Cài Windows trên máy tính Apple bằng VMware Fusion

vuhai6
9/11/2012 7:50Phản hồi: 226
Cài Windows trên máy tính Apple bằng VMware Fusion
01.jpg
Tiếp tục chủ đề Cài Windows trên máy tính Apple, hôm nay mình sẽ trình bày bài viết cuối cùng trong loạt bài về đề tài này. Như trước đây đã nói, chúng ta có 3 cách cài Windows trên máy tính Apple, 1 trong 3 cách đó là dùng phần mềm máy ảo: Parallels Desktop - VMware Fusion - Oracle VirtualBox. Bài viết này sẽ dùng VMware Fusion để cài Windows, phiên bản mới nhất là ver 5.0. Trong trường hợp bạn vẫn chưa hiểu bài viết đang nói gì thì vui lòng đọc lại chủ đề cũ cho rõ ràng hơn.

Trước đây, mình có đề cập đến việc sẽ sử dụng Parallels Desktop thay thế cho VMware trong bài viết [Mac OS] So sánh điểm benchmark Parallels Desktop 8 và VMware Fusion 5. Tuy nhiên thử dùng nhiều lần thì mình thấy VMware vẫn ổn hơn và tốt hơn, đặc biệt là tính năng quản lý usb, nhận chuột khi chơi games. Có thể một số người sẽ có nhận định khác, đơn giản vì nhu cầu của mỗi người là khác nhau, không có gì lạ cả. Trong bài viết này, mình sẽ tóm gọn phần cài đặt, ngoài ra còn có phần khác là cấu hình VMware làm sao để sử dụng tốt nhất.

Tham khảo thêm tại trang chủ của VMware Fusion. Tải file ở đâu thì mời các bạn hỏi anh Macbb.org ;) đừng hỏi mình nhé!. Ngoài phần mềm máy ảo VMware thì bạn cũng cần phải có bộ cài đặt Windows, trong bài viết này mình dùng Windows 7, với Windows 8 thì các thao tác cũng tương tự. Bộ cài Windows có thể là 1 trong 2 cái sau:
  • DVD cài Windows 7
  • File iso cài Windows (Nếu cần có thể qua cafe.tinhte.vn chép).
  • Ngoài ra bạn cần key của Windows nữa.
02.jpg
Mình dùng luôn file iso cho tiện. Dưới đây là các bước thực hiện:
  1. Cài phần mềm VMware Fusion và máy ảo
  2. Thiết lập tuỳ chỉnh của phần mềm VMware Fusion
  3. Thiết lập cấu hình cho máy ảo.
  4. Sao lưu máy ảo
226 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

I./ Cài phần mềm VMware Fusion và máy ảo

101.jpg

Sau khi đã tải VMware Fusion về thì bạn nhấp đúp vào nó và tiến hành cài đặt. Bảng thông báo cài đặt hiện ra như ở bên dưới. Nhấp đúp vào icon VMware Fusion và nó sẽ tự cài cho bạn. Thực ra là cũng không cần phải làm gì cả, chỉ cần nhấn Yes – Agree – OK là được. Dưới đây là 1 số bước cần lưu ý:

Bảng thông báo hỏi bạn có muốn thông tin cho VMware khi có sự cố không? – Chọn Yes
102.jpg

Bước này cần nhập số đăng kí vào, bí quá thì bạn có thể nhập giống trong hình cũng được.
103.jpg

Sau khi nhập số đăng kí thì cũng là hoàn tất cài đặt, bước cuối cùng nó hỏi bạn có muốn nhập thông tin từ VMware không? – Chọn Never nếu không muốn bị làm phiền.
104.jpg

Sau khi đã cài xong VMware thì ta bắt đầu dùng nó để cài máy ảo. Khi bạn chạy VMware Fusion lần đầu tiên sẽ có thông báo như dưới đây. Bảng thông báo này cho biết bạn sẽ có 4 lựa chọn chính:
  1. Create New: tạo một máy ảo mới
  2. Convert VM: nếu trước đây bạn đã có máy ảo Parallels hay VirtualBox thì có thể dùng lựa chọn này để chuyển nó qua dùng với VMware Fusion
  3. Migrate PC: chuyển toàn bộ dữ liệu, phần mềm từ một cái máy tính PC nào đó vào máy ảo
  4. Access Volume: Dùng ngay phân vùng Bootcamp làm máy ảo.
105.jpg

Mình sẽ dùng lựa chọn số 1 để tạo một cái máy ảo mới. Sau khi chọn nó thì thông báo dưới đây hiện ra. Lưu ý: như đã nói ở Phần mở bài, bạn cần 1 DVD cài Windows 7 File hoặc iso cài Windows. Như mình thì mình dùng ngay file iso.

Đầu tiên chọn Continue without disc:
106.jpg

Bước tiếp theo cần chọn nguồn cài đặt. Như mình dùng file iso nên mình lựa chọn cái đầu tiên:
107.jpg

Sau bước chọn file iso thì bạn cần khai báo Operating System: Microsoft Windows – Version: Windows 7. Sau đó đến bước khai báo thông tin cá nhân và key đăng kí cho Windows:
108.jpg

Bảng lựa chọn Integration để cho bạn chọn kiểu hiển thị của máy ảo: More Seamless nghĩa là các cửa sổ phần mềm của Windows sẽ hoà trộn với phần mềm của Mac OS – More Isolated nghĩa là máy ảo sẽ hiển thị trong 1 cửa sổ riêng biệt, các phần mềm sẽ gom gọn trong cửa sổ này.
109.jpg

Bước cuối cùng nhấn Finish để VMware bắt đầu tiến hành cài Windows ảo. Quá trình cài đặt diễn ra hoàn toàn tự động và bạn không phải làm gì thêm cả. Thời gian mất khoảng 20p đến 30p tuỳ cấu hình máy.
110.jpg

Bước cuối cùng VMware hỏi bạn có muốn dùng phần mềm diệt virus McAfee AntiVirus không? Thích thì chọn Install, không thì chọn Don’t Show Again.
111.jpg
II./ Thiết lập tuỳ chỉnh của phần mềm VMware Fusion

Trước khi bắt đầu dùng máy ảo thì chúng ta nên duyệt qua phần tuỳ chỉnh của VMware Fusion một chút. Các thiết lập trong phần tuỳ chỉnh này sẽ giúp bạn dùng máy ảo được thuận tiện hơn. Để vào được phần tuỳ chỉnh thì bạn làm 1 trong 2 cách sau:
  1. Trong VMware nhấn Command + , (nhấn 2 phím: phím command và phím dấu phẩy)
  2. Trên TopMenu nhấn vào chữ VMware Fusion -> Preferences ...
201.jpg

General
“When closing a virtual …” - mỗi khi Quit phần mềm VMware Fusion thì chuyện gì sẽ xảy ra?
  • Suspend … : lưu lại tình trạng hiện tại của máy ảo, lần sau chạy VMware thì nó sẽ khôi phục lại hiện trạng này.
  • Power off: tắt luôn máy ảo đi
  • Confirm bẻoe closing: hỏi trước khi thực hiện
Gaming- là lựa chọn tối ưu cho chơi games trên máy ảo. Khi bạn chơi game thì con chuột sẽ được tối ưu hơn, giúp bạn chơi tiện hơn. Tuy nhiên chế độ “chuột chơi game” lại không thuận tiện để sử dụng bình thường. Vì thế ở đây bạn chọn Auto-detect là tốt hơn.
P/s: Thử lựa chọn Always optimize mouse for game rồi dùng thử, biết đâu nó lại hợp với bạn.

Hai lựa chọn Updates – Feedback không quan trọng lắm, đánh dấu vào cả 2. Update thì mỗi khi VMware có phiên bản mới bạn sẽ nhận được thông báo và yêu cầu tải về.
202.jpg

Keyboard & Mouse
Trong đây là bảng phím tắt dùng chung giữa máy ảo Windows và Mac OS. Thực ra thì bạn không cần quan tâm đến khu vực này vì cấu hình chuẩn (Profile – Default) giúp bạn sử dụng một cách đơn giản và thuận tiện, giống với các thao tác bình thường mà bạn vẫn hay dùng trên Windows cũng như Mac OS.

Trong một số trường hợp đặc biệt mà bạn có nhu cầu thêm 1 phím tắt nào đó thì vào đây chỉnh.
203.jpg

Default Applications
Lựa chọn phần mềm mặc định cho máy ảo. Nếu như trong này bạn không lựa chọn gì thì máy ảo sẽ dùng phần mềm của nó, còn lựa trong đây thì khi cần thiết nó sẽ dùng phần mềm của Mac OS.

Ví dụ như trong hình dưới:
  • Open Mail (mailto) with Mail – khi trong Windows bạn có 1 link đến email thì phần mềm Mail của Mac OS sẽ được kích hoạt.
  • Open Web Pages with Firefox – khi trong Windows bạn click vào 1 link nào đó thì nó sẽ chạy firefox của Mac OS.
Bạn có thể lựa chọn thêm nhiều phần mềm khác bằng cách nhấn vào dấu + ở góc dưới trái
204.jpg

Network
Phần cuối cùng chỉnh về thiết lập mạng cho máy ảo. Phần này cứ để mặc định là được rồi, nếu bạn có nhu cầu đặc biệt thì cứ comment bên dưới, mình sẽ giải thích.
205.jpg
@vuhai6 Cái này mỗi lần muốn thoát chuột khỏi máy ảo phải bấm Control+Command. Nếu xài mặc định quen rồi thì rất bất tiện.
III./ Thiết lập cấu hình cho máy ảo.

Phần trước là thiết lập tuỳ chỉnh cho phần mềm VMware Fusion, còn trong phần III này thì mình sẽ trình bày về tuỳ chỉnh cấu hình cho máy ảo. Trong mục này sẽ trình bày về cách thiết lập cấu hình cho máy ảo, cũng như một số thiết lập cơ bản. Để thiết lập cấu hình cho máy ảo thì bạn có 3 cách:
  1. Nhấn command + E
  2. Trên Topmenu vào -> Virtual Machine -> Settings ...
  3. Trong cửa sổ máy ảo nhấn vào hình cái tools (như hình dưới)
301.jpg

Bảng Settings của máy ảo gồm nhiều thành phần, dưới đây mình sẽ trình bày những cái cần thiết, cái này đơn giản thì sẽ không trình bày trong này mà để dành cho bạn tự khám phá.

General

Nếu bạn chọn vào “Start automatically when VMware Fusion launches” có nghĩa là mỗi khi mà phần mềm này chạy thì nó sẽ tự động khởi động máy ảo hiện tại luôn. Lựa chọn này tốt nếu bạn chỉ có 1 máy ảo duy nhất. Trong trường hợp có nhiều máy ảo khác nhau thì không nên stick chọn vào đây.

Total Size thể hiện dung lượng hiện tại mà máy ảo chiếm, nó cũng chính là dung lượng ổ cứng hiện tại của máy ảo***. Phần màu vàng Reclaimable thể hiện dung lượng của bộ nhớ tạm, và nếu bạn nhấn vào “Clean Up Virtual Machine” thì bộ nhớ tạm này sẽ bị dọn dẹp. Khi này dung lượng file máy ảo sẽ nhỏ lại, đỡ chiếm bộ nhớ của Mac OS.

Giải thích chỗ ***: mặc dù máy ảo khi thiết lập nó sẽ có HDD là 20GB, nhưng bộ nhớ không cố định. Tức là tối đa 20GB, nhưng nếu dung lượng thực của nó dưới 20GB thì nó cũng chỉ chiếm không gian bằng dung lượng thực. Điều này giúp bạn tiết kiệm bộ nhớ.

302.jpg

Sharing

Bình thường thì khi muốn chia sẻ file, folder giữa máy ảo và Mac OS bạn có thể kéo thả nó qua lại giữa 2 hệ điều hành. Ngoài ra tuỳ chỉnh trong mục này sẽ giúp bạn chia sẻ file tốt hơn. Khi Shared Folders bật ON thì bạn có thể lựa chọn các folder của Mac OS cho máy ảo truy cập trực tiếp, khi này folder được chia sẻ sẽ hiển thị trong Explorer của máy ảo luôn.

Nhấn vào dấu + để thêm 1 folder bất kì vào.

Ngoài việc thêm folder ở trên thì chúng ta có thể gộp chung các thư mục khác để máy ảo và Mac OS dùng chung luôn, danh sách trong mục Mirrored Folders. Nghĩa là khi bạn chọn vào đây thì Desktop, thư mục Document, thư mục Download ... của Mac OS cũng chính là Desktop của máy ảo.

303.jpg

Applications Menu

Có một Menu thường xuất hiện bên cạnh khu vực icon pin, đây là Menu của máy ảo. Nếu không muốn nó hiện ra ở đó thì bạn vào phần này và chọn “Only when Fusion is running”. Ngoài ra trong phần này thì bạn cũng có thể thêm các phần mềm hay dùng của Windows vào danh sách đó (nhấn dấu + ở góc dưới). Ý nghĩa là để truy cập được nhanh và thuận tiện hơn

304.jpg

Processors & Memory

Đây là phần rất quan trọng, thiết lập cấu hình cho máy ảo. Bạn có thể chỉnh cho máy ảo sử dụng nhiều nhân CPU hơn ở trong phần “This virtual machine is configured to use”, để cho nó chạy nhanh hơn. Nếu máy có nhiều ram thì cũng nên chỉnh ram của máy ảo cao hơn. Nếu máy bạn có 8GB ram thì set cho máy ảo 2048MB ram là hợp lý.

Lưu ý: khi chạy thì bạn chỉnh cho máy ảo bao nhiêu ram nó sẽ chiếm cố định bấy nhiêu ram, do đó nếu ram bị chiếm quá nhiều thì Mac OS sẽ bị chậm.

Trong phần Advanced options bạn sẽ thấy lựa chọn để kích hoạt hypervisor hỗ trợ cho Intel VT-x/EPT

305.jpg

Display

Nếu bạn có chơi games thì cần thiết phải vào phần này và chỉnh Accelerate 3D thành ON. Khi đó máy ảo sẽ hỗ trợ DirectX 9 và OpenGL.

306.jpg

USB & Bluetooth

Mình thường xuyên dùng máy ảo để uprom cho điện thoại Android, chính vì thế lựa chọn USB là khá quan trọng. Mỗi khi chạy máy ảo thì tất nhiên muốn cứ cắm usb (điện thoại) vào là nó nhảy thẳng vào windows mà không cần hỏi han gì cả. Chính vì thế trong lựa chọn Advanced USB option -> “When a new USB is plugger ... should:” mình chọn “connect to this virtual machine”. Tất nhiên nếu máy ảo không chạy thì khi cắm usb vào Mac OS vẫn nhận như thường.

Trong trường hợp bạn chọn “Ask what to do” thì mỗi khi cắm usb vào nó sẽ hỏi bạn muốn kết nối USB đó vào đâu.

307.jpg

Other

Trong các lựa chọn khác như CD/DVD – Sound Card – Floppy – Printer đều có phần ON – OFF. Nếu bạn không dùng đến các thành phần này thì có thể chọn OFF để tắt nó đi.
IV./ Sao lưu máy ảo

Sau 3 phần trên thì bạn đã có thể sử dụng máy ảo VMware được rồi, thực ra các phần đó chỉ làm 1 lần, lần sau quen rồi thì thực hiện rất là nhanh. Phần thứ 4 này mình sẽ trình bày về 1 tính năng riêng lẻ của VMware, đó chính là tính năng sao lưu máy ảo – Snapshots. Giống như khi bạn Ghost vậy, trạng thái hiện tại sẽ được sao lưu và bạn có thể khôi phục nó bất cứ lúc nào. Để kích hoạt tính năng Snapshots này thì bạn nhấn vào icon có cái đồng hồ ở trên thanh toolbar.

401.jpg

Giao diện chính của Snapshots bạn có thể coi ở dưới đây. Trên thanh toolbar là phím Take – để sao lưu tình trạng hiện tại của máy ảo lại, tạo thành 1 bản ghost mới. Bên cạnh là phím Restore – khôi phục máy ảo từ một bản ghost nào đó. Phím AutoProtect ở góc phải là phím tự động sao lưu định kì.

402.jpg

Mỗi khi muốn khôi phục máy ảo về 1 trạng thái nào đó thì bạn nhấp đúp vào bản Ghost đó, khi đó một thông báo sẽ hiện ra. Đại ý: “Bạn muốn restore lại trạng thái của file xxx, tất cả những thay đổi hiện tại và những phần mềm đang chạy sẽ bị mất. Bạn chắc chắn muốn thực hiện chứ?”

Nhấn Save – nếu muốn sao lưu tình trạng hiện tại trước khi khôi phục lại bằng file xxx
Nhấn Don’t Save nếu không muốn sao lưu, mà khôi phục tình trạng cũ ngay lập tức
Nhấn Cancel để không chơi nữa.

403.jpg

Nói về AutoProtect – trong lựa chọn này chúng ta có chọn cho VMware sẽ tự động sao lưu theo ngày, hay theo giờ, hoặc 30 phút 1 lần. Số file snapshots tối đa là bao nhiêu cũng được chỉnh trong này.

404.jpg
@vuhai6 Mình lỡ xoá mất máy ảo rồi, nhưng vẫn còn lưu file snapshot thì có cách nào restore lại không ạ? mình thử mấy lần nhưng máy báo lỗi. Bạn có cao kiến xin tư vấn giúp với!
@sammon Bạn thử tạo 1 máy ảo mới, rồi sau đó mới restore snapshot thử xem.
Gì mà phải khổ sở vậy. Thấy tội thiệt.
@leminhtu88 Khổ ở chổ ko có Mac để dùng thử cách cài win này, ý bạn ấy là vậy
quocloc213
ĐẠI BÀNG
11 năm
@vuhai6 Có thể cho e hỏi là khi mình snapshoot thì file backup đó sẽ lưu ở đâu trong máy?
malepro
ĐẠI BÀNG
11 năm
@vuhai6 ok rất hợp với ý em;)
Hungtvvt
TÍCH CỰC
11 năm
@vuhai6 Mình sử dụng phần mềm xem camera tên DVR Remote desktop khi khởi động từ đầu bằng win 7 thì ok. Nhưng nếu mình mở Mac rồi bật win 7 chạy xong thì không DVR không có hình. Thử với 2 iMac 093 và Macbook Pro retina 975 đều bị như vậy. Chưa tìm được nguyên nhân.
Bạn biết chỉ mình nhé. Thanks
rất công phu. like cho mod có tâm huyết.
"Nghề chơi cũng lắm công phu".
VMWare với Parallel - cái nào ngon hơn nhỉ?? :rolleyes:
sẽ thử VMW Fusion xem sao
kiendt2110
ĐẠI BÀNG
11 năm
VMware & Bootcamp ok không các mem ?
@kiendt2110 OK lắm. Trường hợp của mình thì khi dùng ổ BootCamp cài Win 8 trong VMWare thì mất Activation. Chắc tại xài lậu. 😃
sucsong1
TÍCH CỰC
11 năm
VMware hay chứ, có gì mà khổ sở, toàn dùng để load balancing (thực ra là xài đường truyền riêng cùng lúc thôi) 3G và cáp mạng 😃
mai mốt rồi tính, hiện tại thì chưa cài được
Chết cưới mua máy Mac dùng Mac OS lại phải hì hục cài windows lên. Tưởng Mac OS là vô đối, gì cũng làm được =))
@redsn0w89 Phải công nhận một điều các máy Mac đều rất ngon và tuyệt vời. Nhưng có một vấn đề : p/p thấp quá. Để tiền build một con PC full support lion + cài win 8 chiến game phà phà so với iMac thừa một đống tiền 😁
@hektor Thì bạn ko có tiền, bạn làm cách này, còn người khác có tiền họ chỉ cần bỏ tiền ra mua máy về sử dụng, họ ko cần quan tâm đến những vấn đề khác, đơn giản nó là như vậy đó
mmvcr
ĐẠI BÀNG
11 năm
@hektor Thừa 1 đống điền đấy là do nhiều vấn đề. Thứ nhất là bạn không cần trả tiền cho OS X. Thứ 2 là bạn không cần trả tiền cho support bảo hành. Thứ 3 là bạn không cần trả tiền cho người thiết kế phần cứng. Thứ 4 là bạn không cần trả tiền cho thương hiệu.
Đồng ý là máy Mac không phải là dòng máy có p/p tốt nhất nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì p/p của các sản phẩm Apple vẫn là khá hợp lý đối với đa số người tiêu dùng ở các nước phát triển. Hơn nữa những sản phẩm có thiết kế tốt và tỉ mỉ tinh tế như Mac không hề nhiều.
Bác thử lượn qua xem các máy thiết kế phần cứng tốt dùng Windows như Thinkpad, HP EliteBook, vv hoặc các máy thiết kế kiểu dáng tốt như Sony Vaio xem thử giá nó có rẻ không nhé.
@mmvcr Hồi mới mua lap mình có xem. Đúng là không rẻ nhưng vẫn không đắt tà đạo như Macbook Pro được. Cùng i7, ram, VGA same same mà con Envy rẻ hơn nhiều
sslazio
TÍCH CỰC
11 năm
chuẩn, mua MAC mà ko cài win thì cạp đất mà ăn
@sslazio Vậy mới thấy tội đó.
Mấy đối tượng đầu đất thích cắn vui lòng lượn đi giùm nhé, dạo này mình không có hứng thú đả thông tư tưởng các bạn nữa rồi ;)
@vuhai6 Kệ nó đi anh 😆)
Anh có oánh dota ko ạ, em cái bootcamp chỉ để đánh đc dota trên GG 😔 cài thằng này chơi đc ko anh?
@congzing Bữa dùng GG và Dota để thử Parallels và VMware đó chứ. Cùng trên 1 máy, share máy ảo 2GB RAM, VGA share luôn thì VMware chơi Dota qua GG ngon luôn 😃) bật chế độ chuột auto. Còn Parallels thì bó tay, ko chơi được.
@vuhai6 Xóa thẳng tay những comment đâm chọt đi anh ơi, ngày càng nhìu những phần tử này nên cái topic nào của Apple cũng nát bét, chẳng hiểu nổi đàn ông tính đàn bà ở vn sao dạo này nhìu thế ko biet
inviet
TÍCH CỰC
10 năm
@vuhai6 Bác VH giúp mình cái này với
Sao mình cài xong đã chọn add thư mục data của mac vào win rồi.
đã bật shared Folders luôn rồi mà trong win nó không nhận.
Plz Help
=)). Vẫn chết cười các bạn mua Mac OS dùng hệ sinh thái của Apple mà phài hì hục cài windows =))
mmvcr
ĐẠI BÀNG
11 năm
@hektor Bác này không biết rồi, việc cài Windows lên Mac là chuyện quá bình thường đối với dân developer. Ví dụ đơn giản như develop iOS client nhưng lại dùng server .NET.
Chính vì thế nên Apple cũng chẳng phải cái loại đầu đất khi tung ra Bootcamp và support Bootcamp thường xuyên cho các dòng Mac. VMWare cũng chẳng phải công ty đầu đất mà tung ra giải pháp ảo hóa cho Mac.
Tiếp theo là em thấy bác chủ thớt rất nhiệt tình khi viết 1 bài chi tiết tận tình như vậy. Các bác không hiểu thì hỏi chứ đừng có ngồi mà ném đá thế. Mất hết cả vui.
tjenkute
ĐẠI BÀNG
11 năm
@hektor Mọi người xem sơ qua lịch sử cmt của thánh này là bjết thuộc loại nào 😃
Vào Tinhte.vn.cứ như là "ở đâu có apple,ở đó có troll"
@mmvcr Thực sự thì những develop như thế không nhiều. Cơ số người dùng cá nhân bình thường cái windows trên mac vì nhiều lý do bt lắm 😁
xkhoax
TÍCH CỰC
11 năm
@hektor Chết cười CM mày!
Một số bạn vẫn giữ được truyền thống bảo thủ và ko thể khai thông tư tưởng được. Thật tiếc.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019