[Chia sẻ] Một số ứng dụng tốt cho iPad để dùng khi đi học

Duy Luân
21/8/2013 16:52Phản hồi: 148
[Chia sẻ] Một số ứng dụng tốt cho iPad để dùng khi đi học
iPad_app_di_hoc.jpg

Bây giờ cũng đã đến mùa khai trường rồi, các bạn học sinh, sinh viên đã bắt đầu tạm biệt hè để quay lại với các môn học, sách vở. Nhưng thời buổi bây giờ hiện đại rồi, ngoài sách vở ra thì một số bạn đi học có thể đem theo bên mình những thiết bị di động như máy tính bảng, nhất là iPad, để tiện hơn trong việc ghi chép và xem tài liệu, thậm chí chúng cũng có thể thay hoàn toàn cho giấy tờ truyền thống trong một số trường hợp. Cách đây hai năm mình đã từng có một bài chia sẻ về các ứng dụng iOS có ích khi đi học, nhưng một số app trong đó đã cũ và có thứ thay thế hay hơn, một số thì được nâng cấp với nhiều tính năng mới hữu dụng hơn. Sau đây mình xin giới thiệu với các bạn một vài app iPad hay và bổ ích để giúp việc học của bạn được thuận tiện và hiệu quả hơn. Hầu hết các app trong bài này đều miễn phí, cái nào có tính phí thì mình sẽ ghi rõ cho các bạn.

1. Bộ ứng dụng văn phòng iWork và QuickOffice

Hiện nay trong các trường học ở Việt Nam thì định dạng tài liệu được chia sẻ và phát hành phổ biến nhấn vẫn là các file Microsoft Office, có thể là Excel, PowerPoint hay Word. Tài liệu từ thầy cô đưa ra cũng thế, rồi bài tập về nhà cũng phải dùng định dạng này. Chính vì vậy, việc xem và biên tập nhanh những file MS Office như thế là vô cùng quan trọng và chúng ta có thể liệt nó vào danh mục phải có khi muốn xách iPad đi học.

Mình đã từng thử qua nhiều app văn phòng cho máy tính bảng này thì thấy iWork là bộ app có khả năng tương thích tốt nhất với các định dạng tập tin của Microsoft tính đến thời điểm này. Một số thành phần phức tạp như biểu đồ cung cầu với nhiều đường cong vẫn được giữ nguyên và vị trí cũng cực kì chính xác như khi mở trong Word hay PowerPoint vậy. Giao diện dễ dùng và đẹp mắt cũng giúp bạn dễ dàng tiếp cận và tương tác với tài liệu hơn.

Keynote.jpg
Keynote

iWork thực chất bao gồm ba ứng dụng nhỏ, đầu tiên là trình soạn thảo văn bản Pages, tiếp đó là ứng dụng xử lí bảng tính Numbers và cuối cùng là Keynote, phần mềm giúp xem và tạo các file thuyết trình. Ba ứng dụng này, ngoài khả năng xem file, còn cung cấp cho bạn những công cụ cơ bản để chỉnh sửa file, ví dụ như chèn các biểu tượng, chèn thêm chữ và các đối tượng đồ họa, hiệu ứng hình ảnh, vẽ bảng. Tất nhiên những thứ như định dạng văn bản, chỉnh kích thước và font chữ, chỉnh màu… thì phải có rồi. Mọi thay đổi mà bạn thực hiện với các file sẽ được đồng bộ lên iCloud, dịch vụ đám mây của Apple, nên bạn có thể an tâm rằng lỡ iPad có hư hay bị mất thì dữ liệu học hành của bạn vẫn còn nguyên trên mạng, kể cả những ghi chú hay hình vẽ mà bạn đã thêm vào.

pages.jpg
Ứng dụng Pages

Ba phần mềm này được Apple bán riêng lẻ với giá 9,99$ mỗi phần mềm. Mình biết là giá này khá đắt so với mặt bằng chung của giới học sinh sinh viên hiện nay, nên giải pháp mà mình đề xuất đó là bạn chỉ mua app nào bạn cần. Ví dụ, nhu cầu chủ yếu của bạn chỉ là xem file thuyết trình của thầy cô, còn biên tập file văn bản hay tính toán thì bạn đã có laptop để xử lí. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần mua app Keynote mà thôi. Nếu cần gấp, ít nhất bạn vẫn có thể xem được file Word và Excel thông qua trình đọc tích hợp ở Safari hoặc ứng dụng Mail cơ mà, lo gì. Nếu có bạn bè cùng xài iPad, bạn nên hùn chung tiền mua ứng dụng (bằng sách sử dụng 1 tài khoản cho nhiều máy), như vậy thì chi phí sẽ rất rẻ. Ngoài ra bạn cũng có thể jailbreak máy và cài ứng dụng không bản quyền, tuy nhiên mình không khuyến khích chuyện này vì chúng ta là học sinh, sinh viên văn minh và nên hạn chế tối đa việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

Tải về Pages (9,99$) - Xem thêm: Sử dụng Pages để soạn thảo văn bản nhanh chóng trên iPad
Tải về Numbers (9,99$) - Xem thêm: Sử dụng Numbers trên iPad một cách hiệu quả nhất
Tải về Keynote (9,99$) - Xem thêm: Hướng dẫn cơ bản về việc sử dụng Keynote

Ngoài ra, nếu thấy bộ iWork quá đắt, bạn có thể tham khảo qua một giải pháp khác là QuickOffice Pro HD. Đây là bộ ứng dụng 3 trong 1, tức là chỉ một app duy nhất nhưng có đủ tính năng của Word, Excel, PowerPoint luôn. QuickOffice trước đây là công ty riêng, nhưng bây giờ thì Google đã mua lại nó rồi. Ngoài tính năng xem và chỉnh sửa cơ bản, QuickOffice còn được tích hợp với một số dịch vụ đám mây như Google Drive, Dropbox, Box.net, Evernote, Catch, SugarSync nên bạn có thể truy cập tập tin trên mạng một cách nhanh chóng hơn là iCloud. QuickOffice Pro HD có giá 19,99$, và bạn sẽ tiết kiệm được 10$ so với việc sử dụng cả bộ iWork đầy đủ, nhưng bù lại tính tương thích với các tập tin MS Office không cao đối với file có nội dung phức tạp.

Tải về QuickOffice Pro HD (19,99$)

QuickOffice.jpg

2. Phần mềm ghi chú Evernote

Quảng cáo



Cách đây hai năm phần mềm này đã từng xuất hiện trong bài viết chia sẻ của mình, và đến bây giờ nó vẫn tiếp tục góp mặt trong số những app thường dùng nhất khi học hành. Vì Evernote là ứng dụng ghi chú đa nền tảng, do đó bạn có thể cập nhật ghi chú mình đã tạo lên máy chủ của hãng và không lo lắng về việc dữ liệu của chúng ta bị mất. Evernote hỗ trợ bạn tạo ghi chú bằng chữ, âm thanh, hình ảnh, định dạng văn bản (in đậm, nghiêng, gạch dưới, đánh chỉ mục,…), chèn web và thậm chí cho phép chúng ta đặt lịch thông báo nữa. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng quản lí ghi chú của mình theo từng chủ đề hay môn học bằng các notebook cũng như xem trước ghi chú bằng giao diện trực quan và đẹp mắt. Ngoài app cho iPad, bạn có thể cài thêm app Evernote cho smartphone hay máy tính của mình để có thể xem ghi chú thật nhanh chóng.

Evernote.jpg

Lưu ý rằng Evernote giới hạn mỗi người dùng miễn phí được phép sử dụng 64MB/tháng, quá dư dùng ngay cả khi bạn thường ghi chú nhiều và dài. Nếu bạn rất thường xuyên hay đính kèm file ảnh hay âm thanh vào thì mức dung lượng này có thể sẽ không đủ, khi đó bạn có thể cân nhắc mua thêm gói cao cấp của Evernote. Dù sao thì cũng thử xài trước xem nhu cầu của mình là gì rồi hãy mua gói nâng cấp sau nhé.

Tải về Evernote (miễn phí)

3. Ghi chú bằng bút thông qua Penultimate

Đây cũng là một app của Evernote, nó cũng đồng bộ với tài khoản Evernote của bạn nhưng mục đích chính là để bạn vẽ. Bạn có thể vẽ biểu đồ, vẽ hình học, hoặc bất kì thứ gì bạn thích và bạn muốn. Tất nhiên là để vẽ cho ngon thì bạn khó có thể dùng ngón tay mà nên sắm một cây bút stylus cảm ứng. Chỉ cần đi ra những tiệm điện thoại, tiệm bán đồ tin học sắm một cây stylus từ 30.000 đến 50.000 đồng lả đã có thể bỏ chung vào hộp bút đi học rồi, nếu có điều kiện thì sắm bút xịn hơn.

Quảng cáo


Penultimate.jpg

Quay trở lại với Penultimate, nó cũng cho phép bạn chia các trang giấy vẽ thành nhiều sổ khác nhau, bạn có thể chia mỗi sổ là một môn học chẳng hạn. Penultimate hỗ trợ nhiều kích thước đầu bút khác nhau, cho phép chọn lựa nhiều màu của nét vẽ, có tính năng undo, redo, cắt, xóa. Bạn cũng có thể chỉnh nhiều loại trang giấy khác nhau, từ giấy vàng đến giấy trắng và giấy có kẻ ô li. Ngoài ra, app còn cho phép chúng ta chèn hình ảnh vào trong trang ghi chú nữa. Mình thì hay dùng Penultimate kèm với Keynote, tức là nếu có cần vẽ gì đó thì vẽ vào Penultimate xong chụp màn hình rồi chèn qua slide bài học là xong.

Tải về Penultimate (miễn phí)

4. Ứng dụng máy tính - vẽ đồ thị Free Graphing Calculator

Phần mềm cung cấp cho bạn một chiếc máy tính với nhiều phép tính cao cấp như phép tính lượng giác, căn, logarit, các hàm sử dụng trong xác suất thống kê, đổi sang dạng phân số, tổ hợp, chỉnh hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể đổi các đơn vị đo lường với nhau, giải tam giác và giải phương trình bậc 1, 2 và 3. Với hàm số, bạn có thể xem bảng giá trị của nó. Graphing Calculator cho phép vẽ đồ thị của tối đa 4 hàm số hoặc vẽ theo dạng đồ thị cực, đồ thị para. Ngoài ra, Free Graphing Calculator còn có mục tham khảo nhiều công thức và định nghĩa của môn toán. Muốn có tính năng số phức, bạn cần phải mua bản có phí của ứng dụng này. Việc nhập liệu của ứng dụng có thể gây khó khăn cho bạn trong những lần đầu. Một khi đã quen rồi thì bạn có thể thực hiện việc tính toán một cách nhanh chóng hơn rất nhiều nên cũng không cần lo lắng nhé.

calculator_graph.jpg

Tải về Free Graphing Calculator (miễn phí)

5. Xem tài liệu PDF và ebook bằng iBooks và Amazon Kindle

Ứng dụng iBooks của Apple không chỉ cho phép đọc các sách điện tử dạng EPUB mà còn cả PDF nữa. Các trang sách hiện lên rất rõ ràng, có thể xoay theo nhiều chiều, hiển thị nhiều trang để bạn duyệt và đánh dấu ưu thích cho một trang nào đó. Nút tìm kiếm cũng cho phép bạn tìm chữ hay một đoạn văn nào đó trong tập tin PDF rất tiện và nhanh. Ngoài việc chứa tài liệu PDF để học, mình còn xài iBooks để chứa truyện Doraemon để giải trí nữa 😁.

Tải về iBooks (miễn phí)

iBooks.jpg

Một định dạng ebook khác cũng khá phổ biến đó là PRC. Định dạng này được một số trường xài để làm giáo trình, lúc đi dạo trên Internet để tìm sách đọc thêm thì mình cũng thấy PRC khá nhiều. Để đọc được định dạng này, mời các bạn dùng app Kindle của Amazon. Lưu ý đây chỉ là ứng dụng và nó có thể chạy được trên iPad chứ không phải là cả chiếc máy đọc sách của Amazon đâu. App này cũng giống iBooks, nó cho phép chúng ta đánh dấu, thêm ghi chú, chọn font chữ, màu nền và nhiều thứ khác tùy sở thích cá nhân.

Tải về Amazon Kindle (miễn phí)

6. Vẽ sơ đồ tư duy bằng Mindjet Map


Mindjet_Map.jpg
Mình đề xuất phần mềm này không chỉ vì nó miễn phí mà còn có giao diện và các sử dụng cực kì đơn giản và vui. Từ một nút lớn trong sơ đồ tư duy, nếu muốn chẻ nhánh, bạn chỉ cần nhấn giữ vào nút lớn và trượt theo hướng mong muốn là xong. Chúng ta hoàn toàn không phải dùng để hàng loạt phím nhấn phức tạp như các app khác có cùng tính năng. Bạn cũng có thể đánh dấu các nhánh có liên quan đến nhau, chọn màu chữ, chọn hình khối, thêm ghi chú cho từng nhánh, chèn hình ảnh nếu thấy cần thiết. Và tất cả đều được thực hiện thông qua thao tác chạm và trượt đơn giản. Bên cạnh việc lưu file mindmap vào máy, bạn cũng có thể lưu nó lên tài khoản Dropbox của mình để tránh tình trạng mất dữ liệu khi iPad bị thất lạc hay hỏng. Mindjet Map cũng có phần mềm dành cho máy tính, nếu thích bạn có thể tìm và tải về để dùng.

Tải về Mindjet Map (miễn phí)

7. Thỏa sức vẽ vời với Paper

Paper_ve.jpg

Trên App Store hiện nay có rất rất nhiều phần mềm để phục vụ việc vẽ vời, tuy nhiên một app có khả năng hỗ trợ việc sáng tạo tốt như Paper thì thật sự hiếm. Ứng dụng này có rất nhiều công cụ, bút vẽ khác nhau, tương tự như những gì bạn có thể làm ở ngoài đời thường. Một bảng màu phong phú cùng khả năng lựa chọn nhanh chóng làm cho bạn có cảm giác như mình đang đứng trước một tấm giấy vẽ thật sự vậy. Nếu muốn có thêm các công cụ khác, bạn có thể mua nó qua hình thức In-app Purchase. Paper hay hơn PenUltimate ở chỗ bạn có thể thoải mái sức sáng tạo của mình và làm ra một tác phẩm nghệ thuật thật sự, không phải chỉ là để ghi chú.

Tải về Paper (miễn phí)

8. Convert Units Free HD, hỗ trợ chuyển đổi đơn vị


Convert Unit có giao diện dạng xoay rất lạ mắt và rất thú vị khi sử dụng. Ứng dụng hỗ trợ chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị khối lượng, dữ liệu, góc, năng lượng, lực, khối lượng, thể tích, áp suất, vận tốc,...

Tải về Convert Unit Free HD (miễn phí)

9. Thu âm bằng phần mềm Recorder

Lúc lên giảng đường hay trong lớp, nếu như gặp thầy cô giảng bài quá nhanh thì việc thu âm để về nhà nghe lại là một giải pháp được rất nhiều bạn sử dụng, không chỉ ở Việt Nam chúng ta mà còn ở nhiều nước khác nữa. Có nhiều app thu âm miễn phí lắm, mình thì đề xuất dùng Recorder - Voice Memos, Audio Recorder and More bởi nó có khả năng đặt tiêu đề cho từng đoạn ghi âm, ví dụ như đoạn này là để cho lớp toán, đoạn kia là cho lớp kinh tế,… Như vậy thì việc quản lí và phát lại sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Tải về Recorder (miễn phí)

10. Quản lí lịch học, thời gian biểu và bài kiểm tra bằng inClass

Thời khóa biểu, hàng đống ghi chú nhỏ cho từng môn được đính khắp nơi, lại thêm một vài tờ giấy ghi số liên hệ của từng giáo viên nữa, rắc rối quá! Nếu đang có một thiết bị iOS, cụ thể là iPad, hãy tải về ứng dụng inClass. Nó giúp bạn quản lí lịch học theo từng học kì. Với mỗi học kì như vậy, bạn có thể thiết lập thời khóa biểu cho các môn, đồng thời tạo ghi chú hoặc những việc cần làm cho từng môn. Khi chuyển sang giao diện xem lịch, bạn sẽ biết được mình sẽ học môn nào trong ngày hôm nay (hoặc các ngày sắp tới), trong môn này ta có phải làm việc gì quan trọng hay không. Những công việc của bạn có thể được đánh dấu theo mức độ ưu tiên gồm ba màu: đỏ, vàng và trắng, do đó bạn sẽ biết nên ưu tiên làm việc gì trước.

inClass.jpg

Một mục riêng của inClass giúp bạn ghi lại thông tin liên lạc của thầy cô để dễ hỏi han bài vở. Ngoài ra, inClass còn hỗ trợ tạo ghi chú hình ảnh, âm thanh hay đính kèm tập tin trực tiếp trong ghi chú. Bạn có thể thiết lập môn học cần phải sử dụng đến ghi chú đó nữa, ví dụ như nộp dự án cho môn Thiết kế nhà, hỏi thầy về vấn đề A trong môn Hình học, thật tiện lợi đúng không?

Tải về inClass (miễn phí)

Chúc các bạn học tốt với chiếc iPad của mình, và đừng quên chia sẻ những app nào mà bạn thường dùng khi đến trường nhé.
148 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thử luôn 😁
@tienlen116 thích ava :3
@dinhvannam sao thích 😁
@tienlen116
bác hỏi đùa, em là zai độc thân mà, cái gì đẹp thì yêu, thì thích thôi 😃
@tienlen116
Hồi mới mua máy cửa hàng cũng cài hết rồi nên cũng đỡ hơn ko phải mất tiền
@kenny81_hp nó cài bằng acc của nó dùng rất bất tiện nha bạn.
Ngon

Sent from my GT-I9100 using Tinhte.vn
Học sinh mà mang cái này thì chỉ có giải trí lúc giải lao thì có. 😁
@Duy Luân Vậy là ý của mình chủ quan quá rồi ^^
vuut
TÍCH CỰC
9 năm
@Duy Luân dùng ngay cây bút của Note 2 được kg pro????? chưa thử nên chưa mua he he
@xuantruong1992 452AE351-68E1-40DD-906A-13E0AD0D04A4.jpeg mọi người cho e hỏi có ai biết lỗi này bị làm sao ko ạ e dùng 4s tự nhiên nó bị đơ hết cảm ứng hôk voi được màn hình k tắt nguồn được luôn ạ
SaoPhaiSo
TÍCH CỰC
11 năm
có cái gì đâu mà bất với chả tiện 😁
Em chẳng cần cài ở ngoài cữa hàng , cần cái gì thì kiếm + lục thuốc mà xài :D ! , lúc ban đầu chuyển wa ipad khỗ nỗi chưa biết vọc vạch cái gì , cứ mò mò rồi google giờ cũng thạo đc chút ít rồi ^^
Bác nào đã JB đươc 6.1.3 chưa ạ ?
@SaoPhaiSo bác chắc chỉ xài chứ k update app đúng không, chỉ có tự bác cài bác mới update trừ khi máy đc JB
SaoPhaiSo
TÍCH CỰC
11 năm
@GIOCUONBUIBAY Sao lại không update hở bác 😁 cái gì cần thì cứ up thôi :p , mà á đang đợi Tools JB 6.1.3 mà mãi không thấy ...nản ghê
@SaoPhaiSo app bản quyền bác mang ra quán người ta cài dùm cho thì bác up bằng niềm tin hay mang ra quán up luôn 😃
Ưu tiên đầu tiên là từ điển như Longman, Oxford 😃
Ngon. Cho e hỏi nếu cment vớ vẩn như tem ngay ở 1st comment thì bị đi đảo hoang ngjã là sao ạ? Xóa luôn nick hay bi treo 1 time or just bị xoá cm đó? Em xin chân thánh cám ơn và hầu tạ.
"vì chúng ta là học sinh, sinh viên văn minh" 😁
mr.dta
ĐẠI BÀNG
11 năm
Thực tế thì bây giờ với người trẻ mua ipad hay MTB chủ yếu dùng để chơi game, xem phim sướng hơn trên điện thoại. 😃
@mr.dta mua đọc báo khi mất điện
chơi game pc sướng hơn
có phần mềm nào hỗ trợ học tiếng Nhật trên ipad hay hay, cho em xin cái tên lun bác 😃
Ipad đem đi học ở VN? Học = facebook, games với Internet ah?
@hienng1991 ipad có tác dụng chống ngủ gật khi ngồi nghe giảng 😁
ga7981
ĐẠI BÀNG
11 năm
cám ơn bạn 😃
henkarin
ĐẠI BÀNG
11 năm
Bút ipad có loại nào đầu thon như bút note2 ko mấy bác? E toàn thấy bút ở trên có đầu cao su, rít quá viết ko ngon....
@henkarin Bạn dùng thử ADONIT JOT PRO hay ADONIT JOT TOUCH. Giá hơi cứng! ... Vào trang adonit.net để xem thông tin
nhokbun97
ĐẠI BÀNG
11 năm
em là hs lớp 11 và mục đích của e là FB và web 90%
Game 9%
học 1%
dù đã cài đủ app học hành lol
mita197
ĐẠI BÀNG
11 năm
@nhokbun97 Bạn này giống mềnh, mềnh cũng 11 😆)
tatdat1994
ĐẠI BÀNG
11 năm
slide vi mô :V
rất hữu ích 😁
lolicon
ĐẠI BÀNG
11 năm
Em hiện đang cần iWork và QuickOffice để học và làm việc , nhưng không có tiền tải vì lỡ lên 6.1.3 mất 😔 ! Anh chị nào có share cho em với , em xin cám ơn rất nhiều !
@lolicon Bạn chờ thêm thời gian nữa xem, có thể bộ iWork cho iOS sẽ free. 😃
Sao ko thấy Note Plus vậy?? App này cũng khá hay.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019