Chế tạo hydrogel từ nọc rắn để cầm máu chỉ trong vài giây

MinhTriND
9/11/2015 5:4Phản hồi: 16
Chế tạo hydrogel từ nọc rắn để cầm máu chỉ trong vài giây
Mất máu không kiểm soát được xem là một vấn đề lớn ở bất cứ đâu, từ chiến trường cho tới phòng mổ. Trong khi thuốc đông máu có thể được dùng để ngăn máu chảy, công dụng của nó thường bị cản trở bởi các loại thuốc khác có khả năng chống đông. Trước vấn đề này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời một loại hydrogel mới với thành phần nọc rắn, hứa hẹn có tác dụng cầm máu chỉ trong vài giây.

"Thật thú vị khi bạn dùng một cái gì đó có thể gây chết người để biến nó thành thứ có khả năng cứu mạng", Jeffrey Hartgerink - nhà hóa học tại Đại học Rice (Mỹ) cho biết. Cụ thể, Hartgerink và các cộng sự của mình đã phát triển một hydrogel sợi nano có chứa batroxobin, một nọc độc được tìm thấy trong hai loài rắn hổ lục Nam Mỹ. Chức năng gây đông máu của batroxobin lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1936 và kể từ đó, nó được sử dụng như một liệu pháp để điều trị chứng huyết khối cũng như cầm máu trong quá trình phẫu thuật.

Có một khoảng thời gian, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Rice đã phát triển một loại hydrogel dùng để tiêm, được thiết lập từ các chuỗi peptide bắt chước tiến trình tự nhiên để chữa lành vết thương bằng mô tự nhiên. Baxtrobin được sử dụng trong nghiên cứu này không bắt nguồn từ những con rắn thật sự mà được sản xuất bởi vi khuẩn biến đổi gen, sau đó được làm sạch nhằm loại bỏi các độc tố nguy hiểm khác.

Hydrogel_tinhte.jpg
Jeffrey Hartgerink (trái) và Vivek Kumar là 2 nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu.

Bằng cách pha trộn baxtrobin và sợi nano của chúng, cho hỗn hợp vào một ống tiêm, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy loại hydrogel mới và đặt tên cho nó là SB50. Các thử nghiệm cho thấy khi chất lỏng được tiêm vào vết thương, những sợi nano kết hợp với nhau tạo thành một dạng gel và giúp máu ngừng chảy chỉ trong vòng 6 giây. Vài phút sau, các nhà khoa học thử chọc vào vết thương nhưng không thấy chúng bị hở. Một vấn đề đáng quan tâm khác chính là hydrogel mới vẫn phát huy tác dụng trong trường hợp bệnh nhân trước đó có dùng các thuốc heparin chống đông máu.

"Batroxobin cũng là một enzyme có chức năng tương tự như thrombin, nhưng chức năng của nó không bị chặn bởi heparin", Hartgerink nói. "Điều này thật sự quan trọng bởi sự chảy máu trong các ca phẫu thuật đối với bệnh nhân dùng heparin có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Việc sử dụng batroxobin cho phép chúng tôi khắc phục vấn đề này do nó ngay lập tức có thể khiến quá trình đông máu bắt đầu, bất kể có sự tồn tại của heparin hay không".

Batroxobin đã được chấp thuận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mặc dù loại hydrogel mới của ĐH Rice vẫn chưa được đồng thuận. Các nhà nghiên cứu dự kiến trong một vài năm nữa, các thử nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện trước khi nó đủ an toàn để sử dụng lâm sàng.

16 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thật tuyệt vời khi con người càng ngày càng tiến xa hơn.
esata
CAO CẤP
8 năm
@Trường VTNN Phát minh sáng chế cứu người giúp đời toàn là Anh Mỹ... chứ Nga thì dừng mong gì khác A,K,47, SU35 hay S400 nhá.
an.nguyen128
ĐẠI BÀNG
8 năm
thật tốt để cứu mạng những người linh ngoài chiến trường
Có lần xem 1 video ép vài giọt nọc rắn bỏ vào cốc máu bò. Khoáy lên rồi để một tí cốc máu đông lại như cục huyết ăn với bún bò ấy. Nhìn lạnh cả người.

Nhưng mình vẫn thắc mắc vì có nguồn nói nọc rắn chứa chất chống đông để cho máu chảy liên tục, thậm chí là nhanh hơn để nọc mau lên tới não nên người bị rắn cắn không được phép cử động.

Vậy nọc rắn giúp đông máu hay chống đông máu ?
langkhach27
ĐẠI BÀNG
8 năm
@benchimto Có nhiều loại rắn mà bạn, có loại có nọc chống đông và có loại làm đông máu đó. Loại nào cũng có khả năng khiến mình phê hết á.
@benchimto Có thể là làm đông máu nhanh như trên bài bạn ạ. Còn bị rắn cắn không cử động hay xoa bóp vùng đấy vì sẽ làm nọc độc nhanh phát tác phân tán đi theo dòng máu đi khắp cơ thể.
Gnoc
Trứng
8 năm
@benchimto Nọc rắn có rất nhiều loại, như rắn lục chủ yếu là chất làm máu bị đông lại gây hoại tử do máu đông, nghẽn mạch máu.
Còn hầu hết các loài rắn kịch độc thì nọc độc của chúng sử dụng truyền qua hệ thần kinh, gây liệt cơ hoành, cơ tim làm nạn nhân không thể thở gây cái chết rất nhanh nếu không cấp cứu kịp thời.
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
8 năm
đừng có quá liều nhé ko lại thành ra án mạng,,,,
kinh nhất cái loại này. Nhà trước có mấy bụi chuối. Xong phá đi bắt được bao nhiêu rắn. Thấy gớm
Kotex và Diana mua bản quyền liền.. ^^
Rồi đây quảng cáo khắp các kênh truyền hình.
"Chặn đứng từ bên trong không cần thấm hút"
^^
@thuoclao2222 Xin hỏi là nếu "chặng đứng từ bên trong" thì bước tiếp theo làm cách nào để xử lý "cục huyết" đây? :p
@tanthaitrung 1 là làm cách nào đó để tiêu hoá và chuyển thành protein
2 là móc ra oánh tiết canh cho thằng gấu ^^
Các bác nào muốn tiết canh nhanh đông nhá
Câu nói của người xưa: Lấy độc trị độc ngày càng thâm
tính ra nọc rắn làm được nhiều thứ quá
nhớ 1 trong 10 thứ mắc nhất có nọc rắn thì phải
Vẫn là người Ấn Độ tài giỏi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019