Cassini và hành trình đi viết lại hiểu biết thiển cận của loài người về hệ Mặt Trời

ND Minh Đức
15/9/2017 21:35Phản hồi: 80
Cassini và hành trình đi viết lại hiểu biết thiển cận của loài người về hệ Mặt Trời
Tàu vũ trụ sẽ không bị rỉ sét. Đôi khi chúng đơn giản chỉ là biến mất dần như trường hợp của Voyagers 1 và 2, sau 40 năm từ khi phóng tới giờ đã rời khỏi hệ Mặt Trời, tiến sâu hơn và có thể là mãi mãi vào không gian sâu thẳm. Tuy nhiên, cũng có nhiều chiếc tàu khác lại được chấm dứt hành trình một cách có chủ ý và đôi khi là hơi đường đột. Hồi năm 2003, NASA đã lái tàu thăm dò Galileo vào khí quyển sao Mộc để tiêu hủy nó vì sợ vi khuẩn theo từ Trái Đất sẽ làm vấy bẩn môi trường trên mặt trăng Europa vốn được cho là có chứa nước và thậm chí là cả sự sống. Tới năm 2014, NASA lại tiếp tục giết chết thêm Tàu thăm dò khí quyển và môi trường bụi mặt trăng (LADEE) bằng cách cho nó lao vào phía bên kia của Mặt Trăng vì sợ nó sẽ đâm vào địa điểm hạ cánh của tàu Apollo (khi đó LADEE đã mất năng lượng và độ cao). Và rồi hè năm tới, một con tàu khác là Juno cũng sẽ đâm thẳng vào khí quyển của sao Mộc để quyên sinh.


cv.jpg
Còn trong năm 2017 này, tháng 9 này và tuần này, vào thứ sáu, ngày 16, lúc 17:30 theo giờ Việt Nam, con tàu Cassini của NASA, sau hai thập kỷ bay miệt mài và 13 năm du ngoạn khám phá vòng quanh sao Thổ, sẽ được các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm lực đẩy phản lực tại Pasadena, California, ban phước lành lần cuối và vĩnh viễn chia tay với chúng ta. Cassini sẽ lao xuống, chạm vào khí quyển mật độ dày đặc của sao Thổ và tan biến thành tro bụi. Cái chết của nó sẽ rất nhanh chóng. Cassini sẽ lao xuống với vận tốc ba mươi ba ngàn chín trăm bảy mươi lăm mét trên giây, tiếp tục phát đi những tín hiệu cuối cùng trong vòng khoảng một đến hai phút cho tới khi lộn nhào. Sau đó ăng ten độ khuyếch đại cực cao sẽ không còn hướng về Trái Đất, tín hiệu không còn được gởi đi nữa. Và trong vài phút hoặc thậm chí là vài giây, áp lực cực lớn và ngày một tăng của khí quyển sao Thổ sẽ nghiền nát Cassini thành từng mẩu vụn, nghiền lâu cho tới khi những hạt vụn vỡ đó chạm xuống bề mặt sao Thổ, nếu nó thật sự có. Joan Stupik, kỹ sư điều hành và dẫn đường cho Cassini cho biết: “Nó sẽ là một cú lao mình xuống, chứ không phải là tai nạn.”

cassini_1_Tinhte.jpg Cassini được phóng lên vào năm 1997 và mất bảy năm để có thể tới sao Thổ sau khi làm một chuyến du ngoạn qua sao Kim và sao Mộc. Stupik gia nhập vào nhóm điều hành Stupik hồi năm 2013, ngay khi bà tốt nghiệp trường kỹ thuật hàng không vũ trụ. Tại thời điểm đó, sứ mạng của Stupik đã có nhiều khám phá quan trọng, bao gồm cả những thông tin có liên quan tới vành đai vốn làm nên tên tuổi của sao Thổ. Sao Thổ có bán kính khoảng 60 ngàn km, gấp hơn 9 lần so với Trái Đất nhưng lại có mật độ khối lượng thể tích chỉ 0,687 g/cm3, nhỏ hơn cả nước. Trong khi đó, phần vành đai của nó lại mở rộng ra tới hơn 482 ngàn km và được tạo thành gần như toàn bởi các khối nước đá, có khối nhỏ cỡ hạt cát nhưng cũng có khối lại cực lớn. Bên trong vành đai này là các vệ tinh hoạt động như công cụ chăn dắt điều khiển các hạt băng nước, đồng thời hình thành nên khoảng trống giữa các vành đai.

cassini_Tinhte_3.jpeg
Ngoài ra sao Thổ còn có 61 mặt trăng và đây chính là một trong những thông tin đáng ngạc nhiên nhất trong sứ mạng của Cassini. Còn đối với Stupik, niềm vui trong khoa học đầu tiên của bà đã đến vào tháng ba năm nay, khi camera trên Cassini ghi lại hình ảnh của một Mặt Trăng nhỏ trên là Pan, trông không khác gì một chiếc bánh bao đông lạnh. Bà cho biết: “Người ta chưa từng mong đợi một điều mơ hồ đến thế, Và mãi cho tới khi các nhà khoa học chạy vòng quanh và nói với nhau, Thấy gì chưa?” Một mặt trăng khác là Enceladus với kích thước nhỏ bẻ, nứt nẻ, cũng đã được phát hiện là cung cấp khá nhiều băng cho vành đai mỏng manh bên ngoài của sao Thổ là E-ring. Tác động từ những luồng hấp dẫn của hành tinh này, Enceladus đã phát ra những mạch phun nước nước ra, bốc hơi, cho thấy rằng bên dưới nó rõ ràng có tồn tại chất lỏng nhiều như đại dương. Khảo sát các đặc tính hóa học cho thấy lượng nước này cũng có chứa muối, amoniac cùng các loại hydrocarbon cần thiết cho việc khai sinh và duy trì sự sống. Và chưa hết, còn có mặt trăng to nhất của Sao Thổ là Titan, cùng với mặt trăng Europa, Ganymede và Callisto của Sao Mộc là có bằng chứng cho thấy có đại dương bên dưới lớp băng giá và đây chính là những đối tượng mà các sứ mạng trong tương lai của NASA phải có nhiệm vụ khám phá.


cau_chuyen_cassini_Tinhte_2.jpg
Suốt một quãng thời gian dài trong lịch sử, các nhà khoa học đều xem Trái Đất như một thực thể duy nhất với những đặc tính vật lý và các tính chất duy nhất tồn tại trong hệ Mặt Trời. Nhưng theo Larry Soderblom, nhà vật lý học đã làm việc cho sứ mạng Cassini ngay từ những năm 1990 cho biết rằng những khám phá không gian trong suốt nửa thế kỷ qua đã lật ngược hoàn toàn tư duy đó. Có thể nói sự nghiệp của Soderblom đã đồng hành cùng với quỹ đạo về sự hiểu biết về hệ Mặt Trời của loài người. Ông gia nhập NASA vào năm 1996, khi vẫn còn học sau đại học, và làm việc ho sứ mạng Mariner tới sao Hỏa. Sau đó là những sứ mạng Viking, Voyager, Magellan, Galileo, các tàu tự hành và khám phá sao hỏa,… Mặc dù ông có rời một số sứ mạng nhưng cuối cùng, ông cho biết các sứ mạng sao Hỏa đã tiết lộ một thế giới khá giống với chúng ta. Trên đó cũng có các thung lũng, những ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động và một bề mặt đầy bụi màu đỏ gọi là sa mạc Sonoran. Bởi thế, sao Hỏa trông như một hành tinh mà nước lỏng đã từng tồn tại và những sứ mạng sau này đã củng cố cho giả thuyết đó. Với những khám phá trên sao Hỏa về nhiều hàng xóm khác của Trái Đất, bao gồm cả sao Kim, các nhà khoa học đã điều chỉnh kiến thức chưa hoàn chỉnh của họ hồi xưa. Soderblom cho biết: “Bộ ba Sao Hỏa - sao Kim - Trái Đất. Khi chúng tôi khởi động Voyager, sau đó là Galileo, tiếp đến là Cassini, chúng tôi đã từng cho rằng những hành tinh ở vòng ngoài hệ Mặt Trời không có gì hấp dẫn, ít nhất là về mặt địa chất. Theo quan điểm thiển cận của chúng tôi, chúng chỉ đơn giản là những vật thể đã bị tàn phá và đã chết.”


cau_chuyen_cassini_Tinhte_5.jpg
Quan điểm đó đã sớm thay đổi. Mặt Trăng Jovian của sao Mộc đã được phát hiện là vẫn còn hoạt động mạnh mẽ, các mạch nước phun trào trên mặt trăng Io và núi lửa phun trào. Mặt trăng Europa cũng có những bằng chứng cho thấy có đại dương ngầm bên dưới bề mặt của nó. Và điều tương tự cũng xảy ra đối với sao Thổ. Vào ngày 15/1//2005, Cassini đã thả một máy dò của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu mang tên Huygens, đặt theo nhà thiên văn học Hà Lan vào thế kỷ 17 là Christiaan Huygens, vào khí quyển mặt trăng Titan của sao Thổ. Nó đã được thả bằng dù xuống bề mặt của Titan, sau đó chuyển tiếp dữ liệu cùng hình ảnh về Cassini trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ.
10_nam_cassini_Tinhte.jpg
Soderblom kể lại: “Khi đã vạch những đám mây ra và bắt đầu thấy được bề mặt từ độ cao gần 50 km, chúng tôi đã cực kỳ ấn tượng bởi những hình ảnh tương đồng với Trái Đất. Nhìn xuống bên dưới, chúng tôi đã thấy những hệ thống dòng chảy, những hệ thống sông ngòi, các đường bờ biển trông như các tuyến đường biển nối liền nhau và cả những bãi cát. Trong khi đó, Cassini trên quỹ đạo còn phát hiện ra cả những con hồ, ngọn núi lửa, bằng chứng về những cơn mưa, những thứ có thể là các tảng băng giá và bạn hoàn toàn có thể gọi tên chúng bằng những danh từ vốn chỉ xuất hiện trong sách vở về địa lý Trái Đất.”


cau_chuyen_cassini_Tinhte_6.jpg

Titan sở hữu tất cả những đặc điểm thủy văn như Trái Đất, chỉ là không có nước. Nguyên nhân đơn giản chính là sự “lành lùng” của mặt trăng này: âm một trăm bảy mươi chính độ Celsius, tương đương âm hai trăm chín mươi độ Fahrenheit và nghĩa là chỉ còn cách độ không tuyệt đối có 70 độ. Bất kỳ lượng nước nào xuất hiện cũng sẽ bị đóng thành băng với độ cứng như thép trên mặt trăng Titan. Và dù không có nước lỏng, nhưng Titan lại có một thứ khác cũng lỏng chính là mê tan, thứ mà trên hành tinh chúng ta thường tồn tại dưới dạng khí. Soderblom cho biết: “Bạn tìm thấy một phổ các hiện tượng giống Trái Đất nhưng lại là các chất hóa học và môi trường vật lý hoàn toàn khác. Là những nhà khoa học, khuynh hướng tự nhiên của chúng tôi là bảo thủ. Nhưng rồi thời gian qua đi, trí tưởng tượng và những dự đoán của chúng tôi trở nên không bao giờ là đủ. Khi bạn càng tiến xa hơn, nước ép trái cây, các chất lỏng hay chất bôi trơn vốn hỗ trợ cho hoạt động địa chất, sẽ luôn thay đổi. Nếu dưới Trái Đất nó là nước và đá nóng chảy thì trên Io, nó là lưu huỳnh và dung nham, còn trên Titan thì nó là mê tan."

cau_chuyen_cassini_Tinhte_4.jpg
Cassini là chiếc phi thuyền không gian dài 6,7 mét với một mảng những thiết bị và một ăng ten cỡ lớn chĩa ra ngoài. Stupik cho biết: “Hãy xem nó cỡ như một nửa chiếc xe bus chở học sinh với chiếc ăng ten nằm ở đuôi xe. Đối với nhiều người trong nhóm chúng tôi, nó đã nhiều lần được nhân cách hóa. Chúng tôi kiểm tra sức khỏe nó mỗi ngày, từng mẩu phần cứng nhỏ, để xem nó sẽ cảm thấy thế nào. Đó là một sứ mệnh thực sự tốt. Đó là một nơi tuyệt vời dành cho một kỹ sư mới muốn tìm hiểu cách hoạt động của một con tàu vũ trụ.”


Cũng giống như bất cứ chiếc xe nào, Cassini cũng sẽ có lúc hết nhiên liệu. Vài năm trước đây, người ta đã biết trước rằng rồi cũng sẽ có lúc con tàu thăm dò của chúng ta sẽ ra đi một cách đau đớn và tan nát tại một nơi nào đó quanh sao Thổ. Tuy nhiên, NASA có những chính sách nghiêm ngặt nhằm bảo vệ các hành tinh khác không bị bất cứ tổ chức sống nào trên Trái Đất làm vấy bẩn do con người vô tình gởi lên. Soderblom cho biết: “Nếu chúng ta đi khám phá hệ Mặt Trời để tìm kiếm sự sống hoặc tiền thân của nó, chúng ta không bao giờ muốn phát hiện ra thứ mà chính chúng ta đã đưa lên đó.” Tuy nhiên, dù cho có quy trình khử trùng nghiêm ngặt tới đâu đi chăng nữa, dù có cả một đội ngũ chuyên nghiên cứu tìm cách bảo vệ hành tinh hùng hậu đến đâu đi chăng nữa, thì vẫn có khả năng vi khuẩn hoặc những thứ khác với sức sống mãnh liệt hơn tồn tại trên các tàu vũ trụ. Và để tránh khỏi nguy cơ làm ô nhiễm bất kỳ vệ tinh nào của sao Thổ, NASA đã quyết định cho Cassini tan rã trong “vòng tay” của chính sao Thổ. Và từ năm 2010, sứ mạng đã được chuyển hướng thành cái kết của Cassini như hôm nay.

cau_chuyen_cassini_Tinhte_7.jpg
Và “Khúc hát thiên nga” - khúc hát bi ai của loài thiên nga trước khi vào cõi chết - của Cassini đã bắt đầu vào hôm thứ hai, khi con tàu cô đơn này bay qua Titan một lần cuối và nhận được một cú hích của trọng lực từ sao Thổ - cái mà NASA gọi là “nụ hôn biệt ly”. Gần như với cái chết của Cassini, NASA đã dựng lên cho chúng ta cả một bộ phim truyền hình mà ngôi sao chính không ai khác chính là vị anh hùng cô độc Cassini. Earl Maize, quản lý chương trình Cassini cho biết: “Cassini đã từng có mối quan hệ lâu dài với Titan với cuộc hẹn gần như mỗi tháng một lần gặp nhau trong hơn một thập kỷ. Cuộc gặp mặt cuối cùng này cũng đồng thời là một lời chào tạm biệt.” Còn đối với Soderblom, ông diễn tả điều này theo một cách lãng mạn hơn nhiều: “Đối với tôi, một con tàu không người lái không thật sự là không có ai lái nó. Hãy nghĩ về những luồng dữ liệu hoạt động giữa mắt và não, nó là điện - quang, có liên quan tới các electrons, các photon ánh sáng và những tín hiệu. Tất cả những gì mà chúng ta đang làm với một chiếc tàu vũ trụ là đặt một lên đó một cặp kính thật hoành tráng. Chúng ta đã hợp nên một với con tàu. Chúng ta đã ở đó, rất nhiều lần trong quá khứ. Chúng tôi không nói Cassini bay qua vành đĩa của sao Thổ, chúng tôi dùng từ Chúng tôi bay qua các vành đĩa, và chúng tôi đã hạ cánh xuống bề mặt Titan. Dù nó chỉ là kim loại, nhựa, thủy tinh, nhưng con tàu là một thực thể sống trong tâm trí của chúng tôi. Bởi thế, sẽ rất sốc khi nó sẽ lao vào bầu khí quyển của sao Thổ như một mảnh thiên thạch.”

cau_chuyen_cassini_Tinhte_10.jpg
Và đó sẽ là lúc các nhà nghiên cứu tại trung tâm điều hành của nó ở JPL sẽ không thể nhắm lại, luôn dõi theo và chờ đợi dữ liệu gởi về trong vòng hơn 70 phút hoặc hơn kể từ khi Cassini tự lao mình xuống, khoảng thời gian mà tín hiệu radio vượt qua con đường gần 1,5 tỷ km để đi từ sao Thổ tới Trái Đất. Stupik cho biết: “Tôi nghĩ mình sẽ khóc rất nhiều. Nó thật sự xúc động. Một buổi họp mặt sẽ được tổ chức đâu đó vào cuối tuần. Đó là cơ hội cho tất cả chúng tôi cùng nhau ở trong một căn phòng, xa lánh mọi sự điên cuồng và hồi tưởng lại về những kỷ niệm trong mười ba năm.” Dù vậy, các nhà khoa học trong sứ mạng Cassini vẫn còn lượng lớn dữ liệu cần phân tích, tuy nhiên, sang tuần sau, các kỹ sư sẽ bắt đầu chuyển sang những dự án khác. Stupik sẽ chuyển tới sứ mạng Europa Clipper, dự kiến sẽ đưa tàu thăm dò lên vào năm 2022 với mục tiêu tiếp cận được mặt trăng Europa của Sao Mộc trong vòng 3 năm tiếp theo. Bà cho biết: “Tôi đã bắt đầu công việc nghiên cứu trong những năm gần đây về sự sống trên các tàu không gian. Bây giờ tôi sẽ hỗ trợ trong những giai đoạn rất sơ khai của sứ mạng tiếp theo.”

cau_chuyen_cassini_Tinhte_8.jpg
Nhân sự kiện của Cassini, người ta đã nhắc đến câu chuyện thần thoại Hy Lạp kể rằng Icarus đã rơi từ trời xuống khi cãi lời cha của cậu là Daedulus, người đã làm cho cậu bộ cánh bằng sáp và lông vũ, rằng đừng bay quá cao hoặc quá thấp bởi độ ẩm của biến sẽ làm cánh bị kẹt và sức nóng Mặt Trời sẽ làm sáp tan chảy. Câu chuyện này ẩn dụ cho thói tự mãn và sau đó là ngạo nghễ, khi con người luôn tham vọng vượt quá sự thông thái của họ. Chính sự ích kỷ và tự kiêu đã khiến Icarus không nhận thấy rằng đỉnh cao mà cậu tìm kiếm lại chính mồ chôn của bản thân. Và có lẽ, ở Cassini, con người đã có thể chế tạo ra một phiên bản hoàn thiện hơn, nhiên liệu nhiều hơn,… Tuy nhiên thực tế, sau 20 năm “thông thái”, Cassini cuối cùng rồi cũng tự sát cho lợi ích dài lâu của vũ trụ, vâng theo lời hướng dẫn của những con người ở Trái Đất rằng không bao giờ tự mãn, không bao giờ ngạo nghễ mà hãy luôn kiên trì trên cuộc hành trình khám phá những miền kiến thức mới để tiến xa hơn vào không gian bao la.

Tất nhiên, cái chết của Cassini đã để lại nhiều cảm xúc lẫn lộn trong không chỉ chính những nhà khoa học đã sống với nó trong hơn 20 năm qua mà cả mỗi con người chúng ta. Mình đã không khỏi nhiều lần xúc động khi gõ bài viết này, một câu chuyện quá hay về những con người với niềm say mê và tình yêu bất tận với khoa học, luôn khao khát chinh phục kiến thức nhưng song song với đó là trách nhiệm và sự tự thận trọng trong bất cứ hành động nào. Đó là khoa học. Cassini đã chia tay chúng ta, đã đi vào huyệt sâu của màn đêm nhưng “mộng đầu xin dài lâu”, xin những tri thức mà nhờ đó nhân loại có được sẽ sống mãi. Cuối cùng, chúc anh em vui vẻ và cám ơn đã đọc bài viết dài hơi, chán ngắt và toàn chữ là chữ này.

cau_chuyen_cassini_Tinhte_9.jpg
80 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

iReview
ĐẠI BÀNG
7 năm
Dự án này gần như cả một đời người. Nhiều chuyên gia đã bật khóc khi khoảnh khắc tự sát diễn ra. Thôi mai mốt lên cái mặt trăng của nó mà ở, tránh xa cái bọn tinhte cho nhẹ đời
tr4n
TÍCH CỰC
7 năm
@iReview thím thì chỉ có xuống địa ngục mà sân si chứ ngồi đó mà thanh cao với ai.
@iReview Xàm le
@iReview họ khóc vì sợ mai ko có gì làm thì lại bị cắt giảm biên chế đó Bro :p
THONG_PQ
TÍCH CỰC
7 năm
@Trịnh Quang Duy Trong quyển sách lược sử thời gian của bác hawking
Đời người giả sử 100 năm
Đem so với tuổi vũ trụ tính từ vụ nổ Big Bang. Là 14 tỷ năm ánh sáng.
Thì đời người diễn ra như cái chớp tắt của bóng đèn.


Đời người quá ngắn. Buồn ghê ^^
iLi
TÍCH CỰC
7 năm
kết luận là thằng NASA rất cẩn thận, nhưng còn những thằng khác chắc nó kệ,
@iLi Bác nói đến thằng "tập" ak
dinhbach
TÍCH CỰC
7 năm
Bởi vậy mới nói những người mê tín dị đoan, tin vào ma quỷ chẳng bao giờ ngó ngàng đến khoa học. Nhất là những gì diễn ra ngoài trái đất này. Đọc tin này không biết có ai cầu cơ để mấy con ma nó bay ra ngoài không gian kéo cái tàu vũ trụ về dùm cái. Biết rằng tôn giáo là niềm tin và khuôn khổ uốn nắn cách sống cho con người nhưng có người sùng đạo phát sợ luôn, chưa nói tới mê tín dị đoan. Những người chỉ tin vào chính mình không bị chi phối bởi thế lực nào thì luôn làm những chuyện không màn đến hậu quả cho cộng đồng.
tamle_o
CAO CẤP
7 năm
@dinhbach Tôn giáo cũng tốt mà bạn, tôn giáo nào cũng hướng ng ta làm điều tốt. Miễn đừng có tin quá vào mấy cái mình đã biết là lỗi thời. Khoa học h chưa phát triển đến mức giúp ng ta yên tâm 100% vào cuộc sống. Ví dụ h bạn bị bệnh j nặng y học chưa chữa triệt để dc thì sẽ có lúc bạn mong chờ 1 phép màu, lúc đó tâm lý cũng bớt căng thẳng hơn là ko còn j để dựa vào
@dinhbach cũng may Albert Einstein nghĩ khác bạn, và xét theo % thì lương nhà khoa học có tôn giáo/tin vào tôn giáo luôn chiếm 1 lượng nhất định.
Khẳng định trong giới khoa học không tin vào tôn giáo thì bạn đọc ít quá rồi tự hão thôi, gắng đọc nhiều sách vào.
DmooN
TÍCH CỰC
7 năm
@vanhoang232 các nhà khoa học khi bị hỏi thì người ta nói vậy thôi, chứ chắc là người ta không tin rồi, mà tin vào một thứ khiến mình cảm thấy an tâm cũng tốt, bạn cũng cố gắng đọc sách nhiều
dinhbach
TÍCH CỰC
7 năm
@vanhoang232 Cuối tuần đi chơi nên không vào tinhte. Mình không có ác ý với tôn giáo vì nó là 1 phần nền tảng phát triển của văn hóa nhân loại. Và từ khi sinh ra thì đa số chúng ta đã được giáo dục tư tưởng tôn giáo từ cha mẹ. Như mình theo đạo phật, từ nhỏ cũng nghe theo cha mẹ, nhưng từ khi mình tự bắt đầu tìm hiểu tại sao mình phải sống, sự sống có từ đâu thì dần dần mình thấy rằng bản chất chúng ta luôn muốn dung nạp những thứ mới mẻ. Ý thức, tư duy của chúng ta vượt ra khỏi sự tác đông của vật chất và còn tác động ngược lại vật chất. Nên cuối cùng mình nhận ra trên đời này cái mà thật sự tác động lên tư duy của mình thì chỉ có thể là tư duy của người khác. Nên thực sự ma quỷ, thánh thần đối với mình là không hề tồn tại. Nhưng chúng ta sống theo cộng đồng xã hội nên mình không chỉ trích tín ngưỡng tôn giáo, mình chỉ nói lên suy nghĩ bản thân.Nhưng mình cực ghét những người mê tín rồi áp đặt lên người khác, đến lúc mình phản pháo, không giải thích được thì cãi ngang như kiểu sau này sẽ bị quả báo, và xin lỗi luôn là mình chưa làm điều gì trái pháp luật và cũng chưa thấy quả báo là gì. Chỉ đơn giản là sống.
ken0106
TÍCH CỰC
7 năm
roachface.jpg

và mấy con gián trong tàu sẽ hạ cánh xuống sao Thổ, tiến hóa, và về thông ass loài người
@ken0106 Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ, chả có con gì sống được đâu :rolleyes:
kingtwo
TÍCH CỰC
7 năm
@ken0106 truyện này xem đc 10 chap thấy nhảm quá đành bỏ luôn.
Kal-el119
TÍCH CỰC
7 năm
@kingtwo Công nhận dở thúi thật. Truyện khoa học mà nội dung ko hề khoa học, chỉ có đánh và đánh.
@Tú art Những con sống ko được toàn trên trái đất chứ có trời mà biết trên đó có những sinh vật khác có thể thích nghi. Hiện tại chúng ta chỉ nhìn được hình mà hình đơn sắc chứ có hình màu nữa là sao biết rõ được trên đó có j, nên chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu. Chúng ta nghỉ chúng ta biết được rất nhiều nhưng thật chất chúng ta chỉ biết được 1 phần bé tí tí.
HPSS
TÍCH CỰC
7 năm
Chỉ có sức mạnh kim tiền + trí tuệ của USA mới đủ sức làm được những điều này 😁
forzet
TÍCH CỰC
7 năm
@HPSS NASA suýt vỡ mồm vì dự án này nếu không đi nhờ ESA giúp sức đấy. Bọn Mỹ nó tư duy thực tế, biết mình biết ta chứ không thích hô khẩu hiệu cái gì cũng nhất như dân Đông Lào.
HPSS
TÍCH CỰC
7 năm
@forzet Mỗi tội suốt ngày lôi lính đi đánh nhau để làm giàu cho mấy tập đoàn tư bản 😁
@HPSS Bọn nô tài này không cần biết chủ đề gì nó cứ phải nhảy vào khen chủ của nó đã.
HPSS
TÍCH CỰC
7 năm
@lanhdiendiemla 1 thanh niên IS cho hay 😁
vitmcdonads
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đã đọc hết.
Mairoinoi
ĐẠI BÀNG
7 năm
Vâng, tuần này, thứ 6 ngày 16!
Huyhoangvctn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Mairoinoi Soi ra lỗi 1! Cái thứ hai là tham gia NASA năm 196
@Mairoinoi Nếu bắt lỗi thì bài viết này còn nhiều lỗi nữa, ví dụ như những con số lại viết thành chữ sẽ không làm nổi bật được dữ liệu cần truyền tải: "ba mươi ba ngàn chín trăm bảy mươi lăm mét trên giây" --> nên viết là 33.975 m/s có phải hay hơn không. Hoặc "60 ngàn km" --> 60.000 km; "482 ngàn km" -->482.000 km; " âm một trăm bảy mươi chính độ Celsius, tương đương âm hai trăm chín mươi độ Fahrenheit" --> -179°C tương đương -290°F.......
@ducanhkc910 Những điều bác chỉ ra không sai mà chỉ là cách trình bày/diễn đạt kém thôi. Chứ lỗi chỉnh tả như kiểu khắt nghiệt, khuyếch đại, năm 196...v..v... là sai hẳn và không thể chấp nhận được.
Ở tinh tế này còn có cái trò độ mỏng nghe muốn ói =)) Rõ ràng trong bài viết gốc người ta ghi là thickness mà cứ cố đấm ăn xôi dịch là độ mỏng =))
Vô tình các bác đã cung cấp thêm kim loại hiếm + vài thứ trong lò phản ứng hạt nhân..và ai biết được điều gì xảy ra sau đó.....
OMG xem phim nhiều quá ..heheh
Bài viết hay Tuy đôi chõ còn sai chính tả! mình rất thích các bài về thiên văn và khám phá Thiên văn. Mong nhiều bài như thế lày hno nữa! ( Viết sai cho giống phong Cách Tinh tế ) ;):rolleyes:
forzet
TÍCH CỰC
7 năm
Thêm 1 bài tổng hợp về Cassini đáng đọc bên VOZ https://vozforums.com/showthread.php?t=6492901
doanhoang88
ĐẠI BÀNG
7 năm
@forzet Trên này bài viết chuyên sâu đều rất hay
Bài viết rất hay . Thank man
Thú vị. Tưởng tượng một ngày nào đó có tín hiệu gửi về: có một ba y chang Trump đang chạy tung tăng. Nhiệt độ 30 độ có oxi có nước y chang trái đất.
changvuive
ĐẠI BÀNG
7 năm
Bài viết hay và cảm xúc
Bài viết hay nhưng nhiều lỗi chính tả quá (có lẽ đây là đặc trưng để đánh dấu bài này của tinhte).

Những thứ gì dù là vô tri, nhưng khi con người tiếp xúc với nó nhiều thì cũng sẽ nảy sinh tình cảm.

Những nhà khoa học yêu thương ngay chính những con robot mà họ đã tạo ra không phải là chuyện gì khoa học viễn tưởng cả.

Viễn tưởng là khi robot yêu chính con người và hy sinh cho con người (như trong truyện Doremon, cơn bão do Nobita nuôi dưỡng đã hy sinh thân mình để đánh tan một cơn bão lớn đang tấn công Nhật Bản).

(Chỉ có con người là đang căm thù và hãm hại lẫn nhau).
@nguyencong1411 Nghiên cứu, thiết kế, vận hành và giám sát trong hàng chục năm thì chắc chắn sẽ nảy sinh cảm giác lưu luyến.
Nhiều khi ở mấy hành tinh này đang có sự sống thật, ở dạng sơ khai hoặc chưa phát triển kỹ nghệ, hoặc là một dạng sự sống mà cấu trúc sống khác với trên trái đất nên máy thăm dò vốn dựa vào cấu trúc sống của trái đất không phát hiện ra.
kiemca
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nguyencong1411 Lỗi chính tả nhiều đến mức khó chịu luôn, làm mất cmn hứng để đọc. Mất hẳn giá trị của 1 bài viết hay
gravedigger
ĐẠI BÀNG
7 năm
Theo tôi: tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời con người đều đã từng ở hết rồi. Trái đất là hành tinh cuối cùng chúng ta đến và còn duy trì sự sống. Vì thế, Hãy biết giữ gìn và bảo vệ trái đất khi còn có thể không thì lại giống như các hành tinh kia mà thôi.
rubia
ĐẠI BÀNG
7 năm
Viết cho cố, rồi rốt cục Stupik là bà hay là ông? Hay buê đuê? Ông trong hình bao nhiêu tuổi mà bảo là gia nhập...năm 196??????
Thông tin bạn đưa ra làm rất nhiều ng đọc bị hiểu nhầm là một cái tội đó.
IMG_1357.JPG
IMG_1358.JPG
Đoc: ok
Xem ảnh: duyệt
> vào vì tiêu đề & tt ở cuối bài
Càng lớn m càng k tin vào tâm linh
Aduckuba
@aduckuba Mình thì không biết có phải gọi là tâm linh hay gọi là đó là một dạng vật chất và quy luật mà khoa học ngày nay chưa khám phá ra được.
Chứ mình thì hoàn toàn không tin con người và thiên nhiên chỉ là 1 tổ hợp vật chất thuần túy như thuyết duy vật, nếu vậy thì cũng chỉ giống như cái máy.
Mình học đạo Phật.
Đọc cái đoạn 33.975 m/s hơi bị xoắn lưỡi =))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019