Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Các nhà nghiên cứu lần thứ 2 nhận được tín hiệu từ sóng hấp dẫn

MinhTriND
15/6/2016 22:57Phản hồi: 34
Các nhà nghiên cứu lần thứ 2 nhận được tín hiệu từ sóng hấp dẫn
Các nhà khoa học tại đài quan sát LIGO một lần nữa cho biết họ đã phát hiện ra sóng hấp dẫn - những gợn sóng trong không - thời gian phát ra từ các vật thể di chuyển khắp vũ trụ. Đây là lần thứ 2 các nhà nghiên cứu nhận được tín hiệu sóng hấp dẫn, sau phát hiện lịch sử gây chấn động cộng đồng khoa học vào đầu năm nay.

Với 2 lần tìm thấy tín hiệu sóng hấp dẫn, LIGO càng chứng minh được tính chính xác của nó: "Việc phát hiện ra tín hiệu lần thứ 2 cho thấy khám phá lần đầu tiên không chỉ là may mắn", giáo sư vật lý Duncan Brown thuộc Đại học Syracuse (Mỹ) - một nhà nghiên cứu tại LIGO, cho biết. Hai tín hiệu sóng nhận được chỉ cách nhau vài tháng, chắc chắn sẽ là cơ hội cho LIGO tiếp tục tiến về phía trước.

Cũng giống như phát hiện lần đầu tiên, các gợn sóng vừa phát hiện cũng đến từ sự sáp nhập của hai lỗ đen - thiên thể siêu đặc được hình thành khi một ngôi sao sụp đổ và chết. Trong quá trình sáp nhập, các lỗ đen cuộn vào nhau một cách nhanh chóng, trước khi tạo thành thứ cực kỳ dày đặc. Sóng hấp dẫn sinh ra bởi quá trình này sau đó lan truyền ra ngoài với tốc độ của ánh sáng. Những đợt sóng cuồn cuộn trong không gian gần 1,4 tỷ năm trước, cuối cùng đã đến Trái đất vào ngày 26/12 vừa qua, trước sự chứng kiến của hai đài quan sát LIGO.


Mặc dù sóng thu được được cho là đều bắt nguồn từ các vụ sáp nhập lỗ đen, 2 sự kiện sinh ra chúng cũng có sự khác biệt. Các lỗ đen có liên quan trong phát hiện mới nhỏ hơn nhiều so với cặp lỗ đen đầu tiên. Các thiên thể này nặng gấp 8 - 14 lần khối lượng Mặt Trời của chúng ta, trong khi 2 lỗ đen trong sự kiện đầu tiên gấp khoảng 29 - 36 lần khối lượng Mặt trời.

Vì nhỏ hơn, tín hiệu sóng phát ra cũng yếu đi. Tuy nhiên, kích thước nhỏ của các lỗ đen lần này khiến cho tín hiệu kéo dài hơn. Nguyên nhân là bởi vì các thiên thể có phần ít khổng lồ hơn đã không "kéo" vào nhau một cách mãnh liệt, vì vậy quá trình sáp nhập của chúng mất nhiều thời gian hơn. Do đó, tín hiệu thứ 2 mà LIGO đo được dài hơn con số 0,5 giây của tín hiệu đầu tiên. Thời gian ghi nhận càng nhiều, các nhà khoa học càng có nhiều cơ hội hơn để nghiên cứu quá trình sáp nhập của lỗ đen.

Phát hiện thứ hai cũng chứng tỏ sự sáp nhập lỗ đen này xảy ra khá thường xuyên, và LIGO sẽ có thể thu nhận được thêm nhiều tín hiệu nữa trong tương lai. Phát hiện đầu tiên của LIGO vào tháng 9/2015, và chỉ một vài tháng sau thì họ lại nhận thêm tín hiệu. Thậm chí một tín hiệu thứ 3 có lẽ cũng đến địa cầu vào cuối năm ngoái, nhưng các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ không chắc chắn là nó đến từ sóng hấp dẫn.

sóng-dấp-dẫn_tinhte.jpg
Ảnh: sciencemag

Lần thứ nhất có thể do sai sót, hay thiếu chính xác; nhưng khi phát hiện ra cùng một dạng tín hiệu những hai lần, các nhà khoa học cho biết họ đã tự tin hơn. Các nhà nghiên cứu giờ đây cho rằng họ có thể bắt đầu sử dụng tín hiệu sóng hấp dẫn, như một công cụ để tìm hiểu thêm về các loại lỗ đen phân bổ khắp vũ trụ.

"Với phát hiện đầu tiên, chúng tôi thực sự đạt được kỳ tích trong cuộc săn tìm sóng hấp dẫn, đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên rất dài", Susan Scott - giáo sư khoa học lượng tử tại Đại học Quốc gia Australia, một người cộng tác với dự án LIGO, cho biết. "Với phát hiện thứ hai này, chúng tôi đã bắt đầu kỷ nguyên của ngành thiên văn sóng hấp dẫn".

Sóng hấp dẫn là một phần trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, yếu tố đã tạo nên một cuộc cách mạng vật lý khi nó lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1916. Trước đó, không gian và thời gian được xem là 2 khái niệm cố định và không thực sự có bất kỳ tác động nào lẫn nhau. Thuyết tương đối thay đổi quan niệm đó bằng cách kết hợp không gian và thời gian vào một khái niệm duy nhất, gọi là không - thời gian.

Ý tưởng này cho rằng các vật thể thực sự có thể làm uốn cong không - thời gian xung quanh chúng trong khi dịch chuyển; vật thể càng lớn, tác động đến không - thời gian càng sâu sắc. Và khi những đối tượng lớn di chuyển, nó tạo ra những gợn sóng không - thời gian nhấp nhô, hoặc sóng hấp dẫn, giống như việc tạo ra những gợn sóng trong một ao nước.

Albert-Einstein_tinhte.jpg
Ảnh: Youtube

Quảng cáo


Gần một thế kỷ trôi qua, sóng hấp dẫn được xem như khái niệm cuối cùng thuộc lý thuyết của Einstein chưa được chứng minh. Đó là bởi vì việc phát hiện những gợn sóng này, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các công cụ khoa học siêu chính xác. Sóng được sản sinh bởi Mặt trời và các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta quá yếu để thu nhận từ Trái đất, thế nên các nhà khoa học chọn phương án quan sát sóng hấp dẫn phát ra từ các đối tượng siêu dày đặc xa xôi - chẳng hạn như các lỗ đen và tàn tích của một ngôi sao, thường được gọi là sao neutron.

Nhưng ngay cả khi những con sóng khổng lồ được phát đi từ các thiên thể này, chúng vẫn bị suy yếu đáng kể trong suốt chặng đường dài đi đến Trái Đất, đòi hỏi phải có các thiết bị đo đạc tối tân nhất để ghi nhận. Và đó cũng là nhiệm vụ mà LIGO đảm trách.

song-hap-dan_tinhte_01.jpg
Ảnh: LIGO

song-hap-dan_tinhte_02.jpg

Sử dụng phương pháp này, LIGO đã phát hiện làn sóng đầu tiên vào ngày 14/9/2015, ngay khi nó bắt đầu hoạt động. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục quan sát cho đến ngày 12/1. Ban đầu, nhóm chuyên gia cho biết họ không mong đợi có thể kéo dài việc quan sát, và muốn dừng công việc đó lại trước Giáng Sinh. "Theo dự kiến ban đầu, chúng tôi sẽ ngừng hoạt động và cho phép mọi người thưởng thức kỳ nghỉ", David Shoemaker, một cộng tác viên tại LIGO và là một nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Viện MIT Kavli, kể lại. "Nhưng chúng tôi cũng yêu cầu những người điều hành và một số thành viên khác tại đài quan sát ở lại và chờ đợi”.

Quảng cáo



Đó hóa ra lại là quyết định đúng đắn, khi các nhà khoa học nhận được một tín hiệu ngay trong đêm Giáng sinh, vào khoảng 23:38 phút (ET). Trong suốt quá trình theo dõi của LIGO, các nhà nghiên cứu chạy một loạt các chương trình máy tính liên tục, nhằm phân tích dữ liệu thu được. Các chương trình này có nhiệm vụ so sánh những mẫu mới ghi nhận, với hàng ngàn mẫu đã được xác định trước đó - những tín hiệu được cho là giống với sóng hấp dẫn nhất. Nếu dữ liệu khớp với mẫu, có thể sóng hấp dẫn vừa đi ngang qua. "Điều đó đã xảy ra vào ngày 26 tháng 12, khi một trong những mẫu thu được khớp với một số dữ liệu", Shoemaker cho biết.

song-hap-dan_tinhte_03.jpg
Hình render một ngôi sao neutron. Ảnh: NASA

Hiện LIGO đã đo đạc được 2 vụ sáp nhập lỗ đen, và các nhà nghiên cứu đang háo hức thu được sóng đến từ tàn dư của các ngôi sao khác nhau - những ngôi sao neutron. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng hy vọng có thể nhận được tín hiệu sóng đến từ những nguồn khác, chẳng hạn như một vụ sáp nhập giữa sao neutron và một lỗ đen. Hệ thống hố đen nhị phân cũng là một trong số đó.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu hy vọng ghi nhận được nhiều vụ sáp nhập hố đen hơn. Càng có nhiều phát hiện, họ càng có thể tìm hiểu về lỗ đen - một trong những thiên thể bí ẩn nhất vũ trụ. "Nếu chúng ta có thể hiểu được sự phân bố của các hố đen, chúng ta có thể bắt đầu hiểu về dòng đời và cái chết của ngôi sao, hay nói cụ thể hơn là đi tìm lời đáp cho một câu hỏi, rằng chúng ta đến từ đâu và vũ trụ sẽ tiến hóa như thế nào", Brown nói. "Vì vậy, thực sự vô cùng thú vị khi chúng ta có thể vạch ra lịch sử và sự tiến hóa của vũ trụ, bằng cách quan sát các hố đen sáp nhập vào nhau".

Tìm hiểu thêm về Sóng hấp dẫn:
34 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đây có lẽ là sự kiện quan trọng, vì các trang công nghệ mấy ngày nay đưa tin này liên tục
bakery00
TÍCH CỰC
8 năm
Gần một thế kỷ trôi qua, sóng hấp dẫn được xem như khái niệm cuối cùng thuộc lý thuyết của Einstein chưa được chứng minh. Đó là bởi vì việc phát hiện những gợn sóng này, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các công cụ khoa học siêu chính xác.

Đọc tới đây thấy thêm nể nhà bác học Einstein @.@
mrduck148
TÍCH CỰC
8 năm
sắp di chuyển xuyên không gian đc rồi 😁
Mục đích cuối cùng của con người không phải là sống sung sướng, đầy đủ, là "thiên đường" gì gì đó, mà chính là những khám phá như thế này.
ntnguyen4
TÍCH CỰC
8 năm
Sửa lại mod ơi
Ruiz
CAO CẤP
8 năm
Anh xờ tanh là người ngoài hành tinh rồi, biết trước hết
cbr150r
TÍCH CỰC
8 năm
thấy hơi lạ là chính thiết bị đo đó cũng nằm trong không gian bị bẻ cong thì làm sao nó phát hiện được là không gian chứa nó đang bị "cong" nhỉ?
Ví dụ như bạn đang ở trong không gian 2 chiều của tờ giấy thì khi tờ giấy bị cong, bạn có biết là bạn đang bị cong hay không? Phải đứng ở chiều thứ 3 mới thấy được chứ? Eistein cho rằng "nghi ngờ" chế tạo được thiết bị đó không phải là không có lý. Thiết bị đó phải vào được chiều không gian bên ngoài nữa thì mới "thấy" được chúng ta đang bị cong.
@cbr150r đọc lại bài trước về cách hoạt động đi bạn, sẽ rõ hơn
quang577
TÍCH CỰC
8 năm
@cbr150r Bởi vậy mới phải chữ L bạn. Nó phát tia từ 1 điểm về 2 hướng. Kết quả lệch nhau thì tức là 1 thằng bị cong thằng kia ko. Hoặc cong ko đều.
tmn123
CAO CẤP
8 năm
@cbr150r Đúng rồi đó bạn, trong vật lý lượng tử người ta cũng có nhận định "kết quả của thí nghiệm thay đổi phụ thuộc cả vào 3 yếu tố : đối tượng được quan sát + thiết bị + thái độ của người quan sát" như vậy không thể đạt được tính khách quan hoàn toàn như ta tưởng.
Như bạn nói, các nhà khoa học nói không gian cong nhưng họ không thể vẽ ra được vì họ và lý thuyết của họ vẫn nằm trong không gian 3 chiều mà chỉ có thể mô tả tương đối (thực ra không phải như vậy). Giống như không thể dựng một hình hộp chữ nhật trên mặt phẳng (tờ giấy) mà chỉ mô tả bằng các đường thẳng + nét đứt chồng chéo lên nhau.
thanh phuoc
ĐẠI BÀNG
8 năm
@cbr150r Đúng vậy nhưng cái sự cong của mình và của hố đen tác động lên ko gian của chúng ta có chút sai lệch nên ng ta cần những cổ máy siêu chính xác để biết sự tồn tại của nó
Chính địa cầu cũng có lực hấp dẫn và khi di chuyển cũng tạo ra sóng hấp dẫn có điền là lực hấp dẫn của trái đất chi phối không gian của chúng ta hơn nên ta tạm cho đây là gốc tham chiếu
legiondark
TÍCH CỰC
8 năm
@cbr150r Một câu hỏi rất thông mình 😃
Không gian bị cong nhưng có một thứ k bao giờ thay đổi: Tốc độ ánh sáng. Bạn có thể k nhận ra không gian bị thu hẹp lại nhưng bạn có thể thấy được ánh sáng đi nhanh hơn một cách bất thường. Đó chính là nguyên lý chính của máy LIGO.
Sự thật mà nói,vũ trụ không bao la và vô tận như chúng ta tưởng tượng đâu. Nó cũng bé nhỏ và có đường giới hạn như đường chân trời chúng ta hay nhìn thấy vậy. Chúng ta nghĩ nó to và rộng vô tận là bởi vì chúng ta quá bé nhỏ vậy! Các bạn cứ cho rằng loài người giống như con kiến ý là hiểu rõ ngay. Với loài kiến 100m2 đất đối với chúng cũng là một thế giới bao la và vô tận rồi đó. Nhưng với con người thì quá chật chội . Cho nên vũ trụ này thực chất là một quả cầu mà một thế lực nào đó đang chơi ,bên trong có chúng ta!
@anhmutcobedi1990 Thế thì nghĩa là nó to hơn chúng ta tưởng chứ ^^
cái thế lực mà bạn nói tới nó lại có 1 thế giới vô tận của nó vậy ta sẽ có vô tận vô tận không bao giờ hết
@ksduongoi Không hẳn như vậy! Nói nôm na nó như này. Mình thu nhỏ bạn đến kích thước na no mét rồi quăng vào một môi trường nước rồi soi trên kính hiển vi ý. Tức là mình đang chơi bạn!
@ElNino__ Hi tối tắm rửa sạch sẽ qua nhà mình cùng xem nhé! Mình có hẳn cái băng video nói về điều ấy!
Knell0704
TÍCH CỰC
8 năm
@ElNino__ Phim Man in black phần 1
quang577
TÍCH CỰC
8 năm
Chắc anh Thor đang gõ búa ngoài đó. Rèn kiếm cho loki 😃
@quang577 Bác nghiện phim quá. Sóng hấp dẫn là do Goku đang chưởng đó
@Người mới vô Sai rồi, do berus sama thôi, chắc ổng mới tỉnh dậy ấy mà. Định rủ ổng xuôngs trái đất chơi😁:D:D
@Heiisenberg Nhớ cho ăn đàng hoàng nha bác. Không biết ổng thích sầu riêng, giả cầy, phá lấu với mắm tôm không :D
boom py
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Người mới vô Sai rồi, là do anh Công và anh Nông fang búa với liềm vào nhau nhé, chấn động cả xã hội lun
thang_1234
TÍCH CỰC
8 năm
@Người mới vô goku đang đấu giải euro toàn hà với one punch man nhé..
vythanh
CAO CẤP
8 năm
Cái này em đã biết từ xưa rồi. Âm Dương lưỡng cực chuyển hoá lẫn nhau 😁
ỗng chưa ghi hấp diêm là mừng lắm rồi 😁
traubovt85
ĐẠI BÀNG
8 năm
Trong pháp luân công.
Có cuốn sách Chuyển Pháp Luân của đại sư Lý Hồng Chí có nói rõ về cái vụ này!
yamahara
ĐẠI BÀNG
8 năm
Không gian không phải đơn giản là bị "cong" mà là bị "giãn" và "nén", bởi vậy người ta mới làm hai tia laser chữ L như vậy, chỗ bị nén thì ngắn lại, chỗ bị giãn thì dài ra, khi không gian bị giãn và nén như vậy, hai tia laser sẽ cho kết quả giao thoa khác với khi bình thuong, nho vay ma phát hiện sóng hấp dẫn
3333v3333
ĐẠI BÀNG
8 năm
chưa thấy được ngừ ngoài hành tinh
LeAnhKha
ĐẠI BÀNG
8 năm
càng ngày càng thấy tin những gì trong phim khoa học viễn tưởng 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019