Chúng ta phải làm gì nếu gặp tình huống có người bị đuối nước?

Hassler
17/8/2018 7:55Phản hồi: 91
91 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

quochoi86
TÍCH CỰC
6 năm
Nếu thấy nạn nhân bị đuối nước phải nhanh chóng tìm biện pháp cứu nạn nhân . Nhưng nhiều trường hợp người cứu đều bị chết theo người bị nạn
willxlazy
TÍCH CỰC
6 năm
kỹ năng này thì hơi kém thât. ở nước ngoài ngta tổ chức rất nhiều buổi tập huấn kiểu này, cả trong và ngoài phạm vi trường học
Ôi. Thèn ad nó chọn cái hình. Mình chỉ muốn đi cứu người ngay và luôn
Sau 2 ý kiến trên thì có thêm là chết hết rồi không trả lời được nựa =)))
Cái này mình đi tập huấn cũng khá nhiều, nhất là cái CPR (hồi sức tim phổi). Trước khi làm thì thường ktra xem ngta còn thở hay ko bằng cách áp má vào mũi nạn nhân, bắt mạch quay + mạch cảnh, kích thích điểm đau (nhân trung + cán xương ức) rồi mới hồi sức. Quan trọng nữa là nhịp đếm, tại đếm từ 1-9 chỉ có 1 chữ còn từ 10 trở đi sẽ là 2 chữ gây chệch nhịp, để cân bằng ngta thêm chữ "và" trước những số đơn: "và 1, và 2...." như thế nhịp sẽ đều. Hồi sức tim phổi chuẩn mệt khỏi nói lun, đuối như nạn nhân đuối nước vậy. Phải xác định đc chính xác mới hstp, tim còn đập đè ra hs có ngày vỡ tim 😃
ủa mà "Với đuối cạn thì nước tuy không phổi nhưng sẽ làm cho dây thanh âm bị co thắt lại, chèn ép đường thở"
nhớ ko lầm là co thắt thanh quản - khí quản - phế quản mà
Dung1856
ĐẠI BÀNG
6 năm
Người mỹ họ huấn luyện cho con mình bơi từ lúc được 3 tháng tuổi...
Còn ở Việt Nam! Thì thương con, không dám cho nó tiếp xúc vs hơi bơi, hay sông suối.
Nên đến khi 20 tuổi lở rơi xuống hồ thì chết là Điều hiển nhiên.
(Mỹ) họ đào tạo sv khi đã ra trường là có thể làm đúng vs chuyên môn của mình...
Còn sv Việt Nam! Ra trường thì đa số là đi bê cf...
Còn nguỵ biện là làm thế cho có kinh nghiệm.
@Dung1856 Con mình 5 tuổi cho đi học bơi nhưng không ai nhận, đành lột đồ tự tập, không kỹ thuật gì ráo, bơi chó cũng là bơi. Miễn sao lọt xuống nước có thể tự bò lên bờ là được.
Bổ sung đuối nước không chỉ là người không biết bơi, biết bơi vẫn đuối nước đủ cả 2 nước và cạn.
Gái đẹp thì hô hấp nhân tạo, xoa bóp lồng ngực kích thích tim, gái xấu thì để cho cứu hộ làm =)
scattered
TÍCH CỰC
6 năm
Có 1 kiến thức khá hay về việc bơi lội. Chia sẻ với anh em:

Sai lầm của các giáo trình và phương pháp dạy bơi là tập cho ta sự “nỗ lực làm nổi”. Chính “nỗ lực làm nổi” đã tạo cho ta tâm lý “sợ chìm”, càng sợ bị chìm, ta càng dễ bị chìm hơn và ta sẽ dễ phát hoảng khi bị “chìm”. “Nỗ lực làm nổi” ban đầu được hỗ trợ bằng hai cái phao nhỏ đeo ở nách và một miếng xốp đeo ở lưng. Dần dần, khi đã quen, “nỗ lực làm nổi” sẽ được thay bằng các động tác liên hoàn để giữ cho cơ thể ta luôn nổi trên mặt nước. Đó là học bơi theo giáo trình.


Với tôi, “biết bơi” có hai thứ hạng là bơi nổi và bơi chìm.

“Bơi nổi” là cách bơi mà bạn được học khi đăng ký học bơi. Đối với những người này, dù đã biết bơi(*), nguy cơ bị chết đuối ở trong tự nhiên vẫn cao như người không biết bơi, thậm chí cao hơn.

“Bơi chìm” là cách bơi mang tính nhận thức: Bạn phải hiểu được nước, phải hòa vào nước, đi trong nước, nghe trong nước, nhìn trong nước, bạn không cần nhiều nỗ lực để “làm nổi” lên mặt nước, ngoại trừ để hít chút không khí. Khi đã thực sự biết bơi, bạn sẽ thấy nước không hề nguy hiểm, mà trái lại, là một môi trường đầy quyến rũ.

Biết bơi theo hai nghĩa trên, giống như đối với một đứa trẻ, vừa phải biết cách học giỏi vừa phải biết cách sống tốt. Mà … thực ra, chỉ cần biết cách sống tốt đã là giỏi lắm rồi.

Tôi muốn bạn bắt đầu bằng sự “chìm”.
[...]
Bạn hãy lặp lại vài lần và sẽ nhận ra rằng mình “chưa hề chìm”, cho dù mình có buông xuôi tay chân và nằm sấp trong nước, cơ thể mình vẫn nổi. Nước sẽ đưa ta nổi lên, vô điều kiện.

Vậy “nỗ lực làm nổi” là không cần thiết. Khi đã làm quen với nước, bạn sẽ cảm nhận nó, như là không khí. Bạn ở trong nước và bạn nổi, điều đó tự nhiên như khi ta đứng trên mặt đất.


Nguyên lý về Bơi chìm và Bơi nổi
(Bài của Phạm Anh Tuấn, trích)
@scattered Nhưng một khi đã biết bơi r thì khó chìm lắm bác. Em từng thử ra hồ 2m để chìm nhưng dù cố gắng gồng mình đến mức nào đi nữa thì chân cũng không chạm được đến đáy hồ.
cabk
TÍCH CỰC
6 năm
mod nên thêm cái dk nam hay nữ nữa nếu nữ nó kích thích và khơi dậy lòng ham muốn cứu nhân đọ thế của ae đồng râm hơn
đã từng bị mà giờ biết bơi
trieu04
TÍCH CỰC
6 năm
Đã từng thử nhỏ kia 1 lần (hơi hơi thích nhau) mà nó méo phản ứng gì 😔 làm sặc nước mún chết luôn. Bg thì hô hầp hàng ngày ròi 😃 kakaka
hungmap088
ĐẠI BÀNG
6 năm
hồi hỏ có lần đi hái sim với thằng bạn . tớik khúc hồ phải lội . thằng bạn bị tụt ra xa cứ trồi lên lụt xuông vẫy vẫy . ngày nhỏ biết gì đâu tưởng nó vẫy ra tắm liền bảo . tao ko biêt bơi ko ra đâu . may sao có 1 dì nhà gàn đó ra trèo ổi thấy biết là bị dã gạo nên vội vàng ra vớt vào . ))
Hudson
TÍCH CỰC
6 năm
Việc đầu tiên khi nhìn thấy đuối nước đó là... sợ vãi linh hồn!
thaison7688
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình đã được đào tạo rằng chỉ cứu người đuối nước trong 2 trường hợp:
1. Khi có gậy, sào đủ dài, dây đủ to, phao đối với người đuối vẫn còn sống. Lúc này quăng phao hoặc vật nổi ra chỗ người đang đuối, nếu có gậy thì đưa 1 đầu gậy lại chỗ người đuối còn mình cầm đầu kia nhưng đảm bảo người đuối không với được đến chỗ người cứu, nếu có dây thừng thì quăng 1 đầu dây ra chỗ người đuối còn người cứu cầm 1 đầu và giữ khoảng cách, không dùng dây có đường kính nhỏ dễ bị quấn vào cổ người đuối.
2. Khi người đuối nước chết rồi (chết lâm sàng) không cử động thì mới được tiếp xúc trực tiếp bằng tay để kéo vào bờ (cứu tay vo) nhưng vẫn phải cố gắng giữ khoảng cách đề phòng người đuối bất ngờ tỉnh lại, tốt nhất để người đuối nằm ngửa và túm tóc kéo vào bờ.
Sơ cứu:
Nhờ người khác gọi cho y tế hoặc cứu hộ, còn mình thì sơ cứu người bị đuối:
1. Để người nằm theo tư thế trên bài, dùng 2 bàn tay ấn vào ngực để đẩy nước trong bụng ra và kích thích tim, ấn rồi thả, lực ấn khoảng 30kg, tần suất khoảng 2 giây 1 lần, ấn khoảng 10 lần.
2. Sốc người bị đuối lên, nếu người cứu đủ khỏe thì ôm phần hông eo người đuối sốc lên để đầu quay xuống đất, hông ở trên cao, sốc vài lần (khoảng 10 lần) cho nước ở trong bụng trào ra. Nếu không đủ khỏe thì vắt người đuối lên vai mình, phần đầu ở phía lưng còn chân ở phía trước mình, giữ chặt chân đùi người nạn rồi chạy, có thể chạy tại chỗ khoảng 20 giây cho nước trong bụng trào hết ra.
3. Tiếp tục đặt người đuối nước nằm ngửa, đầu nghiêng 1 bên, tiến hành kích thích tim, phổi bằng cách ấn ngực và hà hơi thổi ngạt. Khi người đuối nước đã tự thở được thì đặt nằm nghiêng cho dễ thở và làm các động tác sơ cứu khác.
Thông thường cứu người chết đuối không biết bơi dễ cứu hơn người chết đuối biết bơi do người biết bơi thì không bị sặc nước, không uống nước vào bụng mà khí quản và thực quản bị đóng chặt còn người không biết bơi thì uống nhiều nước và bị sặc nhưng nước không vào trong phổi như các bạn nghĩ, chỉ một ít vào phổi do sặc thôi.
Tuyệt đối không chủ quan khi cứu người đuối nước, vì khi đó người ta ôm ghì rất chặt, người cứu có khỏe mấy cũng không thể giãy ra được, chết đuối vớ được cọc mà, và khi bị người ta ôm ghì thì thường là chết cả chứ không cứu được mình.
Có đọc ở đâu một bài hướng dẫn cách bơi ra cứu người đang đuối nước là đừng có lao thẳng ra cho nạn nhân thấy mình. Họ trong cơn hoảng loạn sẽ níu chặt lấy mình và nhiều khả năng chết cả cặp.

Cách tốt là âm thầm bơi ra, lặn xuống, tiến đến phía sau nạn nhân, rồi ôm + khoá tay họ lại để tránh họ vùng vẫy, níu kéo, đè đầu mình xuống. Rồi nâng đầu họ lên cho họ thở rồi bơi vào.

Nói chung sức yếu, không có kn thì nguy cơ bỏ mạng khá cao.
MrBay0801
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đuối nc đầu tiên là ng nhà k nên ở cạnh để ng khác sơ cứu, nhất mà phụ nữ
Gặp hoàn cảnh trên sẽ chiến đâu tâm lý dữ lắm
1 là hô hấp cứu
2 là hô hấp nghĩ bậy 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019