[Bạn có biết] Các nguyên tử ngoài đời thật không hề giống với hình vẽ này

ND Minh Đức
27/12/2017 8:24Phản hồi: 97
[Bạn có biết] Các nguyên tử ngoài đời thật không hề giống với hình vẽ này
Trên đây là biểu tượng mà có lẽ chúng ta đã từng gặp qua ít nhất là một lần trong đời, có thể trong các trang sách giáo khoa, các nơi có liên quan tới “khoa học” hoặc trong cả những bộ phim. Người ta hay gọi đó là “mô hình nguyên tử” nhưng trớ trêu thay, đây lại không phải là hình dạng thật ngoài đời của nguyên tử và người ta đã biết điều đó từ hơn 1 thế kỷ qua. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của biểu tượng trên đã mạnh tới mức nhiều người vẫn còn nghĩ rằng nguyên tử chỉ đơn giản là một hạt nhân và các e quay quanh nó một cách tròn vành vạnh đẹp mắt đến thế.

Hình vẽ mô hình nguyên tử đầu tiên đến từ đâu?

Để biết về biểu tượng mô hình nguyên tử nói trên thì đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem nó đến từ đâu. Cho đơn giản thì có lẽ nên bắt đầu từ những năm 1909 (chứ thật ra nếu truy xa hơn thì còn về tới tận thời Hy Lạp cổ đại), bắt đầu từ lúc nhà vật lý người Anh Joseph John Thomson phát hiện ra electron, còn gọi là các điện tử - những thành phần mang điện âm trong nguyên tử. Khi đó, ông đề xuất rằng các e này đã bị “bắt” nằm trong các mặt cầu đồng nhất của vật chất tích điện dương. Người ta gọi đây là “mô hình bánh nho khô” bởi các nguyên tử nằm trong các vật chất tích điện dương tương tự như nho khô nằm trong bánh pudding.

Mo_hinh_nguyen_tu_Tinhte_2.jpg
Sau đó, nhà vật lý người New Zealand Ernest Rutherford phát hiện rằng nếu bạn bắn một hạt mang điện dương vào vào các nguyên tử (dưới dạng lá vàng) thì không phải tất đều phản xạ theo kiểu như nằm trong một “khối bánh pudding” khối lượng lớn. Thay vào đó, dù vẫn có phần phản xạ nhưng hầu hết đều bị xuyên qua, cho thấy rằng các electron phải nằm quanh một hạt vật chất mang điện dương có khối lượng nhỏ (hạt nhân), ở giữa là khoảng không. Tới năm 1911, ông mô phỏng lại mô hình đã phát hiện được, trong đó có các e quay quanh một hạt nhân tương tự các hành tinh quay quanh Mặt Trời. Cũng vì lý do này mà người ta còn gọi mô hình nguyên tử kiểu này là mô hình hành tinh nguyên tử.

Tuy nhiên, nếu chuyển động theo mô hình hành tinh nguyên tử thì các e sẽ bị mất năng lượng do có quỹ đạo quanh mặt nhân, khiến chúng va chạm vào hạt nhân. Bởi thế 2 năm sau khi Rutherford đề xuất mô hình hành tinh nguyên tử, nhà vật lý Đan Mạch Niels Bohr. đã giải quyết nhược điểm đó lý thuyết rằng: các e không mãi đi theo quỹ đạo mà thay vào đó, chúng chỉ đi theo quỹ đạo tại những mức năng lượng cụ thể.

Cụ thể, các e có thể nhảy từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác nếu chúng hấp thụ hoặc giải phóng năng lượng, tuy nhiên chúng không bao giờ lệch ra khỏi các mức năng lượng đó. Và mô hình của Bohr cũng đã được dùng để minh họa trong vô số sách giáo khoa trên toàn cầu (các bạn có còn nhớ hình vẽ các e quay quanh hạt nhân trên 2-3 vòng tròn khác nhau). Tuy nhiên, những hình vẽ này cũng không phải là cách các nguyên tử tồn tại ngoài đời.

Mo_hinh_nguyen_tu_Tinhte_1.jpg

Mọi chuyện sau đó như thế nào?

Tới những năm 1920, các nhà vật lý học đã phát hiện rằng vật chất còn có tính chất giống như sóng và quỹ đạo nguyên tử được biểu diễn bằng một hàm toán học mô tả lại trạng thái như sóng điện từ của các e. Một cách dễ hiểu, hàm số này được dùng để tính xác suất tìm thấy e của một nguyên tử tại vị trí bất kỳ nằm trong không gian bao quanh hạt nhân.

Nói cách khác, các e không đi theo những con đường nhất định nhưng sự xuất hiện của chúng trong không gian quanh hạt nhân là có thể xác định. Sau này, các nhà vật lý còn phát hiện ra rằng chúng còn là những hạt lượng tử có thể tồn tại ở nhiều điểm khác nhau cùng lúc. Các e lúc này vẫn nắm giữ các mức năng lượng độc lập nhưng thay vì đi theo đường, mỗi e (với sự hiện diện tại nhiều nơi cùng lúc) có thể được hình dung đám mây. Và đó là lý do có khái niệm là “mô hình đám mây e”.

Cho dễ hình dung thì đó là một vùng không gian quanh hạt nhân và tại bất cứ điểm nào, xác suất tìm thất e là 90%, tức là cứ 100 giây thì có 90 e có mặt tại một điểm nào đó trong đám mây e. Năm 1932, nhà hóa học Robert Mulliken dùng khái niệm “orbital” để diễn tả trạng thái hoạt động của các e trong nguyên tử thay cho từ “orbit” để tránh nhầm lẫn. Và cuối cùng, vẫn không thể nói là mô hình khi xưa của Bohr là không tốt bởi nó vẫn là một cách đơn giản, giúp dễ hình dung một mô hình rất phức tạp. Và kỳ thực, đó cũng là một mô hình cực đẹp mà có lẽ, bất kỳ ai đam mê khoa học đều có ấn tượng không thể phai nhòa về nó.

Tham khảo UWGB, Wiki (1), (2), (3)
97 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Idol1990
TÍCH CỰC
6 năm
Ông đang nói về điều đa số ai học cũng biết.
Mô hình nguyên tử không có cái kiểu quỹ đạo như thế.
Nguyên lý bất định gì gì đó.
micheal90
TÍCH CỰC
6 năm
@ticktack 😔 Tính tế chỉ nên viết các bài liên quan đến công nghệ dạng overview thôi. Đi sâu vào chuyên môn, khoa học thì nhiều sạn lắm. Chuyện khoa học và dân dịch thuật hoàn toàn không thế là một. Người không có chuyên môn, mà tiếng anh có tốt thì cũng chưa chắc dịch mấy bài khoa học ra hồn. Chưa nói gì mấy ông mod tinh tế, toàn dịch bậy.
@Idol1990 Ông thể hiện cái gì ở đây
Idol1990
TÍCH CỰC
6 năm
@diendd Thể hiện gì à.
Tốt nhất là mấy ông tinh tế ko nên dịch mấy bài loại như thế này. Vì các ông ấy dịch ko chuẩn.
Và đa số ai cũng biết.
Những người ko biết đọc vào thêm mơ hồ.
Cả một cái mô hình cả trăm trang viết ko hết. Ông ấy viết chưa đầy 1 trang.
Hiểu ko ku.
Hù119
ĐẠI BÀNG
6 năm
@vanvuongteach ờ thế nếu biết rồi thì có nhớ mãi ko? tui ghi hết ở trên rồi cậu ko đọc hết à? (= .=). Nói cho đơn giản nhé: Cấp 3 chỉ là nền tảng sơ qua thôi chứ ko có hơi chi tiết như trên Đh hay xa hơn là thạc sĩ đâu. Còn cái kiểu "bắt buộc phải biết" Xin lỗi nhá, hỏi thật là thầy cô dạy cậu từ cái thời đi học thì có chắc là thầy cô hỏi kiến thức cũ cậu có nhớ ko? tui cam đoan 100000% là cậu chẳng nhớ dc cái gì và kể cả cái thời sinh viên của tui cũng thế chứ đừng nói là cấp 3 lên đại học hay cấp 2 lên cấp 3. Vì Thế nên mô hình quỹ đạo nguyên tử này đối với tui nó chẳng quan trọng, chẳng giúp gì dc cho tui, cũng chẳng là gì đối với tui cả mà chỉ là thứ kiến thức mà tui dc biết và chỉ biết thế thôi chứ nhớ nó chi tiết thì dc cái gì? bắt buộc á? đi thi ngày đó ra câu này thì tui nhớ chứ bảo nhớ mãi thì quên đi nhé!
Buồn cười là thi đh năm đó nó lại ko ra mà chương trình 11,12 của tui là bình thường (nâng cao nói chung dành cho bọn NCKH + thi olympic ngoài ra học thêm cũng chả hơn bọn ko nâng cao là bao nhiêu khi thi Đh năm đó, tui ở SG nhé ko phải dân cày nâng cao ngoài bắc đâu). Thế nên nhớ làm gì trong khi cái này nó lằng bà nhằng cả ra mà đi Ktra + thi lại ko có. =))
Bài viết nhiều chỗ vẫn còn sai sót nhưng vẫn cảm ơn mod
zutowa
TÍCH CỰC
6 năm
@hoangthanh1994 Sai sót thì chỉ ra cho mod sửa
mr.chunglv
TÍCH CỰC
6 năm
Ừ, nó không giống hình vẽ "này" mà giống hình vẽ "kia"
gray quang
ĐẠI BÀNG
6 năm
Vậy tóm lại, nó giống như hình nào? Viết 1 bài khoa học rõ dài, để rồi ko đưa ra được cái kết luận chính xác cuối cùng.
zutowa
TÍCH CỰC
6 năm
@gray quang thật, đọc xong cuối cùng nó ra sao? Cho cái ảnh GIF hay đoạn video cho ng t biết
Vẽ kiểu đám mây obitan, hay gọi là quỹ đạo nguyên tử thì đâu có mấy người mà hiểu được.
Mấy cái này sinh viên Bách Khoa học còn rớt lên rớt xuống kìa 😁
@hallobamboo Cái này học vui mà
Lupa
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hallobamboo tính mấy đám mây e này ứng dung vào việc gì vậy bạn?
bài viết nói sơ lược quá :D
Kiem Ph○ng
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Lupa Đi từ cơ bản đến phức tạp nhé: electron => xác định liên kết => hình học phân tử. Đến đây chia làm vài hướng:
1. Tổng hợp chất: biết nó hình dạng như nào thì sử dụng chất nào dễ tạo ra nó nhất.
2. Cơ chế hoá sinh chìa khoá - ổ khoá: hình nào thì vừa, hình nào không vừa. Chẳng hạn đường hóa học tạo nên cảm giác ngọt cho vị giác vì 1 phần cấu tạo (hình dạng) của nó giống đường tự nhiên, ghép trúng ổ cảm nhận ở lưỡi.
3. Vật liệu siêu dẫn: nếu lắp các hình kia ở vị trí phù hợp khiến electron có thể dễ dàng chạy qua lại giữa các nguyên tử mà không có cản trở gì => siêu dẫn. Giải nobel hóa học năm 2000 về cái này đó.
vân vân và mây mây ....
@Kiem Ph○ng vân vân và mây mây đó có thú vị không 😃
Seul Đức
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hallobamboo sách hóa 11- chương trình nâng cao đã học về cái này rồi, hồi đấy cũng chết lên chết xuống kinh dị, nhất là xác định orbitan phối tử
ChipHero
TÍCH CỰC
6 năm
Bài viết hay nhưng Mod dịch, viết bài nhiều chỗ khó hiểu quá. Đọc cú bị khựng, phải đọc lại mấy lần
@ChipHero Google viết đấy, không phải Mod viết đâu. Mod chỉ làm mỗi việc là đăng nó lên đây rồi gắn tên mình vào là xong.
Cái này gọi là lỗi "dịch thuật" đấy!
zzvilzz
TÍCH CỰC
6 năm
@bshuy2003 Hôm nay Google lại còn biết viết bài nữa hả? Anh Google dạo này có nhiều cái mới quá :v
@bshuy2003 Công sức người ta làm ngf nói vậy chứ? Google nào dịch được như thế này. Cái này muốn dịch cũng phải có cả hiểu biết về hoá học nữa,có lẽ cái này mod chưa hoàn thiện nên bài dịch chưa chính xác, góp ý cho người ta sửa đừng phủ nhận công sức người ta thế.
"mỗi e (với sự hiện diện tại nhiều nơi cùng lúc) có thể được hình dung đám mây", google dịch à?
zzvilzz
TÍCH CỰC
6 năm
@Neuron.Patriot Chứ còn, đó giờ bài biết trên itinhte khá nhiều bài bỏ vào google translate xong edit lại chút ít rồi cầm đăng lên, nhưng mà làm ăn cẩu thả nên nhiều khi không sửa hết. Những bài tự viết còn sai chính tả đầy ra thì hi vọng gì ở những bài xài google translate hả bạn 😆
mrhung1911
TÍCH CỰC
6 năm
@Neuron.Patriot Thực tế ông mod này rất cẩu thả, kiến thức ko chuyên sâu, toàn đi cóp rồi về post y chang. Như mấy bài review về âm thanh của ổng, chán chết đi đc. Éo hiểu rốt cuộc ổng muốn nói gì.
ngoanrazo
TÍCH CỰC
6 năm
vậy cuối cùng nó lưỡng tính giữa sóng và hạt, sao vẽ đc đây
Seul Đức
ĐẠI BÀNG
6 năm
@ngoanrazo nếu không muốn chuyên sâu thì nó dạng hạt nhưng quỹ đạo, mức năng lượng lại có thể biểu diễn dạng sóng. Gần giống với photon ấy bạn, tồn tại dạng lưỡng sóng-hạt. Có thể biểu thị dạng sóng trong một vài điều kiện nhưng lại biểu thị dạng hạt ở điều kiện thí nghiệm khác
xversion1
TÍCH CỰC
6 năm
Dành cho bác nào vẫn thấy khó hiểu: Vì người ta không thể xác định được chính xác vị trí của e trong không gian mà chỉ có thể xác định được số lần xuất hiện tại khoảng không gian nào đấy nhiều hay ít nên gọi là đám mây e. Các bác cứ tưởng tượng giống như mây bao quanh trái đất có chỗ dày chỗ mỏng, có tầng trên tầng dưới. Cứ mỗi lần e xuất hiện thì tạo thành 1 hạt hơi nước, chỗ mây dầy chính là chỗ e hay xuất hiện nhất đó vậy,

Còn tại sao người ta không xác định được chính xác vị trí của e trong không gian? Trời tối các bác muốn nhìn thấy cái ô tô thì các bác chiếu đèn, ánh sáng đến ô tô dội ngược vào mắt các bác thì các bác thấy cái xe, cái xe không thay đổi gì cả. Còn đối với e nếu chiếu sáng vào nó để xem nó ở đâu thì cũng tương đương với việc bắn tên lửa vào cái ô tô để xem ô tô ở đâu vậy.

Tại sao e nó lại hiện diện nhiều nơi cùng 1 lúc? Bởi vì khi các bác không nhìn vào nó thì nó có dạng sóng chứ không phải dạng hột, như kiểu sóng điện thoại ấy nên nó ở khắp nơi trong không gian.
achille2k
ĐẠI BÀNG
6 năm
@xversion1 Đơn giản dễ hiểu là đây. Thanks b
@xversion1 Chính xác là nó chuyển động nhanh quá, hạ nhiệt độ xuống càng gần 0 K thì nó mới chậm lại dễ đo đạc hơn 😁
@xversion1 "Còn tại sao người ta không xác định được chính xác vị trí của e trong không gian? Trời tối các bác muốn nhìn thấy cái ô tô thì các bác chiếu đèn, ánh sáng đến ô tô dội ngược vào mắt các bác thì các bác thấy cái xe, cái xe không thay đổi gì cả. Còn đối với e nếu chiếu sáng vào nó để xem nó ở đâu thì cũng tương đương với việc bắn tên lửa vào cái ô tô để xem ô tô ở đâu vậy."

Cái ví dụ này nó tréo cẳng ngỗng quá pác

"Tại sao e nó lại hiện diện nhiều nơi cùng 1 lúc? Bởi vì khi các bác không nhìn vào nó thì nó có dạng sóng chứ không phải dạng hột, như kiểu sóng điện thoại ấy nên nó ở khắp nơi trong không gian."

Minh họa khá tốt nhưng trật quẻ bói

Nhưng cũng ghi nhận rằng nghe ra có vẻ dễ hiểu
banh.tieu
TÍCH CỰC
6 năm
@Giàng A Chuối Vật lý lượng tử nó khác hẳn với những thứ mà mình biết. Ví dụ e nó không phải di chuyển từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác mà nó nhảy từ vị trí này sang vị trí kia, không hề ở giữa. Tương tự hạt có thể xuất hiện nhiều vị trí khác nhau cùng một lúc mà cũng không ai hiểu vì sao
newnick
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ông Thomson này chết năm 1940 mà còn đội mồ sống dậy để tiếp tục nghiên cứu khoa học rồi phát hiện ra electron hả các bác?
mrhung1911
TÍCH CỰC
6 năm
@newnick Thực tế ông Mod cũng éo biết ông này là ai và cũng ko đi kiểm chứng lại như bạn. Quá cẩu thả, chỉ drag and drop lên google dịch và post để lãnh lương
Có một số mod viết bài nào là bị mem phản ứng lại bài ấy liền.. Trách sao được khi chất lượng bài viết và người viết bài là quá kém.
Năm nay không biết Tinh tế bình chọn có giải Mâm xôi vàng cho mod không ta?? Phải tương xứng với giải mod được yêu thích nhất chứ
Vậy phải vẽ cái hình đúng là vẽ như thế nào? đề nghị cho mẫu vẽ.
@Tminh3232 581cbb84ea6507176652da654081354e.jpg 😁
N.T.Trung
ĐẠI BÀNG
6 năm
@kixx Cái hình minh họa của bác là ở trong những trạng thái năng lượng cố định rồi, còn hình minh họa chuẩn thì phải làm một cái mô hình 3D thì các bác mới nhìn rõ được, chứ vẽ 2D thì chịu, thôi cứ tưởng tượng nó y như trái đất vậy hạt nhân là trái đất, đám mây electron như mấy tầng khí quyển vậy càng ở trong càng đặc, càng ra ngoài nó càng mỏng, số lượng electron của mỗi nguyên tử là xác định, số electron trên mỗi lớp cũng xác định, nhưng nó bay loạn xà ngầu lung tung trong lớp của nó với vận tốc rất nhanh, cộng thêm hiệu ứng lượng tử dịch chuyển tức thời nữa nên y như cái cánh quạt quay cực nhanh tạo ảo ảnh vậy, người ta gọi vùng bóng mà electron tạo lên là đám mây, nếu cho tay vào đó vớt 1 phát thế nào cũng bắt được electron.
vietsnam
TÍCH CỰC
6 năm
Hờ hờ, kỳ đà cha cắc ké, cắc ké mẹ kỳ nhông ... kỳ nhông là ông kỳ đà. ;)😕
TonyWu
CAO CẤP
6 năm
Logo Atom 😃
@TonyWu Dr.Matthatan 😁
@habu@
TÍCH CỰC
6 năm
Tóm lại

Người xưa rất thông minh
the68one
ĐẠI BÀNG
6 năm
cần gì nói đến những thứ khoa học như thế...đơn giản là mấy chụy "hot gơn" hay tự sướng trên facebook...gặp ngoài đời thực đã như 2 người sống 2 thế giới xa lạ ko quen biết...
Học kỹ hóa 10 thì ai cũng biết điều này, nói chung bài viết kém chất lượng
zozozo123
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Communism bài viết ngu vãi ra. k bằng thằng học sinh cấp 3
Nomadman
ĐẠI BÀNG
6 năm
có, lúc học có được nói rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019