[Camera] Đầu tuần này xem ảnh của ai? - Số 4

tuanlionsg
27/1/2013 22:6Phản hồi: 132
[Camera] Đầu tuần này xem ảnh của ai? - Số 4
buctranhque2.jpg

Chụp ảnh là một cuộc gặp gỡ. Có thể nói như vậy. Giữa cái vũ trụ bao la này, người ta gặp lại quê hương mình; giữa một hành trình đông đảo của cuộc sống luôn tất bật vội vã và nhanh nhạy đến chóng mặt của công nghệ thời này, người ta gặp nhau. Với tôi, hai cuộc gặp quan trọng ấy - gặp gỡ thiên nhiên và gặp gỡ con người - lại nhờ chụp ảnh. Thật vậy, được đi chụp ảnh, tôi nhận ra quê hương của mình rất đẹp! Mỗi lần đi chụp ảnh là một lần tình cảm yêu quê hương thêm đậm đặc quyến luyến - "Tôi yêu quê tôi" - Tôi yêu phong cảnh thiên nhiên mộc mạc và gần gụi, yêu những con người lao động chân chất chịu thương chịu khó. Cũng vậy, được đi chụp ảnh, tôi có thêm rất nhiều bạn bè. Tôi đã được gặp, được sống cùng và sống với, được nhận và được sẻ chia với rất nhiều bạn ở khắp nơi. Tôi rất hạnh phúc!

Các bạn thân mến,
Đó là những tâm sự của một người anh lớn mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn trong tuần này - anh Huỳnh Phúc Hậu. Anh Hậu sanh ra và lớn lên ở một vùng sông nước an lành - An Giang - vùng đất nổi tiếng của dân Việt từng được sách sử gọi là "chiếc lá dâu cuối cùng" của thời "tằm thực" do vua Chân Lạp dâng tặng hồi thế kỷ 18. Một mảnh đất được gọi là "địa linh sanh nhân kiệt" của miền Nam. An Giang có thất sơn hùng vĩ, có làng Chàm, làng Miên, có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ sau Tết Âm Lịch cấp quốc gia. Là mảnh đất đặc biệt hội tụ của bốn dân tộc Kinh - Hoa - Chăm - Khmer giàu bản sắc văn hoá. Với dân nhiếp ảnh, đây là kho báu của rất nhiều đề tài để khám phá, sáng tác trong hành trình tìm kiếm lưu giữ khoảnh khắc đẹp về thiên nhiên, con người, cuộc sống tinh thần.

Và, tuần này, anh Huỳnh Phúc Hậu chia sẻ một đề tài về quê hương anh:

An Giang - Mùa Nước Nổi

Nếu vào mùa khô, An Giang là xứ nóng bụi thì từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, các cánh đồng chìm trong biển nước. Những năm lũ lớn, quốc lộ cũng chìm trong nước luôn. Đặc biệt là phong cảnh lại đẹp dịu dàng, hoa điên điển rực một màu vàng trên mặt nước. Mùa nước nổi cũng có thể là mùa đói kém của nghề ruộng, thì tôm cá thay thế thóc gạo. Người nông dân cầm cày kéo bừa nay trở thành ngư phủ quăng chài thả lưới. Ruộng đồng hôm trước thì hôm nay khắp nơi nhan nhản thuyền bè giăng câu thả lưới. Đến khi con nước lũ lụt bắt đầu rút, lại là lúc cá tôm sinh sôi nảy nở trên các cánh đồng ngập nước ấy và chúng tìm đường "hồi hương" về sông, mở màn cho đại vụ cao trào bắt cá của dân An Giang. Mùa này thì cá nhiều lắm, ăn không hết, làm mắm. Mắm Châu Đốc có tiếng miền Nam.

Đôi dòng dẫn nhập không đủ diễn tả, tuanlionsg mời các bạn thưởng thức bộ ảnh "An Giang - Mùa Nước Nổi" rất đặc trưng với tinh thần "tôi yêu quê tôi" của anh Hậu.

benque.jpg
1 - Tác phẩm "Bến quê"


Nơi đây, trước đó không là "bến quê", nó là cánh đồng lúa bát ngát. Từ tháng 8 đến tháng 10, tức vào khoảng tháng 6 Âm lịch, nước sông Cửu Long dâng cao, nước theo nhánh sông Tiền sông Hậu tràn ngập vùng trũng Đồng Tháp Mười và An Giang. Có nơi ngập đến 4-5m. Những cơn lụt này không bất ngờ và lạ với người dân địa phương. Họ chỉ gọi đơn giản bằng từ rất mộc mạc miền Nam, đó là "mùa nước nổi". Và, họ đã có những "bến quê" cắm neo sâu vào tận đáy lòng cho người ở, và cả người đến và đi xa. Cái neo ấy khi có dịp là sẽ lôi tâm hồn kẻ đi xa trở về vùng nước nổi này mà chính họ không thể cưỡng lại được.

bensong.jpg
2​
Mùa nước nổi ở An Giang không giống lũ ở các miền khác. Lũ ở ĐBSCL hoạt động theo chu kỳ và nước dâng lên từ từ nên ít gây thiệt hại. Năm nào nước dâng cao, dân mừng; năm nào nước thấp, dân không "khoái". Mùa lũ là mùa nước mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng, để lại những bãi bồi sau khi nước rút, rửa sạch chất đất phèn, cuối trôi sâu rày, làm cho đồng lúa màu mỡ vào các vụ mùa sau lũ được bội thu. Tựa như một cuộc tái sanh của đất. Vì thế, An Giang vẫn là tỉnh dẫn đầu xuất khẩu lúa gạo toàn quốc suốt nhiều năm.

chaongaymoi.jpg
3 - Cánh đồng ngập nước bên hàng cây Thốt Nốt.
Trước đây, người dân chỉ làm 2 vụ lúa và khi đến mùa nước nổi thì bỏ trống 2 vụ. Về sau, với quyết tâm "sống chung với lũ", khuất phục lũ, An Giang đã đầu tư vào hệ thống đê bao khép kín với hai hệ thống đập ngăn nước bằng cao su khổng lồ tại Tha La và Trà Sư để chủ động đối phó với lũ. Nhờ đó, người dân có thể làm thêm vụ mùa thứ 3 trong năm, và khi các cánh đồng lúa đã được gặt hái hoàn tất, người ta bắt đầu xả lũ tràn đồng để vào mùa nước nổi đặc biệt này.

Quảng cáo


chieuthala.jpg
4 - Hoàng hôn trên cánh đồng lũ


Mùa nước nổi biến những nông dân thành ngư dân. Họ đi đánh bắt cá ngay trên những cánh đồng ngập. Người dân tạm cất hái liềm cày bừa, và ra khơi ra lộng với lưới chài câu móc. Thu nhập của họ không thua một vụ mùa lúa. Hàng ngày, khi hoàng hôn buông xuống là lúc khắp nơi buông lưới. Sau một đêm, mỗi gia đình thu được vài chục ký cá là bình thường.

Vu-deu-chai-.jpg
5
dan-chay.jpg
6.
Mùa nước nổi mang theo những đàn cá lớn từ thượng nguồn về. Những hạt lúa sót lại sau vụ mùa là thức ăn dồi dào hấp dẫn cho tôm cá. Chúng theo dòng nước vào trú ngụ trong những cánh đồng. Chúng lớn rất nhanh, sinh sôi vô kể. Có nhiều loài cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá sặc, cá mè... đặc biệt không thể quên nói đến đó là cá linh - một món quà vô giá mà lũ ban tặng cho dân An Giang.

HAU_3751_1.jpg

Quảng cáo


7.

HAU_4887_1.jpg
8.

HAU_5062.jpg
9.

HAU_5429a.jpg
10.

HAU_5464.jpg
11.

HAU_5715.jpg
12.
Mùa nước nổi là mùa cho người dân thêm cơ hội làm giàu ngay trên cánh đồng lúa ngập nước của mình. Nhà nào có khả năng thì nuôi tôm càng xanh, cá ba sa, cá tra bằng cách "đăng quầng" (từ địa phương gọi những dãi lưới cắm cọc dọc theo con nước xuống ruộng)... Nhà nào ít vốn thì trồng ấu, trồng sen, rau nhút, lục bình ... bán xuất khẩu. Thu nhập không thua một vụ lúa.

HAU_5833a.jpg
13.

HAU_5913.jpg
14.

HAU_5951.jpg
15.

HAU_6035.jpg
16.
Mùa nước nổi cũng là mùa "khoái khẩu" cho gia cầm như Vịt ở đây. Hàng đàn Vịt lớn trắng toát thành dòng trên cánh đồng nước xanh rất đẹp. Cá tép là thức ăn phong phú cho Vịt vào mùa.

HAU_6109_C2a.jpg
17.

hai-bog-diendien.jpg
18.​
Mùa nước nổi là mùa bông điên điển, bông so đũa... vàng rực bên bờ ruộng ngập. Hình ảnh các cô gái đứng lắt léo trên chiếc thuyền độc mộc len lõi vào các lùm điên điển hay so đũa hái bông xuất hiện rất nhiều ở đây. Bông điên điển là món rau thơm ngon trong nhiều món xào nấu, đặc biệt với món lẫu cá... tuyệt vời! Cảm nhận chỉ có thể trọn vẹn với bạn khi xuống tận nơi thưởng thức. 😃

HAU_6059.jpg
19.

bancalinh.jpg
20.
Mùa nước nổi biến những bờ ruộng thành chợ cá. Chợ cá nhiều người biết là chợ cá Tha La. Gọi là Tha La vì bên cạnh cầu có tên gọi Tha La (không phải Tha La xóm đạo ở Tây Ninh). Chợ tự phát khi vào mùa lũ. Chợ chỉ họp từ 3 giờ sáng và kết thúc sau đó vài giờ. Nếu bạn đến khoảng 6 giờ thì không còn thấy dấu vết của chợ nữa. Cảnh chợ nhộn nhịp "trên bến, dưới xuồng" trong ánh đèn đêm rất độc đáo.

HAU_6895.jpg
21.

HAU_7346.jpg
22.

HAU_7494.jpg
23.
Phong cảnh An Giang luôn tựa dãy thất sơn hùng vĩ hoặc cánh đồng thốt nốt bạt ngàn. Những chiếc xuồng manh với dáng chống chèo dưới ánh nắng tạo nên những bức tranh độc đáo không nơi nào có được. (Chúng tôi sẽ mời các bạn một bộ ảnh về Thốt nốt và cánh đồng Thốt nốt - đặc trưng An Giang - vào một dịp khác).

HAU_7587.jpg
24.

HAU_7712.jpg
25.

HAU_7794.jpg
26.

HAU_7802.jpg
27.

HAU_7846_1.jpg
28.
Mùa nước nổi làm cho cảnh hoàng hôn đẹp đến nức lòng. Bạn có thể ngồi trên bờ đê, chân cầu Tha La, nướng cá mới bắt lên, chấm muối ớt có vắt chút chanh, nhâm nhi chén rượu chuối hột, và nghe đàn ca tài tử thì ... thật là khó về.

HAU_8000.jpg
29.

HAU_8034b.jpg
30.

Rang-chieu.jpg
31.
Hoàng hôn vào mùa nước nổi rất lạ lùng!
Dưới chân trời, nơi những dãy núi xa sẽ che khuất dần mặt trời soi bóng trên mặt nước lũ là những ráng mây rất nhiều sắc màu tuyệt đẹp và trong vắt. Khoảnh khắc ấy rất lạ, chỉ khoảng chục phút bầu trời bổng nhiên rực sáng hẳn lên, những tia sáng hắt lên những đám mây tạo thành những dãi màu sắc vừa mạnh mẽ, vừa rực rỡ và huyền ảo. Mặt nước phẳng như gương lặng thinh in hình mây trời lên nó. Như một màn trình diễn ánh sáng tuyệt mỹ của thiên nhiên và được hoàn tất đóng màn từ từ tối hẳn. Lạ lùng là mỗi ngày màn trình diễn mỗi khác, ánh sáng xé toang màn mây soi bóng màu sắc khác nhau mỗi ngày, không hề giống nhau ngày nào! Đặc sắc của tiết mục này chỉ có vào mùa nước nổi hàng năm.

HAU_8044.jpg
32.

HAU_8223.jpg
33.

HAU_8453.jpg
34.

HAU_8503.jpg
35.

HAU_8589.jpg
36.

HAU_9469.jpg
37.

HAU_9684.jpg
38.
dihoc.jpg
38.
Mùa nước nổi là mùa du lịch cho An Giang. Những dự án du lịch sinh thái mùa lũ đang được triển khai sẽ là bước phát triển đột phá cho An Giang trong thời gian tới. Những năm gần đây, khu du lịch sinh thái tràm chim Trà Sư rất thành công việc thu hút khách tham quan trong mùa nước nổi.

motcanhdong.jpg
40.

Rang dong.jpg
41.
Hừng đông trên biển nước ở An Giang cũng rất tình cảm nhẹ nhàng. Đã đến An Giang, thật là tiếc nếu bạn không một lần dậy sớm ra Tha La đón hừng đông. Người ta bảo "trước lúc hừng đông bao giờ đêm đen cũng dày đặc nhất", áp dụng ở An Giang lại hình như (có lẽ) không trúng. Lúc sắp hừng đông thì cánh đồng nước hửng lên một màu hồng rực sáng trước khi ông mặt trời ló dạng.

Vot anh mat troi 2.jpg
42. Tác phẩm "Vớt ánh mặt trời"
Đây là tuyệt tác của thiên nhiên thanh bình quyện lấy đời sống người dân An Giang vào mùa nước nổi. Anh Huỳnh Phúc Hậu khi gửi tấm này có bảo với mình rằng: "Anh thích tấm này lắm! Nhiều tình cảm và đặc sắc của quê anh."

Vot anh mat troi.jpg
43. Vớt ánh mặt trời 2

qua cua lu.jpg
44. Tác phẩm "Qua cửa lũ"
Thật không thể hiểu được cái bờ đê đó mấy hôm trước là bờ bước xuống ruộng lúa, nay là bến cá có khác gì một bến cá vùng Biển nào đó. Vạn sự chuyển vần không ngừng! Cuộc sống muôn mầu sắc! Ống kính của tác giả như làm dừng lại một sự sống để mà dành giữ cho nhiều người được biết, để mà đón nhận và tạ ơn Đất Trời luôn ban tặng nhưng không cho muôn loài thọ tạo.

DSC_9444.jpg
45. Một cảnh nhộn nhịp đánh bắt cá tôm vào mùa nước nổi An Giang.

Soi b-ng.jpg
46.
Cái tên gọi An Giang nói lên tất cả!
Mảnh đất của hoa màu thiên nhiên Trời cho. Lúa gạo đứng đầu. Cá tôm đứng đầu. Thiên nhiên phong cảnh hút hồn đắm say. Con người chân chất, hiền hoà. Người dân chịu thương chịu khó. Lũ còn khuất phục để trở nên dịu dàng mềm mại hấp dẫn mỗi khi nó "trở về" làm người người xa gần chờ đón. Có lẽ để kết thúc, nên nhắc lại mấy câu hò của người dân Việt vang vọng vào thời cùng Thoại Ngọc Hầu về An Giang trấn nhậm bắt đầu cuộc đi mở đất thuở nửa cuối thế kỷ 18:

Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc,
Đất nào dốc cho bằng đất Nam Vang.
Một tiếng anh than đôi dòng luỵ nhỏ,
Có một mẹ già biết bỏ ai nuôi.




buctranhque.jpg
Tác phẩm "Bức Tranh Quê"

Xuống An Giang năm 2007, chuyến đi cùng bạn Trungnguyen, xuahahepza, levuongthinh và các bạn khác, trước đây nhiều lần, nhưng lần này mình đi chụp ảnh, bản thân mình vẫn rạo rực mỗi khi mùa lũ về hàng năm. Được anh Hậu dẫn đi canh từng góc chụp, từng đề tài nước lũ Tha La, Cánh đồng Thốt Nốt, Văn hoá đời sống và tôn giáo người Khmer, rảo bước khắp thôn làng, thưởng thức đặc sản dân dã Châu Đốc... mình gặp hình ảnh một người anh rất mực yêu quê và lưu giữ quê hương anh bằng ảnh không hề mệt mỏi. Anh không ngừng đi, chụp và lưu giữ khoảnh khắc đẹp của quê mình. Lưu giữ cho anh và chia sẻ cho mọi người. Cảm ơn anh đã chia sẻ bộ ảnh này. Chúc anh luôn vui khoẻ, hạnh phúc thành công trong cuộc sống.

Hau.jpg
  • Anh Huỳnh Phúc Hậu, sanh năm 1966
  • Quê hương anh: Châu Đốc, tỉnh An Giang
  • Nghề nghiệp: Cử nhân Chẩn đoán hình ảnh, hiện công tác tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Tỉnh An Giang.
  • Hội viên Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.
  • Thành viên Ban Quản Trị Diễn đàn nhiếp ảnh www.saigonphoto.net
  • Điện thoại: 0913.794.355
  • Email: xquanghau@gmail.com
Lưu ý: Bạn nào muốn sử dụng ảnh trong bài viết này, hoặc cần liên lạc chia sẻ, xin liên hệ trực tiếp với anh Hậu qua email: xquanghau@gmail.com

Chúc tuần mới vui vẻ.
tuanlionsg

Các bộ ảnh đã thực hiện trong chương trình "đầu tuần này xem ảnh của ai?":

Số 1 - Bộ ảnh của anh Nguyễn Văn Thương - Bảo Lộc, Lầm Đồng
Số 2 - Bộ ảnh của anh Nguyễn Vinh Hiển - Vĩnh Long
Số 3 - Bộ ảnh của anh Mai Thành Chương - Hội An, Quảng Nam
132 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cuongthi
TÍCH CỰC
11 năm
hình như cây Thốt Lốt mà ta.
@cuongthi Thốt Lốt là sai nhé, đúng phải là Thốt Nốt. (ở Sài Gòn bán Thốt Nốt mà toàn viết sai thành Thốt Lốt).
@anhcanhd900 Thốt lốt!!!!
ceds
ĐẠI BÀNG
7 năm
@lucifervnn đúng rồi p..người An giang toàn gọi thốt lốt.. Thốt Nốt là tên 1 quận ở Cần Thơ nhé 😃
@ceds Quận ấy cũng là Thốt Lốt nuôn!
VN mình nhiều cảnh đẹp quá! Thank bác đã chia sẻ cho ae tinhte!
Cái này k biết nếu chụp bằng điện thoại liệu có đẹp giống đc thế này k nhỉ. 😃
@lamborghini_08 Kết hợp với một chút tưởng tượng là được bạn ạ ^^
ảnh phong cảnh, cuộc sống rất đẹp, mình rất thích thể loại này
Chúc các bạn tuần mới vui vẻ.
Gửi ké cái thông báo cuối tuần này đi chụp để bạn nào không thấy dễ thấy thông tin cập nhật ạ.
http://www.tinhte.vn/threads/1839252/
Pico
ĐẠI BÀNG
11 năm
đẹp quá,hình ảnh diễn giải ra thì càng có hồn cho bức hình.
Thank bác. Ảnh đẹp mà văn cũng hay
trando
TÍCH CỰC
11 năm
Yêu An Giang quá, em muốn làm rể An Giang
như tranh thủy mặc vậy.. đẹp
buctranhque.jpg
crazyman_dn
ĐẠI BÀNG
11 năm
Ảnh đẹp quá. Thật khâm phục kỹ năng nhiếp ảnh của anh Hậu
Tuyet dep
cả bài chỉ có 1 bức là theo cá nhân nhận xét là bình thường
còn lại thì thật tuyệt vời.
nhìn mà yêu quê hương việt nam hơn
kaka dù hiện nay xh loạn
lephichung
ĐẠI BÀNG
11 năm
Có mấy tấm hôm xuống An Giang đi chụp cùng anh Hậu 😆
Thật là đẹp và thanh bình!
Thanks!
Hình đẹp nhìn rất có hồn
Ảnh đẹp
Nếu có thông số ảnh nữa thì quá tốt.
EDelter
ĐẠI BÀNG
11 năm
cảnh miền tây đẹp quá. 😃
love4991
ĐẠI BÀNG
11 năm
Đẹp quá đi mất, xem xong mún lên An Giang chơi quá :rolleyes:.
@love4991 Thực ra ở vùng miền nào cũng có đủ cảnh đẹp cho mình sáng tác. Vấn đề nằm ở chỗ: nhiếp ảnh gia + súng & ống + thời tiết & thời điểm + 1 chút kỹ năng hậu kỳ.
Biết là vậy mà vẫn chưa làm được vậy 😁
Riêng mình thấy các ảnh na ná nhau nên coi bộ ảnh chưa được.....sướng lắm mặc dù từng ảnh thì đẹp :p
Ở Tiền Giang có bác Duy Anh cũng nổi tiếng, hông biết anh Tuấn có quen bác í không giới thiệu ảnh của bác ấy cho anh em học hỏi với?
Thanks!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019