5 điều bạn nên biết về ca cấy ghép đầu có thể sẽ được thực hiện vào năm nay

MinhTriND
8/9/2017 19:39Phản hồi: 121
5 điều bạn nên biết về ca cấy ghép đầu có thể sẽ được thực hiện vào năm nay
Theo dự kiến, ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên trong lịch sử y học sẽ được thực hiện vào khoảng cuối năm nay - 2017. Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch thì từ giờ cho đến lúc đó không còn bao lâu và đây có lẽ là thời điểm thích hợp để chúng ta bắt đầu tìm hiểu sơ qua về vấn đề này. Dưới đây câu trả lời cho 5 thắc mắc có lẽ là phổ biến nhất về cấy ghép đầu, mời các bạn theo dõi.

Tại sao chúng ta gọi là "ghép đầu" mà không phải "ghép cơ thể"?


“Ghép đầu” thực chất là thuật ngữ đã có từ thế kỷ trước, khi các ca thí nghiệm ghép đầu ở chó và khỉ được tiến hành. Đây là cách các bác sĩ gọi kiểu phẫu thuật này lúc bấy giờ, và không thay đổi kể từ đó.

Về mặt kỹ thuật, gọi đó là “cấy ghép cơ thể” hay ghép thân thì sẽ chính xác hơn, bởi vì cái đầu trong trường hợp này là đại diện (phần mang ý thức) của người nhận được phần cơ thể mới. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng đây cũng không phải một ca cấy ghép toàn bộ cơ thể. Thuật ngữ “cấy ghép cơ thể” thường được sử dụng để mô tả một thủ tục mà bộ não của một sinh vật, sẽ được cấy ghép vào cơ thể và hộp sọ của sinh vật cùng loài khác.

Giáo sư Sergio Canavero - giám đốc Trung tâm giải phẫu thần kinh Turin Advanced Neuromodulation Group, là một trong những người sẽ thực hiện ca ghép đầu vào năm nay đã đề xuất thuật ngữ “cấy ghép đầu” để mô tả rõ ràng hơn, cho biết ca phẫu thuật có liên quan đến việc ghép cả đầu và não.


Có gì khác biệt giữa ghép não và ghép đầu?

ghep-dau-tinhte-01.jpg

Ghép não nghĩa là lấy não từ hộp sọ của một bệnh nhân ra, sau đó đặt nó vào trong một hộp sọ khác của người hiến tạng. Thủ tục này khó thực hiện hơn nhiều so với cấy ghép đầu, vì quá trình tách não diễn ra vô cùng phức tạp, sao cho không gây tổn hại đến các mô vốn rất mỏng manh.

Kỹ thuật cấy ghép đầu này có thể sử dụng cho việc ghép đầu được bảo quản bằng công nghệ đông lạnh Cryonics?


Câu trả lời là: Không. Kỹ thuật ghép đầu sắp thực hiện đòi hỏi cần có một cái đầu cũng như bộ não khỏe mạnh. Hiện vẫn chưa rõ kỹ thuật làm lạnh Cryonics có thể "rã đông" một cái đầu được bảo quản, sau đó phục hồi các mô não được hay không.

Phẫu thuật ghép đầu có tổn hại gì đến tâm lý?


Một số người được phẫu thuật cấy ghép khuôn mặt hay tay chân mới, thường tỏ ra thương tiếc đối với sự mất mát của một phần cơ thể cũ của họ, hoặc cảm thấy có sự mâu thuẫn trong nhận thức. Vài nghiên cứu cũng từng chỉ ra rằng các dữ liệu bên trong cơ thể của chúng ta, chẳng hạn như nhịp tim hay nhịp dạ dày, cũng có thể ảnh hưởng đến sức mạnh ý chí, tình cảm và ngôn ngữ. Ai dám chắc rằng người bước ra từ phòng mổ có còn giống với người bước vào?

Còn có lợi ích nào khác sau cấy ghép, ngoài việc nhận được một cơ thể mới khỏe mạnh hơn?

Quảng cáo


Nếu cái đầu thuộc về một người lớn tuổi hơn so với người hiến cơ thể, họ có thể được trẻ hóa ra. Máu của người trẻ tuổi khi đưa vào cơ thể được cho là có thể làm tăng sức chịu đựng về thể chất, cũng như khả năng nhận thức ở động vật lớn tuổi hơn. Một nghiên cứu đang tiến hành cũng cho thấy máu của người trẻ có tác dụng tương tự đối với người mắc bệnh Alzheimer.

Tham khảo: NewScientist
121 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bkitnt
ĐẠI BÀNG
7 năm
Kinh thật, chặt phăng cái đầu và ghép vào cơ thể khác. :v
@bkitnt khi comment về chủ đề y khoa này
đề nghị bạn hãy phân biệt nghĩa từ ''tách'' và ''chặt''
@dương liệt theo hình là chặt phản ánh đúng ak. Vì tất cả bộ phận mới đều liên kết với bộ phận cũ tại một mặt phẳng phân cách giữa đầu và cơ thể còn gì
@dương liệt Em hỏi khí không phải bác tên là Dương Liệt thật hay là bác bị liệt dương nên lấy tên đó vậy?
ngocthachhh
ĐẠI BÀNG
7 năm
@chuyenphuongminh chuyện nhạy cảm sao có thể trã lời trong 1 sớm 1 chiều đc kkk
Kinh dị
Aduckuba
Cũng đang hóng vụ này, riêng cá nhân mình đoán, ca này sẽ thành công, tuy nhiên người này sẽ sống trong vòng 1 năm sẽ chết, và sau cái chết đó, có hàng loạt nghiên cứu khác, và kết quả sau 5-10 năm nữa là sẽ có phương pháp ghép thành công và người mới sẽ sống lâu hơn, tầm 5-10 năm. Và sau đó phát triển kỹ thuật từ từ cho phép người sau khi ghép sống lâu hơn.
Các bạn không tin có thể lưu comment mình lại, vài năm sau đem ra post lên lại nhé. Nếu nó đúng như hôm nay mình comment thì các bạn nên tự hào vì VN mình cuối cùng cũng có nhà tiên tri chính xác nhất thế giới.
@kingtwo Ghen à
ADUCKUBA
@Hồ Quang Dương Dự đoán ca ghép thành công và sống được 52 ngày. Ca kế tiếp sẽ sống được 131 ngày. Chụp lại nội dung lưu lại chờ ngày đó
tieuquycodo
ĐẠI BÀNG
7 năm
@TYA Thật ra Việt Nam mình cũng có nuôi não bên ngoài với các ca bị chấn thương sọ. Sau đó được ghép lại. Nên có thể công nghệ nuôi não đã phát triển lắm đấy .
@tieuquycodo Chính xác là nuôi vỏ não bạn nhé, nuôi não trên thế giới chưa đủ trình để làm. Bạn search sẽ rõ hơn.
Dự đoán không thành công
@Vuong luc Tiền cứ chạy là ok hết
bonydc
ĐẠI BÀNG
7 năm
Rất nhiều nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng kỹ thuật này vẫn chưa hoàn thiện 100%. Tỷ lệ tử vong là rất lớn đi kèm theo những hệ luỵ đạo đức khôn lường.
Nhưng hy vọng rằng y học sẽ phát triển vượt bậc hơn nữa để chữa trị tất cả những chứng bệnh nan y hiện nay.
Ngon rồi, trc bắt cóc người lấy nội tạng h lấy cả cơ thể luôn, còn cái đầu phi tang thì dễ, chặt nhỏ cho chó lợn ăn, ông nào body đẹp khoai to ra đường sợ phải biết 😆.
Đọc thôi mà thấy ớn qá
NatvPa
TÍCH CỰC
7 năm
Hy vọng nó thành công để không ai phải chết oan, nhưng cũng mong thất bại vì vụ này có thể làm nảy sinh nhiều tệ nạn, bắt cóc chẳng hạn
Khi ghép đầu. Người nhà cho thân thể đc Người hay Người nhà cho đầu đc Người hay cả 2. Quá khử của cái đầu liệu có còn lưu giữ đc k nhỉ?
@Akay Nhím quá khứ hay diệu liệu lưu ở não nên làm sao mất được..ai mà cho đầu bác..cho cơ thể thôi..
Đi trái với tự nhiên của nhân loại. Vậy có xảy ra hậu quả gì không ta. Qua một ca ghép đầu chúng ta thấy cơ thể mình là của người khác. Thật không dám tưởng tượng
Vậy ai cho cơ thể ?
Người bước ra khỏi phòng ghép là ai nhỉ? Là người cho đầu hay người có cái mình? Thắc mắc quá.
Mà sao thấy giống Sàm Hưng trong phim quá.
thanhtam1991
ĐẠI BÀNG
7 năm
Không biết nên sợ hay vui....
tucammoi
TÍCH CỰC
7 năm
thất bại là cái chắc, cơ thể đào thải ghê lắm, ghép não thì đc.
vanhunghus
ĐẠI BÀNG
7 năm
Não khi suy nghĩ cũng phụ thuộc vào lượng máu và nhịp độ máu bơm cho nó, cái này chứng minh cho lý trí của mình không những bộ não quyết định mà con tim cũng một phần nào có vai trò trong đấy => Tình yêu đến từ trái tim hay từ bộ não vậy, Chém tý 😁
cantho_
TÍCH CỰC
7 năm
@vanhunghus Lý trí thất bại trước con tim (đaphần là vậy) nên tình yêu xuất phát từ tim đấy bạn
@vanhunghus Não : CPU
Tim : Power unit

Thực tế chết não vẫn sống thực vật. Moi tim mà ko đặt cái bơm thế vào thì die ngay.
Có hai lý do ngta lấy hình ảnh trái tim = love là vì nó là sinh mạng và nó dễ vẽ (và nom đẹp hơn hình ảnh bộ não nữa!).
Tất nhiên nếu nói về tư duy, tình cảm thì não mới cx
smart phone
ĐẠI BÀNG
7 năm
@TYA trái tim nào đẹp và dễ vẽ vậy bác. đang nói ở đây là hình ảnh các bộ phận cơ thể con người, nên trái tim không hề đẹp và dễ vẽ nha bác.
@smart phone Khi người ta đưa ra não hay tim thì cũng phải có ảnh tượng trưng, trái tim nó là symbol của tình yêu chứ ai nói vẻ cái quả tim sinh học của bạn? Nghĩ như thế thì chả so được cái nào vẽ dễ vẽ khó. Bàn tay cũng chả dễ vẽ hơn thậm chí 1 ngón tay thôi, vì nó có da tay, vân tay!
smart phone
ĐẠI BÀNG
7 năm
@TYA Thì mình đang nói ở đây là bộ phận cơ thể thật sự mà bác, bài viết cũng đang viết về cấy ghép đầu bằng da bằng thịt mà chứ đâu ghép bằng photoshop đâu nên mình ko nói tới hình symbol tượng trưng làm gì.
Sau này ngoài buôn nội tạng còn có thể buôn đầu.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019