48 triệu nghiên cứu khoa học được đánh cắp và phát hành miễn phí để phổ biến kiến thức

ND Minh Đức
12/2/2016 10:3Phản hồi: 108
48 triệu nghiên cứu khoa học được đánh cắp và phát hành miễn phí để phổ biến kiến thức
48 triệu nghiên cứu khoa học đã được phát hành miễn phí trên internet bởi nhà khoa học nữ Alexandra Elbakyan. Đây đa số là các nghiên cứu đã được bình duyệt và bà đã lập hẳn một trang web để chia sẻ các nghiên cứu này dễ dàng hơn tới những ai cần nó. Mặc dù có ý kiến cho rằng đây là việc làm vi phạm pháp luật, người khác lại cho rằng khoa học không thuộc sở hữu của ai,... nhưng hiện tại, nhiều người gọi bà là một Robin Hood của giới học thuật.

Từ năm 2011, Elbakyan đã thành lập trang chia sẻ báo cáo khoa học Sci-Hub và người ta thường gọi đùa đây chính là Pirates Bay của giới học thuật. Elbakyan là một nhà thần kinh học người Nga. Xuất phát từ việc không thể truy cập tới các tài liệu để phục vụ nghiên cứu của cá nhân, bà đã thành lập trang web này để mọi người có hoàn cảnh như bà có thể dễ dàng tìm được tài liệu cần thiết. Cho tới hồi cuối năm ngoái, tòa án New York đã ra yêu cầu gỡ bỏ trang web này và Elbakyan quyết định phản đối với lập luận rằng khoa học không thuộc về bất cứ ai.

Elbakyan cho biết: "Việc trả 32 đô la cho một nghiên cứu mà bạn cần chỉ để đọc lướt qua hàng chục hoặc hàng trăm trang báo cáo để phục vụ nghiên cứu là vô lý. Tôi lấy được những nghiên cứu đó bằng cách đánh cắp. Tất cả mọi người cần có quyền truy cập tới những kiến thức bất kể khả năng tài chính hoặc nguồn gốc của họ và đây là điều hoàn toàn hợp pháp."


Việc làm này nghe có vẻ giống như Robin Hood thời hiện đại, "cướp của người giàu, chia cho người nghèo" nhưng thật ra, hiện nay không chỉ những người nghèo không thể tiếp cận được với các báo cáo khoa học, các tạp chí lớn bắt đóng phí hàng tháng,... mà cả những đại học lớn như Harvard hoặc Cornell cũng từng thừa nhận rằng họ không đủ sức để đáp ứng các khoảng phí này. Thậm chí, hơn 15.000 nhà khoa học còn cùng nhau ký tên vào một tuyên bố chung nhằm kêu gọi tẩy chay việc thu phí quá cao để truy cập các nghiên cứu.

Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại. Các tạp chí lớn cũng cần phải có kinh phí để khích lệ những nhà nghiên cứu có tên tuổi tham gia bình duyệt các nghiên cứu và trước khi được công bố trên internet, đây là một công việc quan trọng trong quá trình phổ biến kiến thức. Dù vậy, những năm gần đây, người ta bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng điều này có còn giúp ích cho sự tiến bộ của khoa học hay không. Trên thực tế, có không ít trường hợp phía nhà xuất bản nghiên cứu đòi số tiền lớn từ các nhà khoa học để công bố nghiên cứu của họ.

Trong một văn bản gởi tòa án New York, Elbakyan lập luận rằng: "Họ cảm thấy chịu áp lực khi làm điều này. Nếu một nhà nghiên cứu muốn được công nhận, làm nên sự nghiệp, anh ấy hoặc cô ấy phải được công bố nghiên cứu bởi một tạp chí nào đó." Và do đó, Sci-Hub ra đời. Hoạt động của nó là khi bạn tìm một nghiên cứu nào đó, hệ thống sẽ ngay lập tức cố gắng tải nó về từ cơ sở dữ liệu của trang liên kết là LibGen. Nếu không có thì Sci-Hub sẽ qua mặt khâu thanh toán của tờ tạp chí đó bằng nhiều access keys được cung cấp bởi các học viện khoa học giấu tên (cám ơn mấy anh điệp viên khoa học 😁)

Nói cách khác, với Sci-Hub thì gần như bất cứ báo cáo khoa học nào, bao gồm của các trang lớn JSTOR, Springer, Sage và Elsevier,... đều được cung cấp miễn phí tới người đọc. Đồng thời, nếu LibGen chưa có thì họ cũng sẽ lưu lại một bản để người đến sau có thể tải về dễ hơn. Tất nhiên, đối với người dùng cá nhân ít tiền thì đây được xem như chén thánh giúp họ truy cập tới kiến thức mà không mất tiền. Ngược lại phía nhà xuất bản thì tất nhiên sẽ không đồng ý việc cái họ bán bị đánh cắp như vậy.

Năm ngoái, tòa án New York đã yêu cầu tịch thu tên miền của Sci-Hub và Elbakyan phải đối mặt với số tiền bồi thường ít nhất là 750 tới 150.000 đô la cho mỗi nghiên cứu bị đánh cắp. Tổng cộng thì số tiền có thể lên tới hàng triệu đô la. Phía Elbakyan cũng không phải là chịu thua. Bà quyết định đâm đơn kháng cáo và kiện ngược lại nhà xuất bản Elsevier bởi mô hình kinh doanh của họ là vi phạm pháp luật. Bà cho rằng tri thức không thuộc sở hữu của bất kỳ ai và phải được cung cấp tới tất cả mọi người cần nó. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề còn tiếp tục gây tranh cãi và kết quả của vụ kiện này dù ai thắng ai thua sẽ tạo thành một tiền lệ trong tương lai.

Tham khảo Bigthink, TR
108 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

x_chien
TÍCH CỰC
8 năm
tốt thôi, quan trọng là 2 vấn đề thu tiền để phát triển và ko thu tiền để ai cũng có thể dùng.
Giải pháp đơn giản là thế này, chỉ thu tiền tổ chức sử dụng nó mà ko thu tiền cá nhân.
@MoVo Thực chất đã có trang ArXiv khá nổi tiếng để upload lên rồi ạ. Mà vẫn có mấy lão vẫn muốn lên tạp chí 😁
x_chien
TÍCH CỰC
8 năm
@SilverA bác nói hơi khó hiểu và bài viết cũng chả đề cập gì đến thương mại hay ko, tóm tắt ý chính của mình là dùng những công trình nghiên cứu trên để nâng cao kiến thức chuyên môn cho cá nhân hoặc phổ cập giáo dục thì nên free, việc đó góp phần thúc đẩy khoa học phát triển thì quá ok, nếu ví kiến thức giống như hạt mầm nhưng mỗi lần chỉ trồng 1 ít hạt mầm giới hạn, thì muốn hình thành 1 khu rừng bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn, hơn là 1 lần trồng toàn bộ hạt mầm trong tay, kiến thức dc càng nhiều người biết đến thì khoa học càng có cơ hội phát triển và đột phá

còn việc người đó có thể dùng nó để tạo ra sản phẩm hay cái gì đó thực tế để bán ra thì lúc đó đã thành tổ chức rồi, nếu có dấu vết sử dụng công trình nghiên cứu để thu lợi thì cứ thế mà lấy tiền thôi, đóng nghiên cứu thành sách xong cho sinh viên đọc cũng là thu lợi rồi, vì nhà trường cũng là mô hình kinh doanh chứ ko free, đương nhiên thu lợi ở đây nó phải tùy vào mục đích sử dụng của từng tổ chức chứ ko phải cứ tính giá chung chung hết, còn nữa nếu công trình khoa học đó ko thể áp dụng vô cuộc sống và ko dc truyền lại cho thế hệ sau thì việc có thu phí hay ko trở thành vô nghĩa, đơn giản là ví dụ về công nghệ sản xuất thép damacus hoặc bê tông cổ xưa bị thất truyền vì chỉ phổ cập trong một nhóm người
consolevn
ĐẠI BÀNG
8 năm
@MoVo Bà đó không liên hệ với tác giả vì khi tác giả xuất bản phải ký giấy nhượng toàn bộ bản quyền xuất bản của bài báo đó cho Nhà xuất bản. Hơn nữa để liên hệ với tác giả thì mất rất nhiều thời gian (vì có hàng trăm nghìn tác giả), và không phải tác giả nào cũng có thời gian ngồi trả lời yêu cầu.

Trang Sci-Hub chỉ ảnh hưởng đến Nhà xuất bản, chả ảnh hưởng gì đến nhà khoa học cả.
oldman20
TÍCH CỰC
4 năm
@cucunktvn thanks bác, giờ mơi bt trang này
whiskey299
ĐẠI BÀNG
8 năm
Được đánh cắp😔
duckpro9x
ĐẠI BÀNG
8 năm
@whiskey299 dịch thế chuẩn rồi còn gì , cơ mà nếu bà kia thua kiện ko có tiền trả thì phải đi tù à? mà 32$ cho 1 tài liệu nghiên cứu thì quá đắt còn gì
@whiskey299 vâng, được đánh cắp 😁
@duckpro9x 32 đô chi một nghiên cứu còn rẻ chán đấy. Có những nghiên cứu lớn mất hàng tỉ đô để làm được. Đâu phải dễ dàng.
vythanh
CAO CẤP
8 năm
Không ổn lắm. Nhưng ủng hộ chỉ thu phí khi cá nhân tổ chức sử dụng kiến thức đó để kinh doanh.
consolevn
ĐẠI BÀNG
8 năm
Bà này là người Nga, máy chủ của sci-hub đặt ở Nga. Mấy nhà xuất bản có mà kiện thế chứ có kiện nữa cũng chả làm gì được nhau. Địa chỉ trang này đã bị rất nhiều DNS service loại bỏ, cơ mà IP tĩnh thì vẫn còn, anh em cho IP tĩnh vào là truy cập ngon lành cành đào. Mấy nhà xuất bản như Springer, ScienceDirect thì nhiều tạp chí nhưng tạp chí hàng đầu thì phải là Nature, Science...Các bài viết trên các tạp chí này thường khó kiếm, kể cả đối với sinh viên các trường đại học lớn ở các nước phát triển. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam cũng không đăng ký các tạp chí này (http://db.vista.gov.vn/).

Cơ mà đã có Sci-hub và Nhóm tải tài liệu khoa học. Ngoài ra ebook thì có http://bookzz.org/ cơ man sách, đặc biệt sách học, toàn bản đẹp mới đau chứ.

Tiện thể các bác IT cho em hỏi, em có cơ sở dữ liệu của sci-hub dưới dạng SQL (file sql), bây giờ muốn khai thác nó thì phải làm thế nào? Em đã cài mySQL, chọn import mà không hiểu sao không được.
yuki250893
ĐẠI BÀNG
8 năm
@consolevn cho em xin địa chỉ với bác, thank bác
@consolevn Tham khảo bên stackoverflow: http://stackoverflow.com/questions/4790249/how-to-open-sql-fileshttp://stackoverflow.com/questions/4640463/import-sql-file-in-access

Chúc cậu thành công

p/s: Trước mình chỉ import dc file txt chứa syntax tạo table SQL thôi, mình cũng chưa thử import các file SQL lớn sẽ thế nào (nhỏ chừng 200-300kb thì dc)
consolevn
ĐẠI BÀNG
8 năm
@MTo3U Không hiểu ý này lắm. Các bài báo được share trên libgen hay sci-hub đều là các bản gốc lấy từ Nhà xuất bản, tất cả đều ở dạng PDF vì nó phải được xuất bản như vậy.

về SQL thì down trực tiếp từ libgen: http://libgen.org/dbdumps/
@consolevn sorry, your provided links ò bôokzz í not work, it í dead, please update it, find some good sites hêre https://toptenalternatives.co/bookzz/ to dơnload free ebooks
Một hành động tuyệt vời !
Ăn cắp thì vẫn là ăn cắp, ngta nghiên cứu mất bao nhiêu đầu tư của cải, lại đem bố thí ko à
Robinhood hay Lương Sơn Bạc cũng chỉ là thằng ủng hộ cho đội ngũ hay ăn và lười lao động thôi
Ý kiến chủ quan và em nghĩ nó cũng là khách quan
@quocanh_ltk 1 paper cỡ 30$, để viết 1 paper cần tham khảo khoảng >100 papers khác, nếu không ở các trường, viện nước ngoài có mua thì cũng khó mà có paper để đọc, ở việt nam có mua acc của NASATI cũng chỉ down được 1 số ít. Theo thánh thì phải làm thế nào? ;))
TheWingAg
ĐẠI BÀNG
8 năm
@quocanh_ltk Công bố lên báo rùi B ak. Nó ko còn là bí mật. Tiện thế là viết lên báo rùi nhưng vẫn còn giấu đi rất nhiều thứ nhé B. Vấn đề đây là "ăn cắp" của tạp chí thôi. 😃
Police01267
ĐẠI BÀNG
8 năm
vừa mừng ,vừa lo😔
Hay lắm đây !!! Kính chúc các nhà khoa học sang năm mới Bính Thân 2016 sức khỏe dồi dào để cống hiến nhiều hơn nữa cho nhân loại để tiến tới một xã hội nhân loại toàn là những vị Phật có quyền năng vô hạn trong tương lai nhé !!!
badboyasd
TÍCH CỰC
8 năm
lên nộp phí thành viên, 1 mức phí nào đó vd:100 usd bạn sẽ được tiếp cận với 1 lượng tài liệu nhất định chẳng hạn 500 tài liệu. việc để 1 tổ chức độc quyền công bố các tài liệu khoa học chỉ vì tạp chí đó có uy tín và cho phép nó thu phí quá cao trên 1 tài liệu như vậy là 1 sự cản trở khoa học và có thể coi là 1 sự trục lợi vô đạo đức.
mrford105
TÍCH CỰC
8 năm
Mặc dù mình nghèo nhưng ko ủng họ. Lí do ảo thật, ra đường ăn xin đòi hỏi gạo, nước là cần thiết cho cuộc sống thế là đi ăn cắp à?
Mình không tranh cãi về việc bên nào đúng. Ngay khi đọc tít bài bày, mình đã biết thế nào cũng đề cập đến trang Sci-hub. Mình đang là sinh viên thực hiện khoá luận tốt nghiệp (KLTN). Nếu không có trang Sci-hub này, có lẽ công việc của mình sẽ chẳng thể đâu vào đâu được. Trường mình yêu cầu KLTN phải "căn cứ" trên một NCKH quốc tế được công bố, tức có tầm về uy tín vì được kiểm định bởi rất nhiều chuyên gia. Đến thời điểm hiện tại, để hoàn thành khâu chọn đề tài, mình đã phải đọc không dưới 200 paper. Cứ ước tính 35$/paper thì mình có lẽ đã phải trả 7000$ dù hiện tài mình vẫn chưa tìm được 1 NCKH nào ưng ý.
Marko_Ng
ĐẠI BÀNG
8 năm
Chỉ những ai phải làm NCKH mới hiểu. Đây chẳng phải vấn đề của riêng VN hay bất cứ quốc gia nào, ngay cả những sinh viên hay nghiên cứu sinh của các nước cũng rất đau đầu.
trời ơi ân nhân của e đây rồi, e toàn download trên đó để làm luận văn, mà mấy tháng nay sập mất rồi còn đâu 😔(((
Theo mình biết thì tiền trả cho việc download papers sẽ không được trích cho tác giả tức các nhà KH, thậm chí nếu các tác giả muốn nghiên cứu của mình miễn phí tức open access, thì họ còn phải trả phí cho NXB.
Nhiều thánh đạo đức bay vào đây ko biết hiểu chữ nghiên cứu khoa học là gì ko nữa @@ Và cũng có biết tác giả của những nghiên cứu này là ai và có nhận đc mấy đồng tiền "công" ko? Chẳng lẽ ko ai thấy lạ là toàn các nhà xuất bản kiện thôi à, các tác giả họ ko đả động gì à? Nên hiểu giới tri thức họ vô cùng nhạy cảm và có lòng tự trọng cao.
Lulu tetinh
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mấy thằng có pulish bài báo nó ko quan tâm có phí hay miễn phí đâu. Mà phí đăng báo rẻ òm.
@Lulu tetinh bộ tưởng dễ mà làm 1 bài ISI à ;)) vn có 1 đống gs không có bài ISI nào đấy thôi 😆, mà phải ra bài mới có thưởng, vậy thì dễ mà có tiền để open access chắc ;))
@Lulu tetinh Kinh tế thì có chút khacs biệt chứ chính trị vẫn gốc to lắm 😁
bladza
ĐẠI BÀNG
8 năm
@micatty82 Tưởng DH Quốc tế trong Sài Gòn cũng thưởng vài trăm củ cho 1 bài ISI cơ mà, quảng cáo à?
TheWingAg
ĐẠI BÀNG
8 năm
@micatty82 Mình ko tin có đc 1 bài báo ISI mà lại ko có đc thưởng 1 xu nào? Ko ít thì nhiều. ĐH BK Hà Nội là 1 trường ĐH danh tiếng chẳng lẽ ko? Theo mình đc biết thì ĐH KHTN (ĐH QGHN) là có. Để có 1 bài ÍSI cực khó. 1 NCS mà có 1 bài ISI thì lúc bảo vệ gần như nắm chắc.
Nhóc Beel
ĐẠI BÀNG
8 năm
Các nhà đạo đức học trên đây đã có khi nào cần tham khảo 1 NCKN nào chưa nhỉ ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019