13 mâm đĩa vinyl định danh của những hãng nổi tiếng

AudioPsycho
3/1/2019 19:45Phản hồi: 22
13 mâm đĩa vinyl định danh của những hãng nổi tiếng
Hiện nay trên thị trường đang có khá nhiều các thương hiệu chuyên sản xuất turntable, tuy vậy những cái tên thực sự ghi dấu trong lòng người dùng quả thật không nhiều. Một số hệ thống turntable được giới audiophile xếp vào hàng "phải có", từ đó trực tiếp giới thiệu tên tuổi hãng sản xuất nó đến với người tiêu dùng. Dưới đây chúng ta hãy cùng điểm qua 13 hệ thống turntable đầu tiên đến từ các thương hiệu âm thanh nổi tiếng nhất hiện nay. Nếu như không có chúng, sự thành công và chỗ đứng của các hãng này trên thị trường âm thanh có thể sẽ khác đi rất nhiều.

Rega Planet (1973)


tinhte_turntable_rega_planet.png

Roy Gandy, sáng lập viên của Rega, vào năm 1973 đã từng có suy nghĩ rất lạ: Chất lượng âm thanh của 1 hệ thống turntable chỉ là thứ yếu, cái chính là thiết kế của nó. Gandy muốn tạo ra 1 hệ thống turntable bền bỉ với thời gian và có thiết kế cũng phải độc đáo không kém. Và thế là ý tưởng cho Rega Planet được nhen nhóm.

May mắn thay, ít lâu sau đó khía cạnh chất lượng âm thanh cũng nhanh chóng trở thành mục tiêu và Gandy đã đưa các phiên bản thử nghiệm turntable đầu tiên cho các nhà sản xuất tiềm năng. Phiên bản chính thức của Rega Planet được ra đời với mâm xoay bằng nhôm và thép có thiết kế cực kỳ độc đáo, sử dụng tonearm Acos Lustre.


Linn LP12 (1973)

tinhte_linn_sondek_lp12.JPG

LP12 là mẫu tuntable đầu tiên của Linn được thiết kế bởi sáng lập viên Ivor Tiefenbrun, người luôn cho rằng "nguồn nhạc mới là thứ quan trọng nhất trong bất cứ hệ thống âm thanh nào". Phiên bản đầu tiên của LP12 được thiết kế mà không có chân đế, tuy nhiên sau đó được thay thế bằng phiên bản đầy đủ hơn. Đây cũng được xem là mẫu turntable có chất lượng tốt nhất được xuất khẩu từ Scotland.

Michell GyroDec Reference Electronic (1977)


tinhte_mitchell_gyrodeck.jpg

Michell có thể được người dùng biết đến nhiều hơn qua mẫu turntable signature GyroDec ra mắt năm 1982, tuy vậy mẫu turntable đầu tiên của hãng là Reference Electronic cũng rất đáng để nhắc đến. Michell GyroDec Reference Electronic được lấy cảm hứng từ mẫu turntable Hydraulic Reference của Transcriptor có mặt trong bộ phim kinh điển A Clockwork Orange của đạo diễn Stanley Kubrick.

Khởi đầu từ việc chỉ gia công phần cứng cho Transcriptor, Michell sau đó tự mở thương hiệu riêng và cho ra đời chiếc Reference Electronic, sở hữu phiên bản với lớp tráng gương hoặc chân bằng đá cẩm thạch.

Wilson Benesch Turntable (1989)

Quảng cáo



tinhte_wilson_benesch_act_one.jpg

Trong năm đầu tiên xuất hiện trên thị trường âm thanh, Wilson Benesch nghiên cứu và phát triển ra mẫu turntable đầu tiên của mình với tên gọi đơn giản chỉ là Wilson Benesch Turntable. Chiếc turntable này sở hữu 2 thiết kế chưa từng có ở bất cứ sản phẩm nào khác: khung phụ bằng composite carbon fibre và tonearm cũng bằng carbon fibre (A.C.T. One). Chất liệu carbon fibre có độ cứng cao sẽ giúp giảm rung tốt hơn và hiện có mặt trong cả những dòng sản phẩm gần đây nhất của Wilson Benesch.

Sự thành công của Turntable còn giúp Wilson Benesch mở rộng quy mô đầu tư và phát thêm các sản phẩm khác, trong đó có các mẫu loa cao cấp chuyên dụng hiện nay.

Pro-Ject 1 (1991)


tinhte_pro_ject_one.jpg

Pro-Ject 1 lúc đầu được phát triển và thay đổi từ Tesla NC-500 để tạo ra 1 chiếc turntable giá rẻ phân phối ở vùng Eastern Bloc. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, sáng lập viên của Pro-Ject là Heinz Lichtenegger tự làm vài chiếc Pro-Ject 1 và bán trong shop nhỏ của mình ở Vienna. Khi đã đạt được những thành công nhất định, Heinz Lichtenegger quyết định tái khởi động dây chuyền sản xuất ở Cộng hòa Séc và tiếp tục hoạt động cho đến nay.

Quảng cáo


Phiên bản gần đây nhất của Pro-Ject 1 là Pro-Ject 1 Xpression Carbon, đồng thời hãng vẫn cung cấp các linh kiện thay thế cho khách hàng đang sở hữu những chiếc Pro-Ject 1 đời đầu.

VPI HW-19 (1980)

tinhte_vpi_hw_19.jpg

Với phần khung phụ treo và mâm nhôm được gắn chì phía dưới, VPI HW-19 là sản phẩm đầu tiên được thiết kế bời Harry Weisfeld, cũng là sáng lập viên của VPI. Hai thập kỷ sau, thêm 3 phiên bản khác được ra đời sử dụng mâm acrylic và khung phụ bằng thép acrylic không rỉ, nhìn chung khá khác biệt so với thiết kế thẩm mỹ của các dòng sản phẩm hiện nay của hãng.

HW-19 hiện đã không còn được sản xuất nhưng vẫn có các nâng cấp dành riêng cho nó.

Technics SP-10 (t (1970)


tinhte_technics_sp10.jpg

SP-10 được Technics trình làng vào năm 1970 và cũng là chiếc turntable đầu tiên sử dụng hệ thống mâm xoay direct-drive với mạch điều khiển, quang học, kiểm soát tốc độ được đánh giá là cực kỳ phức tạp và tỉ mỉ. Phần motor sẽ xoay cùng tốc độ với đĩa từ đó không cần đến các cơ chế giảm tốc (như dây đai), hạn chế được các rung động tạo ra bởi chúng.

Thiết kế này cũng cung cấp ngẫu lực mạnh mẽ hơn giúp chiếc turntable khởi động nhanh và hoạt động chính xác hơn. Thôi tôi sẽ không viết nhiều về con này vì giá đang lên cao lắm, tui còn phải mua để dành, các ông biết tên thôi đc rồi, đừng tranh với tôi 😁

Clearaudio Reference (1993)


tinhte_clearaudio_reference.jpg

Thêm 1 mẫu turntable nữa mang tên Reference, tuy nhiên đến từ Clearaudio. Phần khung của turntable được thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa cộng hưởng, khác xa với các mẫu thiết kế thông thường khác. Clearaudio Reference được gia công từ acrylic và đồng thau (sau đó được thay thế bằng thép không rỉ), đi kèm với thiết kế chân đế đặc biệt cùng thân tonearm to và nặng, đồng thời có thêm cả bộ kiểm soát cộng hưởng để có thể làm việc 1 cách chính xác nhất.

Một năm sau, Clearaudio ra mắt phiên bản cải tiến Master Reference với bộ nguồn và tonearm hoàn toàn mới, ngoài ra cũng có thêm 1 vài thay đổi nhỏ khác.

NAD 5120 (1983)


tinhte_nad_5120.jpg

5120 có thiết kế cực kỳ đặc biệt khi phần tonearm và mâm xoay được gắn lên 1 khung phụ với đế lò xo, từ đó giúp triệt tiêu khá tốt các rung động không mong muốn khi làm việc. 5120 ban đầu cũng sử dụng tonearm dẹp để thêm phần độc đáo, tuy nhiên sau đó được đổi lại thành thiết kế thông thường.

Chiếc turntable này được đánh giá cao ở khía cạnh thiết kế khi cho phép sử dụng nhiều catridge hoặc tonearm cùng lúc, đồng thời phần đối trọng gắn lò xo của nó còn có thể hấp thu cộng hưởng bằng cách rung cùng tần số với các cộng hưởng ban đầu.

Pioneer PLA-1 (1955)


tinhte-13-debut-decks-iconic-turntable-brands-11.jpg

Chiếc turntable đầu tiên của Pioneer không liên quan gì nhiều đến nhu cầu DJ, sở hữu tên gọi PLA-1. Sản phẩm sử dụng cơ chế "induction rim-drive" gồm 1 bánh xe cao su kết nối trục chính của motor với phần rìa của mâm xoay. Cơ chế này sau đó nhanh chóng được thay thế bằng thiết kế dây đai hoặc direct-drive.

PLA-1 có thể làm việc ở 3 tốc độ, nặng 13kg và có giá lúc đó khoảng £190.

Garrard 301 (1954)


tinhte_garrad_301.jpg

Garrard 301 Transcription Turntable có các phiên bản với thiết kế bearing dầu, thường được sử dụng trong các đài radio BBC. Đến năm 1965, mẫu cải tiến 401 được ra mắt với thiết kế ngoài khá khác biệt cùng bộ motor mạnh mẽ hơn trước, ngoài ra khả năng giảm tốc và thiết kế bearing cũng được cải thiện. Garrard hiện tại đang được sở hữu bởi SME với các dự án phát triển trong tương lai.

Roksan Xerxes (1985)


tinhte_roksan_xerxes.jpg

Xerxes sở hữu khá nhiều đổi mới công nghệ. Phần motor của nó sẽ xoay trên trục chính để cân bằng các sai lệch về tốc độ, ngoài ra còn có thiết kế chân đỡ thông minh hơn cho phần mâm đĩa khi sử dụng các bóng cao su thay vì lò xo như thiết kế thông thường. Điều này cũng làm cho phần ngoài của mâm nặng hơn nhằm tận dụng tối đa lực quán tính.

Oracle Delphi AC (1979)


tinhte_oracle_delphi_ac.jpg

Oracle Delphi AC có 6 phiên bản khác nhau, trong đó mẫu MkV (1995) được ưu ái và phát triển nhiều hơn cả. Sản phẩm cũng sử dụng cơ chế dây đai tuy nhiên không có thiết kế mâm 2 mảnh, thay vào đó phần dây đai sẽ xoay 1 bánh trục gắn dưới mâm đĩa, làm thay đổi độ ma sát để giảm tốc trực tiếp cho mâm.

Phần khung phụ của Oracle Delphi AC cũng được đỡ bởi lò xo, còn phần trọng lực trung tâm thì được nâng đến độ cao bằng với giá đỡ để triệt tiêu di chuyển chiều ngang của mâm đĩa. Ngoài ra còn có thêm phần kẹp để giữ đĩa ổn định hơn.

Nguồn whathifi
22 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tinh tế thật 😁 Mình thích kiểu đơn giản thế này
[​IMG]
@narutoxboy Nhu cai bep tu
@bomduc đúng như bếp từ luôn =))
Nhưng nó có giâ trị về nghệ thuật và sưu tầm. Nhiều cái đắt ngang căn nhà đấy. Âm thanh Mono nhưng không có cái Ampli điện tử nào làm được. Đầu than đi với Ampli đèn mới đỉnh. Trời sanh 1 ....bộ . Không phải ai ở thời hiện đại này đều thích và nghe được trừ các "tai già" và Audiouphile thôi. Heheheheheheh
hhiepbi
TÍCH CỰC
5 năm
Chưa thấy denon, micro seiki, luxman, thoren,....😃
@hhiepbi Luxman cho ra rìa nha. 3 thằng kia thì để viết thêm :v
Phiết CN
TÍCH CỰC
5 năm
mình thì đang nghe con rega rp1 với amply đèn EL34 cũng thú vị.
rega-rp1-union-jack-tonearm-101-cartridge-carbon-limited-editon-sale.jpg
kytero
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vừa thấy tựa bài, là đã kéo lên xem có đầu Technic nào được list kg, đúng ngay mục viết về nó thì đọc luôn kết luận của ad 😁
@kytero uh đừng tranh, nhất là sp10-mk3...tui đang rình nó trong mỏi mòn .... T_T
kytero
ĐẠI BÀNG
5 năm
@AudioPsycho Thôi, cái này không bon chen 😃 tui cũng đang hạnh phúc với em Micro MR611 rồi 😃 Tại hồi đó vuột mất con Technic SL1200 nên hơi tiếc vì vẫn thích Technic hơn
@kytero sl1200 là con sp10 thu nhỏ đó ấy ei, mua con này dùng rất là lành, chỉ service lại phần tụ và tra dầu lại motor thoy !
HuyBoss9001
ĐẠI BÀNG
5 năm
ủa AR cũng có 1 e huyền thoại mà ta. Chưa kể Technics Sl-1200 siêu kinh điển
@HuyBoss9001 AR dùng cơ chế 3 điểm chống rung như Linn, trong đám 3 point suppression thì Linn là thằng đi tiên phong nghiên cứu đầu tiên.
SL-1200 chỉ là hàng cóc ké sau SP-10. Tốt thì tốt, nhưng nếu chỉ lấy đại diện 1 con làm tinh hoa của hãng thì Sp10 mới là xứng đáng.
HuyBoss9001
ĐẠI BÀNG
5 năm
@AudioPsycho Đúng là SP-10 hay nhất nếu xét thành công của Technics phải kể đến 1200 từ mức giá, các kiểu, chứ sp-10 mấy ng đc sở hữu 😁
ali
Trứng
5 năm
Các bác cho em hỏi SP-15 so với SP-10 có cải thiện gì không ạ? giá cả ra sao?
hhiepbi
TÍCH CỰC
5 năm
@AudioPsycho Motor của e có đường mass riêng: dây nguồn 2 chấu. Ht của e nối đất rồi. Nếu không nối đất cho motor mâm thì nghe rất tốt, nhưng nối mass cho motor mâm thì tiếng bị bó, hẹp và gai. Chỗ này thực sự đau đầu quá bác. Nó ảnh hưởng cả hệ thống của e: nghe cd cũng vậy bị bó, hẹp sân khấu.
@hhiepbi Thực ra thì các mâm cổ, trừ mấy con pioneer pl50 hay pl70 ra thì tụi nó đều phải đấu ground riêng. Em ko nghĩ là do ground của mâm gây ra hiện tượng trên, anh xem cực của điện AC nó đúng nóng-lạnh chưa?
hhiepbi
TÍCH CỰC
5 năm
@AudioPsycho Cực nóng - lạnh đúng rồi bác, đấu đúng từ đồng hồ vào bacl. Dây nguồn hãng shunyata toàn tập nên việc nhầm nhọt cực là loại bỏ: mâm thì e test bằng tai cho việc cắm nguồn 2 chân.
@hhiepbi Anh đang xài mâm gì hả?
Em xem thử có giúp đc gì ko?
Em mới mua thử 1 con Denon DF-7000 để về nghiên cứu vì nó chỉ sau con 100M đắt vãi chưởng của Denon thoy, con này hay thiệt mà nó service nó khoai quá, em đang đau đầu vì cái mạch AC-DC-AC của nó, trôi tốc miết, mai sẽ thử tháo phần sensor đo đầu từ với cục than đề của nó 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019