Canada phát triển kỹ thuật tách vàng mới: không độc hại, chi phí thấp

MinhTriND
4/2/2016 14:3Phản hồi: 24
Canada phát triển kỹ thuật tách vàng mới: không độc hại, chi phí thấp
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Saskatchewan (Canada) đã tìm ra phương pháp có chi phí thấp và thân thiện với môi trường, trong việc tái chế vàng từ đồ trang sức hoặc các thiết bị điện tử. Bằng cách sử dụng một hỗn hợp axit đặc biệt, các nhà khoa học cho biết họ có thể tái chế 1 kg vàng chỉ với 47 USD và 100 lít nước thải. So với những cách làm hiện tại, số tiền cần chi cho số vàng thu được tương tự vào khoảng 1.070 đô la Mỹ, đồng thời tạo ra 5.000 lít chất thải độc hại và không thể tái sử dụng.

Theo Stephen Foley, phó giáo sư tại Khoa Hóa học và là người đứng đầu dự án, 80% trong số 50 triệu tấn chất thải điện tử được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm, đều kết thúc vòng đời trong các bãi chôn lấp, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như đời sống người dân trong khu vực đó.

Vấn đề của vàng nằm ở chỗ nó là một trong những nguyên tố hóa học ít phản ứng nhất trên hành tinh, và việc để nó hòa tan không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, hầu hết các phương pháp công nghiệp tiêu chuẩn hiện nay trong chiết xuất vàng từ phế liệu dựa trên 1 trong hai cách. Hoặc là dùng giải pháp xyanua độc hại, không thể tái chế; hoặc là nung chảy vàng ở nhiệt độ cao, một cách thức cực kỳ có hại cho môi trường vì lượng khí thải ra trong quá trình.

Stephen-Foley_tinhte.jpg
Stephen Foley (giữa) cùng các cộng sự của ông.

Phương pháp hình thành bởi Foley và nhóm của ông có thể là phương án tối ưu nhất nhằm thay thế tất cả những phương pháp tiếp cận cũ, với các lợi thế như: không độc, ít tốn kém, và có thể tái chế. “Chúng tôi sử dụng một trong những hóa chất được sản xuất hàng loạt - axit axetic, với nồng độ 5%, tương đương với giấm”, Foley giải thích. “Chúng tôi sử dụng một lượng nhỏ axit khác và chất oxy hóa để hoàn thiện giải pháp của mình”. Foley cho rằng ý tưởng đằng sau giải pháp được phát triển bởi đội ngũ của ông là tạo ra loại dung môi chỉ ‘xanh’ sau nước, giúp loại bỏ phần lớn các vấn đề liên quan môi trường mà các phương pháp lâu đời khác còn đang phải đối mặt.

Bước tiếp theo của các nhà khoa học là xác định các đối tác trong ngành, những người có thể giúp họ ứng dụng kỹ thuật này trên quy mô lớn hơn để tái chế vàng. Foley tin rằng phương pháp của ông có thể sớm được sử dụng trong khai thác mỏ vàng, hiện được thực hiện chủ yếu nhờ natri xyanua độc hại. Trong vài năm qua, các nhóm nghiên cứu khác cũng đã phát triển những giải pháp để loại trừ hoặc giảm thiểu tác động đến môi trường của khai thác vàng. Phải kể đến là phương pháp sử dụng tinh bột ngô dùng để chiết xuất vàng từ nước thải, hoặc xây dựng hệ thống thu lại thủy ngân sau khai thác.

Theo: Gizmag
24 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trơ là sao nhỉ,ai giải thích giúp khái niệm trơ với
@Phúc_Nguyễn_1996 Trơ là không phản ứng với chất khác, hoặc rất khó phản ứng
ndlinhql
TÍCH CỰC
8 năm
@Phúc_Nguyễn_1996 Khái niệm trong hóa học chỉ một chất bền về hóa tính ít và khó xảy ra phản ứng hóa học
tctvn
TÍCH CỰC
8 năm
@Phúc_Nguyễn_1996 dễ hiểu cứ như đứng trơ ra không hòa nhập với mọi vật xung quanh :v
TheWingAg
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Phúc_Nguyễn_1996 kém phản ứng. 😃 trơ về mặt hoá học
papichloe
ĐẠI BÀNG
8 năm
Có khi nào phương pháp này thành công thì giá vàng về lại 5tr/cây ko nhỉ? ._.
@papichloe thế bác gom hết đt máy tính cũ đi, khi nào gom nhiều nhiều làm 1 đợt là có 1 cục vàng lun 😁
@papichloe càng dễ làm thì giá thành càng rẻ
Về vét hết vàng trữ ở nhà bán hết mới được
vừa đc học là Vàng là kim loại hoạt động yếu nên điều chế bằng phương pháp thủy luyện cho quặng vàng vào nước cường toan rồi dụng các kim loại hoạt động mạnh đẩy vàng ra khỏi muối từ đấy mới biết vì sao chất thải tinh chế vàng lại độc như vậy vàng trong linh kiện điện tử chắc còn độc hơn ;) mong sao dự ấn này được triển khai rộng rãi bảo vệ môi trường 😁
@MysticForce Sách giáo khoa viết vớ vẩn, người ta điều chế vàng bằng cách cho phản ứng voeis CN- , O2, OH-, vì Cn tạo phức rất mạnh với vàng nên cân bằng lệch về sản phẩm. Rồi dùng kẽm đẩy vàng ra khỏi phức
TheWingAg
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Heiisenberg Ko vớ vẩn đâu. Cách trên cũng là 1 cách. Hỗn hợp axit còn đỡ hơn Xialua.
@TheWingAg Đây là phương pháp phổ biến nhất gọi là cyanide, đc đưa vào nhiều chương trình phổ thông. Hôm trc đề thi hsg qg 2016 hóa học có một bài
TheWingAg
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Heiisenberg mình nói về mức độc hại thôi. Thức tế thì mấy ng đi làm vàng toàn dùng CN-.
vythanh
CAO CẤP
8 năm
không tin lắm
longcoitk197
ĐẠI BÀNG
8 năm
bán vàng đi
letran2016
ĐẠI BÀNG
8 năm
@longcoitk197 Tui cũng nghĩ đây là đòn dầu đá phiến thứ 2.
Rất tiếc là mình ki có xài vàng
Thinh Bui 96
ĐẠI BÀNG
8 năm
Đang du học ở Canada. Chắc em đổi sang ngành này học quá!!!
wanwan
ĐẠI BÀNG
8 năm
Những phát minh làm thay đổi thế giới là đây!
Cảm ơn các bạn, mình đã hiểu
Quan trọng là tương lai có quặng để làm ko 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019