[Bạn có biết] Vì sao những ngôi sao lấp lánh?

MinhTriND
27/11/2017 13:28Phản hồi: 56
[Bạn có biết] Vì sao những ngôi sao lấp lánh?
Vào những ngày nắng nóng, bạn đã bao giờ nhìn về phía những cái cây ở đường chân trời và thấy nó đang uốn éo, hoặc nhìn thấy những vũng nước giữa đường nhưng khi đến gần thì vũng nước đó đã hoàn toàn biến mất? Nghe có vẻ chẳng liên quan nhưng nó rất giống với những gì xảy ra khi bạn nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm. Khi chúng ta nhìn lên trời, chúng ta không chỉ nhìn vào không gian. Sự thật là chúng ta đang nhìn vào không gian nhưng thông qua một khoảng không khí phái trên bề mặt Trái Đất, gọi là khí quyển. Khí quyển là một lớp các chất khí bao quanh hành tinh của chúng ta, dày khoảng 120 km hoặc hơn. Lớp khí này di chuyển xung quanh phía trên chúng ta và lượn vòng quanh Trái Đất ở những tốc độ khác nhau. Tốc độ này nhanh hay chậm phụ thuộc vào 1 yếu tố: nhiệt độ. Khi không khí nóng, nó trở nên dồi dào năng lượng và thích di chuyển nhiều hơn. Nhưng khi không khí lạnh, nó "lười" di chuyển hơn.

Không khí nóng bên cạnh đó cũng nhẹ hơn không khí lạnh, do đó, nó bay cao hơn, trộn lẫn với không khí lạnh xung quanh. Sự pha trộn này tạo thành các vòng xoáy trong bầu khí quyển được gọi là "nhiễu loạn". Không khí cũng va đập với những ngọn núi, đồi khi nó di chuyển trên bề mặt Trái Đất, tạo thành các gợn sóng có thể chạm đến tầng cao của khí quyển. Những gợn sóng này ảnh hưởng đến không khí bên trên, cũng gây ra nhiễu loạn. Ánh sáng từ ngôi sao trên đường đến Trái Đất đã đi qua bầu khí quyển, nó va chạm với từng lớp của khí quyển và bị bẻ cong trước khi bạn có thể nhìn thấy. Khi các lớp không khí nóng và lạnh di chuyển, ánh sáng bị bẻ cong cũng thay đổi theo, khiến cho hình ảnh của những ngôi sao khi quan sát được bị lung lay hoặc lấp lánh. Những người Úc bản địa và cư dân sống trên đảo Torres Strait từ hàng ngàn năm trước đã lợi dụng sự lấp lánh của những ngôi sao này để dự đoán sự di chuyển của gió, từ đó đưa ra các dự báo về thời tiết.

Những ngôi sao lấp lánh có thể làm cho những buổi hẹn hò của bạn trở nên lung linh và lãng mạng hơn nhưng đối với các nhà thiên văn học, hiện tượng này khiến họ cảm thấy khá phiền phức. Nguyên nhân bởi vì nó sẽ làm mờ những thứ mà họ thật sự muốn thấy, chẳng hạn như các thiên hà xa xôi. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề? Nếu nãy giờ bạn hiểu những nội dung bên trên, thì hoàn toàn có thể suy luận nơi quan sát vũ trụ tốt nhất chính là vị trí không còn khí quyển - không gian. Tuy nhiên, đưa những kính viễn vọng khổng lồ ra ngoài không gian không phải là việc gì đó dễ dàng. Giảp pháp mà chúng ta có thể chính là xây dựng những hệ thống kính thiên văn lớn trên mặt đất sử dụng công nghệ laser và gương bẻ cong ánh sáng. Việc này giúp các nhà thiên văn học có thể quan sát toàn bộ vũ trụ mà không bị khí quyển làm phiền nữa.

Chúng ta đang nói về sự lấp lánh của những ngôi sao. Vậy các hành tinh thì sao? Chúng có lấp lánh không? Khi bạn quan sát những ngôi sao bằng các hệ thống kính thiên văn lớn nhất, bạn cũng chỉ thấy nó là một đốm sáng nhỏ xíu không hơn không kém. Ánh sáng từ ngôi sao đi qua bầu khí quyển dưới dạng một chùm tia nhỏ có thể dễ dàng bị bẻ cong. Còn khi nhìn hành tinh bằng kính viễn vọng, bạn thậm chí còn có thể thấy đĩa của chúng (như sao Thổ và Thiên Vương Tinh), nghĩa là đủ lớn để có thể nhận biết đó là một hành tinh chứ không chỉ là đốm sáng. Nói cách khác, ánh sáng từ hành tinh đến khí quyển dày hơn và khó bị thay đổi hơn. Kết quả là những ngôi sao thì nhấp nháy liên tục còn hành tinh thì không.

Nguồn: The Conversation
56 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Theo cá nhân mình nghĩ "bầu trời sao" trên trần xe rollroyce cũng lấp lánh... 😆)
minhvu8393
ĐẠI BÀNG
6 năm
@thiết linh Clgv?
@thiết linh CLMV
TiaMi
TÍCH CỰC
6 năm
@thiết linh bạn chỉ dc cái nói đúng
Bài viết hay, chủ đề trời đất này mình cũng hay nghiên cứu, nhưng thuộc 1 phạm trù khác, khà khà
ros12810.9
TÍCH CỰC
6 năm
@batmanletruc Liên xô chống Mỹ phải không bác 🆒
tuuquy
TÍCH CỰC
6 năm
@ros12810.9 Giời đất chấm cơm 😁
@ros12810.9 Đang chủ đề thiên văn mà, mời các bác tấp vô lề
...













...
và share em ít pass 😆))
authien9x
ĐẠI BÀNG
6 năm
@batmanletruc theo em nghĩ thì bác đang nghiên cứu thiendia chấm cơm chăng
TiaMi
TÍCH CỰC
6 năm
@batmanletruc a anh em ta đây r :v
Bài tán gái mới cho anh em:
Có phải bố em là một tên trộm, đã đánh cắp sao trên bầu trời đặt vào đôi mắt em ... có phải ông đã đánh cắp cả lỗ đen và đặt vào ... (thằng dưới viết tiếp đi).
ros12810.9
TÍCH CỰC
6 năm
@Apple Haters 2.01 Anh không phải một tên trôm nhưng muốn mặc áo Juve vì em 😃
heorung52
TÍCH CỰC
6 năm
@Apple Haters 2.01 cái ấy của anh?
futurex125
TÍCH CỰC
6 năm
@ros12810.9 tội cho bác, ám ảnh nặng quá rồi, nên tìm đến bác sĩ kẻo sau này trầm cảm
TTOL2
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Apple Haters 2.01 Em không phải cô hồn
Có phải l** ko anh?
Có biết rồi nhé😁
xyzmen
CAO CẤP
6 năm
Theo mình biết thì ngôi sao cũng là những hành tinh và nó phản chiếu ánh sáng từ vật phát sáng hoặc sao chủ mà nó quay quanh. Ở đoạn cuối bài hình như phân biệt ngôi sao và hành tinh. Còn mình ngắm Sao Hôm, Sao Mai thì cũng thấy lấp lánh ào ào mà...
@xyzmen Trong thiên văn thì sao là sao, hành tinh là hành tinh. Chỉ có trong đời thực thì trước giờ người ta không phân biệt, vì khi nhìn lên bầu trời thì nó giống nhau cả thôi. Nói chung là tùy góc nhìn của ai, người dân hay nhà thiên văn học thôi.
futurex125
TÍCH CỰC
6 năm
@xyzmen Trong khoa học vũ trụ, sao là tinh, còn các vật thể quay xung quanh nó gọi là HÀNH tinh.
Sao hôm và sao mai là 1, và nó là hành tinh, tên khoa học là venus, ta gọi là sao Kim, nhìn thấy nó buổi chiều thì gọi là sao hôm, nhìn nó vào buổi sớm thì gọi nó là sao mai.
drphongcool
ĐẠI BÀNG
6 năm
@xyzmen Ngôi sao là phải tự phát sáng, còn phản chiếu ánh sáng từ vật thể khác thì ko gọi là ngôi sao bạn ah
@xyzmen Hành tinh (planet) là từ Hán Việt, "hành" là đi, "tinh" là sao, nghĩa là những "ngôi sao di động", người xưa đã biết vậy rồi (Từ planet cũng bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp - planetes - nghĩa là "đi lang thang", "dân du mục"). Thực tế do mình chuyển ngữ không chính xác nên mới có sự nhập nhằng, chứ hành tinh và ngôi sao là 2 khái niệm khác nhau. Hành tinh (planet) thì không phát sáng nhưng có thể di chuyển. Ngôi sao (star) không di chuyển và có khả năng phát sáng. Ngôi sao duy nhất trong Hệ Mặt Trời là Mặt Trời (The Sun), còn các hành tinh xung quanh (Trái Đất, Thủy thủ Mặt Trăng...) phát sáng được là do hấp thụ ánh sáng từ ngôi sao mà nó quay xung quanh (ở đây là Mặt Trời).
Một sao chiếu sáng được là do các phản ứng tổng hợp hạt nhân tại lõi của nó, lõi mặt trời có nhiệt độ khoảng 13,6 triệu độ, còn bề mặt chỉ khoảng 5800 độ thôi, dù vậy cũng đừng nghe bọn HQ xui dại "ước mơ vươn đến một ngôi sao" làm rì.
Có lẽ vì nó phát sáng chăng
HPSS
TÍCH CỰC
6 năm
Vì trên đó đang trang trí chuẩn bị cho Xmas 😁
MyNgoc1998
ĐẠI BÀNG
6 năm
Nó lấp lánh vì nó lấp lánh
Hungtham1980
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ngôi sao mà không lấp lánh thì còn gọi gì là sao nữa ! Siêu sao lại còn rực rỡ nữa ví rụ như M10 và R7 ! Bài viết khá hay và thú vị !
đây là vì sao sáng nhất

@hoanghung.tb Vì sao trong lòng tôi 😃
Ở cái đất Sài Gòn này chẳng có sao nào để ngắm cả, chán chết!!! Cuối tuần xách balo lên và về quê ngắm sao thôi.

Ps: Cuối tuần cũng là cuối tháng, lại có động lực làm việc rồi, AE cố gắng nhé.
Tu sinh
ĐẠI BÀNG
6 năm
Các vì sao lắp lánh còn là do mắt ta kém nữa. Cô giáo em nói vậy
ros12810.9
TÍCH CỰC
6 năm
Tui chắc chắn rất nhiều bác nhìn nhầm trạm ISS tưởng là một vì sao😁
futurex125
TÍCH CỰC
6 năm
@ros12810.9 vâng, thánh nhìn đây rồi
nhiều thánh còn nhìn máy bay hoặc bóng thám không thành sao mới giỏi chứ
@ros12810.9 Mình thấy có rất nhiều bài viết về việc nhìn thấy và cách nhìn thấy trạm ISS nhưng mình nghi ngờ việc 1 vật thể dài 723 m rộng 109 m có thể thấy được từ khoảng cách từ 300-420 km kể cả nó phản chiếu ánh sáng mặt trời đi nữa.
Nhìn vào bầu trời sao là chúng ta đang nhìn vào quá khứ.
futurex125
TÍCH CỰC
6 năm
@Hoang Minh Le quá khứ rất xa xưa, hàng nghìn năm ánh sáng!
tuy nhiên, một số sao rất gần thì cũng không phải là quá khứ đâu
ví dụ các hành tinh trong hệ mặt trời chẳng hạn (ví dụ sao Kim)
@futurex125 Mọi thứ bạn nhìn dù ngần hay xa thì cũng là từ quá khứ thôi. Ánh sáng truyền 1 vật vào mắt ta phải mất một khoảng tg mà.
virtue255
ĐẠI BÀNG
6 năm
thế còn cái vụ nhìn trên đường thì có vũng nước, đến gần thì mất thì giải thích thế nào @tieumichanhche ?
@virtue255 Sách giáo khoa vật lý lớp 12 có giải thích về hiện tượng khúc xạ mà bác.
futurex125
TÍCH CỰC
6 năm
@virtue255 có 2 nguyên nhân, 1 là khúc xạ, 1 là ảo giác (ví dụ trên xa mạc)
giống như "MA" vậy, làm gì có ma nhưng vẫn có người bảo nhìn thấy ma 😆
virtue255
ĐẠI BÀNG
6 năm
@dunggrap Vụ trong SGK thì em k0 nhớ lắm. Em cũng biết là hiện tượng khúc xạ, nhưng mà nó xảy ra như thế nào ấy bác!
@virtue255 Bác cứ hiểu nôm na như trái bia bật băng ý _/\_ hơi nước trong không khí đóng vai trò tấm gương 😁:D.
Nếu nhìn kỹ sẽ thấy có ngôi sao đang chuyễn động nữa kìa.
"Kết quả là những ngôi sao thì nhấp nháy liên tục còn hành tinh thì không" sao kim là hành tinh và nó vẫn nhấp nháy. Giải thích cái vụ lấp lánh được rồi tự dưng chốt câu
drphongcool
ĐẠI BÀNG
6 năm
Có vẻ không được chính xác lắm mod ah
có phải ông đã đánh cắp lỗ đen và đặt vào đít em à? 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019