Các nhà khoa học đã có thể nhìn thấy thứ mà Einstein nghĩ con người sẽ không bao giờ thấy được

MinhTriND
26/7/2017 3:53Phản hồi: 57
Các nhà khoa học đã có thể nhìn thấy thứ mà Einstein nghĩ con người sẽ không bao giờ thấy được
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học đã có thể nhìn thấy hình ảnh một ngôi sao bẻ cong ánh sáng phát ra từ một ngôi sao khác, khiến cho nó dường như bị thay đổi vị trí trên bầu trời. Đó thật sự là một khám phá lớn và quan trọng bởi ngay cả Albert Einstein cũng không nghĩ rằng con người có thể quan sát được hiện tượng này. Giờ đây, chúng ta đã có thể chứng minh suy đoán của Einstein đã sai (nhưng lý thuyết của ông vẫn đúng), trong khi các nhà khoa học hy vọng họ có thể sớm có nhiều phát hiện hơn nữa đồng thời ứng dụng những gì vừa quan sát được trong việc tìm hiểu các ngôi sao khác trong vũ trụ của chúng ta.

Einstein lần đầu tiên đưa ra giả thiết về cái gọi là sự "khuếch đại hấp dẫn" trong thuyết tương đối rộng. Với khái niệm này, Einstein cho rằng trọng lực về cơ bản hoạt động như một thấu kính với khả năng điều khiển ánh sáng. Các vật thể siêu nặng và siêu dày đặt, chẳng hạn như những ngôi sao và các lỗ đen vũ trụ đều có một khoảng không gian và thời gian xung quanh chúng. Khoảng không - thời gian này có thể đóng vai trò như một thấu kính, làm biến đổi đường đi của ánh sáng trong vũ trụ.

Cụ thể, hiện tượng ngày có thể xảy ra khi một ngôi sao "nguồn" đi ngang qua một ngôi sao khác - "thấu kính", dọc theo hướng nhìn của chúng ta từ Trái Đất. Trọng lực từ thấu kính bẻ cong ánh sáng nguồn, làm cho ánh sáng truyền để Trái Đất trở nên sáng hơn và bị méo mó. Để hiện tượng này xảy ra, cần có những ngôi sao nằm cách nhau rất xa và xếp thành hàng một cách hoàn hảo. Đó là lý do vì sao Einstein từng viết "không có hy vọng gì trong việc quan sảt trực tiếp hiện tượng này".

Tuy nhiên, công nghệ kính thiên văn của chúng ta đã tinh vi và phức tạp hơn rất nhiều so với thời của Einstein, đó là điều cho phép các nhà khoa học có thể quan sát thứ mà nhà vật lý thiên tài nghĩ chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy. Năm 2014, một nhóm các nhà thiên văn học sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble đã quan sát thấy hiện tượng này khi một ngôi sao lùn trắng dày đặt băng ngang qua một ngôi sao khác cách nó hàng ngàn năm ánh sáng.

khuech-dai-hap-dan-tinhte-01.gif

Những ngôi sao này không hẳn là nằm trên cùng một đường thẳng, nhưng vị trí sắp xếp của chúng đủ để khiến cho ngôi sao nằm phía sau nó xuất hiện trên bầu trên như một vòng tròn nhỏ. "Nó trông giống như ngôi sao lùn đã đẩy ngôi sao kia ra xa", Terry Oswalt, một nhà thiên văn tại Đại học hàng không Embry - Riddle, người đã không tham gia vào nghiên cứu cho biết. "Tất nhiên, điều đó không xảy ra nhưng nhìn thì giống như thế".

Thông qua chuyển động của sao nền, các nhà khoa học cũng đã có thể đo đạc khối lượng của ngôi sao lùn trắng băng ngang nó nhờ ứng dụng một kỹ thuật mới. Theo nhóm nghiên cứu, đó không phải là lần duy nhất họ tiến hành các phép đo như vậy. Giờ đây, với việc phát hiện ra thấu kính hình thành bởi không - thời gian xung quanh một ngôi sao, các nhà khoa học hy vọng họ có thể có nhiều khám phá hơn với kính thiên văn tại mặt đất cũng như kính thiên văn ngoài không gian sắp sửa đi vào hoạt động.

"Điều này đã mở ra một lĩnh vực mới", Kailash Sauhu, nhà thiên văn học đang làm việc tại Viện khoa học kính thiên văn vũ trụ, cho biết. "Chưa ai thử thực hiện điều này trước đây bởi nó là một kỹ thuật mới. Nó cho chúng ta một thước đo độc đáo và trực tiếp để đo khối lượng của một ngôi sao". Trọng lực hấp dẫn chỉ là một trong số nhiều hiện tượng xảy ra khi một vật thể khổng lồ đi qua trước mặt một nguồn sáng. Toàn bộ các thiên hà được cho là đã làm biến dạng ánh sáng từ những thiên hà khác. Và thỉnh thoảng, một vật thể có thể tách ánh sáng phát ra từ vật thể nền, tạo thành 4 hình ảnh khác nhau thường được biết đến với khái niệm ảo ảnh Einstein Cross.

Trọng lực hấp dẫn có thể được hiểu là một dạng đặc biệt của hiện tượng này. Cụ thể, một ngôi sao đã di chuyển đằng sau một vật thể khác đã được làm cho nổi bật và khuếch đại lên, biến nó thành một thứ trông sáng hơn so với thực tế. Điều này khá phổ biến trong vòng 20 năm qua khi các nhà khoa học đang cố gắng tìm kiếm các ngoại hành tinh và vật chất tối, bởi hiện tượng trên đã làm cho các vật thể ở xa xôi trở nên sáng hơn và do đó chung ta mới có thể quan sát được.

Trên thực tế, Einstein từng dự đoán nếu 2 ngôi sao xếp thẳng hàng nhau, ngôi sao nền sẽ xuất hiện trên trời như một vòng hào quang xung quanh ngôi sao nằm trước. Chúng từ vẫn chưa nhìn thấy hiện tượng hoàn hảo này từ các ngôi sao nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời. Nhưng khám phá vừa thực hiện là thứ gần với lý thuyết đó nhất mà chúng ta từng thấy. Thật ra, một dạng khác của hiện tượng này đã được con người chứng kiến rất lâu nhờ Mặt Trời - Nhật thực. Trọng lực của Mặt Tròi đủ để uốn cong ánh sáng của các ngôi sao nền, theo Oswalt.

khuech-dai-hap-dan-tinhte-02.gif

"Dĩ nhiên, ánh sáng rất mạnh từ Mặt Trời khiến bạn không thể nhìn thấy những ngôi sao nằm cạnh trên bầu trời, mặc dù chúng vẫn ở đó". Bởi vậy, trong suốt nhật thực toàn phần xảy ra vào năm 1919, các nhà thiên văn đã có thể xác định vị trí của các ngôi sao nằm bên cạnh Mặt Trời khi nó bị che bởi Mặt Trăng, từ đó đối chiếu vị trí của các ngôi sao này khi chúng xuất hiện vào ban đêm. Chắc chắn rằng vị trí những ngôi sao gần như đã thay đổi, cho thấy sự biến dạng gây ra bởi Mặt Trời.

Gần 100 năm sau, không ai còn nhìn thấy sự thay đổi vị trí của các ngôi sao này sao với sao khác như trước đó nữa. Nhưng trong nhiều năm qua, Sahu và các cộng sự của ông đã tìm kiếm những ngôi sao trên trời có thể xếp thẳng hàng và tạo thành hiệu ứng tương tự nhưng bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Để làm được điều này, ông đã xác định được 5.000 ngôi sao chuyển động với phạm vi rộng lớn nhất trên bầu trời đêm. "Nếu chúng có không gian chuyển động lớn, cơ hội nó đến gần một ngôi sao nền sẽ cao hơn", Suhu nói.

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị, nhóm của Sahu đã tìm được 3 ứng cử viên hàng đầu có thể tạo ra khuếch đại hấp dẫn. Một trong số đó là ngôi sao lùn trắng màng tên Stein 2051 B, được dự đoán có thể băng ngang một ngôi sao khác vào tháng 3/2014. Nhờ Hubble, các nhà thiên văn có thể quan sát được ngôi sao này nhiều lần trước và sau khi chúng đi ngang qua sao nền. Và đúng như những gì Einstein nghĩ, ngôi sao nằm ở xa hơn đã bị dịch chuyển vị trí khi sao lùn trắng băng ngang nó. "Việc đó giống như bạn đang cố đo đạc cách con đom đóm này băng qua 1/4 cạnh của một bóng đèn đang sáng", Sohu mô tả. Tuy nhiên, công việc tưởng chừng như mò kim đáy bể này đủ để giúp cho nhóm nghiên cứu biết được Stein 2051 B thật ra to lớn như thế nào.

Quảng cáo



Cho đến nay, việc xác định khối lượng của một ngôi sao lùn trắng khá khó khăn. Thiên thể này được cho là tàn sư còn sót lại từ những ngôi sao chết và kích thước rất nhỏ của chúng khiến cho việc nhìn thấy và phân tích trở nên nan giải. Trước Stein 2051 B, chỉ có 3 ngôi sao trắng từng được đo khối lượng. Sahu cho rằng kỹ thuật đo khối lượng sao nhờ vào khuếch đại hấp dẫn chính xác hơn nhiều so với các kỹ thuật khác, bởi nó liên quan đến hiệu ứng xảy ra do một sao này gây ra cho sao khác.

Theo kế hoạch, phép đo mới sẽ được dùng để tính toán khối lượng của Proxima Centauri - ngoại hành tinh chỉ cách Hệ Mặt Trời của chúng ta 4,2 năm ánh sáng. Sắp tới, sẽ có thêm nhiều kính viễn vọng khổng lồ và đầy mạnh mẽ đi vào hoạt động, lúc bấy giờ, kỹ thuật mới sẽ càng có thể phát huy tác dụng trong việc xác định khối lượng của một hành tinh.

Có nhiều yếu tố để xác định xem một hành tinh có khả năng hỗ trợ sự sống hay không nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là khối lượng. Có thông tin về khối lượng, chúng ta sẽ đoán được chúng có cấu tạo như thế nào và thậm chí có thể biết được các đặc tính của hành tinh. Vì vậy, sự phát triển của các công nghệ xác định khối lượng ngoại hành tinh sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, để biết rằng liệu con người có cô đơn trong vũ trụ vô tận này...

Tham khảo: The Verge
57 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Kiến thức đã vượt quá tầm hiểu biết của e nó dù đọc đi đọc lại
bbtelstra
ĐẠI BÀNG
7 năm
😁
phantnang
TÍCH CỰC
7 năm
upload_2017-7-28_10-54-26.png
anh_comdr
ĐẠI BÀNG
7 năm
Thật tuyệt vời. Bài phân tích sự liên hệ giữ toán học và vât lý lý thuyết , ứng dụng trong khoa học vũ trụ. Mong mấy bạn thi IMO , IPO có thể phát triển để xây dựng lĩnh vực này cho VN
@QuanPhamKT Cái lũ vô ơn chúng nó đừng có nhắc đến nữa. Dù Việt Nam không ra gì nhưng tiền đầu tư cho nó thi thố, giải này giải kia cũng là tiền ngân sách Nhà nước, nó phải cống hiến cho Việt Nam cho đến khi trả hết số tiền này rồi cút đi đâu thì cút chả ai cấm.
kidgoku147
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Sonic Crwdriver đầu tư cc nhé olympia là dc úc hay cânda đầu tư đấy ở đó mà vô ơn 😆, mà chú nghỉ thằng vn nó cho ko tiền để đi mà ko trả à .
ngô bảo châu qua bên đó làm giáo sư đại học nổi tiếng tg ,về vn vào viện toán dc 5tr tháng sống nổi à.
chú mà dc đi nước ngoài học tập làm việc đi rồi sẽ thay đổi suy nghỉ thôi , cũng ếch thì thấy trời nó to bằng giếng vậy
@kidgoku147 Ngô Bảo Châu không phải do Nhà nước chu cấp sang đấy học, lão ở hay không ở lại Việt Nam cũng không vấn đề, lão có cống hiến hay không thì đó là việc của lão thích hay không thích, muốn hay không muốn chẳng ai tác động nên đừng có lôi lão vào. Và đây nói những thằng vô ơn nào thì là thằng vô ơn đó tự biết thế thôi, khỏi phải bàn cãi làm gì. Riêng những thằng bất mãn chế độ bất tài vô dụng sống ở đâu cũng hèn mạt và bất mãn có thế thôi.
kidgoku147
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Sonic Crwdriver Chú vẫn ko hiểu à , chú tưởng việt nam là của cơm sườn sao ,tôi yêu vn nhưng ko phải là phải phục vụ cho cơm suon chú hiểu ko , ngô bảo châu dc giải field đó là cách ông ấy cống hiến cho vn . còn cách chú nói phục vụ chế độ chỉ là chủ quan của chú thôi ok
chú cho tôi trường hợp nào nhà nước đầu tư mà ko trả lại tôi xem nào . tụi nó qua đó làm trả tiền xong hết cho chính phủ thì trốn ở bển luôn vì tụi nó hiểu ra rồi
còn những thằng bất mãn đang gửi đô về cho chú xài đấy
doccoc
TÍCH CỰC
7 năm
Không vượt qua đc cái bóng của ổng thì sao mà phát triển tiếp được
trandungxd
TÍCH CỰC
7 năm
Thế mới thấy bác Fujiko thiên tài cỡ nào khi viết bộ truyện Doraemon.
firestork
TÍCH CỰC
7 năm
@trandungxd ủa bác này là ai, thiên tài cỡ nào nhờ chỉ giùm phát ??
trandungxd
TÍCH CỰC
7 năm
@firestork Người viết truyện Doraemon đó bạn
marklost
TÍCH CỰC
7 năm
@trandungxd 😃 Bình thường cứ nghĩ đó là giải trí đơn thuần, ngẫm kĩ suy xét về mặt viễn tưởng mới thấy ghê gớm cỡ nào, hay có khi ông ý là người ngoài hành tinh, dùng truyện để nói vừa để sau này mọi người biết mà lại không hoảng loạn nhở 😁
Applenick
TÍCH CỰC
7 năm
Tuyệt vời ! Làm ơn tính luôn ra cái công thức xác định vị trí ngôi sao có thêm tính chất bị bẻ công ánh sáng này luôn nhoa !...
lực hấp dẫn liên quan chặt chẽ với khối lượng vật chất. Nếu ánh sáng bị bẻ cong, vậy photon cũng có khối lượng chứ ko phải như ta vẫn biết?
bdt195
ĐẠI BÀNG
7 năm
@xversion1 comment giải thích dễ hiểu nhất đây rồi 😁
vinhan73
TÍCH CỰC
7 năm
@xversion1


vậy có câu hỏi đặt ra là tại sao không gian ấy cong - hay bị cong ??? giống như con đường Trường Chinh nó cong vì lý do này nọ !! chứ không là nó thẳng băng cho khoẻ chứ !!
wayback
ĐẠI BÀNG
7 năm
@xversion1 Haha! chính xác
Ánh sáng chỉ là đấu hiệu để quang sát được sự uốn cong của không gian - thời gian .
lendras
TÍCH CỰC
7 năm
@Blue_Eyes_White_Dragon Trong hệ quy chiếu trên bề mặt hành tinh có thể dùng từ “lực hấp dẫn” hay “trọng lực” theo ý nghĩa lực trong cơ học Newton là hoàn toàn ổn. Nhưng khi ra ngoài không gian, hệ quy chiếu thay đổi thì “lực hấp dẫn” là một thuật ngữ sai. Ở trong không gian dùng từ “trọng trường” mới là đúng. Gravity, hay trọng trường thực chất là hiện tượng không gian bị bẻ cong hướng vào tâm* của các vật thể có khối lượng lớn. Các vật thể đi vào vùng không gian này sẽ có khuynh hướng bị rơi vào điểm tâm của vùng bị bẻ cong đó. Nếu xét hệ đơn giản chỉ gồm 2 vật thể Trái Đất và Mặt Trời, thì Trái Đất có khuynh hướng rơi vào tâm của Mặt Trời do không gian quanh Mặt Trời bị uốn cong vào tâm của nó. Điều này hoàn toàn tương đồng với hiện tượng nước chảy xuống vùng trũng trên bề mặt Trái Đất. Chứ Mặt Trời không hề tác động lực để kéo Trái Đất vào tâm của nó.

Hình này mô tả chính xác nhất hiện tượng không-thời gian bị uốn cong bởi vật thể khối lượng lớn: không gian bị cong hướng vào tâm, chứ không phải xuống dưới hay xung quanh vật thể như các hình minh họa thường thấy.



Chính vì sự uốn cong vào tâm này mà sự tồn tại của lỗ đen (một vật thể bị suy sụp vào tâm) là thứ rất khó hiểu với vật lý hiện tại. Và điểm tâm của lỗ đen vẫn được xem là điểm kỳ dị, nơi toàn bộ các quy tắc, hệ thống vật lý của vũ trụ này bị phá vỡ.
Ờ, tui cũng nhìn thấy được 😁
Đây là điều ai đó tạo ra vũ trụ lại không bao giờ biết được ^^
@Security1 Nhưng tôi biết ai tạo ra god.
Tớ đã thấy những thứ mà einstein không bao giờ thấy được 😃
như dòng nước chảy qua hòn đá.
rocky man
TÍCH CỰC
7 năm
Ông mod này quê ở đâu mà viết lách ngọng líu lịu thế nhỉ? Cần chú ý vấn đề này khi post bài lên trang nhất nhé
Vâng, đọc đi đọc lại cũng khó hiểu
mrducluan
ĐẠI BÀNG
7 năm
Em khẳng định Einstein là người ngoài hành tinh nhé các bác 😁
BOT LOC
CAO CẤP
7 năm
Đọc đi đọc lại vẫn không hiểu hay tưởng tượng ra. Nên cái này em đọc cho biết thôi.
amio1st
TÍCH CỰC
7 năm
Quá hay quá hấp dẫn. 1 người có sức mạnh phi thường sẽ làm phai mờ người kế bên cùi bắp =)).
x264
TÍCH CỰC
7 năm
Quá nhiều lỗi chính tả, người viết bài cũng nên tự mình đọc lại một chút.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019