AVIATION 101 – PART 1

9/10/2019 10:2Phản hồi: 0
AVIATION 101 – PART 1
Hello các bạn, hôm nay (nhân lúc trong thời kỳ rảnh rỗi) mình muốn chia sẻ với các bạn về các kiến thức cơ bản đối với ngành hàng không. Mình sẽ viết 1 chuỗi các bài dự kiến chia ra như sau:

1. Các bên liên quan (stakeholders) cơ bản trong nền công nghiệp hàng không của một quốc gia

2. Các tổ chức quốc tế liên quan trong lĩnh vực hàng không dân dụng

3. Hiệp định hàng không và các quyền vận chuyển

4. Quản lý bay có gì hay


5. …

Mục đích của mình là mong muốn các bạn nâng cao kiến thức đối với ngành hàng không cũng như kích thích các bạn trẻ tham gia vào ngành công nghiệp này (cơ hội việc làm lương cao rất nhiều các bạn nhé)😁

Hàng không là ngành rất rộng, mình cũng mới công tác trong ngành được 7 năm thôi, và trong bài mình sẽ viết đơn giản hết mức có thể (để các bạn hiểu về khái niệm và có cái nhìn chung), nên có anh em nào trong ngành muốn bổ sung thông tin hoặc chỉnh sửa các vấn đề mình trao đổi thì inbox mình nhé (cũng là một cơ hội để mình mở mang kiến thức).

Ok. Đi vào Chuyên đề 1 “Các bên liên quan (stakeholders) cơ bản trong nền công nghiệp hàng không của một quốc gia”

Mỗi quốc gia sẽ có 3 stakeholders chính, đó là:


1. Nhà khai thác tàu bay – Aircraft Operator (Hãng hàng không)

Aircraft.jpg
Hiển nhiên rồi, nhắc đến hàng không là nhắc đến tàu bay, và các hãng hàng không được gọi là nhà khai thác tàu bay. Có thể chia ra làm 3 loại: Khai thác hành khách – hàng hoá, khai thác hàng hoá, và hàng không chung (thuỷ phi cơ, trực thăng, …).

Quảng cáo


Hiện nay khai thác hành khách – hàng hoá ở Việt Nam có: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, và sắp có: Vietravel Airlines, Vinpearl Air, Kite Air.

Hàng không chung có Tổng công ty trực thăng Việt Nam (VNH), VASCO (VASCO là công ty con của VNA và có cả khai thác thương mại hành khách – hàng hoá) và Công ty Hải Âu.

2. Nhà khai thác cảng – Airport Operator
Airport.jpg
Tàu có (nhà xe) thì phải có cảng hàng không (bến bãi). Nhà khai thác cảng là đơn vị chịu trách nhiệm khai thác cảng hàng không gồm: Khu vực công cộng – Landside (bãi đỗ xe, đường dẫn lên nhà ga), nhà ga, khu bay – Airside (đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ).

Hiện nay ở Việt Nam có 23 cảng hàng không, trong đó: 22 cảng thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) (21 đang khai thác, 01 cảng là Cảng HK Nà Sản, Lạng Sơn đang không khai thác), và Cảng HKQT Vân Đồn (Cảng HK 100% vốn tư nhân duy nhất Việt Nam thuộc SunGroup). 21 Cảng hàng không hoạt động theo mô hình công ty con trực thuộc ACV.

3. Nhà cung cấp dịch vụ không vận – Air Navigation Service Provider
AirNav.png

Quảng cáo


Nhà cung cấp dịch vụ không vận chịu trách nhiệm dẫn dường cho tàu bay từ lúc đóng cửa tàu đến lúc mở cửa để dỡ hành khách, hàng hoá. Thường sẽ chỉ có duy nhất 1 đơn vị là Nhà cung cấp dịch vụ không vận và là công ty 100% vốn nhà nước (Do có liên quan tới vấn đề an ninh quốc phòng).

Ở Việt Nam đó là Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cung cấp các dịch vụ về: Quản lý không lưu (Air Traffic Service), Thông tin – Dẫn đường – Giám sát (Communication – Navigation – Surveillance hay CNS), Thông báo tin tức hàng không (Aeronautical Information Service hay AIS), Khí tượng hàng không (Meteorological Service), và Tìm kiếm cứu nạn (Search and Rescue hay SAR).

Ngoài 3 thành phần chính này ra thì còn có các đơn vị khác gồm:

- Quản lý nhà nước đối với hàng không: Cục Hàng không Việt Nam;

- Xuất nhập cảnh: Thuộc Bộ CA, chịu trách nhiệm quản lý xuất cảnh/nhập cảnh đối với hành khách tại các cảng hàng không quốc tế;

- Hải quan: Thuộc Bộ TC, chịu trách nhiệm quản lý xuất khẩu/nhập khẩu đối với hàng hoá tại các cảng hàng không quốc tế.

Hôm nay tạm vậy. Hẹn gặp lại trong Chuyên đề tiếp theo:D
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019