ thoát nhiệt, ống làm lệch hướng, ống xả tachyon siêu tốc, bộ tuần tự siêu tốc (hyperdrive sequencer), bơm làm mát chính, bệ phóng buồng lái để thoát hiểm, vòm kính của buồng lái, vòng vectơ và vòi xả khí thải. Chiếc BTA-NR2 có thân bằng thép alusteel được gia cố bằng titan và con tàu có thể được trang bị lớp giáp "bản sao" được cách điệu như một tùy chọn để gợi nhớ đến chiếc tiêm kích BTL-B của Cộng hòa Thiên hà. Biểu hiệu của phi đội có thể được thêm vào thân tàu.

Cấu tạo mặt cắt của chiếc BTA-NR2. Trong cuộc Nội chiến Thiên hà, các kỹ thuật gia của Liên minh Phiến quân đã sửa đổi những chiếc Y-wing có từ thời Chiến tranh Nhân bản bằng cách loại bỏ lớp chắn sáng bóng bao phủ các bộ phận bên trong của con tàu. Những gì ban đầu là một sửa đổi ngẫu hứng sinh do tính cần thiết đã trở thành một đặc điểm thiết kế trong các mẫu BTA-NR2 được tái khởi động. Phiên bản Liên minh của con tàu hiện là biến thể mang tính biểu tượng nhất của nó và đội ngũ bán hàng của Koensayr bắt đầu coi lớp vỏ bên ngoài nguyên bản là tùy chọn. Sự tiêu chuẩn hóa – một thời từng là dấu ấn của Y-wing thời kỳ đầu - đã không còn được đặt nặng bởi sự chú trọng mới vào khả năng tùy chỉnh. Ảnh: Reddit.

Là một thiết kế đáng ngưỡng mộ có từ thời Chiến tranh Nhân bản (Clone Wars), chiếc Y-wing từ lâu đã được coi là công cụ chiến đấu đắc lực, không hề biết mệt mỏi của các chiến binh thuộc Liên minh Phiến quân. Trong những năm sau sự thất bại của Đế chế, khi bối cảnh chính trị đã ổn định và Liên minh chuyển tiếp từ một phong trào ngầm sang thành chính phủ hợp pháp, thì Tập đoàn Koensayr đã nắm lấy vai trò của mình trong cuộc cách mạng thiên hà. Họ khởi động lại dòng sản phẩm Y-wing vốn đã không còn tồn tại từ lâu để bán cho các hạm đội phòng thủ hành tinh, tự hào tuyên bố đây là "chiếc chiến đấu cơ đã đánh gãy lưng Đế chế". Ảnh: Star Wars.
Tiêm kích BTL-A4 LP
BTL-A4 LP hay "Longprobe" là mẫu chiến đấu cơ được Liên minh Phiến quân sử dụng trong Nội chiến Thiên hà để chống lại Đế chế Thiên hà. Nó được thiết kế cho các nhiệm vụ trinh sát đường dài và cung cấp nhiều không gian hơn cho phi hành đoàn và thiết bị. Nó cũng có các cảm biến hiệu quả hơn và một số được trang bị các mô-đun khẩn cấp có thể đẩy ra được, mà có thể được sử dụng làm các phương tiện với lực đẩy hạn chế.
Chiếc A4 “long probe”. Ảnh: BTL-A4 LP.
Các chiến đấu cơ ném bom BTL-A4 và BTL-B
BTL-A4
Không giống như chiếc tiêm kích BTL-B có tháp pháo xoay do xạ thủ điều khiển, là người ngồi quay mặt về phía trước hoặc phía sau, BTL-A4 được lái bởi một phi công duy nhất, trong khi tháp pháo được điều khiển bởi một máy tính nhắm mục tiêu có hình dạng như robot. Nằm phía sau buồng lái là một khe cắm robot Astromech. Chiếc tiêm kích này dài 23.4 mét. Buồng lái hình cái nêm được đặt ở phía trước của tàu, với cột lớn ở trung tâm kéo dài ra phía sau. Hai động cơ phản lực ion Koensayr R200 được gắn vào hai bên của cột lớn này. Các động cơ có các vỏ ống xả và các trụ đỡ, đồng thời có các vòm cảm biến chứa các mảng cảm biến Fabritech ANx-y ở mặt trước của các vỏ ống xả. Động cơ tăng tốc R300-H được đặt ở phía sau cột lớn. Biểu hiệu của phi đội được đặt trên buồng lái và đầu phía trước của vỏ động cơ.
Nhiều chiếc Y-wing A4 được phân bổ về các bãi thải phế liệu cho mục đích sửa chữa (nếu được) trước khi bị quân nổi dậy đánh cắp. Ảnh: BTL-A4.
Về năng lượng, con tàu có một máy phát điện Novaldex phía sau khe cắm robot Astromech và pin năng lượng đông lạnh Thiodyne 03-R bên trong các trụ đỡ động cơ. Một bộ tạo lá chắn làm lệch hướng Chempat được đặt phía sau máy phát năng lượng. Mảng cảm biến chính của Y-wing chứa bộ thu phát toàn phổ "lock track" ANs-5d, một đơn vị phát hiện tachyon tầm xa PA-9r và một đơn vị PTAG #PG-7u tầm ngắn. Trong trường hợp máy bay phải hạ cánh khẩn cấp, phi công có thể đổ nhiên liệu ra khỏi động cơ.

Những chiếc Y-wing thuộc Phi đội Golden đang ném bom tàu chiến Star Destroyer của Đế chế trong Trận chiến Endor. Ảnh: BTL-A4.
Tiêm kích được chế tạo với thân bằng hợp kim alusteel được gia cố bằng titan và được trang bị hai khẩu pháo laser Taim & Bak IX4 gắn phía trước, cùng với hai ống phóng ngư lôi proton Arakyd Flex Tube và một khẩu súng ion ArMek SW-4 đôi trên một tháp pháo quay. Hệ thống nhắm mục tiêu của Y-wing được tạo ra từ việc kết hợp máy tính theo dõi Fabritech ANc 2.7 và hệ thống hình ảnh vector SI 5g7 "Quickscan". Tiêm kích có khả năng giải phóng một lượng hỏa lực cực lớn, đặc biệt là khi tấn công theo nhóm: một phi đội Y-wing có thể mang đủ vũ khí để làm tan nát cả một thành phố, khiến chiến trường tràn ngập những vụ nổ chói lòa mắt làm nhiễu loạn nặng các cảm biến.
Đến Nội chiến Thiên hà, nhiều chiếc Y-wing đã bị loại bỏ lớp mạ thân tàu và vỏ động cơ, rút ngắn chiều dài của chúng xuống còn 16.24 mét để dễ bảo trì vì các bộ phận cũ của chúng thường bị hỏng và các mẫu loại bỏ đi tháp pháo của xạ thủ đã được đưa vào sử dụng.

Sơ đồ rút gọn của chiếc BTL-A4. Ảnh: BTL-A4.

Cấu tạo mặt cắt của chiếc BTL-A4, về cơ bản các bộ phận của nó đều tương tự như chiếc BTA-NR2. Ảnh: Pinterest.
BTL-B

Những chiếc BTL-B nguyên mẫu thuộc Phi đội Shadow đã từng chiến đấu trên hành tinh nước Kamino. Ảnh: BTL-B.
Được thiết kế bởi Koensayr Manufacturing, chiếc BTL-B được thiết kế để phục vụ như một máy bay ném bom và chiến đấu cơ tầm xa kết hợp. Hai động cơ phản lực ion Koensayr lớn, cùng với các vỏ bọc đặc trưng của chúng, được mang bằng bộ cánh nằm vắt ngang, kết nối với mô-đun buồng lái bằng một cột lớn ở trung tâm. BTL-B được trang bị động cơ siêu tốc, không giống như nhiều chiến đấu cơ liên sao khác. Điều này, cùng với hệ thống tái chế nhiên liệu có trong tất cả các chiếc BTL, đã làm cho chiếc Y-wing trở nên bền bỉ, mặc dù xu hướng dễ bị nóng lên của chúng đòi hỏi một hệ thống làm mát phức tạp trải dài khắp con tàu.

Thiết kế phần lõi của chiếc BTL-B tương tự như các biến thể khác, nhưng chúng đã bị che khuất bởi lớp vỏ hết sức đầy đặn của nó. Lớp vỏ này sau đó đã bị loại bỏ để có được những phiên bản sau này, là những chiếc tiêm kích "lộ thiên" và trông mảnh mai hơn. Ảnh: BTL-B.
Mô-đun buồng lái hình nêm chở một phi công và một xạ thủ ngồi phía sau trong một tháp pháo xoay có hình mặt cầu. Những vị trí này được xây dựng dành cho các phi công nhân bản, mặc dù chúng có thể được điều chỉnh về mặt cơ khí cho những người vận hành khác, bao gồm cả các phi công Jedi. Mô-đun này cũng có khe cắm robot Astromech nằm ngay phía sau tháp pháo.

Các cách bố trí chỗ ngồi khác nhau bên trong buồng lái của Y-wing. Ảnh: Geekdaddy.

Là nguyên mẫu của Y-wing, nên mặc dù hầu hết đã bị Đế chế Thiên hà loại bỏ sau cuộc xung đột, những chiếc BTL-B phần lớn được ghi nhận rất tích cực và những chiếc kế nhiệm của chúng, BTL-A4, sẽ phục vụ cho Liên minh Phiến quân nhiều thập kỷ sau đó trong cuộc Nội chiến Thiên Hà. Ảnh: BTL-B.
Phiên bản BTL-S3
BTL-S3 là một biến thể hai chỗ ngồi của dòng BTL. Ngoại trừ các biến thể về buồng lái, tất cả các tàu trong dòng BTL đều có thiết kế tương tự nhau. Nó thường được điều khiển bởi một phi công và xạ thủ, những người ngồi tựa lưng vào buồng lái. Một robot Astromech có thể chiếm một khe cắm bên ngoài.
Một hình ảnh minh họa hiếm hoi về chiếc Y-wing S3, ở đây dường như bốn trụ đỡ động cơ ở mỗi bên của nó ngắn hơn đáng kể so với các biến thể khác. Ảnh: BTL-S3.
Nó được phát triển để phục vụ Cộng hòa Thiên hà trong Chiến tranh Nhân bản, nhưng đã trở nên nổi tiếng nhất khi được Liên minh Phiến quân sử dụng trong Kỷ nguyên Đế quốc. Mặc dù có tốc độ chậm và đặc điểm thao tác lái phức tạp, những chiếc tàu này vẫn nổi tiếng vì sự dẻo dai trong cuộc Nội chiến Thiên hà. Quân kháng chiến đã vận hành ít nhất một chiếc tàu như vậy cho các nhiệm vụ trinh sát vũ trang ở năm 34 ABY. Vào thời điểm đó, nó là chiếc chiến đấu cơ hai chỗ ngồi duy nhất của quân Kháng chiến, mặc dù nó đã sớm bị phá hủy trong nhiệm vụ đi tới Spalex.

Hình ảnh so sánh sự khác biệt giữa 3 phiên bản Y-wing (từ trái sang): Nguyên mẫu BTL-B, BTL-S3 và BTA-NR2 hoặc BTL-A4. Ảnh: WordPress.
Tổng hợp từ [1], [2], [3], [4].