Không chỉ là hãng đầu tiên đưa những con chip 3D NAND 232 lớp ra thị trường, YMTC còn là hãng đầu tiên sản xuất hàng loạt chip NAND dùng giao tiếp 2400 MT/s - một điều kiện cần để những chiếc ổ PCIe 5.0 x4 thế hệ mới đạt được tốc độ gần 16 GB/s.
Trang ITHome cho biết chip 3D TLC NAND 232 lớp, dùng giao tiếp 2400 MT/s của YMTC đã được trang bị trên dòng ổ Zhitai TiPlus7100 - một dòng ổ SSD M.2 2280 PCIe 4.0 x4 được thiết kế theo hướng cân bằng giữa hiệu năng và giá. Nó có 3 phiên bản dung lượng là 512 GB, 1 TB và 2 TB, phiên bản 2 TB được bán với giá 1290 NDT (~4,3 triệu đồng). Tốc độ đọc tuần tự tối đa 7000 MB/s và ghi tuần tự tối đa 6000 MB/s, hình trên là kết quả benchmark bằng CrystalDiskMark của trang 51CTO. Tốc độ truy xuất ngẫu nhiên của phiên bản 1 TB và 2 TB sẽ vào khoảng 900K IOPS đọc và 700K IOPS ghi. Đây cũng là dòng ổ DRAMless tức không dùng bộ đệm DRAM mà sử dụng một phần bộ nhớ NAND giả làm bộ đệm tốc độ cao nên chi phí sản xuất thấp hơn, giá thành ổ cũng rẻ hơn. Ổ có độ bền MTBF là 1,5 triệu giờ hay độ bền DWPD theo các mức dung lượng là 300 TBW (512 GB), 600 TBW (1 TB) và 1200 TBW (2 TB).
Vẫn chưa rõ TiPlus7100 dùng vi điều khiển nào, chỉ biết nó dùng các chip 3D TLC NAND 232 lớp, kiến trúc Xtacking 3.0 độc quyền của YMTC có tên X3-9070 - cùng loại NAND được phát hiện trước đó trên ổ SSD của HikVision. Loại NAND này dùng giao tiếp 2400 MT/s, dung lượng mỗi IC là 1 Tb với mật độ bit 15,03 Gb/mm2 theo phát hiện của TechInsights. Trong khi đó hồi tuần trước Micron ra mắt dòng Micron 2550 dùng chip 3D TLC NAND 232 lớp đầu tiên của hãng. Đây cũng là những IC dung lượng 1 Tb, mật độ 14,6 Gb/mm2 nhưng dùng giao tiếp 1600 MT/s.
Tốc độ giao tiếp của NAND là một vấn đề đáng lưu tâm bởi trước đó một loạt các hãng như Corsair, Gigabyte, Goodram đều đã ra mắt những chiếc ổ PCIe 5.0 x4 nhưng chỉ có chiếc ổ của Gigabyte đạt tốc độ đọc tuần tự 12,4 GB/s, còn lại dừng ở 10 GB/s, không chiếc ổ nào chạm ngưỡng 15,754 GB/s dựa trên băng thông của PCIe 5.0 x4. Điểm chung của 3 chiếc ổ là nó dùng vi điều khiển Phison PS5026-E26 và lý do khiến cả 3 đều chưa thể đạt được tốc độ tối đa là do tốc độ giao tiếp của chip NAND.
Vi điều khiển Phison PS5026-E26 hỗ trợ 8 kênh NAND và để có thể đạt được tốc độ 15,754 GB/s 2 chiều tương ứng với băng thông của PCIe 5.0 x4 thì vi điều khiển này sẽ cần các chip 3D NAND dùng giao tiếp 2400 MT/s. Micron thực tế là hãng đầu tiên giới thiệu chip NAND 232 lớp dùng giao tiếp 2400 MT/s nhưng trên chiếc ổ thử nghiệm dùng vi điều khiển Phison PS5026-E26 của hãng thì tốc độ đọc của nó chỉ đạt 12 GB/s. Vấn đề ở đây là sản lượng của chip NAND 232 lớp dùng giao tiếp 2400 MT/s còn thấp, 1600 MT/s vẫn đạt sản lượng cao hơn. Vậy nên những chiếc ổ PCIe 5.0 x4 ra mắt trong giai đoạn này nếu dùng chip Micron sẽ có tốc độ hạn chế do phải dùng chip 1600 MT/s. Phải đợi đến đầu năm sau thì Micron mới đạt sản lượng chip NAND 2400 MT/s. YMTC dùng chip 2400 MT/s trên ổ TiPlus7100, có thể nói là đi trước các ông lớn ngành chip nhớ nhưng đáng tiếc nó vẫn là ổ PCIe 4.0 x4 và muốn biết hiệu năng thật sự của những con chip NAND 232 lớp 2400 MT/s của YMTC thì chúng ta phải đợi sự xuất hiện của ổ PCIe 5.0 x4.
Tom's Hardware

Trang ITHome cho biết chip 3D TLC NAND 232 lớp, dùng giao tiếp 2400 MT/s của YMTC đã được trang bị trên dòng ổ Zhitai TiPlus7100 - một dòng ổ SSD M.2 2280 PCIe 4.0 x4 được thiết kế theo hướng cân bằng giữa hiệu năng và giá. Nó có 3 phiên bản dung lượng là 512 GB, 1 TB và 2 TB, phiên bản 2 TB được bán với giá 1290 NDT (~4,3 triệu đồng). Tốc độ đọc tuần tự tối đa 7000 MB/s và ghi tuần tự tối đa 6000 MB/s, hình trên là kết quả benchmark bằng CrystalDiskMark của trang 51CTO. Tốc độ truy xuất ngẫu nhiên của phiên bản 1 TB và 2 TB sẽ vào khoảng 900K IOPS đọc và 700K IOPS ghi. Đây cũng là dòng ổ DRAMless tức không dùng bộ đệm DRAM mà sử dụng một phần bộ nhớ NAND giả làm bộ đệm tốc độ cao nên chi phí sản xuất thấp hơn, giá thành ổ cũng rẻ hơn. Ổ có độ bền MTBF là 1,5 triệu giờ hay độ bền DWPD theo các mức dung lượng là 300 TBW (512 GB), 600 TBW (1 TB) và 1200 TBW (2 TB).

Vẫn chưa rõ TiPlus7100 dùng vi điều khiển nào, chỉ biết nó dùng các chip 3D TLC NAND 232 lớp, kiến trúc Xtacking 3.0 độc quyền của YMTC có tên X3-9070 - cùng loại NAND được phát hiện trước đó trên ổ SSD của HikVision. Loại NAND này dùng giao tiếp 2400 MT/s, dung lượng mỗi IC là 1 Tb với mật độ bit 15,03 Gb/mm2 theo phát hiện của TechInsights. Trong khi đó hồi tuần trước Micron ra mắt dòng Micron 2550 dùng chip 3D TLC NAND 232 lớp đầu tiên của hãng. Đây cũng là những IC dung lượng 1 Tb, mật độ 14,6 Gb/mm2 nhưng dùng giao tiếp 1600 MT/s.
Tốc độ giao tiếp của NAND là một vấn đề đáng lưu tâm bởi trước đó một loạt các hãng như Corsair, Gigabyte, Goodram đều đã ra mắt những chiếc ổ PCIe 5.0 x4 nhưng chỉ có chiếc ổ của Gigabyte đạt tốc độ đọc tuần tự 12,4 GB/s, còn lại dừng ở 10 GB/s, không chiếc ổ nào chạm ngưỡng 15,754 GB/s dựa trên băng thông của PCIe 5.0 x4. Điểm chung của 3 chiếc ổ là nó dùng vi điều khiển Phison PS5026-E26 và lý do khiến cả 3 đều chưa thể đạt được tốc độ tối đa là do tốc độ giao tiếp của chip NAND.

Vi điều khiển Phison PS5026-E26 hỗ trợ 8 kênh NAND và để có thể đạt được tốc độ 15,754 GB/s 2 chiều tương ứng với băng thông của PCIe 5.0 x4 thì vi điều khiển này sẽ cần các chip 3D NAND dùng giao tiếp 2400 MT/s. Micron thực tế là hãng đầu tiên giới thiệu chip NAND 232 lớp dùng giao tiếp 2400 MT/s nhưng trên chiếc ổ thử nghiệm dùng vi điều khiển Phison PS5026-E26 của hãng thì tốc độ đọc của nó chỉ đạt 12 GB/s. Vấn đề ở đây là sản lượng của chip NAND 232 lớp dùng giao tiếp 2400 MT/s còn thấp, 1600 MT/s vẫn đạt sản lượng cao hơn. Vậy nên những chiếc ổ PCIe 5.0 x4 ra mắt trong giai đoạn này nếu dùng chip Micron sẽ có tốc độ hạn chế do phải dùng chip 1600 MT/s. Phải đợi đến đầu năm sau thì Micron mới đạt sản lượng chip NAND 2400 MT/s. YMTC dùng chip 2400 MT/s trên ổ TiPlus7100, có thể nói là đi trước các ông lớn ngành chip nhớ nhưng đáng tiếc nó vẫn là ổ PCIe 4.0 x4 và muốn biết hiệu năng thật sự của những con chip NAND 232 lớp 2400 MT/s của YMTC thì chúng ta phải đợi sự xuất hiện của ổ PCIe 5.0 x4.
Tom's Hardware