2 kính thiên văn vũ trụ Kepler và Spitzer lần đầu tiên phát hiện ra mây trên một ngoại hành tinh

bk9sw
2/10/2013 13:37Phản hồi: 60
2 kính thiên văn vũ trụ Kepler và Spitzer lần đầu tiên phát hiện ra mây trên một ngoại hành tinh
Kepler-7b.jpg
Kepler-7b so với sao Mộc.​

Bằng việc sử dụng kính thiên văn vũ trụ KeplerSpitzer của NASA, các nhà thiên văn mới đây đã bản đồ hóa những đám mây đầu tiên được phát hiện trên một ngoại hành tinh (exoplanet). Đám mây xuất hiện trên ngoại hành tinh Kepler-7b - 1 trong số 5 hành tinh đầu tiên được phát hiện bởi Kepler trong sứ mạng của mình. Kepler-7b được ví như phiên bản nóng của sao Mộc với kích thước lớn hơn 1,5 lần nhưng khối lượng thì chưa bằng một nửa và trọng lực rất thấp.

Với tỷ trọng thấp thứ 2 trong số những ngoại hành tinh từng được phát hiện, Kepler-7b bay trên một quỹ đạo cách sao chủ của nó 8,9 triệu km với độ dài 1 năm tương đương 5 ngày Trái Đất. Nhiệt độ của Kepler-7b dự đoán khoảng từ 800 đến 1000 độ C. Mức nhiệt độ này được xem "mát" đối với một hành tinh quay quá gần sao chủ như vậy. Thêm vào đó, Kepler-7b cũng có suất phân chiếu rất cao.

Mặc dù khí quyển của hành tình được cho là quá nóng và mỏng nhưng nhiệt độ khá mát bên trong đã chỉ ra rằng ánh sáng đã dội lại từ các đám mây trên cao tại tây bán cầu trong khi bầu trời phía đông lại quang đãng. Với nhiệt độ gấp đôi nhiệt độ nóng chảy của chì cùng thành phần chủ yếu của mây là silicat nên có thể dự đoán khi đổ mưa, thứ rơi xuống bề mặt Kepler-7b từ các đám mây không phải là nước mà là … kính hay tinh thể silic.

Thomas Barclay, nhà khoa học lãnh đạo chương trình NASA Kepler tại viện nghiên cứu Ames, Moffet Field, California cho biết: "Kepler-7b phản xạ nhiều ánh sáng hơn so với các hành tinh lớn nhất mà chúng tôi đã phát hiện. Điều này có thể quy cho những đám mây tồn tại trong tầng khí quyển trên cùng. Không giống như mây trên Trái Đất, hình hài của những đám mây trên Kepler-7b dường như không đổi qua thời gian và có thể nói thời tiết trên hành tinh này ổn định một cách đáng ngạc nhiên."

Spitzer.jpg

Kepler đã phát hiện ra Kepler-7b bằng cách đo cường độ ánh sáng của các ngôi sao khi có một hành tinh bay cắt mặt. Sự thay đổi đột ngột về độ sáng gợi ý khả năng hiện diện của một hành tinh. Độ phân giải của kính thiên văn Kepler cho phép nó nghiên cứu về vành cong ánh sáng của một hành tinh một cách chi tiết khi hành tinh này đi qua sao chủ (tương tự như các kỳ trăng), qua đó Kepler sẽ phát hiện ra một điểm sáng trên bản đồ các hành tinh. Tuy nhiên, nhược điểm của các đo đạt này là không thể xác định ánh sáng mà Kepler phát hiện thực chất được dội lại từ các đám mây hay một điểm nóng nào đó.

Lúc này, kính thiên văn vũ trụ Spitzer sẽ giải quyết phần việc còn lại. Spitzer là một kính thiên văn hồng ngoại, hoạt động ở nhiều bước sóng khác nhau. Qua đó, Spitzer có thể loại trừ các nghi vấn như điểm nóng và xác nhận những đám mây là nguyên nhân gây phản xạ ánh sáng.

"Với việc quan sát Kepler-7b bằng kính thiên văn Spitzer và Kepler trong hơn 3 năm, chúng tôi đã có thể tạo ra một bản đồ đám mây của hành tinh khí khổng lồ này mặc dù độ phân giải vẫn chưa cao. Chúng tôi không kỳ vọng có thể nhìn thấy những đại dương hay lục địa trên những hành tinh như Kepler-7b nhưng chúng tôi đã phát hiện ra một dấu hiệu rõ ràng rằng trên đó có mây," Brice-Olivier Demory - một nhà nghiên cứu đến từ viện công nghệ MIT cho biết.

Theo: Gizmag
Nguồn: NASA
60 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay thật
Có lẽ nào...
tanngocvo
ĐẠI BÀNG
11 năm
Ơ, mình tưởng là tạm thời ngừng hoạt động rồi mà nhỉ? :eek:
Tốn bi nhiêu tiền rồi nhỉ!?
có mây, chắc sẽ có cầu vồng 😁
Có mây. Nhưng mây này có lẽ có axit 😁
anhtaiqb
TÍCH CỰC
11 năm
hi vọng có sự sống 😁
@anhtaiqb 800-1k độ thì sống thế lào. Nếu có chắc toàn là siêu nhiên


Sent from my iPhone using Tapatalk - now Free
Công nhận con người thật là vĩ đại. Sắp nắm trùm vũ trụ rồi, qua hành tinh khác bắn ruồi, săn thú j/k
vandatAT
TÍCH CỰC
11 năm
Vũ trụ bao la. Không biết liệu có sự sống ở 1 nơi xa xôi nào ngoài trái đất và liệu con người có khả năng tìm ra không 😃.
@vandatAT Dù tìm ra và đi tới được thì chắc gì nơi ấy còn tồn tại.
@vandatAT Chắc chắn 1 điều là có, vì không gian bao gồm rất nhiều thiên hà, thiên hà của chúng ta chỉ là 1 cái trong vô số cái, nên chắc chắn rằng trong các thiên hà khác đó, sẽ có 1 hành tinh có nước như trái đất. Nhưng tiếc là con người chưa thể vượt ra ngoài thiên hà của chúng ta.
có bác nào am hiẻu thiên văn học giải thích hộ em vụ làm thế nào xác định được rằng khối lượn hành tinh này chỉ bằng nửa mộc tinh không ạ?
@haiiou chắc họ người ta đo bằng lượng ánh sáng mà kính thiên văn tiếp nhận được
@haiiou Đo quang phổ và độ bức xạ của vật chất trên hành tinh, người ta biết dc loại quang phổ phát ra để xác định những thành phần hóa học chính trên đó, bít dc mật độ vật chất từ việc đo độ mạnh yếu của bức xạ thu dc, có kích thước của hành tinh nữa thì tính dc khối lượng thôi. Như trái đất thì thành phần chính là SiO2, H2O và N2.
x264
TÍCH CỰC
11 năm
@toilangthang0831 Google search với "how to measure planet mass" cho ra rất nhiều article về vấn đề này. Mình dẫn lại vài trang:

http://en.wikipedia.org/wiki/Planetary_mass
http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=how-do-scientists-measure
http://www.astronomynotes.com/solarsys/s2.htm



Về cơ bản họ dùng định luật hấp dẫn của Newton như hình vẽ trên. F = GmM/r², m là khối lượng vệ tinh, M là khối lượng sao chủ, G là hằng số (có người đã tính đuợc hằng số này bằng thực nghiệm), r là khoảng cách giữa vệ tinh và sao chủ, F là lực hấp dẫn hướng tâm. Triển khai công thức này GmM/r² = mv²/r = mrω² = mr(2π/P)², cuối cùng thành phần m sẽ bị triệt tiêu, M = r³(2π/P)²/G, với P là thời gian vệ tinh quay được 1 vòng quanh sao chủ. Bằng công thức này người ta tính được khối lượng của sao chủ hoặc các hành tinh có vệ tinh bay quanh.

Với các hành tình không có vệ tinh bay quanh, người ta tính khối lượng của nó bằng cách xem xét lực hấp dẫn của nó lên các hành tinh khác, tuy nhiên công thức sẽ phức tạp hơn nhiều. Còn với các thiên thể nhỏ bay trong không gian, người ta chủ yếu ước lượng thôi, hoặc là khi họ phóng con tàu vũ trụ nào đến gần thiên thể đó thì họ có thể đo đuợc trực tiếp qua lực hấp dẫn của thiên thể đối với con tàu.

Mình chưa tìm thấy thông tin nào về phương pháp dùng ánh sáng hay quang phổ, hay dùng các thành phần hoá học của hành tinh để đo khối lượng của hành tinh đó như một số comment khác.

Mình chủ yếu dịch lại thôi. Bác nào vào giải thích tốt hơn thì giải thích, đừng có dùng từ ngữ mất thiện cảm với mình.
@x264 Cám ơn bác về bài viết này.
Mình nhớ (không chính xác lắm) là có đọc về hiện tượng nhật thực, khi mặt trời bị che khuất sẽ quan sát được các ngôi sao ở phía sau. Qua đó thấy rằng, ánh sáng bị lệch khi đi qua mặt trời( đúng theo thuyết tương đối của Anhxtanh). hiện tượng trên cũng là căn cứ để đo khối lượng thiên thể khi thiên thể đi qua luồng ánh sáng. Theo mình có 2 trạng thái cần biết: khi thiên thể cách xa luồng as=> k có lực hấp dẫn; thứ 2 là khi thiên thể lại gần, lực hấp dẫn tác động làm thay đổi hướng as.
Nguyên tắc là vậy, nhưng công thức tính toán mình nghĩ sẽ k hề đơn giản,
chuẩn bị đổ bộ thôi....
Có mây là sẽ có mưa, có mưa là có nước, mà có nuớc là có sự sống......
Có lẽ nào....
P/S: Em chém tí, xin các bác nhẹ tay
@tú tầu Có mưa nhưng mưa có nhiều loại, nhiều khi lên hành tinh nào đó, mang túi ba gang hứng kim cương mang về bán đổ sạp ngoài chợ 😆
@tú tầu Mặc dù khí quyển của hành tình được cho là quá nóng và mỏng nhưng nhiệt độ khá mát bên trong đã chỉ ra rằng ánh sáng đã dội lại từ các đám mây trên cao tại tây bán cầu trong khi bầu trời phía đông lại quang đãng. Với nhiệt độ gấp đôi nhiệt độ nóng chảy của chì cùng thành phần chủ yếu của mây là silicat nên có thể dự đoán khi đổ mưa, thứ rơi xuống bề mặt Kepler-7b từ các đám mây không phải là nước mà là … kính hay tinh thể silic.
Đọc kỹ xem có nước không nhé...cmt lấy top à
@tú tầu mưa axit thì sao nhỉ? 😁
Dahaka321
TÍCH CỰC
11 năm
còn lâu lắm mới hình thành một hành tinh như trái đất
Dahaka321
TÍCH CỰC
11 năm
mấy bác này chắc học lý 12 siêu sao lắm
hoangmao
ĐẠI BÀNG
11 năm
Mưa mà toàn tinh thể silic hoặc kính. Thể loại mây gì đây ???
SlayerX
TÍCH CỰC
11 năm
@hoangmao Mây là vật chất ở thể hơi, như trái đất nhiệt độ bề mặt vừa phải thì là hơi nước, còn những hành tinh như thế này thì là hơi kim loại. Mưa là do nhiệt độ của mây giảm thấp hoặc áp suất tăng cao thì gây ra sự ngưng tụ chuyển hoá sang chất lỏng hoặc rắn, ở trái đất thì hơi nước dĩ nhiên chuyển thành nước hoặc băng đá, ở đây thì hơi kim loại chuyển thành tinh thể rắn, đơn giản thế thôi bác ạ.
Với mức nhiệt độ trên thì con người chưa kịp đặt chân lên đã thành heo quay rồi 😁
@kenny81_hp Dự là trên đó có rất nhiều khỉ đá đang luyện mắt 😆))))
nhiệt độ kinh thế nhỉ
@phamloc_ct Thấy người ta bảo thế là " mát " mà , kiểu như trưa hè mà có 30 độ thôi ý !
zxuxxuz
TÍCH CỰC
11 năm
Ở đó Apple sẽ không có bản lock nào cả (nhất là mạng Softbank). Còn bản quốc tế thì cứ gọi là rẻ như cho. Ở đó OS up lên down xuống thoải mái mà không gặp bất cứ trở ngại nào...
@zxuxxuz Nói như bác thì ở đó Bác nào mà có con 1280 dùng chắc vip n hất hành tinh rồi, còn Iphone thì rẻ như cho nên chỉ cùi bắp mới dùng 😁
@zxuxxuz Ở đó điện thoại tàu khựa là bá chủ, S40 đang thịnh hành còn iOS và Android đã là quá khứ :v
Và nhất là ở đó, a e tinhte cùng đoàn kết dùng 1200, kệ mie táo và Sam :v
đề nghị kiểm tra chỗ này, nhiệt độ cao gấp 10 lần độ nóng chảy của chì may ra mới làm bay hơi được silicat nữa là có 1000 độ thì kiếm đâu ra mây silic được
@princez Tùy thuộc áp suất nữa, kích thước khổng lồ thế mà quá nhẹ thì áp suất cực thấp. Áp suất cực thấp thì nhiệt hóa lỏng và hóa hơi cũng sẽ cực thấp. Biết đâu 0 độ C trên này chì đã hóa lỏng thì sao
SlayerX
TÍCH CỰC
11 năm
@princez Thay đổi áp suất cũng gây ra sự chuyển hoá được bác ạ, không cứ phải là nhiệt độ cao. Mời bác đọc lại nguyên lý của máy lạnh bác sẽ hiểu 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019