[Bạn có biết] 3000 năm nữa Chernobyl mới có thể ở được, ít nhất 20.000 năm nữa mới sạch phóng xạ

ND Minh Đức
30/4/2017 9:8Phản hồi: 141
[Bạn có biết] 3000 năm nữa Chernobyl mới có thể ở được, ít nhất 20.000 năm nữa mới sạch phóng xạ
Tuần rồi người ta đã tưởng niệm 30 năm thảm họa Chernobyl - một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Và theo một nghiên cứu tiến hành gần đây, phải 3000 năm nữa thì con người mới có thể trở lại nơi đây sinh sống một cách an toàn. Bạn thấy con số 3000 năm đã là quá nhiều? Chưa đâu, bởi theo một ước tính khác của chính giám đốc nhà máy Chernobyl thì phải mất ít nhất là 20.000 năm thì nơi đây mới thật sự sạch.

“Thảm họa Cherrnobyl đã gây ra những thiệt hại không thể phục hồi cho môi trường, kéo dài trong suốt hàng ngàn năm nữa. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại lại xuất hiện một sự kiện duy nhất nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng đến thế.”

Mặc dù đã 3 thập kỷ trôi qua kể từ thảm họa Chernobyl nhưng thị trấn Pripyat, Ukraine, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân vẫn chưa thể tập trung dân cư đến sống. Những khu vực gần Chernobyl vẫn hoang tàn, không một bóng người và tình trạng này sẽ kéo dài suốt 3000 năm nữa bởi mức độ phóng xạ chết người vẫn còn đó. Mặc dù trước đây có một số đề nghị cho rằng vài nơi đã an toàn nhưng xét trên tổng thể, đây vẫn là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới.

Hiệp hội vật lý học và cộng đồng khẳng định rằng: “Thảm họa Chernobyl năm 1986 tại Ukraine là một trong những thí dụ thảm khốc nhất về mối nguy hiểm của các sự cố hạt nhân. Ước tính cho thấy đã có 220 ngàn người mất nhà cửa, lượng phóng xạ từ nhà máy đã làm ô nhiễm 4440 km vuông đất nông nghiệp và 6820 km vuông rừng cây ở Belarus và Ukraine, khiến chúng không thể sử dụng được nữa.”

Chỉ một sự cố nhỏ trong lò phản ứng đã khiến cả lò số 4 phát nổ, dẫn tới phá hủy cả nhà máy, khiến gần 150 ngàn km vuông đất giữa Belarus, Ukraine và Nga nhiễm phóng xạ nặng tới mức không cho người vào ở và tới năm 2016, vẫn còn có 5 triệu người sống trong các khu vực nhiễm xạ.

Sergiy Parashyn, một kỹ sư đã làm việc tại nhà máy từ năm 1977 cho tới ngày xảy ra thảm họa cho biết: “Chúng ta đều biết, biết bằng sự chắc chắn, sự chắc chắn không thể chắc chắn hơn, rằng chúng ta đã bị kiểm soát bởi thứ năng lượng mà chúng ta tiếp cận tới. Chúng ta có thể ép những lực lượng tự nhiên hoạt động theo ý muốn chúng ta. Không gì chúng ta không thể làm. Và cho tới một ngày, chúng ta đã nhận ra rằng điều đó là sai lầm.”

Ước tính cho thấy còn phải mất thêm 3000 năm nữa thì người dân mới có thể quay trở lại đây nhưng một số nhà nghiên cứu đang tìm cách gột rửa lượng phóng xạ ở Chernobyl cho rằng dự định đó vẫn còn khá lạc quan. Họ khẳng định: “Bởi một số đồng vị phóng xạ bị rò rỉ ra sau thảm họa vẫn còn có thể bức xạ trong hàng chục ngàn năm nữa nên không chỉ dọn dẹp chúng mà còn cả những sản phẩm bán rã, bán rã,… gần như mãi mãi của chúng.” Thậm chí khi được hỏi bao giờ Chernobyl mới thật sự sạch trở lại, Ihor Gramotkin, giám đốc nhà máy Chernobyl cho rằng: “Ít nhất 20 ngàn năm nữa.”

Bất chấp những lời cảnh báo 3000 hay 20.000 năm, một số người dân địa phương đã bắt đầu quay trở lại sinh sống nơi đây. Oleksandra Lozbin, một trong số khoảng 160 người trở lại khu vực này, cho biết: “Chồng tôi muốn trở về vùng đất chôn nhau cắt rốn của ông ấy. Ông trở về khi tất cả mọi nơi vẫn còn đóng cửa, khi người ta còn cấm quay lại nơi đây. Ông đã băng qua những hàng dây kẽm gai để được trở về.” Được biết Lozbin và chồng của bà đã quay về sống ở ngôi nhà cách Chernobyl 7 km từ năm 2010. Họ cho biết: “Chúng tôi quyết định lưu giữ lịch sử Chernobyl. Chúng tôi hy vọng rằng người ta sẽ tiếp tục quay về sống ở nơi này và những đứa con, đứa cháu của họ sẽ sinh sống nơi đây…”

Trên thực tế, không chỉ một số người dân địa phương quay trở lại sống ở Chernobyl mà sự sống hoang dã cũng bắt đầu hình thành tại khu vực bị tàn phá. Một nghiên cứu tiến hành gần đây trên khu vực 2600 km vuông quanh Chernobyl đã phát hiện rằng động vật đang sinh sống bình thường bất chấp mức độ phóng xạ vẫn còn ở mức cao. Jim Smith, nhà khoa học môi trường tại Đại học Portsmouth, Anh Quốc cho biết: “Khi con người bị loại bỏ, tự nhiên sẽ trổi dậy thịnh vượng bất chấp đó là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất.”

Tham khảo CS, Ảnh MD
141 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Eldimio
CAO CẤP
7 năm
Chắc tương lai phải có biện pháp tẩy rửa thế nào chứ cứ để bức xạ phân rã tự nhiên thế à? Tương lai sẽ còn vô số những ô nhiễm cần xử lý, chắc sẽ có giải pháp.
@Eldimio Theo mình nhớ vật lí 12 thì chu kì bán rã hạt nhân chỉ phụ thuộc vào thời gian, ko phụ thuộc vào đk khác.
huyluan2011
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Eldimio Có thể gặp Doctor Strange mượn đá Time Stone....
@chàng trai cô đơn 95 Có chứ Bác. Bác có thể dùng phân rã phóng xạ hoặc tia phóng xạ để bắn rã hạt nhân phóng xạ . Đây là nguyên lý cho lò phản ứng hạt nhân.. Nói bảo hiện tượng phóng xạ không bị tác động của yếu tố bên ngoài thì nó chả ứng dụng được cái gì..
Buratino2002
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Ngô Chí Tài Chuận! Chỉ sợ ko đủ thời gian để bán rã
Tới đó thì ông bà anh đã an phận trên mấy cái Galaxy khác rồi lo xa... khi đó trái đất chỉ là hạt bụi thôi... cao lắm là làm khu du lịch khám phá trong thiên hà...
ngole88
TÍCH CỰC
7 năm
Câu này đúng thật!
Con người mới là nổi kinh hoàng nhất!
Có 20.000 năm chứ nhiêu, các chú không phải xoắn 😁

Nhiều thứ mới Bùm chắc cấm bay cũng cỡ 1000 năm chứ mấy :D
@Khẩu trang xanh Ý cưng muốn nói macboock 15 à?
faterzzzz
ĐẠI BÀNG
7 năm
Làm sao bằng nhà máy điện fukusima đc(nhớ tên vậy viết vậy) chẳng qua truyền thông Nhật và Cp Nhật nó ém đi=))
@faterzzzz 1. Lò Chec-no-bun (hình như đọc là chắc nó bùm) công nghệ cũ, nổ bay cả nóc lò. Hoàn toàn mất kiểm soát. Chảy lõi lò.
2. Lò ở Fukishima, chắc chắn hiện đại hơn vì sau 1986 ngta đã rút bài học từ Chắc Nó Bùm nên tính chất bảo vệ của lò khi sự cố cao hơn nhiều ( nhiều lớp ngăn cách phát tán ra môi trường, hệ thống nước tự xả từ trần lò....). Lõi lò chưa tan chảy, còn vụ 1986 thì chảy cả lõi!

Cần so sânh cả lượng chất px đang khoanh giữ nhưng chưa có số liệu.
quanqw
TÍCH CỰC
7 năm
@TYA
Hiện tại thì phóng xạ của nó đã lan khắp thái bình dương.
@MysticForce theo mình được biết thì dùng nước biển có mục đích là hạ nhiệt độ lò, nước biển có khả năng hấp thu nơtron sản sinh ra trong quá trình phân rã, khi số nơtron phân rã không đủ lớn thì sẽ không xảy ra phản ứng dây chuyền (vụ nổ hạt nhân)
Thien Quoc
TÍCH CỰC
5 năm
@TYA Có thông tin lò ở Fukushima cũng chảy lõi nhưng nó có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài nên độ rò rỉ thấp. Sau Chernobyl, tất cả các lò phản ứng bắt buộc phải có thêm lớp vỏ bên ngoài.
letran2016
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hạt nhân của nga ngố kinh thật! Mỹ ném 2 trái bom, giờ không những 2 tp đó mà cả nước Nhật ngon lành cành đào. Lx chỉ xì cái nhà máy mà mất mấy ngàn năm mới cho người ở được, khỏi bình luận luôn!
@letran2016 thế mới thấy ngưỡng mộ Nhật nhỉ
quanqw
TÍCH CỰC
7 năm
@johndon
https://vi.sott.net/article/1356-Phong-xa-tu-Fukushima-da-lan-rong-khap-Thai-Binh-Duong-va-ngay-cang-toi-te-hon
quanqw
TÍCH CỰC
5 năm
@letran2016 Bây giờ Nga đã phát triển công nghệ lò thứ 5 an toàn hơn nhiều so với các công nghệ của phương Tây. Bản thân Nga Xô đã đi trước phương Tây vì nó đã xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trước phương Tây nên cũng đi trước phương Tây dù rằng đi trước cũng phải chịu những bất trắc rủi ro đầu tiên. Bọn Tây đi sau mà đéo rút được kinh nghiệm mới là ngu.
vit_conGMC
TÍCH CỰC
7 năm
cũng tốt nhỉ,
Giờ mà nghiên cứu ra chất làm trung hoà phân giã phóng xạ khéo kiếm đc khối tiền. Chỗ nào có phóng xạ chỉ đi sị vào thành bt. Thế thì bom nguyên tử cũng chả sợ nữa
quanqw
TÍCH CỰC
5 năm
@Akay Nhím Sự phân ra nó sinh ra rất nhiều các hạt hạ nguyên tử mà bản thân các nhà khoa học cũng không biết hết được nên cũng không có cách nào ngăn chặn hết được.
@quanqw Bài này nâu lắm rồi mà bác vẫn đào mộ ak
quanqw
TÍCH CỰC
5 năm
@Akay Nhím Thấy vẫn có thông báo nên vào trả lời ấy mà
@Akay Nhím Thà là sáng chế thuốc uống 1 viên trẻ lại 10 tuổi bảo đảm 7 tỷ người đặt hàng của chú. Thuốc chữa lành ung thư giai đoạn cuối 5 tỷ người xếp hàng trước nhà chú. Luc đó chú bán 1 triệu trump 1 viên cũng mua ầm ầm, chú giàu gấp 1000 lần vốn hóa của apple.
@vtb center Đào mộ ghê vãi thế mợ
MoVo
TÍCH CỰC
7 năm
Cảm ơn Liên Xô vĩ đại
bigthree
ĐẠI BÀNG
7 năm
con người đang trực tiếp tự hủy hoại môi trường, lấy ví dụ: một cái bọc hay dùng khi đi chợ cần 100 năm để phân hủy hoàn toàn ( nếu chúng ta đốt thì nó còn nguy hại và thời gian phân hủy hoàn toàn còn lâu hơn )
quanqw
TÍCH CỰC
5 năm
@bigthree Đáng lẽ sẽ phát triển những công nghệ mới tốt hơn nhiều như công nghệ sinh học sẽ tốt hơn các công nghệ hóa học hiện tại rất nhiều. Về năng lượng thì trước đây Liên Xô đã đi trước phương Tây và đã đạt nhiều thành tựu và tiến đến công nghệ nhiệt hạch an toàn và tốt hơn nhiều. Tiếc là Liên Xô đã sụp đổ không thì lịch sử loài người đã sang trang rồi. Còn tư bản phương Tây thì nó chỉ cần tiền, các công nghệ mới mà không mang lại nhiều tiền thì nó không đầu tư phát triển nên công nghệ hiện tại vẫn dậm chân tại chỗ. Ví dụ như trước đây Liên Xô phát triển công nghệ sinh học dùng virus để diệt khuẩn rất tốt nhưng phương Tây thì lại thích dùng chất kháng sinh để rồi giờ nó kháng kháng sinh phải quay lại dùng virus như Liên Xô ngày trước. Phương Tây phát triển kháng sinh vì dễ sản xuất và kiếm được nhiều tiền hơn.
3000 năm, một con số quá là dài so với một đời người
dandykts
TÍCH CỰC
7 năm
chúng ta thật đáng sợ!
Lúc đó ko biết loài người còn sống ko nữa
chứ bảo xây cái nhà thép khổng lồ vài tỷ đô để úp cái lò đó lại rồi mà
Hiroshima và Nagasaki bị Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử vào năm 1945 và hiện nay vẫn có nhiều người sinh sống. Còn Cherrnobyl thì phải đợi hành ngàn năm nữa mới có thể sống được.
@phamhuan2512 Vậy nhà máy ở Chernobyl có bị nổ k bạn?
@Sao_Cung_Duoc Thế thì bác lại chẳng hiểu gì về cấu tạo lò phản ứng hạt nhân rồi. Có được ngâm trong nước nặng hoặc dung dịch chống phản ứng. Vì vậy nó không thể nổ được như bom nguyên tử
@phamhuan2512 Giải thích thêm đi bạn. Vậy lò vụ đó chỉ rò rỉ phóng xạ và không bị nổ?
Thien Quoc
TÍCH CỰC
5 năm
@Sao_Cung_Duoc Hiểu đơn giản thì ở Chernobyl có một vụ nổ nồi áp suất to, thổi bay nắp nồi đi chỗ khác. Vì không còn nắp nên lõi phóng xạ phơi ra, gây ô nhiễm. Cái thứ gây nổ là hơi nước, còn thứ đun sôi nước tạo ra hơi nước là phản ứng hạt nhân. Vì thế đây không phải là vụ nổ hạt nhân. Về cơ bản các lò phản ứng hạt nhân không thể tự nổ theo kiểu nổ hạt nhân được do không thể đẩy đến tới hạn được. Vụ ở Chernobyl do thiết kế an toàn có vấn đề nên khi hãm lò lại có 1 khoảng ngắn lại tăng công suất lên. Bình thường thì tăng thêm tí rồi dừng cũng được nhưng vào cái đêm định mệnh đó thì lò đang hoạt động như điên sẵn rồi nên thêm tí là đi luôn. Còn vụ ở Fukushima là sóng thần làm hỏng tất cả máy bơm, nước không kịp luân chuyển, nước sôi không kịp chuyển đi để đưa nước nguội vào, nổ bùm.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019