Chế tạo thành công nam châm 2D, mỏng chỉ bằng 1 nguyên tử

ND Minh Đức
13/6/2017 1:59Phản hồi: 28
Chế tạo thành công nam châm 2D, mỏng chỉ bằng 1 nguyên tử
Hồi 2004, các nhà khoa học đã tạo nên một bước đột phá khi phát triển thành công vật liệu graphene với cấu trúc 2 chiều, dày có 1 nguyên tử, mở đường cho hàng loạt những thành quả sau đó như cách điện 2D, bán dẫn và siêu dẫn 2D. Bây giờ, chuỗi thành công đó lại được nối tiếp bằng việc phát triển thành công nam châm 2D, mở đường cho hàng loạt những ứng dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật con người trong thời gian tới. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí uy tín Nature.

Ban đầu, 2 nhà nghiên cứu Pablo Jarillo-Herrero và Xiaodong Xu dự định phát triển nam châm 2D một cách độc lập nhưng sau đó, họ vô tình tìm được đến nhau và quyết định sẽ cùng tiến hành nghiên cứu. Mối quan tâm của nhóm nghiên cứu chính là tập trung vào hợp chất crom tri iot bởi với các đặc tính cơ bản của nó, họ tin rằng nó có thể tạo ra được từ trường ngay cả khi bị “cán mỏng” chỉ còn độ dày của 1 nguyên tử. Theo định hướng đó, họ sử dụng kỹ thuật Băng dính Scotch (một kỹ thuật tạo màng graphene, trong đó đơn giản là đặt một mẫu vật lên trên băng dinh và gấp lại, bóc ra nhiều lần cho tới khi tạo ra các lớp than chì siêu mỏng hoặc thậm chí là 1 lớp nguyên tử). Cuối cùng, họ phát hiện rằng tại độ dày 1 nguyên tử, lớp crom tri iot vẫn thể hiện từ tính.

Trên thực tế, nam châm 2 chiều cùng với chất dẫn điện và cách điện 2 chiều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghệ điện toán hiện nay. Trước giờ, nhiều ý kiến tin rằng graphene sẽ là vật liệu thay thế cho silic để làm chip máy tính, tuy nhiên, sự tuyệt vời chưa dừng lại ở đó. Quan trọng hơn, các thành phần máy tính trong không gian 2 chiều có thể được đính lại với nhau để hình thành nên các hệ thống 3 chiều với sức mạnh khủng khiếp hơn nhưng vẫn đảm bảo cực kỳ nhỏ và mỏng. Kỹ thuật này sẽ mở ra một cách hoàn toàn mới trong việc chế tạo các thiết bị điện tử kích thước siêu nhỏ, không chỉ là những chiếc máy tính mà còn là bản mạch, cảm biến,… trong các thiết bị IoT.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm thêm những loại vật liệu khác có thể tồn tại dưới dạng 2D nhưng vẫn thể hiện đầy đủ tính chất của nó như ở dạng 3D hoặc thậm chí là có thêm những đặc tính mới. Và bây giờ, nếu chế tạo ra được nam châm 2D hoạt động được ở nhiệt độ phòng có thể được áp dụng trong vô vàn các thiết bị điện tử. Đáng tiếc, nam châm dày 1 nguyên tử mới chỉ tồn tại khi được giữ ở nhiệt độ âm 228 độ C và các nhà khoa học phải tìm được cách đưa nhiệt độ đó về bình thường để có thể thật sự áp dụng ngoài đời thường. Nếu thành công, chắc chắn sẽ lại là một bước đột phá lớn trong nhiều lĩnh vực.

Tham khảo SA, Engadget
28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bamoo.Tank
ĐẠI BÀNG
7 năm
Ước gì tôi sinh sau Lý Công Uẩn 2000 năm T_______T
xuandinh_93
ĐẠI BÀNG
7 năm
@vietthuongtinhte Quan hệ rộng không mà đòi đầu thai nhiều thế bác 😁
Solus161
ĐẠI BÀNG
7 năm
@vietthuongtinhte Ai nói với bác 200 năm mới đầu thai, hiện h chỉ tầm 60 năm thôi, các linh hồn cần trải nghiệm có khi còn ngắn hơn.
NQK.Endless
ĐẠI BÀNG
7 năm
@kvan Thủ tục hơn 100 năm. Thím hơi vui tính đấy 😃)
Cho hỏi nam châm 2D có gì tốt hơn nam châm 3D ko?
mackiller
TÍCH CỰC
7 năm
@badboy_2912 Tốt hơn chứ, "3D" chỉ hút với "3D" thôi, còn "2D" thì "2D" & "3D" đều hút hết.
@mackiller Vãi bác
2D chơi 2 hệ , 3D chơi 1 hệ à 😁
huybm
TÍCH CỰC
7 năm
2D ý chỉ độ dày bác ơi, ý nói là nó không có dạng xếp chồng hình khối tinh thể mà chỉ là dạng dài và rộng còn cao là 1 đó
viocafes
ĐẠI BÀNG
7 năm
@huybm Cám ơn đã chỉ giáo!!!
bonggondkn3
ĐẠI BÀNG
7 năm
@huybm đang tính nói giống bác mà bác nói trước rồi.
😁:D
mối tình đã đơm hoa kết trái 😁
eaglet_no1
TÍCH CỰC
7 năm
Tưởng tượng họ bóc 1 lớp nguyên tử mà thấy hãi thật. (mặc dù chẳng biết cụ thể ra làm sao) Khoa học phát triển như vũ bão.
dinhbach
TÍCH CỰC
7 năm
Điện thoại, máy tính bảng, các sản phẩm công nghệ không phải cắm nhang lên bàn thờ là nó tự hiện ra đâu. Mình không tin vào tôn giáo, âm phủ, kiếp trước kiếp sau vì không ai chứng minh nó hiện diện trên đời này. Nó là sản phẩm của sự sợ hãi của con người cho cuộc sống hiện tại. Sự sống, ý thức chỉ là kết quả đột biến vận động của vật chất. Mà đột biến thì tỉ lệ hiếm nên vì sao sự sống ngoài trái đất vẫn chưa tìm ra.
macinPhone
TÍCH CỰC
7 năm
chip này một nửa của khựa thì nguy to rồi, thằng cha xiaodong xu này có cái viện gì đó ở Washington mà tổ chức bộ máy toàn xí xồ xí xào và chóp chép nhóp nhép không, ó chế ra cái này đi hít tàu ngầm thì Mẽo vãi nuôi ong tay áo
Mình thấy khoa học chả đi đâu đến đâu. Giờ em quan tâm là chữa thành công viêm mũi nấm.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019