Áp dụng định luật Moore vào kế hoạch chinh phục sao Hỏa, Elon Musk liệu có ảo tưởng?

bk9sw
27/11/2016 10:25Phản hồi: 79
Áp dụng định luật Moore vào kế hoạch chinh phục sao Hỏa, Elon Musk liệu có ảo tưởng?
Sau PayPal, Solar City, Tesla Motors và cả Hyperloop thì kế hoạch tối thượng của Elon Musk là đưa con người lên sao Hỏa với giá vé chỉ $200.000 vào năm 2024. Musk cho biết kế hoạch chinh phục sao Hỏa giải cứu nhân loại của ông sẽ cần đến hơn 10 tỉ đô để phát triển mọi thứ từ công nghệ tên lửa, tàu vũ trụ cho đến hạ tầng và nếu đạt được mục tiêu, tên lửa của Musk được cho là sẽ rẻ hơn, độ tin cậy cao hơn và kinh tế hơn 10 lần so với các loại tên lửa đẩy hiện có. Tuy nhiên, hoài bão của Elon Musk dường như quá phụ thuộc vào lối suy nghĩ huyền diệu truyền thống tại thung lũng Silicon - giống như định luật Moore bởi lẽ cho đến hiện tại Elon Musk vẫn chưa thể tạo ra những cải tiến công nghệ đủ lớn cũng như đưa ra những bằng chứng cho thấy mức giá $200.000 cho một chuyến đi là khả thi. Musk vẫn là một con người bước ra từ thế giới của định luật Moore với máy tính và xe hơi nhưng sao Hỏa không phải là một thứ như vậy.

Khi nói đến công nghệ thì có 2 loại vấn đề luôn tồn tại: những vấn đề về kỹ thuật có thể được giải quyết và những vấn đề về vật lý không thể giải quyết, chỉ có thể chấp nhận và tìm cách xoay xở. Các giải pháp đối với những vấn đề kỹ thuật thông thường luôn ẩn chứa một yếu tố then chốt thể hiện tính chất của giải pháp. Chẳng hạn như định luật Moore, vào năm 1965, nhà đồng sáng lập Intel - Gordon Moore đã phát hiện ra rằng hiệu năng xử lý tổng thể của máy tính hay số lượng bán dẫn trên một con CPU cùng chi phí sản xuất sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm. Kể từ đó, định luật Moore ra đời và nó tạo ra một đường cong tăng trưởng hình chữ S tác động đến tương lai của thế giới công nghệ.

Một đường cong tăng trưởng giống như định luật Moore không đòi hỏi quá nhiều những bước cải tiến bởi mỗi năm, CPU, máy bay hay xe hơi đều tốt hơn so với năm trước. Và khi quy mô sản xuất giúp giảm chi phí sản xuất thì thị trường sẽ mở rộng.

Musk tên lửa đẩy.png
Thiết kế tên lửa đẩy của Musk cho sứ mạng sao Hỏa.

Thế nhưng ngược với máy tính và xe hơi, các công nghệ được Musk quan tâm, điển hình như công nghệ tên lửa đẩy lại không thể được cải tiến một cách có hệ thống như định luật Moore. Đặt biệt là hệ thống đẩy - tỉ lệ lực đẩy tạo ra đối với mỗi pound nhiên liệu đẩy là thang đo để giảm thiểu chi phí sản xuất nhằm đưa con người vào không gian với mức giá thấp hơn. Một số giải pháp giúp cải thiện hệ thống đẩy có thể kể đến là chế tạo tên lửa nhẹ hơn hoặc tìm ra những loại nhiên liệu thay thế. Nước Mỹ dưới thời tổng thống Eisenhower được xem là thời kỳ vàng son của công nghệ tên lửa đẩy bởi trong thời kỳ này, cuộc đua vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô nổ ra và cũng chính Eisenhower là người phê chuẩn thành lập NASA năm 1958. Thế nhưng, dù công nghệ tên lửa đẩy có cải tiến đến đâu thì vẫn còn đó những giới hạn vật lý, cụ thể là khối lượng và lực hấp dẫn. Để đưa khối lượng càng lớn vào không gian, hệ thống đẩy phải tạo ra lực đẩy đủ lớn để thắng lực hút Trái Đất, từ đó đẩy chi phí cho mỗi lần phóng lên rất nhiều. Đây là 2 giới hạn vật lý không thể giải quyết bằng công nghệ và cách duy nhất để dàn xếp là chuyển sang dùng quy mô kinh tế: giảm chi phí vận hành nhờ đẩy nhanh tiến độ phóng - giảm thời gian giữa mỗi lần phóng.


SpaceX.jpg

Vấn đề đối với quy mô kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu. Hiện tại SpaceX chủ yếu phóng các vệ tinh thương mại vào không gian và cho đến hiện tại, thông tin truyền thông vẫn là thị trường lớn nhất đối với các dịch vụ vận tải không gian. Nhiều người có thể hy vọng rằng sự gia tăng số lượng các vệ tinh truyền thông được phóng lên quỹ đạo sẽ kéo theo nhu cầu, từ đó đẩy nhanh tiến trình phóng, giảm giá thành xuống. Tuy nhiên điều trớ trêu là khi năng lực của vệ tinh tăng, chiếu theo định luật Moore thì các vệ tinh sẽ có thể truyền tải nhiều thông tin hơn thì vệ tinh truyền thông không làm tăng đáng kể nhu cầu đưa các khối lượng hàng hóa lên quỹ đạo.

SpaceShipOne.jpg
SpaceShipOne thắng giải Ansari X Prize.

Trở lại với các chuyến bay vũ trụ, nhằm gánh cho phần chi phí thì chúng ta buộc phải tạo ra một bước độ phá công nghệ, kiểu như đi thẳng từ phát minh của anh em nhà Wright đến máy bay vận tải thương mại siêu thanh Concorde mà không phải qua bước trung gian nào. Tuy nhiên, khi đặt con người vào phương trình này thì những cải tiến liên tục vẫn rất khó để thực hiện. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, đưa nhiều vật thể riêng biệt vào không gian theo các sứ mạng có định hướng, đưa khách tham quan lên độ cao 100 km hay quỹ đạo thấp của Trái Đất, con người cũng đã đặt chân lên Mặt Trăng và các phương tiện thăm dò, tàu vũ trụ cũng đã được gởi đến nhiều hành tinh khác trong đó có sao Hỏa. X Prize Foundation cũng đã trao một giải thưởng có tên Ansari X Prize dành cho cuộc thi đưa con người lên độ cao 100 km và trở về bằng tàu vũ trụ có người lái tái sử dụng, nhưng giới hạn vẫn chỉ ở 100 km mà chưa phải là 200 km. Sự cách biệt này nghe có vẻ đơn giản nhưng kỳ thực rất lớn nếu nói đến khía cạnh chi phí. Nó cũng giống như chuyện chẳng ai nhớ đến phi hành gia đầu tiên đi được nửa quãng đường từ Trái Đất đến Mặt Trăng bởi người ta không cần biết có gì ở giữa hành tinh của chúng ta và Mặt Trăng. Tương tự, bước chân của Neil Armstrong trên mặt đất của một con người bình thường sẽ không là gì nhưng bước chân của ông trên Mặt Trăng là cả một thành tựu vĩ đại của nhân loại. Đây là đặc điểm tự nhiên của lĩnh vực không gian, nó thúc đẩy con người tạo ra những bước nhảy vọt quan trọng.

Mars One.jpg

Một trong những vấn đề cốt lõi với các dự án mang tầm nhìn xa xôi chẳng hạn như đưa con người lên sao Hỏa của Elon Musk đó là … chưa thể giải quyết các vấn đề về vật lý, về các định luật nhiệt động học và vấn đề lớn nhất là: Làm thế nào để chi trả. Musk bỏ qua một sự thật rằng NASA cũng như nhiều tổ chức vũ trụ khác đã đưa ra lộ trình tương tự đến sao Hỏa nhưng phải đến 50 năm nữa hoặc hơn. Musk khước từ mọi rủi ro và những giới hạn kỹ thuật của công nghệ hiện tại để hiện thực hóa kế hoạch viễn chinh sao Hỏa với chi phí thấp, an toàn và độ tin cậy cao, giống như áp dụng định luật Moore. Ông không muốn tranh luận về hạ tầng cũng như những gì đang làm để biến giấc mơ thành hiện thực, ông giữ im lặng và để người khác tự nói ra.

Định luật Moore là một sản phẩm của thung lũng Silicon và việc dùng sai định luật này đã tạo ra nhiều vấn đề lớn. Trong lĩnh vực bán dẫn, nản thân Intel cũng đang ngầm thừa nhận rằng định luật Moore không còn đúng nữa với thế hệ chip mới nhất. Trong các lĩnh vực khác, định luật Moore không phải lúc nào cũng đúng. Chẳng hạn như ông chủ Facebook từng công bố rằng cần 3 tỉ đô để xóa sổ các chứng bệnh phổ biến trên thế giới vào cuối thế kỷ này. Trong khi đó, viện sức khỏe quốc gia (NIH) dù nhận được nguồn quỹ đến 30 tỉ đô mỗi năm nhưng vẫn chưa dám khẳng định rằng tất cả các loại bệnh phổ biến sẽ được chữa khỏi và loại bỏ trên toàn cầu. Tương tự với Musk, ông nói rằng cần hơn 10 tỉ đô để đưa con người đến sao Hỏa nhưng bạn có biết mỗi lần NASA công bố các sứ mạng có con người đến hành tinh đỏ, chi phí ước tính gấp nhiều lần so với $150 tỉ đô từng đầu tư cho chương trình Apollo chỉ để đưa con người lên Mặt Trăng và trở về?


Toàn cảnh kế hoạch chinh phục sao Hỏa của Elon Musk.

Có tầm nhìn mà không có vốn thì cũng chỉ là ảo tưởng. Thay vì đặt ra câu hỏi làm thế nào để lên sao Hỏa với chi phí rẻ nhất thì chúng ta nên trả lời cho câu hỏi tại sao lại chọn sao Hỏa? Musk đã thực hiện phần dễ nhất đó là phác thảo bức tranh toàn cảnh về điểm đến tiếp theo của con người. Phần khó nhất là tại sao chúng ta phải đầu tư cho kế hoạch này? Một kế hoạch đã bị trì hoãn trong vòng nhiều thập kỷ. Không thể phủ nhận những thành tựu và Musk đã làm được với tên lửa đẩy tái sử dụng nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để đưa con người đi xa hơn.

Quảng cáo



Theo: Wired
79 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

vupicaso
TÍCH CỰC
7 năm
Chúng tôi tin ông !
nhìn như tiến sỉ Wells trong Flash nhỉ?
email007vn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@qquocddatdk Nếu đánh giá chắc anh này cũng ngang vs Wells ah. Cái gì cũng biết nể thật. Không biết anh chàng này có du hành ngược thời gian k nữa.😁:D:D:D
lover19
TÍCH CỰC
7 năm
Hyper loop là vi dụ tin cậy cua elon musk
dual1
CAO CẤP
7 năm
@lover19 Bài viết có nói rõ đó thôi bạn, ra ngoài trái đất và đến sao hoả là phạm trù bất ổn và rủi ro nhiều hơn. Trong phạm vi trái đất kiểm soát tỉ lệ rủi ro tốt hơn. Vệ tinh của SpaceX đã phóng nhiều lần thành công nhưng khi phóng thương mại vẫn bị nổ là ví dụ điển hình của việc đã nói ở trên.
Bài này chuẩn. Thấy musk cứ như kiểu showbiz công nghệ ý. Đã tạo ra đc gì gọi là công nghệ mới sáng tạo vượt bậc đâu
hayhayfe
ĐẠI BÀNG
7 năm
@kekedaine Nếu thế giời toàn người như bạn thì chả có máy tính mà lên đây commnet rồi
@kekedaine Bác chắc đủ gạch xây nhà rồi =)) Mấy thằng nhà báo này chỉ biết viết thấy người ta làm thì viết bài chê này nọ mà họ vì đơn giản họ đâu phải tỉ phú 😃 Thiên tài + tỉ phú như musk người ta biến cái không thể thành có thể mà ngồi nói này nọ 😃) Quả thật buồn cười 😁
@kekedaine Vượt bậc là sao? Thời giờ đc những người như thế ít lắm bạn.
@kekedaine lạy hồn. xe điện Tesla, tên lửa tái sử dụng, sắp tới là Hyperloop mà bảo là ko có gì thì chắp tay vái 7 luôn cmn phát.
hypro90
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mình cũng tin tưởng ông ấy
Theo Chuối thì đây là scam. Hãy tin Chuối =]]]]
flanker
ĐẠI BÀNG
7 năm
Anh Elon musk sẽ tạo điều kiện thu thập các nhà khoa học thiên tài mà giới khoa học hàn lâm coi là "Khùng điên" để sử dụng 😁. Có thế mới đột phá dc.
@flanker =)) Đọc quyển "Elon Musk" đi bạn, đúng như bạn nói đó, nếu không có những "gã điên khùng" do Elon tuyển về thì sẽ khó có SpaceX hay Tesla như hôm nay đâu, ở đó là tập hợp những gã khùng thiên tài đó :D
Người viết báo cũng là làm công ăn lương thôi. Suy nghĩ sao bằng một ông thiên tài + tỉ phú. =))
halong148
TÍCH CỰC
7 năm
@hoang_nam2001 Like mạnh bác này. Một người hoặc thậm chí cả ngàn người ném tiền tỷ vào những ý tưởng điên rồi để nhân loại được như hôm nay. Vậy mà nhà báo chỉ biết ... chém. Nếu như biết nghĩ như Musk thì nhà báo cũng thành tỉ phú rồi. Ta cứ chờ xem.
@hoang_nam2001 Uh mình cũng chúa ghét cái bọn nhà báo nói láo ăn tiền. Moẹ toàn phân tích vớ vẩn 😁
haimap87
TÍCH CỰC
7 năm
NNiều khả năng, Musk là người Sao Hoả tình cờ rớt dĩa bay ở Trái Đất và giờ thì ổng chỉ đang kiếm cách để quay lại đó.
10 tỉ đô là 1 cái giá quá khó tin cho việc đưa người lên Sao Hỏa @.@ chi phí của Musk còn rẻ hơn đưa người lên mặt trăng




https://................./r1/1.png https://................./r2/1.png https://................./r3/1.png
leopark121
TÍCH CỰC
7 năm
Giải quyết vấn đề tia vũ trụ chưa mà đòi bay sớm vậy ta?
laviepc
ĐẠI BÀNG
7 năm
@leopark121 Câu hỏi của bạn NASA đã trả lời vài chục năn trước rồi 😃
leopark121
TÍCH CỰC
7 năm
@laviepc vấn đề giải quyết rồi ? bay dài ngày khác với lên mặt trăng hoặc trạm vũ trụ

https://www.nasa.gov/feature/goddard/real-martians-how-to-protect-astronauts-from-space-radiation-on-mars
taophi
ĐẠI BÀNG
7 năm
những người đi tiên phong chưa chắc đã thành công, nhưng chắc chắn rằng, anh đang tạo ra một cuộc cách mạng mới. Năng lượng, vận tải, vũ trụ, tự động hóa... 5-10 năm nữa, những sản phẩm của anh sẽ được áp dụng tương đối rộng rãi.
Tin tưởng vào ông này, làm nhiều nói ít.
godFears
ĐẠI BÀNG
7 năm
@zozolozozove Bạn thử đọc tiểu sử của ông ấy sẽ biết là ổng nói với hứa rất nhiều(going kiểu chém gió). Khi Tesla và SpaceX thành công thì ông tác giả cuốn sách nói là : "Kẻ suốt ngày chỉ biết hứa và hứa cuối cùng đã làm được"
20161122_201844.png
Bài báo lá cải nói lảm nhảm kiến thức không có nói linh ta linh tinh. Moore câi quái j ở đây.
Giá đắt với giới hạn vật lý cái j.
Giá nhiên liệu 1 lần phóng hiện tại có 200000 usd. Tái sử dụng được thì có gì mà đắt.
Bước chân trên trái đát khônh là gì nhưng trên mặt trăng lại có ý nghĩa lớn 😆) đang phân tích văn học cảm nghĩ à.
Bước chân lên 1 lần rồi không trở lại nữa thì có ý nghĩa quá. Nói chung bài này rác vãi ra cũng cho đăng được. Vote ban
hongson890
TÍCH CỰC
7 năm
Hồi trước có đọc một bài báo về Musk, một người tài năng như ông nếu muốn kiếm tiền bằng công nghệ không bao giờ đầu tư vào lĩnh vực rủi ro như không gian, hay năng lượng sạch. Ông kiếm tiền tất cả chỉ để phục vụ sứ mệnh đưa con người lên Sao Hỏa
hi vọng chúng ta có thể chinh phục được sao hỏa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019