Bình xịt Silly String và những bí mật trong sợi bọt nhựa

bk9sw
25/10/2015 14:33Phản hồi: 37
Bình xịt Silly String và những bí mật trong sợi bọt nhựa
Silly String là một loại bình xịt tạo bọt dạng sợi mà chúng ta thường dùng để … quậy tưng bừng trong những bữa tiệc hay lễ hội. Halloween sắp tới và chắc hẳn chúng ta sẽ bắt gặp loại bình xịt này, nhân đây hãy cùng tìm hiểu xem nguồn gốc của nó, ai đã phát minh, thành phần và ứng dụng của Silly String.

Silly String được nhà hóa học Robert Cox và nhà phát minh Leonard Fish tình cờ tạo ra vào năm 1972. Mục tiêu ban đầu của cả 2 là tạo ra một loại bình xịt có thể xịt lên tay/chân bị gãy hay bong gân để sơ cứu tức thời. Dĩ nhiên phát minh của họ đã phát huy tác dụng nhưng khi bắt đầu đóng bình, họ đã thử qua 500 loại vòi phun khác nhau và khi thử đến cái thứ 30 hay 40, Leonard Fish đã dừng lại ở một chiếc vòi phun có thể tạo ra những sợi bọt nhựa đẹp mắt, bắn xa đến 9 m. Điều này đã gợi ý cho Fish biến phát minh của mình thành một món đồ chơi và sau khi thay đổi công thức, giảm độ dính và thêm màu sắc, cả 2 đã quyết định quảng bá sản phẩm của họ. Từ đây, Silly String ra đời.

Chất hoạt động bề mặt:


Công thức tạo ra những sợi bọt nhựa trong Silly String vẫn là một bí mật được giữ kín qua nhiều năm. Ban đầu Silly String được sản xuất và bán ra bởi Wham-O - một thương hiệu sau này được tập đoàn chuyên sản xuất chất khử mùi, làm thơm trên xe hơi Car-Freshner Corp mua lại.

Wham-O.jpg

Quảng cáo bình xịt Silly String thời Wham-O sản xuất.

Bí mật của những sợi bọt nhựa nằm ở một loại dung môi và chất hoạt động bề mặt nhưng cả Wham-O lẫn Car-Freshner Corp đều không nói rõ tên gọi cụ thể của 2 chất này và nhiều thành phần khác. Chất hoạt động (surfactant) chỉ là tên gọi khác của chất tẩy, ở đây là amphiphilic - một hợp chất mang cả 2 tính chất ưa nước và kỵ nước. Sự kết hợp giữa cả 2 đặc tính này khiến nhiều phân tử hơn được gắn kết với nhau trong dung dịch, từ đó sợi bọt được xịt ra trở nên cứng, tạo thành dòng. Ngoài ra, đặc tính dính của hỗn hợp cũng khiến sợi bọt bám dính vào bề mặt và mọi thứ như đầu tóc, quần áo chúng ta khi chơi đùa.

Dung môi:


Khi lắc bình xịt thì các thành phần còn lại sẽ được trộn với một loại dung môi không rõ tên, tạo thành một hỗn hợp tạm thời gồm nhựa, các chất khoáng và các chất tạo lực đẩy. Cả nước và dung môi đều nhanh chóng bay hơi khi ra ngoài bình nén, chỉ để lại phần bọt đông lại.

1,1,1,2 - Tetrafluoroethane:


Thứ giúp đưa hỗn hợp bọt nhựa ra ngoài bình xịt ở tốc độ cao là Freon-12 -một chất tạo lực đẩy được cho là có thể làm tổn thương tầng ozone và nó được dùng trong thế hệ bình xịt Silly String đầu tiên năm 1972. Bên trong bình xịt, Freon-12 được nén dưới dạng lỏng và khi nhấn vào đầu phun, áp suất giảm khiến chất lỏng sôi lên và bốc hơi, nở ra và đẩy hỗn hợp ra ngoài.

Polyacrylic Resin:


Sợi bọt nhựa có cấu trúc từ một loại nhựa polymer hóa bền. Hỗn hợp được đưa vào bình xịt dưới dạng bột và nó tạo ra một dung dịch kết dính. Tuy nhiên, một khi nhựa được đẩy ra ngoài không khí, nó hình thành một bộ khung cứng. Mớ nhựa này có thể ở nguyên một chỗ đến nhiều tuần.

Talc - đá tan:

Quảng cáo



Talc.jpg

Nếu không có loại khoáng chất này thì bọt xịt ra chỉ toàn nhựa mềm xèo. Đá tan có thành phần chủ yếu gồm magnesium, silicon và oxy. Đặc tính thấm hút của đá tan định hình cho nhựa, lấp đầy sợi bọt nhựa khi nó được phóng ra ngoài và giãn dài từ vòi phun.

Isopropyl Alcohol và Ammonia:


2 thành phần này giúp giữ cho dung dịch ổn định để nó có thể tồn tại qua nhiều năm. Cồn isopropyl ngăn nấm mốc phát triển bên trong bình xịt còn ammonia làm tăng độ pH đủ để thành bình bằng kim loại không bị ăn mòn.

An toàn sử dụng?


Silly_String_Halloween.jpeg

Các hợp chất trong Silly String khá an toàn nhưng dung môi fluorocarbon bay hơi có thể gây bỏng lạnh về mặt lý thuyết. Hỗn hợp cũng gây kích ứng da nhưng rất nhẹ. Silly String được quảng cáo là một loại bình xịt không độc và không cháy nhưng nhiều video trên Internet đã chứng minh rằng nó vẫn có thể gây cháy. Tác động gây tranh cãi nhất của Silly String là khả năng làm thủng tầng ozone bởi nó có chứa Freon-12.

Quảng cáo



Ứng dụng của Silly String:

Ngoài việc dùng trong các bữa tiệc, lễ hội như một món đồ chơi thì Silly String còn được quân đội Mỹ và Anh sử dụng để phát hiện các loại bẫy nổ chăng dây. Họ sẽ xịt Silly String lên khu vực tình nghi và nếu như sợi bọt rơi xuống đất mà không bị mắc lại, khu vực được cho là an toàn. Ngược lại nếu sợi bọt bị vướng vào dây, họ có thể biết được khối nổ nằm ở đâu mà vẫn an toàn vì sợi bọt không đủ nặng để kích hoạt ngòi nổ.

Theo: Wired; Wikipedia
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

✔ Đã xem, chưa đọc. chờ câu tl là có đọc hay ko [nhiều chữ quá lờm biếng =]] ]
liongates
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Hybrid Gs đừng đọc bạn à, thời gian vàng ngọc để làm chuyện khác, xem xếch cũng được. Đọc mấy cái này vô lỡ thông minh lên mắc công.
Syter
TÍCH CỰC
8 năm
@liongates Like bạn. Đường đường là diễn đàn Tinh Tế mà nhiều khi gặp những người chả tinh tế tẹo nào. Có hai diễn đàn công nghệ nổi tiếng là vozforums và tinhte, đều là nơi nhiều tài nguyên & tin tức dồi dào cả, nhưng nó cũng chỉ dành cho những kiểu người nhất định, làm ơn chọn nơi hoạt động phù hợp với mình. Đây là nơi bàn luận nghiêm túc, lịch sự. Vui cũng được, nhưng làm ơn đừng có bình luận vô nghĩa và thiếu tinh tế như vậy @Hybrid Gs .
Nói thẳng, buồn chịu, người lớn cả rồi. Tôi dành thời gian ra để xem thông tin và bình luận khách quan của mọi người chứ không phải bơi vào để đọc một bài bình luận chả có ý nghĩa gì cả.
linh1990
ĐẠI BÀNG
8 năm
đánh dấu giống thánh trên, chỉ mới coi hình
thanhcoo4
ĐẠI BÀNG
8 năm
Biết được 1 thông tin hữu ích nữa.
Quá hay. Cơ mà chưa được dùng bao giờ
quangduy90
TÍCH CỰC
8 năm
trước sài cái bình của China, xịt nó bay tùm lum vào đồ ăn, ko biết ăn vào có sao ko nhỉ 😔
@quangduy90 Chắc không sao nếu có sao chắc bạn ko còn nguyên hình như hiện tại.
@quangduy90 Nổ óc mà chết đó.
Hay, biết thêm thông tin mới! Cảm ơn chủ thớt!
Có ai chào hàng Big C sp này k? 😃
kuluoj
TÍCH CỰC
8 năm
cần biết nhiu đây thoy.
Hay. Nhưng ko tiết lộ thành phần thì mấy cái bình xịt của trung quốc nó làm bằng gì nhỉ? @@ Thấy mấy đứa trung thu cũng chơi hoài mà
omega911
TÍCH CỰC
8 năm
Cách đây cả chục năm đã thấy TQ nó bán rồi. 20-11, tổng kết năm xịt đầy trường. Cùng với kim tuyến nữa.
cháy với bay vô mắt miệng
Xịt bét nhè 😆) thêm kim tuyến
Bắn xa đến 9m...
@shenchichi gấp 9 lần mình
@Methylamine bắn gì xa thế chú😆)))
Có chắc rằng loại bọt này có xuất xứ từ Trung Quốc có an toàn.
_Kenzi_
TÍCH CỰC
8 năm
Cái này hay, nhưng có gây ô nhiễm môi trường ko nhỉ vì thấy dùng bọt nhựa
Hay nhỉ. Chơi bao nhiêu năm rồi giờ mới biết.
Cái công dụng cuối phát hiện bẫy nổ hay quá 😁
NháyLoneLy
ĐẠI BÀNG
8 năm
nể a tàu, nó giấu công thức như coca cola mà a tàu vẫn làm ra được, mấy chai đó ở VN toàn Made in Chịna
ai biết cái này bán ở đâu k chỉ mình với, search gg k có thấy 😔:(
hoangemini
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hải trần 123 Ra mấy cửa hàng làm bánh sinh nhật hay bán đồ chơi thử bạn, mình hay mua ở chỗ làm bánh sinh nhật!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019