5 sự thật thú vị về Boeing 747 có thể bạn chưa biết

bk9sw
16/2/2019 8:30Phản hồi: 57
5 sự thật thú vị về Boeing 747 có thể bạn chưa biết
Ngày 9 tháng 2 vừa qua đã kỷ niệm 50 năm chuyến bay đầu tiên của Jumbo (Boeing 747) và cũng là ngày mở ra kỷ nguyên máy bay phản lực 2 tầng 2 hàng lối đi. Dù 747 vẫn đang được sản xuất nhưng Boeing cũng đã có kế hoạch thay thế trong thời gian tới và Jumbo cũng sẽ sớm đi vào lịch sử. Nhắc đến 747, chúng ta thường ấn tượng với vẻ ngoài to lớn, 2 tầng, 4 động cơ và cũng là loại máy bay xuất hiện nhiều trong phim ảnh, đơn cử là Không lực 1 của Tổng thống Mỹ. Thế nhưng, có những sự thật thú vị đằng sau 747 mà không phải ai cũng biết, dưới đây là 5 trong số đó.


Boeing 747 - chuyến bay đầu tiên ngày 9 tháng 2 năm 1969.
"Chú voi" Jumbo quá lớn khiến Boeing phải xây dựng một nhà máy mới chỉ để lắp ráp dòng máy bay này:

Boeing Everett Factory.jpg
Nhà máy của Boeing tại Paine Field (Everett) đang được xây dựng năm 1967.
Với phần đuôi cao tương đương một toà nhà 6 tầng thì 747 quá lớn đối với các nhà máy lúc bấy giờ của Boeing (những năm 60 của thế kỷ trước). Boeing đã chọn Paine Field - một căn cứ quân sự cũ của Mỹ thời thế chiến thứ 2 nằm cách Seattle 30 dặm về phía bắc để xây dựng nhà máy sản xuất 747. Nhà máy Everett - lớn nhất trong số các nhà máy lắp ráp máy bay của Boeing bắt đầu được xây dựng vào 1966, sức chứa của nó lên đến 5,6 triệu m khối. Sau này khi được mở rộng đển sản xuất các dòng 767, 777 và 787 thì nhà máy này vẫn lớn nhất thế giới về sức chứa.


Boeing 747 1st.jpg
Chiếc Boeing 747 đầu tiên được lắp ráp tại nhà máy Everett.
Vào ngày 30 tháng 9 năm 1968, nguyên mẫu 747 đầu tiên xuất xưởng tại đây và mặc dù chỉ mới hoàn thiện 80% nhưng nó đã sẵn sàng cất cánh. Theo Jay Spensor - cây bút chuyên viết về hàng không kỳ cựu, kiêm đồng tác giả cuốn "747: Creating the World's First Jumbo Jet & Other Adventures From a Life in Aviation": "Boeing cố tình tiết lộ sớm 747 nhằm trấn an các nhân viên ngân hàng rằng những khoản vay khổng lồ của hãng đã có thành quả là một chiếc máy bay thực sự."

Việc thua đấu thầu dự án C-5 Galaxy - siêu vận tải quân sự vào tay Lockheed Martin đã khiến Boeing có cái nhìn thấu đáo hơn về nhu cầu về các động cơ turbofan tỉ lệ bypass cao, mạnh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn để trang bị cho 747:


Tác giả Joe Sutter - kỹ sư trưởng dự án 747, đồng tác giả cuốn sách nói trên với Jay Spensor chia sẻ rằng những gì ông học được từ cuộc đua với Lockheed Corp khi đó nhằm giành quyền phát triển C-5 đã tình cờ mở đường cho các loại động cơ turbofan mạnh hơn và đạt hiệu quả nhiên liệu cao hơn. Những động cơ này chính xác là những gì một chiếc máy bay thân rộng thế hệ mới như 747 cần.

B&W JT9D.jpg
Động cơ turbofan Pratt & Whitney JT9D được phát triển dành riêng cho Jumbo và cũng là động cơ có tỉ lệ bypass cao đầu tiên trên thế giới.
Động cơ turbofan (động cơ turbine phản lực cánh quạt hay động cơ phản lực 2 viền khí) với tỉ lệ bypass (tỉ lệ giữa 2 viền khí hay tỉ lệ dòng tách) cao sẽ sớm thay thế các động cơ phản lực turbojet dòng thấp vốn được sử dụng trên hầu hết các mẫu máy bay phản lực thương mại hiện có vào thời điểm đó.

Turbojet.jpg
Cả 2 đưa ra lời giải thích rằng: "một động cơ turbojet (động cơ turbine phản lực luồng) hoạt động bằng cách nén khí vào, trộn với nhiên liệu và nạp hỗn hợp nhiên liệu khí theo tỉ lệ vào các buồng đốt, nhiên liệu và khí cháy tạo lực đẩy. Khí nóng và áp suất cao từ buồng đốt luồng qua các lưỡi kim loại cong của các tầng đĩa cánh quạt turbine, làm quay các turbine đồng trục chạy dọc theo chiều dài động cơ. Năng lượng xoay này cũng làm quay máy nén nằm ở phía trước động cơ, máy nén tiếp tục đẩy thêm khí vào động cơ, trộn nhiên liệu và quy trình đốt tiếp tục."

Turbofan.jpg
"Turbofan có thêm một cánh quạt cỡ lớn phía trước động cơ. Cánh quạt nén này cho phép một phần khí nén vào lõi động cơ, phần còn lại chảy vào một đường dẫn bao quanh lõi động cơ từ đó tạo ra lực đẩy thô. Loại động cơ này còn được gọi là turbine phản lực 2 viền khí"

Quảng cáo



Turbofan đã tạo ra cuộc cách mạng về hệ thống đẩy cho máy bay vận tải thương mại khi nó mang lại 3 ưu điểm lớn so với turbojet: 1. Nhờ đĩa cánh quạt lớn ở ngoài cùng, turbofan có thể đưa thể tích khí lớn hơn vào động cơ ở vận tốc thấp nhờ đó cải tiện khả năng tăng tốc khi cất cánh cho máy bay. 2. Nó sử dụng ít nhiên liệu hơn. 3. Nó hoạt động im lặng hơn rất nhiều so với turbojet.

747 được cho là vô tình chịu trách nhiệm cho cái chết của máy bay vận tải siêu thanh (Supersonic Transport - SST) như Concorde:

Boeing 747 Paris Airshow 1969.jpg
Boeing 747 tại Paris Airshow 1969, xa xa là Concorde.
Vào cuối những năm 60, vận tải hàng không siêu thanh được xem là sắp sửa chiếm lĩnh thị trường hàng không toàn cầu. Một khi những chiếc máy bay vận tải hành khách siêu thanh quần thảo trên bầu trời quốc tế thì Boeing lúc đó có kế hoạch quảng cáo 747 như máy bay vận tải là chính. Chỉ 1 tháng sau chuyến bay đầu tiên của 747, liên minh Aerospatia/BAC (BAE Systems) đã thử nghiệm Concorde với chuyến bay đầu tiên được thực hiện tại Paris vào ngày 2 tháng 3 năm 1969. Thế nhưng tại triển lãm hàng không Paris Airshow 1969, 747 đã gây được tiếng vang lớn dù trước đó nó được định hướng là giải pháp thay thế tạm thời để thực hiện những chuyến bay liên lục địa ở tốc độ cận âm trước khi máy bay siêu thanh thế chỗ.

Trong cuốn sách 747, Sutter nói rằng những chiếc máy bay vận tải thương mại siêu thanh cần rất nhiều nhiên liệu để đạt vận tốc trên tốc độ âm thanh. Concorde cũng gặp vấn đề về tầm bay và sức chứa. Nó có thể chở tối đa 128 người tính cả phi hành đoàn nhưng thiết lập ghế ngồi cho hành khách trên Concorde của 2 hãng khai thác là British Airways và Air France đều chưa đến 100 người. Thêm vào đó tầm bay của nó chỉ giới hạn ở phạm vi vượt Bắc Đại Tây Dương với những đường bay phổ biến khi đó là London - New York, Paris - New York.

Boeing 2707.jpg

Quảng cáo


Mô hình Boeing 2707 với phần mũi có thể cụp - duỗi tại bảo tàng hàng không Hiller.
Hoa Kỳ trong cùng thời điểm cũng theo đuổi chương trình máy bay vận tải thương mại, cụ thể là Boeing 2707 SST với mục tiêu chở được 270 khách và bay vượt Thái Bình Dương ở vận tốc gấp 3 lần âm thanh. Tuy nhiên, cũng theo Sutter thì một nghiên cứu nội bộ của Boeing cho thấy tính kinh tế của dự án 2707 SST không cao, thậm chí chỉ cần giá nhiên liệu tăng 5% thì chiếc máy bay này sẽ không lại lại lợi nhuận. Do đó vào mùa xuân năm 1971, Quốc hội Hoa Kỳ cắt tài trợ dự án hợp tác giữa NASA và Boeing về máy bay vận tải thương mại siêu thanh.

747 ban đầu dự tính là máy bay 2 tầng 1 lối đi thay vì 2 tầng 2 lối đi như hiện tại:


Pan Am 747.jpg
Từ dự án C-5, Boeing đã đề xuất thiết kế máy bay 2 tầng với tầng dưới chở hàng và tầng trên chở quân. Do đó các nhà thiết kế của Boeing cho rằng thiết kế 2 tầng này có thể áp dụng trên 747. Boeing thậm chí muốn theo đuổi thiết kế này bởi Juan Trippe - giám đốc điều hành Pan Am - hãng hàng không đầu tiên khai thác 747, từ lâu đã mơ về một chiếc du thuyển đại dương trên bầu trời.

Boeing 747 Cargo.jpg
Tuy nhiên, Boeing sớm nhận ra các vấn đề liên quan đến thiết kế 2 tầng. 747 ngày nay có tầng thứ 2 ngắn hơn và buồng lái đặt trước tại tầng 2, ngay trên khoang hành khách chính với 2 hàng lối đi. Thiết kế này nhằm giúp 747 có thể đáp ứng vai trò của máy bay vận tải hàng hoá (tối ưu không gian nạp tải ở phần mũi) cũng như đạt được hiệu quả khí động học cao hơn.

Emirates Boeing 747.jpg
Ngoài ra cũng có nhiều vấn đề về an toàn với thiết kế 2 tầng bởi theo luật hàng không Liên bang thì tất cả các máy bay vận tải hành khách phải đáp ứng được khả năng sơ tán khẩn cấp trong vòng 90 giây. Điều này rất khó đối với máy bay 2 tầng. Và trớ trêu thay, thiết kế thân rộng của 747 chỉ nảy sinh khi Boeing nhận ra rằng nó có thể đáp ứng gần như tương đương về số lượng hành khách với thiết lập 2 lối đi, 10 ghế mỗi hàng (3 + 4 + 3).

Đến nay thì Boeing dường như đã đúng về thiết kế 2 tầng. Hồi tuần qua Airbus đã ngưng sản xuất dòng A380 thiết kế 2 tầng và bản thân Sutter cũng tỏ ra ngạc nhiên khi viết trong cuốn 747 rằng ông không nghĩ Airbus lại chọn thiết kế 2 tầng như vậy.

Các phi công thử nghiệm đã rất ngạc nhiên về khả năng xử lý nhiễu động khí của 747 ngay ở chuyến bay đầu tiên:


Boeing 747 maiden flight.jpg
Chuyến bay đầu tiên của Boeing 747 năm 1969.
Brien Wygle - cơ phó trên chuyến bay đầu tiên của 747 cho biết: "Khi bay lên, chúng tôi nhận ra rằng 747 rất nhạy và vận hành rất thành công. Chúng tôi phải thừa nhận rằng nó dường như xử lý các tình huống nhiễu động khí mà chúng tôi đã đối mặt rất tốt."

Wygle nhấn mạnh rằng 747 thậm chí còn xử lý nhiễu động tốt hơn so với các mẫu máy bay vào thời điểm đó bởi nó lớn hơn, nặng hơn và cùng một nhiễu động khí thì tác dụng của dòng khí lên 747 ít hơn.

Boeing 747 Air Force One.jpg
Cuối cùng, Spenser chỉ ra rằng 747 đã thay đổi cách chúng ta đi lại bằng hàng không khi mà chi phí vận hành trên mỗi ghế của 747 thấp hơn 30% so với các dòng máy bay khác. Do đó, với giá vé thấp hơn, vận tải hành khách bằng đường hàng không đã bùng nổ.

Nếu không có 747 thì cũng sẽ không có những dòng máy bay tầm xa như Boeing 767, 777, 787 Dreamliner hay Airbus A330, A340 và A380. Wygle nói khi hạ cánh 747 vào ngày mùa đông tháng 2 năm đó (1969), ông có lẽ đã không nhận ra rằng thế giới đã bắt đầu thu nhỏ lại.


Theo: Forbes
57 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chưa đc bay e này bao giờ, chắc tới lúc đc lên em thì đã có em khác ngon hơn 😁
@JoseyHan Mình đã đi em này nay đã 31 năm về trước từ sân bay Thái land đến Đan Mạch của hãng KLM Hoà land.
monkey1510
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Moon_Chevalier hiện tượng đó thì đi thời tiết thông thường mình cũng thỉnh thoảng gặp, nhưng trong lúc bão đổ bộ thì cảm giác kinh hoàng thật sự 😕😕😕
kenbymia1995
ĐẠI BÀNG
5 năm
@JoseyHan đã được bay con Boeing 787 của Qatar Airway từ Doha về Nội Bài, nó to và êm vãi cả nhái. Dòng 747 chắc nhỏ hơn
axim_x50v
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kenbymia1995 Ak, 747 to hơn nhiều 787 nha bạn, ;))
XBlue
CAO CẤP
5 năm
tuyệt vời, chắc chiêm ngưỡng việc chế tạo máy bay chiến đấu và vũ khí còn phê hơn
“Do đó vào mùa xuân năm 1071, Quốc hội Hoa Kỳ cắt tài trợ dự án hợp tác giữa NASA và Boeing về máy bay vận tải thương mại siêu thanh”

Có phải ý của các hạ là 1971? 😃
bonsocthui
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tanthaitrung Có cùng thắc mắc nè. Chắc mod nhầm
@bonsocthui Chính xác 1971, lỗi typing bác oi :3
conan1212
TÍCH CỰC
5 năm
@bk9sw Viết kiểm điểm chưa 😁
TADASHOP-VN
ĐẠI BÀNG
5 năm
Boeing dừng sx dòng này thì hơn! Các công nghệ sử dụng trên B747 đã quá cũ rồi! Nếu ko có lợi nhuận từ các dòng khác thì Boeing phá sản vì dòng B747!
@TADASHOP-VN Dừng rồi mà bác
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@TADASHOP-VN Còn phiên bản vận tải
godhelios
ĐẠI BÀNG
5 năm
@TADASHOP-VN họ vẫn nâng cấp để cho chở hàng mà, mình làm 747-8F hàng ngày nè
Làm sao để có vé đi em nó 1 lần nhỉ 😁
Đã từng ngồi một lần trên chuyến bay từ Nhật về, ghế ngồi bao chán, mỏng cứng và chật.
@Wolfrain Đồ ngày xưa mà, sao ngon bằng mấy em bây giờ được ...
xt30
TÍCH CỰC
5 năm
Mình đi nhiều loại máy bay rồi, cả của boeing và airbus " chỉ chưa dc đi a380" mình thấy đi mấy dòng của airbus sướng hơn của boeing, ví dụ như a350 bay nhanh hơn và êm ái hơn các máy bay boeing 777,787...toics độ khi ổn định của a350 là trên 1000km có lúc 1100, còn boeing chi loanh quanh 900 thôi
quana75
TÍCH CỰC
5 năm
@realmadrid_cf https://www.quora.com/On-Flightradar24-I-saw-a-Boeing-777-flying-at-780-mph-This-cant-be-due-to-tailwind-because-it-flew-to-the-west-Did-it-fly-faster-than-sound-or-is-it-a-bug
Ở đây họ có giải thích luôn nè bác.
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@xt30 Như vào dòng khí lưu, xuối thì được đẩy thêm khoảng 300km/h, ngược lại thì giảm
xt30
TÍCH CỰC
5 năm
@Moon_Chevalier Mình đi khá nhiều, đi nhiều nhất là boeing 787,và nhiều dòng bieing khác, airbus thì ít hơn, nhưng lần nào đi airbus cũng nhanh hơn, tốc độ trên màn hình của airbus lúc nào cũng trên 1000,
Và quãng bay mình thường xuyên đi là gần 4000km , airbus chỉ mất tầm 4h10p, còn boeing mất hơn 4h30, đó là trải nghiệm thực tế của mình
@xt30 Vậy thì đấy có thể do quy định của hãng cho phép phi công làm vậy chứ bay nhanh với hãng và phi công không lợi hơn là bao. Bác đến sớm ko có slot đáp phải holding đúng giờ. Chưa kể bay nhanh thì đốt xăng kinh hơn bay ở chế độ idle (Cruise speed)
Ngày xưa lúc anh em đầu tiên chế máy bay thì bị cười nhạo, giờ máy bay đầy trời, thế mới biết "người đầu tiên" phải bản lĩnh thế nào
Vẫn chưa có mẫu nào hiệu quả hơn 747-8F ở phân khúc cargo
@realmadrid_cf Hiệu quả về mặt nào mới được chứ bạn. Công nhận capacity thì không ai qua được 747F nhưng mà tiêu hao nhiên liệu cũng nhiều hơn mà thời buổi bây giờ giá dầu lên xuống thất thường, cứ tiết kiệm được bao nhiêu thì tiết kiệm thôi. Nên các hãng cũng thay thế dần dần 747F thành 777F hoặc 332F
"Với phần đuôi cao tương đương một toà nhà 6 tầng" <--- đây là chuyện thật à?
elgaucho
TÍCH CỰC
5 năm
@anhtuan1066 Ờ, thành viên của nhóm trái đất phẳng.
@anhtuan1066 Chắc người ta tính tổng bằng chiều cao mấy cái nhà chung cư trần thấp chứ duôi 747 mình đứng dưới nó ngước lên cao đến tầng 3 nhà mặt phố là cao
@palmtj27 Họ đúng đấy bạn. 19,4m chia cho nhà 3 thì khiếp quá bác !

@anhtuan1066 19.4m tính từ mặt đất thì khoảng 6 tầng chứ j nữa bạn.
upload_2019-2-19_20-45-56.png
Trước giờ đi máy bay nhiều lần mà không biết nó là Boeing hay Airbus (và cũng không quan tâm lắm). Miễn sao bay đến nơi là được. 😁
Thật thú vị
Bao giờ Việt Nam! Sx được máy bay thương mại như làm dt nhỉ ... chắc lâu
Mac18
TÍCH CỰC
5 năm
@Bão Sài Gòn Bao giờ tự thiết kế, tự sản xuất một động cơ xe máy hẵng nói chuyện làm máy bay 😁
@Bão Sài Gòn ĐT là điện thoại ấy hả bạn. VN đã làm được đâu 😃
Về mặt hình ảnh, thiết kế khu vực buồng lái của dòng 747 làm cho tổng thể máy bay nhìn "oai" hơn hẳn các dòng máy bay còn lại 😁
P@trick
ĐẠI BÀNG
5 năm
Em này đáp giống ngồi BMW dằn ổ gà, phê.
Quá chi tiết và thú vị. Thanks mod.
Mình gọi con này là cá La Hán 😁
Bay êm, rất êm. Bay châu âu hay mỹ mà bay em này khỏi mệt dù là ghế eco. Chưa bay Dreamlinẻ và AB340 bao giờ nên k biết thế nào
Em này nổi tiếng vậy mà mình chưa có dịp "trên mông" lần nào. Sắp tới đi Mỹ chắc phải kiếm hãng nào có em này để đi thử.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019