[Câu chuyện khoa học] Hãy hòa tan huy chương giải Nobel của tôi! Nhanh lên!

ND Minh Đức
13/7/2016 20:14Phản hồi: 106
[Câu chuyện khoa học] Hãy hòa tan huy chương giải Nobel của tôi! Nhanh lên!
Đó là một ngày vào năm 1940, quân Đức Quốc xã đã chiếm được thủ đô Copenhagen. Quân của họ đang diễu hành qua các con phố và nhà vật lý người Đan Mạch nổi tiếng Niels Bohr (1885-1963) chỉ còn có vài phút để làm cho 2 chiếc huy chương giải Nobel biến mất khỏi Viện nghiên cứu vật lý lý thuyết của ông! Ông đã làm điều đó như thế nào? Sự việc quá khẩn cấp đối Bohr và may mắn thay, ông còn một trợ thủ khác chính là nhà hóa học Georgy de Hevesy.

2 chiếc huy chương vàng - 2 bản án của tử thần


Những chiếc huy chương giải Nobel được làm bằng vàng 23 karat. Đối với hoàn cảnh của Bohr, chúng quá nặng để cất giữ hoặc mang theo trên tay, lại quá sáng bóng nên rất dễ gây sự chú ý. Trước đó quân Đức đã tuyên bố không được để vàng lọt khỏi Đức và 2 chủ nhân của 2 giải Nobel, người đã gởi huy chương cho Bohr đều có hoàn cảnh rất ngặt nghèo: một người gốc Do Thái, người kia thuộc phe phản đối Đảng quốc xã. Do đó 2 người này đã gởi các tấm huy chương vàng tại Viện nghiên cứu vật lý lý thuyết của Bohr để cất giữ.

Bohr_Tinhte.jpg
Tuy nhiên, họ đâu ngờ hành động này có thể là tai họa nếu các mật vụ của Đức phát hiện ra và coi nó là bằng chứng kết tội. Nguy hiểm thay, bây giờ các bằng chứng này lại đang nằm trong tòa nhà của Bohr, trên mỗi tấm huy chương còn khắc tên của chủ nhân là Von Laue (Max von Laue, người được trao giải Nobel vật lý vào năm 1914) và Franck (James Franck, nhà vật lý được trao giải vào năm 1925). Đây được xem như 2 bản án tử thần đối với Bohr.

Hơn nữa, học viện của Bohr từ lâu đã được chú ý và nghi ngờ là nơi che dấu cho các nhà khoa học gốc Do Thái trước đó. Do đó, hiển nhiên là phía Đức quốc xã lẫn chính Bohr đều biết rằng ông là mục tiêu khám xét. Khi đó, ông không còn nhiều thời gian để có bất cứ một ý tưởng đột phá nào nữa.


"Tôi quyết định sẽ hòa tan chúng"

Ngày Đức Quốc xã đến Copenhagen, một nhà hóa học người Hungary mang tên Georgy de Hevesy (sau này cũng có 1 giải Nobel) đang làm việc trong phòng thí nghiệm của Bohr. Sau này ông hồi tưởng lại rằng: "Tôi đề nghị rằng chúng ta nên đem chôn các tấm huy chương nhưng Bohr không đồng ý bởi người Đức sẽ đào dưới đất, trong vườn và mọi ngóc ngách trong tòa nhà để tìm kiếm. Quá nguy hiểm."

George_de_Hevesy_Tinhte.jpg
Nhà hóa học Georgy de Hevesy

Do đó suy nghĩ của Hevesy được chuyển hướng sang hóa học - thứ mà ông cho là sẽ làm cho 2 chiếc huy chương biến mất. Ông kể lại rằng: "Tôi quyết định sẽ hòa tan chúng. Trong khi quân xâm lược đang diễu hành trên đường phố Copenhagen thì tôi đang bận hòa tan chiếc huy chương của Laue và của James Frank." Tuy nhiên rõ ràng đây chưa phải là một giải pháp cho tình huống khẩn cấp bởi như ta vẫn biết, vàng là nguyên tố rất bền vững, không xỉn, khó pha trộn và không hòa tan trong bất cứ thứ gì ngoại trừ một hỗn hợp đặc biệt là "nước cường toan" - hỗn hợp của 3 phần axit clohydric và 1 phần axit nitric.

Và như bạn có thể thấy trong đoạn video thí nghiệm bên dưới tiến hành bởi các nhà khoa học tại Đại học Nottingham, việc hòa tan vàng diễn ra khá chậm. Người tiến hành thí nghiệm Mel Brooks (bạn nào hay coi video thí nghiệm hóa học chắc dễ nhận ra bác này) giải thích rằng axit nitric sẽ nới lỏng các nguyên tử vàng, sau đó axit clohydric sẽ di chuyển chúng bằng cách dùng các ion clorua bao quanh và chuyển hóa vàng. Và nên nhớ trong đoạn video clip dưới đã được tua nhanh quá trình, đồng thời chỉ hòa tan một lượng nhỏ vàng (mắc quá mà) trong khi hồi xưa số vàng của Hevesy cần hòa tan không hề nhỏ. Và thế là Hevesy lấy 2 chiếc huy chương vàng cỡ lớn đặt vào 2 cốc thủy tinh...


Đó thật sự là một buổi chiều đau khổ trong cuộc đời Hevesy. Trong cuốn hồi ký, ông cho biết rằng do vàng rất trơ và khó để hòa tan, quá trình diễn ra rất chậm mà thời gian thì cứ lạnh lùng trôi qua. Tuy nhiên rồi 2 chiếc huy chương đẫn dần chuyển thành một dung dịch màu hồng phấn và cuối cùng là màu cam. Ngay khi quân Đức tới, cả 2 chiếc huy chương đã được hòa tan vào dung dịch chứa trong bình cầu và giấu trên một chiếc kệ cao tại phòng thí nghiệm.

Sau đó, quân phát xít kéo tới lục soát từng ngóc ngách trong học viện của Bohr nhằm cướp bóc của cải hoặc tìm bằng chứng về hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cốc nước màu cam lại không hề được chú ý tới. Hevesy bị buộc phải tới Stockholm vào năm 1943 và sau này, khi ông trở lại phòng thí nghiệm thì những chiếc cốc vô thưởng vô phạt vẫn còn nằm yên trên kệ.

Quảng cáo


Nhiệm vụ của Hevesy vẫn chưa xong khi mà ông còn phải đảo ngược quá trình trên, tách vàng ra khỏi dung dịch và cuối cùng tới 1/1950, ông gởi lượng vàng thô trở lại Viện hàng lâm khoa học Thụy Điển. Tại đây, 2 chiếc huy chương được đúc lại và gởi tới 2 chủ nhân của nó là Laue và Franck vào năm 1952. Và còn nhớ, Bohr cũng có một chiếc huy chương giải Nobel nhưng ông đã mang nó ra đấu giá vào 12/3/1940 để quyên tiền cho quỹ Finnish Relief. Người thắng đấu giá được ẩn danh nhưng sau này, người đó đã trả lại chiếc huy chương cho Viện bảo tàng lịch sử Fredrikborg, Đan Mạch để trưng bày.

Cuối cùng, 3 giải Nobel, 3 chiếc huy chương vàng, 1 chiếc được bán đấu giá, 2 chiếc bị hòa tan, sau này đúc lại hoặc trả lại cho viện bảo tàng. Thật sự đây không chỉ là số phận lận đận của những chiếc huy chương mà qua đó, vô hình chung chúng ta còn nhận thấy rằng bên cạnh những phát kiến khoa học được tạo ra trong thời chiến thì có những thành quả khoa học cũng phải bị mất đi và tưởng chừng như không tìm lại được nữa.

Tham khảo NPR
106 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hoa_nguyen
ĐẠI BÀNG
8 năm
Hay quá ! Lúc lấy lại không biết hao hụt có nhiều không nhỉ ?
Chỉ cần không phải người học mấy môn ẻo lả thì ai cũng biết cách hòa tan vàng
Nước Cường toan
Hoặc thuỷ ngân
khanhproq3
ĐẠI BÀNG
8 năm
@mr.chunglv tốn giáo,tín ngưỡng với mình sinh ra nó phục vụ cho chính trị,nên học hỏi những cái hay trong các tôn giáo,còn thể loại cuồng tín,tin quá mình khinh hơn rác,cực kỳ ghét bọn mê tín,chỉ tin nhau bằng cái mồm
SOINGAMTRANG
ĐẠI BÀNG
8 năm
@khanhproq3 Mình luôn ủng hộ mỗi người có một tôn giáo cho riêng mình , những triết lý niềm tin cuộc sống, cách nhìn nhận đúng đắn của mỗi người cũng là một tôn giáo chứ không phải theo đạo mới có tôn giáo- đức tin, mình vô thần nhưng vẫn thích đọc những lý luận trong phật giáo , lão giáo, do thái và thiên chúa giáo, nó rất hay.
Còn về việc tôn giáo bị chính trị lợi dụng thao túng, hay tồn tại sự mê tín- tiêu cực trong cộng đồng tôn giáo thì nó do con người cả, dù vô thần hay hữu thần đều có tốt xấu cả mà bạn, đừng nên vì đó mà đánh giá tôn giáo, bản thân tôn giáo là tốt và mang mục đích hướng con người đến những thứ tốt đẹp hơn mà thôi.
Giống như Phật giáo và Thiên Chúa giáo ở Việt Nam cũng thay đổi khá nhiều
Bản sắc văn hóa ở nhiều nơi không riêng gì Việt Nam số đông thường chọn tin vào những bậc thần thánh có sức mạnh ban thưởng ban phạt hơn, cho nên tôn giáo muốn tồn tại và phát triển cũng phải thay đổi và thích nghi theo, chỉ là không kiểm soát được sự thay đổi cho đúng mực
@quocanh_ltk Nói ngốc ngếch chi để bị ăn chửi
@huygapro Ai chửi
Nói liên thiên
tống vào bồn cầu xả nước ào cái là xong! Sao phải phức tạp thế @@
schalke04
TÍCH CỰC
8 năm
@HoangNamPhuong88 Thế họ mới là những nhà khoa học lỗi lạc còn bạn chỉ ngồi đó comment tinhte
@HoangNamPhuong88 Chắc chú này chưa hiểu đc hai từ phát xít
Moá nó nuốt trong bụng thử nó có moi ra k chứ ở đoa bỏ vào bồn cầu có cái bể phốt 2 mét khối nó lọc 3 tiến là bao nhiêu cái mien có cánh ở dưới củng lấy lại dc nói chi vàng
newslove
TÍCH CỰC
8 năm
@HoangNamPhuong88 nó sẽ cho lính hút bồn cầu lên là chết mịa nhé
@qtgalaxy Kinh nhỉ, tôi nói vui đụng gì đến ông bà nhà bạn à mà quay qua xỉ vả nhau thế?
Còn tôi như nào có lẽ ko cần chứng minh cho ng như bạn biết 😆
SuperIQ3000
ĐẠI BÀNG
8 năm
1 qua' trình, hèn gi vàng mắc v~
Hoahp2010
TÍCH CỰC
8 năm
Cũng may mà 2 cốc nc màu cam nó k để ý tới. Nó mà thấy nó lại tưởng nc cam nó uống sạch thì toi mất 2 cái huy chương.
thangemar
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Hoahp2010 Vào phòng thí nghiệm bất kể lãnh vực nào,ông nào dám cầm thứ mình không biết là gì lên uống,ông đó chắc cỡ super man
drbooksvn
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Hoahp2010 Khi bạn vào trong phòng thì nghiệm của một nhà vật lý hạt nhân, bạn có dám uống bất cứ một chai nước nào không, bất kể nó hấp dẫn thế nào?????
hongson890
TÍCH CỰC
8 năm
Đúng là một bức tranh lịch sử quá hay.
hoa_nguyen
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thằng nào uống nhầm mà Đức Quốc xã biết được chắc cũng bị phanh thây.kkkk
@hoa_nguyen uống nhầm không đợi đến đức quốc xã đâu chết luôn ý chứ toàn axit bác nghĩ sống được 😁
NatvPa
TÍCH CỰC
4 năm
@hoa_nguyen Nước cường toan đấy bác, uống xong phát xít chỉ lưu truyền câu chuyện về 1 thằng lính ngu thôi
bernerasu
TÍCH CỰC
8 năm
Chủ nghĩa phát xít vẫn còn lẩn khuất đâu đây, phía bắc bán cầu
@sakura4787 Nói như bạn trong nam không có tham quan, toàn người tốt
Nó là cả bộ máy rồi
ndlinhql
TÍCH CỰC
8 năm
@Du210786 Ông ấy nói phía bắc là ông hàng xóm bự con hay vác dao sang ấy
richarmarx
ĐẠI BÀNG
8 năm
@bernerasu Tôi thì thấy nó gần hơn. 😆
Thú vị quá
mr dinh
TÍCH CỰC
8 năm
Qua bài này. Mình còn còn nhớ một bài viết trước đó nói về việc tách vàng ra khỏi bo mạch chứa thành phần được làm từ vàng. Các thành viên trong tinh tế tranh cãi về việc vàng dẫn điện kém hơn bạc hay đồng. mà sao vẫn được dùng trong bảng mạch thay vì dùng bạc. Đó là bởi vì vàng là kim loại bền vững, ít bị ăn mòn hay rỉ sét nên đảm bảo các chân tiếp xúc tốt theo thời gian. Nên vàng thường được dùng mạ vào các chân pin trên bo mạch.
kinglucky95
ĐẠI BÀNG
8 năm
@mr dinh À. M ghi nhầm. Vàng Au mình lại ghi nhầm sang Ag. Kiểu đầu nghĩ 1 đằng tay ghi 1 nẻo ấy.
@23r0 vàng đứng thứ 3 thôi bạn ơi
@hiệp sĩ kanzaki Bậy nào, bạc là kim loại có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong mọi kim loại, hơn cả vàng, hơn cả đồng. Đồng là kim loại dẫn điện tốt thứ hai, chỉ sau bạc. Vàng dẫn điện còn kém hơn cả đồng.

Nguyên nhân của sự khác biệt này có lẽ do sự sắp xếp cấu hình electron trong phân tử. Đồng, bạc, vàng đều thuộc nhóm 11 trong bảng tuần hoàn, đều có 1 electron lớp ngoài cùng, và hơn cả là đều có liên kết kim loại rất mạnh. Điều đó khiến cho cả khối phân tử bạc hay vàng có mật độ electron chuyển động cao, tạo ra khả năng dẫn điện và nhiệt tốt hơn các kim loại chuyển tiếp khác.

Còn về việc bạc dẫn điện tốt hơn vàng chắc là do độ lớn của hạt nhân nguyên tử. Bạc có hạt nhân nguyên tử vừa phải, không to như vàng cũng như không nhỏ như đồng; tui đoán chắc đó là nguyên nhân chính
@toan tran 1992 Bác chưa hiểu ý của bác kia rồi, nhìn thêm cái motion nữa sẽ hiểu
Cách trên bây giờ được gọi là phân kim. Là phương pháp tách hợp các hợp kim khác và thu về vàng nguyên chất hơn bằng acid
@5AnDong "phân kim" ??? Theo mình đv học thì pp đó gọi là pp thủy luyện hòa tan hỗn hợp kl trong axit rồi dùng kim loại mạnh đẩy kl yếu ra khỏi mối đó cũng chính là cách mà nhà khoa học trên dùng để tách vàng ra khỏi dd đã hòa tan vàng
1 bài học: đi ăn cướp cũng cần có hiểu biết
vanduong88
ĐẠI BÀNG
8 năm
Sao ko chia nhỏ ra mà nuốt nhỉ,cuối cùng vẫn sẽ là vàng thôi
Giải Nobel mà trao ở Việt Nam thì biết đâu lúc hòa tan vàng lại có xốp trong đó. Hahahahaa
@quoccuongcntt.ptit11 E phải đăng nhập để like câu của bác
I.Corp
TÍCH CỰC
8 năm
Sgk có nói tới nc cường toan mà k đề cập tới câu chuyện này là một thiếu sót
1 chất xúc tác quá trình đã không được tiết lộ :eek:😁
imilnt
TÍCH CỰC
8 năm
Có một điểm trong bài chưa chặt chẽ, ở trên đầu thì để còn vài phút để làm cho 2 chiếc huy chương biến mất, trong bài thì ông Hevesy làm cả buổi chiều mới xong... Chủ thread xem xét lại giúp

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019