[Bạn có biết] Khả năng bạn bị sét đánh trên sao Hoả thấp hơn ở Trái Đất rất nhiều

MinhTriND
7/6/2019 8:48Phản hồi: 32
[Bạn có biết] Khả năng bạn bị sét đánh trên sao Hoả thấp hơn ở Trái Đất rất nhiều
Nếu sét thực sự có tồn tại trên sao Hoả, tần suất xuất hiện của nó rất ít và năng lượng cũng kém hơn nhiều so với ở Trái Đất. Nguyên nhân được cho là vì lớp khí quyền mỏng của hành tinh Đỏ. Bằng chứng đầu tiên của sét trên sao Hoả đưa ra lần đầu tiên vào năm 2009, sau khi các nhà khoa học tìm thấy những vi sóng phát ra từ cơn bão bụi hoành hành trên đó hồi năm 2006.

Dữ liệu thu được sau 5 năm làm việc của tàu Mars Express của châu Âu, và 3 tháng hoạt động của kính viễn vọng Kính viễn vọng Allen (Mỹ) sau đó không tìm thấy thêm thông tin nào về sóng âm của sét trên sao Hoả. Để tìm hiểu vì sao sét lại hiếm hoi như vậy trên sao Hoả, các nhà khoa học đã tập trung vào việc phân tích các dạng sét hình thành từ bão bụi sao Hỏa.

sao_hoa_tinhte.jpg

Các hạt cát cũng như những loại hạt khác trong các cơn bão thông qua hiệu ứng triboelectric cũng như hiệu ứng tĩnh điện sẽ tích điện. Khi 2 vật liên tục va chạm và cọ xát vào nhau, bề mặt của vật này có thể lấy đi electron từ bề mặt vật kia, gây ra sự mất cân bằng về điện, nghĩa là 1 vật sẽ tích điện dương, vật còn lại tích điện âm. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học thử nghiệm bằng hạt bazan lấy từ một tảng đá nằm ở miệng núi lửa sao Hoả.

Họ cho các hạt hình cầu 1-2 mm này lên một tấm rung dao động trong 30 phút, sau đó lấy một hạt nằm ở trung tâm ra để đo điện tích. Ngoài ra, các chuyên gia cũng thiết lập các mức áp suất không khí khác nhau trong quá trình thử nghiệm. Được biết, áp suất khí quyển trung bình trên sao Hỏa là 6 millibar. Trên trái đất, áp suất khí quyển trung bình khoảng 1.000 millibar ở mực nước biển.

Phát hiện cho thấy điện tích khó xuất hiện trên các hạt bazan khi điều kiện áp suất không khí thấp. Chính vì kết quả này, các nhà khoa học tin rằng áp suất khí quyển chính là một trong những lý do khiến cho sét rất ít khi xảy ra trên sao Hoả và nếu có xảy ra, năng lượng hình thành cũng không nhiều. Ngoài ra, trên Trái Đât, một số tác nhân như tia vũ trụ từ không gian sâu hoặc bức xạ cực tìm từ Mặt Trời cũng có thể tạo ra điện tích cần thiết cho sét. Trên sao hoả, những yếu tố này không đủ nhiều để giúp tạo ra sét.

Nguồn: Space.com
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thế còn khả năng bị một tảng đá mồ côi trên trời phang trúng ?
@lenam098 Hôm trước e vội bay nhanh quá nên chắc quệt phải bác, sorry nhé 😁
@adagioleonard cụ vui tính nhể, tuy nhiên khả năng đó là thật, hãy nhìn các lỗ thiên thạch trên bề mặt của Sao Hỏa
Kiểu này trong tương lai xa, thế nào cũng có ý tưởng đưa người lên sống trên Mars cũng nên! Đột nhiên nhớ đến vụ đưa tên lên sao Hoả của NASA đợt trước 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |

Vé lên Sao Hoả (23-5-2019) (1).jpg
vui nhỉ
Phải chi ngắm đc dưới bề mặt jupiter, neptune
Mấy cái lĩnh vực không gian thiên văn đọc cho vui vui. Chứ con người khó mà thay đổi nổi. Rác trái đất chưa dọn sạch không khí ô nhiễm nhiệt độ ngày càng tăng nên tập trung giải pháp. Mấy bác nghiên cứu thiên văn học ngành này sướng ăn ko mơ mộng trăng sao.
Khả năng bị sét đánh trên Sao Hoả là 0 vì có lên được đếch đâu
@Kenny 909PV Có gì là sai.?
Tiếng anh viết tắt được không.? Không đủ tầm thì đừng sủa. (Vd: lv a mess = leave a mesage). Thấy ghi ko đủ là tưởng họ kém ai ngờ sự thật là mình kém.
Ae chia sẽ nhau, vui là chính.
Đừng nội soi này nọ, nhìn nhà quê và đàn bà lắm.
khanhduy1997
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thantienkaka tại vì câu của bạn viết ra k có ý nghĩa j hết nên mình mới soi, space là vũ trụ, spaceX là tên công ty vũ trụ phóng tàu con thoi được đặt tên là falcon, nếu bạn nói spaceship nge còn có nghĩa, ý bạn là phóng nguyên 1 cái công ty lên sao hỏa hay là phóng 1 cái tàu lên thôi? sai thì nên tra google mà sửa chứ đừng cãi bừa bạn ak
@khanhduy1997 Bạn quá nặng nề về những thứ nhỏ nhặt. Điển hình là bạn đọc qua và vẫn hiểu.
Thay vì tốn sức cho những cái li ti để rồi đưa ra phán quyết ai đúng ai sai thì mình chia sẽ những thứ khác hay hơn.
Đây là nơi ae giao lưu, vui vẻ là chính.
Ok nhé chú em. Thấy ghi 1997 nên đoán năm sinh.
khanhduy1997
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thantienkaka ok lớn thì nhận lỗi anh êi, thấy a chửi bạn Kenny 909PV kém cỏi, sủa này nọ nên em phải cào phim anh êi, làm gương cho bọn trẻ con như e cái anh êi
Theo ngâm cứu của mình thì trên đấy một năm ko có vụ tai nạn giao thông nào .
@uthalinh Bác giỏi vãi toàn nghiên cứu những cái ai cũng biết kiểu này phải kiến nghị lên các cấp lãnh đạo cho bác vào danh sách đỏ động vật quý hiếm mất 😆)
Nhìn sao hoả thấy khô cằn nhỉ.
Lên đó chắc khát nước thôi là đủ chết.!
_ Theo nghiên cứu thì khả năng mình xuất hiện ở sao Hỏa thấp hơn trái đất nhiều, nên đương nhiên tỉ lệ bị sét đánh còn thấp hơn nữa 😁
Cái điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất...ở trên đấy liệu có phù hợp để sống được không mà muốn chuyển đến ở nhỉ
Thanks bài viết rất bổ ích
ae mod tinhte dạo này áp lực công việc hơi bị kinh khủng. Đầu tháng đã phải chạy chỉ tiêu rồi
Ko quan tâm vì có lên đc tới đó đâu mà cần biết.
keyzi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Chuyện đó con cháu đời sau nó lo.
Con người mà lên sống được trên sao hỏa thì tốt, bay lên sao hỏa rồi về lại trái đất trong 1 tuần thì vui nhỉ,
khả năng mình bị sét đánh trúng trên sao Hoả là 0% nhé =))
Reah
TÍCH CỰC
5 năm
Tránh sét đánh thì dễ thôi, làm cái cột thu lôi to vào hay chơi hẳn cái lồng Faraday di động cho máu.
TiaMi
TÍCH CỰC
5 năm
thôi mệt hơi đâu mà lo chuyện sét trên sao hỏa
Lên Sao kim( bầu khí quyển cực dày với các cơn mưa axit như cơm bữa) hoặc sao mộc. 2 nơi này đứng sau mặt trời về tuần suất và năng lượng của các tia lửa điện( sét)
Khó ở chỗ là sao kim thì con người có thể bị xét giật còn sao mộc thì chưa kịp bị sét giật đã bị áp suất không khí ép chết rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019