[Bạn có biết] Khi mua bán xe cũ có thể làm hợp đồng ủy quyền thay vì hợp đồng mua bán

Nam Air
15/4/2017 4:30Phản hồi: 162
162 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đây là phương thức nhiều người đang dùng (kể cả tổ chức hành hành nghề công chứng cũng gợi ý và nhiều người mua bán xe thích chọn), tưởng chứng là tốt nhưng thực chất là độ rủi ro rất cao cả về phía người bán lẫn người mua. Khuyên mọi người cố gắng hành xử theo đúng quy định của pháp luật là an toàn pháp lý cao nhất. Có 02 rủi ro cơ bản và lớn nhất là:
Rủi ro thứ nhất: Về việc xác định chủ sở hữu.
Vì theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Điều 562. Hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Nếu mua bán mà làm Hợp đồng ủy quyền thì người mua không thật sự là chính chủ. Người bán chưa thật sự hết trách nhiệm của chủ sở hữu.
Khoản 3 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015:
Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Nếu rơi vào tình huống quy định tại điểm đ, chiếc xe lúc này về mặt pháp lý có thể trở thành di sản thừa kế của chủ đang đứng tên trên giấy đăng ký xe nếu người bán chết hoặc đương nhiên trở về thành tài sản của chủ đứng tên giấy đăng ký xe nếu người mua chết.
Rủi ro thứ 2: Rủi ro về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng

Nếu có tai nạn hoặc một số vấn đề cần phải bồi thường do người sử dụng chiếc xe đó gây ra thì:
Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
.......
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Do đó, người đứng tên trên Giấy đăng ký xe có thể bị cơ quan chức năng mời làm việc trong suốt thời gian của hợp đồng ủy quyền để làm rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Lời khuyên, đã có điều kiện mua được chiếc xe thì cứ đường đường chính chính hô to: "Ta là chủ xe đây!" nó hạnh phúc hơn việc tiết kiệm một ít chi phí nhưng khi rủi ro xãy ra thì chi phí sẽ nhiều hơn so với chi phí tiết kiệm được khi lách luật.
vnn009
TÍCH CỰC
7 năm
Mình nghĩ các bạn nên thận trọng khi tư vấn pháp lý cho mọi người vì:
1. Một sự việc có thể được rất nhiều người thực hiện nhưng nó vẫn gây rủi ro nghiêm trọng cho 1 số ít người và hậu quả ko chỉ dừng ở việc ném 1 cái điện thoại vào tường. Và ở đây thấy rõ rủi ro đó, do biện pháp này thực chất chỉ là cái gọi là mẹo để đối phó tạm thời với việc không thực hiện mua bán, sang tên đổi chủ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Vấn đề gì khi chia sẻ cho mọi người cũng nên nghiên cứu cho kỹ về hậu quả xấu nhất nếu có. Ở đây cũng có bạn đã nói rồi. Hậu quả xấu nhất là người ủy quyền chết. Vậy là tài sản trở thành di sản và phải đc chia thừa kế và người được ủy quyền trở thành chiếm dụng bất hợp pháp từ thời điểm người ủy quyền chết.
3. Sau cùng, mỗi việc làm đều có mục đích. Vậy mục đích ở đây là gì?
Có thể:
- Trốn thuế, trốn thủ tục pháp lý cần thiết khi mua bán: có nên không nhỉ? Theo quan điểm tôi là ko nên.
- Tất nhiên nhiều người làm thì việc này nó cũng có mục tiêu thực dụng của nó. Tuy nhiên theo tôi ko nên lạm dụng vì không bao giờ hợp đồng ủy quyền có thể thay thế hợp đồng mua bán. Hình như nó giống như so SSD với RAM vậy.
Cái gì cũng có giá của nó. Nếu bạn tận dụng đc điều này như 1 biện pháp tạm thời thì bạn tiết kiệm đc 1 khoản tiền. Còn về thủ tục thì cũng không khác nhau lắm vì cũng phải công chứng, cũng phải đọc cho kỹ, cũng phải lo lắng này nọ. Nếu rủi ro phát sinh thì bạn cũng nên hiểu và xác định cho tâm hồn thanh thản.

Có 02 rủi ro cơ bản và lớn nhất khi sử dụng phương pháp này:
Thứ nhất: Rủi ro về việc xác định chủ sở hữu.
khoản 3 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Nếu chọn phương pháp này mà người bán chết thì chiếc xe sẽ trở thành di sản thừa kế của người bán. Nếu người mua chết trước, chiếc xe sẽ đương nhiên là tài sản của người đúng tên trên giấy đăng ký xe tức người bán.
Thứ hai: Rủ ro về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
........
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu áp dụng phương thức mua bán là làm hợp đồng ủy quyền thì người bán, tức chủ sở hữu trên giấy đăng ký xe sẽ luôn đối mặt với việc cơ quan chức năng mời làm việc bất kỳ lúc nào để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Sống và làm việc theo pháp luật để hạn chế tối đa rủi ro pháp lý. Chọn phương án lách luật để tiết kiệm một ít chi phí nhưng nếu có rủi ro xãy ra chi phí khắc phục còn nhiều hơn chi phí tiết kiệm được trước đó.
anhtuhn
TÍCH CỰC
7 năm
Mấy bạn tinhte tốt nhất nên tập trung vào chuyên môn, không lấn sân sang lĩnh vực này.
Chính vì những hợp đồng uỷ quyền kiểu này mà chính phủ mới ban hàng quy định về phạt xe "không chính chủ". Hợp đồng kiểu này sẽ gây ra nhất nhiều rắc rối cho bạn và nhà quản lý.
nguy cơ của bên bán là nếu xe vi phạm pháp luật (cán chết người) thì cũng sẽ mệt mõi làm việc với CA ...
tuongthan
ĐẠI BÀNG
7 năm
Kiến thức của mod sai trầm trọng. Hợp đồng ủy quyền sao lại tương đương hợp đồng mua bán. Rồi người được ủy quyền có cả quyền chiếm hữu đối với đối tượng của hợp đồng ủy quyền nữa.... nên công chứng hợp đồng ủy quyền nữa chứ, sai nhiều quá
Cho mình hỏi trường hợp A làm hợp đồng uỷ quyền xe máy cho B, sau đó A đi nước ngoài. Rồi mình (C) mua lại xe đó từ B, trường hợp này mình có được làm hợp đồng mua bán với B, thực hiện rút hồ sơ gốc và sang tên về mình mà không cần sự có mặt của A không?
Ai đã từng trải qua tình huống này cho mình xin chia sẻ kinh nghiệm với. Cảm ơn...
alecsu
ĐẠI BÀNG
7 năm
@anyxuantrieuman Bạn dc quyền rút hồ sơ gốc nếu như ng bán xe cho bạn và nơi đăng kí xe ban đầu ở cùng tỉnh,thành phố mà bạn có hộ khẩu nơi đó.ví dụ như bạn ở hcm,và ng bán xe cho bạn cũng ở hcm,và ban đầu ngdo dki xe cũng ở hcm thì bạn có quyền đơn phương đi rút hồ sơ gốc và sang tên cho bạn mà ko cần ngdo có mặt. Còn nếu như ngdo ở hcm,bạn ở tỉnh hoặc ngược lại thì ngdo phải đi cùng bạn thì mới rút dc hồ sơ gốc để sang tên cho bạn nhé.
Lợi BP
TÍCH CỰC
6 năm
@alecsu bác cho mình hỏi những điều bác nói trên trích dẫn, tham khảo từ luật, thông tư, quy đinh nào vậy ạ
ngocb2
TÍCH CỰC
7 năm
cái này gọi là công chứng uỷ quyền
steelhorse
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mình để điều khoản hd ủy quyền ở đây và không nói gì
Office Lens 20170416-183647.jpg
TIỀN NÀO CUẢ ĐÓ KO BAO GIỜ SAI! Đừng vì sợ tốn 2% mà làm uỷ quyền. sang tên mình 1 cách hợp pháp, làm hợp đồng mua bán . lo sang tên lẹ le cho yên tâm. người giờ quỷ không ah, người ít lắm ;-(
lingkt
ĐẠI BÀNG
7 năm
Người tham gia Hợp đồng chết là Hợp đồng hết hiệu lực nhé!
Mà làm Hợp đồng công chứng thì bác thích bao nhiêu bản chả được, thường thì là bên B sẽ giữ ít nhất 2 bản để bán (ủy quyền) tiếp lần sau. Thủ tục làm bản sao Hợp đồng ủy quyền từ bản gốc cũng nhanh gọn, thường là khoảng 15-30'.
hidronak
TÍCH CỰC
7 năm
@lingkt Bác cho hỏi: quy định là đối với xe tỉnh thì A phải đi trích lục lại hồ sơ gốc rồi mới sang tên được. Vậy trường hợp bên B được ủy quyền rồi thì khi sang tên cho C thì B cầm giấy ủy quyền về tỉnh của A trích lục lại ạ?
lingkt
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hidronak Làm Hợp đồng ủy quyền tại Phòng công chứng nào thì phải về đấy mới làm bản sao từ Hợp đồng gốc được bác à! (Nếu bác bị mất, thiếu Hợp đồng khi làm thủ tục sang tên).
hidronak
TÍCH CỰC
7 năm
@lingkt Ý em là bên bán A ủy quyền cho bên B, rồi B lại bán cho C; vậy thì B được quyền cầm giấy ủy quyền về tỉnh của A để rút hồ sơ gốc phải không ạ?
lingkt
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hidronak Vì B là người nhận ủy quyền, là có tham gia Hợp đồng, nên sẽ làm thêm bản sao Hợp đồng ủy quyền tại Phòng công chứng đó.
Còn C là bên mua lại của B, thì C đi rút hồ sơ chứ bác, ông B bán xong rồi thì rút gì nữa.
hidronak
TÍCH CỰC
7 năm
@lingkt Vâng, cám ơn bác, trước giờ em cứ nghĩ là bên bán phải đi rút sẵn, rồi lúc ký giấy bán thì giao cho bên mua luôn.
longakka
ĐẠI BÀNG
7 năm
cửa hàng bán xe cũ (hoặc được gửi) người ta làm thế để đỡ tiền thuế cho ông mua chứ làm sao nữa
mua xong xác định dùng lâu dài thì làm hd mua bán
tình hình là e đang có con xe chính chủ biển 5 so nhưng mà biển số xấu quá. em muốn kiếm biến khác thì phải làm thế nào các bác nào và cham rồi chỉ giáo
Anhtuan73
ĐẠI BÀNG
7 năm
@1987hungnguyenduc Có cách nhưng tốn tiền và thời gian , đó là bạn bán xe cho 1 người ở tỉnh khác , lúc đấy bạn phải rút hồ sơ gốc cho người chủ mới đi đăng ký biển số mới và trả lại biển số cũ , sau đó bạn mua lại con xe đó và quy trình lặp lại như trên
@Anhtuan73 tiền phí thì bao nhiêu một lần nhỉ.
longoanhi
TÍCH CỰC
7 năm
mua bán mẹ cho lành chứ ủy quyền ghe quá
có 1 cái là muốn hướng đến xã hội sống và làm việc theo pháp luật.

nhưng ở đây, trang tinh tế lại tồn tại, định hướng người khác không nên làm theo pháp luật mà nên lách luật 😁
hungcaibe
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nghĩ sao mod tinh tế mà viết bài ngu ngốc đến thế còn đưa lên...tinhte vẫn là tinhte
tieutu911
TÍCH CỰC
7 năm
Oi cái luật vn nhức đầu. Uỷ quyền không cho tự sang tên cho mình mà lại cho bán cho người khác đứng tên 😔 quái đản, vậy thì nếu hợp đồng uỷ quyền toàn quyền thì cho người ta sang tên cho rồi bắt đi lòng vòng cũng về chổ cũ. Để mất tiền mất thời gian, Vn đúng là rãnh nhất thế giới không có gì làm ra ba cái luật.....
bbnhtc
ĐẠI BÀNG
7 năm
@tieutu911 Nếu nghiên cứu, pro sẽ thấy không chỉ VN quy định về UQ như vậy đâu, và pro sẽ hiểu ko phải người ta rảnh rỗi mà vẽ ra như vậy 😃
Đánh dấu để sau này dùng.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019