[Bạn có biết] Tại sao không thể đốt nước?

ND Minh Đức
10/4/2017 5:53Phản hồi: 121
[Bạn có biết] Tại sao không thể đốt nước?
Bài học Hóa học vỡ lòng mà ai cũng biết: nước có công thức hóa học là H2O. Vậy tại sao dù được tạo thành là 2 nguyên tố hỗ trợ sự cháy là H và O nhưng nước lại không thể đốt cháy? Một cách ngắn gọn: nước có thể được hình thành khi đốt khí hydro H2. Do đó, nước không thể được đốt lên là do nó đã được đốt rồi.

Chi tiết xíu, hãy nói về điều xảy ra khi thứ gì đó cháy. Cháy là một quá trình hóa học mà trong đó, 2 phân tử và các phân tử kết hợp lại với nhau, giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Về cơ bản thì để đốt cháy thứ gì đó, thí dụ như que củi, mảnh giấy,… thì bạn cần 2 điều kiện. Đầu tiên là nhiên liệu (khí oxy là chất oxy hóa cơ bản trong khí quyển Trái Đất). Đồng thời bạn cần thêm một thứ khác là nhiệt để mồi quá trình đốt cháy xảy ra.

chay_Tinhte.jpg
Lấy thí dụ như bạn muốn đốt một mảnh giấy. Lúc này giấy là nhiên liệu, chất oxy hóa là khí oxy và nhiệt, được cung cấp khi quẹt diêm hoặc bật lửa, từ đó kích hoạt quá trình cháy của mảnh giấy. Trở lại vấn đề nước. Nước được cấu thành từ 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxy, tạo thành công thức hóa học H2O. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu ở dạng đơn chất, H2 cháy được cơ mà, lại còn có sẵn O2 làm chất oxy hóa nữa. Vậy tại sao H2O không cháy? Vậy phải tìm hiểu tại sao H2 có thể cháy.

Một nguyên tử hydro chỉ có 1 electron và nó có thể nhanh chóng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo thành hợp chất mới. Hydro thường tồn tại ở dạng khí trong tự nhiên và bởi liên kết H-H là khá yếu, nó sẽ nhanh chóng bị oxy hóa nếu có sự hiện diện của chất oxy hóa, từ đó khiến nó rất dễ cháy. Quá trình cháy của H2 sinh ra rất nhiều năng lượng và đây chính là lý do người ta dùng hydro lỏng làm nhiên liệu phóng tàu vũ trụ ra khỏi khí quyển Trái Đất.

Lại nói về sự hỗ trợ của Oxy. Như đã nói lúc đầu, bất cứ quá trình cháy nào cũng đòi hỏi có chất oxy hóa. Trong hóa học có nhiều chất oxy hóa khác nhau, bao gồm cả oxy, ozone, hydro peoxit, flo,… Bởi oxy có nhiều trong khí quyển Trái Đất nên nó thường trở thành chất oxy hóa cơ bản trong hầu hết các vụ cháy. Cũng chính vì thế, nguồn oxy đủ, liên tục chính là điều kiện cần thiết để ngọn lửa có thể tự duy trì. Hết oxy, lửa tắt.

phan_ung_nuoc_Tinhte.jpg

Giờ tới nước. Có nhiều nguyên nhân khiến cho nó có thể dập được nhiều đám lửa, đồng thời trong đó có một nguyên nhân giải thích tại sao nước không bắt lửa. Nguyên nhân là do nước đã được đốt cháy rồi. Như đã nói ở trên, hydro rất dễ cháy và tất nhiên, nó cần oxy để sự cháy diễn ra. Bởi oxy có rất nhiều trong khí quyển nên nó sẽ nhanh chóng kết hợp với các nguyên tử hydro để “bắt lửa”. Sản phẩm của quá trình cháy này là nước, đồng thời giải phóng lượng nhiệt rất lớn. Đó cũng là lý do vì sao trong phòng thí nghiệm, người ta không dùng cách này để tạo ra nước.

Tóm lại, khi ban đốt giấy thì sẽ thu được tro, khi bạn đốt hydro thì sẽ có được nước. Và cũng tương tự như bạn không thể đốt tro tiếp bởi chúng đã được đốt sạch trước đó rồi, nước cũng không thể đốt.
121 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bởi vì xe cứu hỏa chứa 1 bụng nước. Nước đốt mà cháy thì xe cứu hỏa thành xe phóng hỏa
empyphuong
TÍCH CỰC
7 năm
@LionelRichie Xe phóng hoả....hay
huck23
TÍCH CỰC
7 năm
@LionelRichie bác lại làm em nhớ đến mệnh đề con gà quả trứng =))))
Là do nước không cháy nên mới dùng để cứu hỏa hay là vì nó được dùng để cứu hỏa (xe cứu hỏa chứa 1 bụng nước như bác nói) nên nó mới không cháy? =)))))))))))))
Dư hơi
jerry89
ĐẠI BÀNG
7 năm
@duongphatminh Loser 😁
tr4n
TÍCH CỰC
7 năm
@duongphatminh kém cỏi nhận đại đi =))
@duongphatminh vui vẻ mà bác:p😁
duythutm
ĐẠI BÀNG
7 năm
cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng.nước k cháy vì không phản ứng :p
hình đầu và hình cuối đủ nguyên 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O vậy tại sao có ánh sáng và nhiệt nhỉ? Năng lượng đó ở đâu sinh ra? Khối lượng nguyên tử vẫn còn nguyên kìa! @@! ???
leopark121
TÍCH CỰC
7 năm
@maithang215 Năng lượng sinh ra do sự va đập của các hạt khi phản ứng.
Phản ứng đưa các nguyên tử H và O thành trạng thái khác rồi nên giải phóng năng lượng. Chứ không phải nhất thiết mất k.lượng mới sinh ra năng lượng.
Sai nhé, nước có thể cháy. Thực tế đã chứng minh
http://thanhnien.vn/thoi-su/nuoc-gieng-cham-lua-boc-chay-ngun-ngut-nhu-xang-792754.html
@heobanhki Nó không là nước
pahy155
ĐẠI BÀNG
7 năm
@ndminhduc Không biết nó troll à?
@heobanhki Bác có đọc không, hay gút gồ rồi quote đại cái top ? o_O
Chả hiểu ý bác là gì, troll game hay là sao? @@
@BillyTheKid96 Bạn không thấy cái tiêu đề bài báo nó troll sẵn rồi à
Screenshot_20170412-224233.png
Ko có ý gì nhưng ad giải thích đúng thuyết giải thích cho hs lớp 9
hanhbeo85
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tại sao nước không thể cháy ? Vì nó đã được đốt cháy rồi.
Vậy tại sao đã được đốt cháy rồi thì không cháy nữa ?
konkot
TÍCH CỰC
7 năm
@hanhbeo85 Bạn quay tay rồi bạn có quay tiếp được nữa không
legiondark
TÍCH CỰC
7 năm
@hanhbeo85 Vì nếu cháy được nữa thì hóa ra nó có thể cháy mãi, hay nói cách khác là nó sẽ sinh năng lượng mãi, và điều này vi phạm định luật bảo toàn năng lượng 😃
@hanhbeo85 vậy tại sao bác lại muốn chúng cháy nữa?
@hanhbeo85 Tại sao nó không cháy nữa khi đã được đốt cháy rồi?
Đọc bên dưới người ta giải thích , ngắn gọn , súc tích , khoa học , chính xác và dễ hiểu hơn nhiều

Lưu ý : Không chỉ riêng nước đốt không cháy mà tất cả các chất đã đạt đến mức oxy hóa cao nhất đều không đốt được:
ví dụ:
Than (C) có thể đốt để thành CO và CO2. Khí CO có thể đốt để thành CO2
nhưng CO2 không thể đốt được vì nó đã ở mức oxy hóa cao nhất rồi.

H2 có thể đốt để thành H2O nhưng nước không thể đốt được vì không còn thành cái gì được nữa.

** Cháy thực chất là 1 hiện tượng tự phản ứng hóa học mà sinh nhiệt phát sáng và năng lượng sinh ra có tác dụng duy trì tiếp phản ứng.

***Nói chung phản ứng cháy là một phản ứng oxy hóa mạnh gồm có chất oxy hóa (đại diện tiêu biểu là Oxy, ngoài ra còn có 1 số chất khác nhưng không phổ biến trong tự nhiên hoặc chỉ có trong phòng thí nghiệm), + 1 yếu tố nữa là phải có chất cháy.

****Chất cháy bản chất là chất khử trong phản ứng oxy hóa khử (ví dụ như than, khí CO hay là xăng C8H18, gas CH4... thậm trí là sắt, thép)
(p/s: sắt thép cháy được điều kiện khó khăn hơn khi cần bề mặt tiếp xúc với oxy lớn hay nồng độ oxy phải cao. ví dụ như pháo hoa là phản ứng cháy của các kim loại với oxy)

Vì vậy nước không thể cháy vì nước không phải là chất khử.

*****Nhưng chú ý nước có thể là chất oxy hóa trong 1 số phản ứng cháy khác như Na + H2O = NaOH + H2. Đây cũng là 1 phản ứng cháy nếu bạn ném miếng Na xuống nước. Lúc này phải hiểu là Na bị nước đốt cháy chứ không gọi là Na đốt cháy nước.

Nguồn Google
@Trungakira3 Thế giới này cần có những người như bạn 😃
@Trungakira3 đoạn trên bạn giải thích hợp lý =) còn đoạn na + h2o thì không gọi là phản ứng cháy bạn ạ
@Trungakira3 Dùng cmt này làm nội dung bài viết thì chính xác hơn. bài viết nói lòng vòng mà ko giải thích nổi vấn đề.
@Trungakira3 Cái này đọc dễ hiểu hơn này
kingtwo
TÍCH CỰC
7 năm
Nói "nước không thể được đốt lên là do nó đã được đốt rồi" là không đúng. Vì có những chất đốt lần 1 ra chất khác, đốt lần 2 với nhiệt độ cao hơn lại ra khác.
giải thic ko thoả đáng cho lắm
Chắc mod đang phê lá đu đủ
trandaubac
TÍCH CỰC
7 năm
@[HD]YêU cÔnG NgHệ phê lá mướp rồi
Gnoc
Trứng
7 năm
Tro chỉ là những thành phần vô cơ không thể cháy trong quá trình đốt. sản phẩm chính là CO2 và nước là của quá trình đốt giấy nên bảo đốt giấy thu được tro với ý nghĩa giống như đốt hidro thu được nước là sai hoàn toàn. Về phương diện khác thì bài viết này mình thấy chẳng có ý nghĩa gì cả. 😃
Vì Thủy diệt Hỏa theo 5 Hành, nên Hỏa ko thể diệt Thỷ...
vinhan_qn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@MrDuc2010 Vậy là bạn chưa biết đến cái gọi là "nghịch ngũ hành" rồi !
@MrDuc2010 Đó là về chất.
Về lượng lại khác. Hoả nhiều, hoả vượng thì khắc ngược, gọi là phản ngược của ngũ hành. Ví như nhỏ 1 giọt nước vào cái nổi đang trên bếp vậy.
hại não quá mấy bác
hanhbeo85
ĐẠI BÀNG
7 năm
Không có ý gì nhưng cách lập luận của mod chỉ thích hợp cho học sinh lớp 8 trở xuống.
tuann2
TÍCH CỰC
7 năm
@hanhbeo85 Ôi thả nào trên đây toàn người nói tào lao, tại vì toàn trên lớp 8 nên ko ai hiểu con c.c gì hết.
Nếu lửa mạnh quá mà tạt nước vào thì nước cũng "cháy" luôn.
Đã thử nghiệm thực tế khi đốt rác. Khi lửa to thử tạt 1 gáo nước vào thì nó chỉ tắt đúng chỗ vừa có nước 1 lát, sau đó cháy tiếp. 😁
Rồi đến mấy vụ cháy lớn. Phải dập bằng bọt & cát vì nước không dập nổi.
Chưa kể có mấy phản ứng hóa học gì đấy, càng tạt nước vào thì nó cháy càng mạnh. Tách đôi H & O. O hỗ trợ cháy, H bốc lên tạo gió. Đọc đâu quên rồi.
fvmjnhwt
ĐẠI BÀNG
7 năm
@LRA Để tách O và H ra khỏi H2O đơn thuần cần điều kiện đặc biệt lắm bác ơi.
Khi cháy to bác tạt ít nước vào mà vẫn cháy là do lượng nhiệt của đám cháy đó lớn đến nổi đã chuyển hoá tất cả lượng nước lỏng thành hơi nước.
Nước có thể dập tắt tốt các đám cháy là do nhiệt chuyển pha của nó rất lớn. Ở đk thông thường thì nhiệt độ mà nước chuyển pha là 100 độ C. Điều này có nghĩa nếu có dư lượng nước để dập tắt đám cháy thì nhiệt độ của toàn hệ cao nhất cũng chỉ là 100 độ C thôi, ở nhiệt độ này thì không có sự cháy thông thường diễn ra.
lonelydra
TÍCH CỰC
7 năm
@LRA Có vẻ không phải nước "cháy" mà là nó nhiệt quá cao nên "bốc hơi" phần lớn và không đủ dập. Căn bản nước khi phun ra nó không phải thành dòng liên tục mà nó ngắt quãng nên khi nhiệt độ đủ nó sẽ dễ bốc hơi.
Ghost_suol
TÍCH CỰC
7 năm
@LRA Khi không biết gì thì đừng nên dùng cảm giác để giải thích.

Tạt 1 gáo nước, tắt chỗ có nước rồi sau đó cháy tiếp thì ko liên quan gì đến việc "nước cháy", vì có thể do nước đã bay hơi hết, vẫn còn lửa ở đó và còn nguyên liệu cháy --> cháy tiếp.
Những vụ cháy lớn, không ai dùng bọt và cát để dập. Cần phân biệt rõ phương pháp chữa cháy với từng vụ cháy. Vì bọt và cát không bao giờ đủ để phun cao-xa và diện rộng. Những cái mà bạn nói dập bằng bọt (phải gọi bột hoặc CO2 mới đúng) + cát là để dập cho các vụ cháy dung môi.

H2O thành H và O ở điều kiện hơn 2000oC, nhưng hiệu suất của phản ứng tách ở điều kiện này là 0.02%

Cháy là pư hóa học của chất cháy và Oxy, tỏa ra nhiệt độ cao. Như đã nói trên, phản ứng luôn xảy ra ở cấp độ phân tử hoặc ion, nhưng mà H2O không thể nào phân tách ra ở điều kiện thường để phản ứng. Phản ứng này là phản ứng tỏa nhiệt, như thế để kích thích phản ứng cần một nhiệt độ rất rất thấp. Với những lý do trên. Nước chả thể nào pư với Õxy để cháy.
sanglxagdm
ĐẠI BÀNG
7 năm
@LRA
Khi bạn có 1 đám cháy bình thường, tạt vào lượng nước ít mà nhiệt lượng đám cháy lớn thì nó bị hoá hơi thành hơi nước, nước vẫn là nó nhưng chuyển thành thể hơi (đây là 1 trong tác dụng chữa cháy của nước đó là làm hấp thụ nhiệt lượng và làm loãng ) chứ k có chuyện tách thành hydro và oxy
Còn trường hợp nước tác dụng với một số chất dễ gây cháy như kim loại kiềm thì na + h2o = naoh + h2 chứ k có tạo ra oxy làm bùng cháy thêm như bạn nói
baothangnd
ĐẠI BÀNG
7 năm
Có lẽ cần chú thích thêm là ở đây "đốt"" được hiểu là phản ứng oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng ở những điều kiện thông thường. Còn ở những điều kiện đặc biệt vẫn có thể oxi hóa nước thành H202 được (tất nhiên không bền và hiệu suất cực thấp)
DUMACIA
ĐẠI BÀNG
7 năm
Vì nước trời sinh có sẵn kháng hỏa.
Tiêu đề bài viết chưa đúng. Nước vẫn có thể đốt có điều nó không cháy, đốt là một chuyện, cháy hay không là chuyện khác

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019