Các loại truyền động trên mô tô: sên, dây đai và trục - ưu nhược điểm và chúng thích hợp với xe nào?

Tuannph
18/4/2018 10:33Phản hồi: 164
Các loại truyền động trên mô tô: sên, dây đai và trục - ưu nhược điểm và chúng thích hợp với xe nào?
Những chiếc xe máy đầu tiên không hề có hộp số. Khi đó công suất và mô-men xoắn được truyền trực tiếp từ trục khuỷu động cơ đến bánh sau thông qua cơ cấu gồm dây đai (belt) bằng da bò và bu-li (pulley). Dần dần động cơ trên xe mô tô mạnh hơn nên hộp số xuất hiện, đồng thời dây đai cũng từng bước nhường chỗ cho sên (dây xích - chain) và trục các-đăng (shaft) vào những năm đầu 1910. Cho đến ngày nay, liên kết giữa hộp số và bánh sau bằng sên (xích – chain) đang được các hãng xe mô tô, xe máy sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó, vẫn có những dòng xe lựa chọn hệ thống truyền động cuối (final drive system) là dây dai và trục. Vậy tại sao lại có sự chiếm ưu thế của sên, còn dây đai và trục có ưu nhược gì mà lại ít gặp hơn?

Sên - xích

Về mặt cấu tạo, các mắt xích của dây sên liên kết với nhau bằng khớp bản lề. Chuyển động quay được truyền đi từ đĩa dẫn động (nhông - countershaft sprocket) đến đĩa bị dẫn (dĩa - drive sprocket) thông qua sự ăn khớp giữa các mắt xích và bánh răng của đĩa. Các ưu điểm chính giúp các bộ nhông sên dĩa động cơ ưu chuộng hơn trước hai kiểu truyền động kia gồm có: chi phí chế tạo thấp hơn, cấu tạo đơn giản hơn, kích thước nhỏ gọn hơn, có thể thay đổi tỉ số truyền linh hoạt theo mục đích vận hành, dễ dàng thay thế và sửa chữa hơn.

Final_Drive_Xe_Tinhte-002.jpg

Các điểm cộng kể giúp sên được các hãng xe đặt lên đầu khi thiết kế các dòng xe máy và mô tô từ nhỏ đến lớn. Thêm vào đó, trong các kiểu truyền động cuối trên xe hai bánh thì sên có tỉ lệ hao hụt hiệu năng trung bình thấp nhất với 3%. Chính vì vậy mà xe mô tô thiên về tốc độ (sport, naked), hoặc các dòng xe offroad dùng để thi đấu (motocross, enduro, trials) ưu tiên dùng sên. Trong khoảng thời gian ngắn của các chặng đua, đòi hỏi tăng tốc liên tục thì sên với khả năng làm việc ở cường độ cao là sự lựa chọn tối ưu nhất.


Final_Drive_Xe_Tinhte-000.jpg
Sên cho khả năng tăng tốc và tận dụng hiệu năng của động cơ tốt hơn so với dây đai và trục

Tuy nhiên, vì dây xích và đĩa bằng kim loại ma sát liên tục với nhau, thường xuyên phải phơi mình ra môi trường nên hạn chế so với dây đai và trục gồm có: Ồn và rung nhiều hơn, mau bị hao mòn hơn, dễ bị đất cát bám bẩn hơn, nhanh bị giãn (chùng sên) sau một thời gian hoạt động.

Một bộ nhông sên dĩa trang bị sẵn theo xe khi có tuổi thọ từ 2-3 năm (hoặc tầm 16.000 đến 20.000 km) khi sử dụng trong điều kiện đường bình thường. Tùy theo cường độ sử dụng cụ thể mà thời gian này có thể dài hoặc ngắn hơn. Ngoài ra, thị trường hiện nay có thêm loại sên có vòng lót (phốt) cao su, vừa giúp vận hành êm hơn, vừa giúp giữ lại chất bôi trơn, chống bụi nước. Tuy nhiên, loại sên này đắt tiền hơn, khi sử dụng được khuyến cáo là không nên xịt các chất chống gỉ sét vì dễ khiến phốt cao su bị giãn nở.

Ve_sinh_sen_Xe.Tinhte.jpg
Xe máy, mô tô sau một thời gian dài sử dụng cần được vệ sinh và chăm sóc nhông sên dĩa

Bên cạnh việc vệ sinh, bôi trơn thì anh em cũng cũng đừng quên tăng sên khi bị chùng, hoặc lắp thêm các bộ căng sên tự động, tránh sên bị trượt hoặc đứt lúc đang chạy. Con số đề nghị từ các hãng xe là nên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ 1.000 km/lần. Còn đến khi bị hao mòn quá nhiều thì cần thay thế để đảm bảo khả năng vận hành tối ưu nhất.

Dây đai

Ban đầu, dây đai trên xe mô tô được ứng dụng lại từ các phát minh của Leonardo Da Vinci. Cấu tạo bao gồm dây đai trơn (hay còn gọi là dây cu-roa) nối và truyền động giữa các bu-li trơn. Từng bước chúng được thay đổi để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về tải trọng cũng như hiệu suất làm việc. Đó là kiểu dây đai và đĩa có răng ăn khớp với nhau bằng các răng hình thang. Vật liệu chế tạo cũng tốt hơn, dây đai được bổ sung thêm lõi kim loại và các loại sợi tổng hợp bên trong, tăng độ cứng chắc và chịu tải tốt hơn.

Quảng cáo



Final_Drive_Xe_Tinhte-006.jpg
Bộ dẫn động dây đai trên xe Harley-Davidson

Hiện nay Harley-Davidson đang là hãng mô tô trung thành nhất với dây đai. Tất cả các sản phẩm của họ đều dùng kiểu truyền động này. Bên cạnh đó, một vài nhà sản xuất khác cũng sử dụng dây đai nhưng không phổ biến bằng. Chẳng hạn như Suzuki, Kawasaki, Yamaha hay BMW Motorrad.

So với sên và trục, dây đai vận hành êm ái và mượt mà hơn hẳn. Chính vì điểm này mà dây đai được trọng dụng trên các dòng cruiser và touring cỡ lớn chuyên đi đường trường, hoặc các mẫu mô tô điện và cả scooter (xe tay ga). Đồng thời, vì kết cấu cồng kềnh hơn sên nên chúng không mấy phù hợp với các dòng xe cỡ nhỏ. Các ưu điểm khác dành cho người sử dụng của dây đai còn là: sạch sẽ hơn, yêu cầu bảo dưỡng ít hơn, độ bền cao hơn so với sên.

Final_Drive_Xe_Tinhte-005.jpg
Final_Drive_Xe_Tinhte-004.jpg
Mẫu xe điện ShareNovation D-EV độ lại từ Ducati Scrambler sử dụng dây đai để truyền động

Quảng cáo


Nhờ công nghệ chế tạo tiên tiến cũng như ít bị bám bẩn, một sợi đây đai ngày nay có thể làm việc lên đến hơn 160.000 km (100 ngàn dặm) mới cần thay thế. Thậm chí chúng còn không cần sử dụng thêm các chất bôi trơn hay phụ gia chăm sóc như sên. Đổi lại, mỗi lần thay mới đai sẽ cực nhọc vì cần phải tháo rời toàn bộ cụm gắp sau của xe. Ngoài ra, tỉ lệ hao hụt công suất của dây đai cao hơn so với sên: 11%.

Trước đây dây đai có một hạn chế nhất định là khi tăng tốc bất ngờ, độ chùng và co giãn trên dây đai không chắc chắn như sên. Vì vậy gia tốc mạnh khiến lực truyền tới bánh sau không đều, dễ khiến đuôi xe dễ bị mất cân bằng khi tăng tốc đột ngột. Để khắc phục điều này, phương pháp thường gặp nhất nhất là lắp thêm cơ cấu điều chỉnh độ chùng phức tạp.

BW18_Cantho_Xe_Tinhte-020.jpg
Những chiếc cruiser hay touring cỡ lớn đi đường trường thường trang bị truyền động dây đai

Còn hiện tại, Harley-Davidson đã có thể tự tin sử dụng bộ truyền dây đai mà không cần bộ điều chỉnh độ chùng, và nhiều hãng xe khác cũng đang nỗ lực bắt kịp công nghệ này. Theo như mình tìm hiểu, các dòng mô tô của Harley-Davison khi xuất xưởng đã có một bộ dây đai răng được căng chỉnh gần như hoàn hảo để hạn chế tốt hiện tượng trượt khi tăng tốc. Trong quá trình sử dụng, chủ xe chỉ cần kiểm tra và tăng đai tương tự như cách tăng sên là ổn. Dù sao thao tác tăng đai sẽ nặng nhọc và tốn nhiều sức lực hơn so với sên.

Trục các-đăng

Được sử dụng phổ biến trên ô tô, trục các-đăng có thể xem là kiểu truyền động cuối cao cấp nhất dành cho xe mô tô. Hệ thống truyền động trục trên xe 2 bánh có hai cặp bánh răng côn (bevel gear) ăn khớp vuông góc, một ở trục ra của hộp số và đầu vào trục, cặp còn lại ở đầu ra của trục và đầu vào của trục bánh xe. Nhờ cấu tạo trục và các bánh răng được che kín hoàn toàn, kiểu truyền động này cực kì bền bỉ, khó hư hỏng và gần như không cần quan tâm đến việc bảo dưỡng. Chúng chỉ cần thay thế dầu nhớt bên trong, tương tự như việc thay nhớt cầu ở xe ô tô, xe tải vậy. Vỏ trục cũng góp phần giúp gia cố càng sau, tăng sự ổn định cho khung xe.

BMW_R32_Xe_Tinhte.jpg
Chiếc R32 đời 1923 của BMW dùng trục các-đăng để dẫn động bánh sau

Tuy ngày nay ít thấy trên các dòng xe mới nhưng truyền động trục đã từng xuất hiện rất sớm trong lịch sử mô tô, xe máy. Điển hình như năm 1923 BMW đã tiên phong dùng trục cho chiếc R32 với động cơ boxer đối đỉnh đặt nằm ngang (flat-twin boxer engine). Nối tiếp sau đó là Moto Guzzi của Ý, Triumph của Anh, các hãng đến Nhật như Honda, Suzuki, Kawasaki và Yamaha. Hiện nay, tiêu biểu cho truyền động trục là các dòng xe touring, sport touring và adventure với động cơ lớn từ 1.000 cc trở lên. Thậm chí một vài dòng dual sport (onroad lẫn offroad) của BMW Motorrad cũng trang bị trục thay vì sên.

Final_Drive_Xe_Tinhte-001.jpg
BMW R1200 2018 có hệ thống truyền động cuối là kiểu trục

Bên cạnh việc công suất động cơ được tận dụng không tốt bằng xích và dây đai (tỉ lệ hao hụt từ 25% đến 31%) thì truyền động trục đa phần không thích hợp với các dòng mô tô cần gia tốc cao. Đó là bởi hiện tượng có tên gọi "hiệu ứng trục - shaft effect". Khi tăng tốc đột ngột sẽ có một lực tác động ngược từ bánh sau vào cơ cấu trục, khung sườn bị vặn xoắn mạnh và khiến xe bị oằn. BMW đã khắc phục điều này bằng một cơ cấu có tên gọi Paralever Suspension. Nó bổ sung 2 liên kết giữa trục sau và khung sườn để bánh sau ổn định hơn khi di chuyển. Các nhà sản xuất khác cũng đã ứng dụng các cơ cấu tương tự cho những chiếc xe dùng trục các-đăng của mình.

Final_Drive_Xe_Tinhte-007.jpg
Cơ cấu dẫn động bằng trục trên mẫu sport tourer Kawasaki Concours động cơ 1.400c

Kết cấu trục đồng thời nặng nề và cồng kềnh hơn hẳn so với sên và dây đai. Điều này gây ảnh hưởng đến vị trí đặt động cơ, khả năng xử lý khi di chuyển cũng như hiệu năng phanh. Còn nếu bị hư hỏng thì chi phí sửa chữa rất cao và gần như chỉ có lựa chọn là phụ tùng thay thế chính hãng mà thôi. Thẳng thắn mà nói thì các dòng mô tô dùng trục dẫn động chỉ dành cho các anh em ví dày mà thôi.

Anh em đang đi xe sử dụng kiểu truyền động nào, nếu có kinh nghiệm hay chia sẻ gì thú vị thì hãy để lại bình luận nhé. Ngoài ra, anh em đang quan tâm đến vấn đề kiến thức xe cơ bản nào thì cứ bình luận yêu cầu, Xe Tinh Tế sẽ tiếp tục phục vụ trong các bài viết sau 😁

Tổng hợp: Motorcyclist, Chuckhawks
164 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cafethings
ĐẠI BÀNG
6 năm
Kết nhất là truyền động bằng trục.
dukichlang
TÍCH CỰC
6 năm
ở vn thì auto mặc định xe ga dùng dây đai, xe số dùng sên, 3 bánh đung trục các đăng.
@rualg Không thể có chuyện đó dc bạn ơi, vì dây đai hộp số sẽ di chuyển ra vào so với tâm trục quay khi thay đổi tốc độ, nên không thể nào các răng đó bám vào trục dc.

Bạn xem clip này cũng dễ hiểu nè.
rualg
CAO CẤP
6 năm
@Thành Viên Dấu Tên cảm ơn bạn! vậy là cả 2 đầu đều xài côn văng chứ ko phải là 1 đầu như mình nghĩ 😃
@rualg Đúng rồi bạn nếu 1 đầu thì nó sẽ bị chùng dây đai.
@Thành Viên Dấu Tên Mình nghĩ việc hao hụt công suất, hiệu năng giảm là do bản chất truyền dộng của loại hộp số này. Hộp số truyền động dựa trên ma sát của dây đai với côn thì bao giờ cũng sẽ xuất hiện hiện tượng trượt, xe mới đi hặoc đi ít thì hiện trượng này ít, hao hụt ko nhiều, nhưng đối với xe đi nhiều, đi quãng đường xa thì sẽ tăng lên. Một lý do nữa đó là, càng đi thì nhiệt độ tại vị trí tiếp xúc của dây đai và côn càng cao, dẫn đến hiện tượng trượt dây đai và mất công suất.
vu van cong
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cho tôi một bộ nhông xích mạnh quang( quảng cáo của bác hán văn tình)
hoanggiangle
ĐẠI BÀNG
6 năm
@vu van cong hahaha. mạnh quang everywhere =)))))))) thực sự chả biết mạnh quang là cái mẹ gì luôn 😁
@vu van cong Rẻ mà ngon lắm. Thay vì mua bộ DID sợ hàng giả thì quất 3 bộ Mạnh Quang xài ổn hơn
@vu van cong Avatar độc đấy
Xên của chiếc Wave S mình đi có bề ngang nhỏ, anh sửa xe máy gần nhà nói dùng bộ nhông-xên-đĩa của Dream thay vào sẽ làm xe chạy tốt hơn. Sau khi mình thử thì cảm giác anh này nói k sai.
@git_kid Ông anh rễ mình chạy chiếc Future X nó cũng xài sên 7 ly, mới 1 vạn đứt bà nó luôn 😁
@Trần V T Trung Xên 7 ly cảm giác mong manh dễ vỡ quá
xiaolonevn
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Sao_Cung_Duoc Các bác coi lại, chứ 70CC là dùng xích 7ly, 90-150cc vẫn là 9ly (chỉ khác nhau dài hay ngắn, gọi là mắc xích). Chiếc Wave S thì làm gì xài 7ly nhỏ xíu ah
@Sao_Cung_Duoc Rẩt tốt, loại 9 ly tất nhiên là bền, ổn định.
Cảm ơn bác đã giải ngố cho em. Trước giờ em chỉ biết loại Sên - xích và Dây đai. 😃😃😃😃
latoan339
TÍCH CỰC
6 năm
từ hồi biết đi xe tới giờ , xe mình chỉ dùng sên thôi .
Dame 89
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tương lai là mô tơ điện hết.
Ở Việt Nam xe sd trục các-đăng trước đây có Vespa PX 150 thì phải!
quang577
TÍCH CỰC
6 năm
@vinhtroc Các đời vespa cổ có động cơ 2 thì đều dùng trục nhưng ko phải trục các đăng mà là trục trực tiếp từ hộp số làm trục bánh xe luôn.
@vinhtroc trước mình chạy con honda CL400 cũng trục các-đăng. Phải nói là bền bỉ
casanova0611
ĐẠI BÀNG
6 năm
@vinhtroc Vespa bổ sung thêm 1 cách truyền động nữa cho bài viết, nó truyền động bằng bánh răng bạn ơi.
bài viết rất hay, thank mod 😃
nhân tiện tinhte có thể làm 1 serial về lịch sử các hãng xe lâu đời như Harley, Ferrari, Lamborghini, Triump... đc ko?? đọc wiki oải quá.
TDCuong_TN
TÍCH CỰC
6 năm
GÓP Ý: nên gọi "sên" thành "xích". Chứ bố viết "sên" theo từ địa phương thì bố ai hiểu đc
realvn
TÍCH CỰC
6 năm
@TDCuong_TN Nó như kiểu otofun & otosaigon vậy, nếu mình là người miền Nam vào otofun vẫn thấy những từ như: các cụ(= mấy ông già chống gậy???), cháu( mấy bé nhi đồng???) ... nghe k thuận, k thích thì đi ra chứ không lẽ bắt người ta xưng bạn, anh em.... cho nó đúng... văn phạm, văn phong và chuẩn quốc gia???
denhun
TÍCH CỰC
6 năm
@TDCuong_TN Nếu coi bài viết là một bài báo thì nên dùng từ phổ thông tức là xích. Còn nếu coi đây là một bài viết cá nhân với mục đích chia sẻ, thảo luận thì dùng từ địa phương cũng không sao nhưng sẽ không "trong sáng" 😁
TDCuong_TN
TÍCH CỰC
6 năm
@denhun Thì đã là báo thì thường là báo lá cải mà. Tinhte k phải ngoại lệ
HEOpuka
ĐẠI BÀNG
6 năm
@TDCuong_TN Cho em thêm ý ,em ở Bình Dương người ta gọi cái này là xích 8E045060-2213-47C2-9B22-0F99C368245A.jpeg còn cái này là sên 8152C121-BAE4-4391-A3F9-5C39F77BBF2D.jpeg còn một số thì nói ngược lại :v
xích (sên) vẫn thông dụng nhất, dễ mua, dễ sửa, chỉ hơi cực khoản vệ sinh và bôi trơn thôi. Nhưng những ai thích chăm xe thì lại rất thích khoản này, nhìn những mắt xích sạch sẽ, xịt bôi trơn xong và cảm nhận sự mượt mà mới khoái làm sao :p
lvchien.xd
ĐẠI BÀNG
6 năm
@meodihia_cool gặp cảnh trời mưa ngán cực bác ạ
@lvchien.xd trời mưa thì xích trần đúng là bẩn hết luôn 😁 Chịu khó vệ sinh ngay chứ để lâu nó rỉ hết.
A677AFAF-8492-457A-8906-C4958EF791D6.jpeg
đường trường luôn có em!
Gọi xích cho dễ hiểu 😁
tieutu911
TÍCH CỰC
6 năm
thật ra vòng cao su của dây sên chính hãng bữa đọc trên trang web kia có thử nghiệm rồi. Họ lấy ngâm dầu, chất tẩy rửa sên,.... và cuối cùng không ảnh hưởng gì mấy. Điều đó chứng tỏ cứ vệ sinh sên o ring x ring bằng dầu hoặc chất tẩy không ảnh hưởng gì đâu. Còn việc moto không ai dùng dụng cụ tăng sên tự động nó không êm và không an toàn, thà sên dãn cứ tâng đưa lại. Mà dung sên o ring rất ít dãn ( sên zin 500km đã dãn ) từ khi chuyển qua dùng o ring mấy ngàn km chưa tăng đưa lại
tieutu911
TÍCH CỰC
6 năm
@benzkarid Mình mua cả bộ nhông sên dĩa có 900k , mua trong họi suzuki , Mua cũng được 2 năm rồi
steals1988
TÍCH CỰC
6 năm
@kemkem87 Quang trọng là thần thái khi chạy .... tà tà lâu tăng sên còn racing boy thì tăng hoài à
casanova0611
ĐẠI BÀNG
6 năm
@benzkarid Oring với Xring nguyên lý nó cũng như nhau thôi, chỉ khác cái hình tiết diện cao su. Oring dễ làm giả hơn nên khai tử. Chứ oring dù giả cũng vẫn tốt hơn xích thường mà
steals1988
TÍCH CỰC
6 năm
@casanova0611 Cái này cũng chưa chắc ! Vd : did oring fake vs did 428d or hd thì vẫn nên chọn chính hãng chứ
eaglet_no1
TÍCH CỰC
6 năm
Trục các đăng hao hụt 31% thì dữ quá. Số liệu này chuẩn chưa bác.
@eaglet_no1 31% là cao nhất ở các dòng xe trước đây, giờ đã cải thiện hơn rồi 😁
Bài viết sơ sơ cho vui còn muốn hiểu rõ thì học môn: Nguyên lý-Chi tiết máy (đồ án)
@zozolozozove Vậy cũng BKHN nhỉ? Mình học là giáo trình Trịnh Chất - Lê Văn Uyển. Giáo trình thì ko nhớ nói gì, chỉ biết là nói .... dài lòng thòng ko đi vào đúng vấn đề. Câu trả lời thẳng vào vấn đề sẽ ko cần tới 20 từ. Hãy xem một Thạc sỹ tương lai trình bày. Lưu ý chỗ khoanh đỏ là về thông số bánh răng, xuống dòng cuối lại là "Hệ số dịch chỉnh DAO", mà NÓ trình bày vẫn sai mới khoai chứ. P.S chương trình 9000 tiến sĩ là có thật :D Screenshot_20180507-230204_Drive.jpg
@zozolozozove Mình không có học mà làm lâu rồi dc hk
Chốt lại trục có ồn ko thì ko thấy nhắc đến bác @Tuannph
@Rich Leon Trục đỡ ồn hơn sên nhưng không êm bằng dây đai 😁
@Tuannph Mình nghĩ là trục nó mắc chứ không phải ít phổ biến vì truyền động kém. Mấy con dùng trục cũng mắc chứ ko rẻ, kén người dùng vì toàn cruise touring. Thanks bài viết rất bổ ích, mod làm thêm bài về sidecar đi 😃
@Rich Leon trục chế tạo tính toán khó mà bác ơi, nên đắt là phải. 1 cái trụ bên trong bao chi tiết gia công chính xác cao để đảm bảo tính toán đúng
hoanggiangle
ĐẠI BÀNG
6 năm
cái này bác Cảnh kênh Xe và du lịch trên youtube có nói 😁
HEOGOLD
TÍCH CỰC
6 năm
Sên trần mệt lắm. Vài hôm là phải xịt chà rửa rồi xịt dưỡng sên.. Mà 10.000km vẫn phải thay bộ snd mới

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019