Chuyện nghề chụp ảnh hậu trường với The Face Việt Nam 2018

y2k.Smith
7/11/2018 15:27Phản hồi: 65
Chuyện nghề chụp ảnh hậu trường với The Face Việt Nam 2018
Việc làm nghề nhiếp ảnh có thể tóm tắt ngắn gọn là ghi lại những gì xảy ra, được quan sát bởi người chụp và thỏa mãn yêu cầu được đề ra của đơn vị sử dụng hình ảnh. Trái với một buổi chụp thời trang, sản phẩm hay đồ ăn khi mà nhiếp ảnh gia sẽ can thiệp và chỉnh sửa trong quá trình chụp để ra sản phẩm tốt nhất, chụp hậu trường mang hơi hướng thiên về ảnh báo chí, nơi nhiếp ảnh gia là người có mặt ở hiện trường, theo dõi và kể lại câu chuyện bằng hình ảnh mà không được can thiệp hay tác động vào nhân vật hay sự kiện.

Đối với người viết, chụp ảnh hậu trường cho THE FACE VIỆT NAM 2018 là một trải nghiệm không quá mới mẻ, tuy nhiên lại rất thú vị.

MỤC ĐÍCH CỦA ẢNH HẬU TRƯỜNG


Ảnh hậu trường cho một bộ phim, một chương trình thường được sử dụng cho các mục đích:

1. Truyền thông, quảng bá.

2. Trả quyền lợi nhà tài trợ.
3. Lưu trữ, tư liệu.

Y2K_1491.jpg
Hình ảnh mang tính chất lưu trữ, tư liệu cho ekip sản xuất.
Là một nhiếp ảnh gia hậu trường bạn luôn cần biết rõ mục đích sử dụng ảnh cũng như thứ tự quan trọng của những điều này để có thể đảm bảo chụp đủ hạng mục ảnh cũng như tiết kiệm thời gian cho việc sáng tạo và sáng tác trong quá trình tác nghiệp.


CHUẨN BỊ THIẾT BỊ VÀ THÔNG SỐ


Như bất kỳ một quá trình tiền kì chụp ảnh nào, tôi sẽ mất một buổi để xem xét địa điểm chụp, nguồn sáng, và tính chất công việc để có thể lựa chọn thiết bị phù hợp nhất. Việc này rất quan trọng vì set quay diễn ra liên tục nên bạn không có thời gian để mắc sai lầm, nhất là với thiết bị.

Vì trường quay khá rộng nên tôi đưa ra quyết định sử dụng 2 ống đa dụng và tele là 24-70 f2.8 và 70-200 f2.8. Vì team có 2 người nên chúng tôi chia nhau sử dụng 1 góc rộng và 1 tele để đảm bảo hình ảnh không bị trùng lặp về tiêu cự sẽ làm phức tạp quá trình hậu kì sau này, đồng thời đảm bảo có đủ các góc toàn - trung - cận.

Y2K_1130.jpg
24-70 và 70-200 là 2 loại lens được sử dụng nhiều nhất set quay.

Quảng cáo


Nguồn sáng trong trường quay đến từ những chiếc đèn kino và led panel cỡ lớn dành cho quay film nên khá ổn, tuy nhiên tôi vẫn quyết định tăng ISO lên khoảng 2000 để có thể tăng tốc độ chụp nhằm “bắt dính” các khoảnh khắc quan trọng khi cần thiết.

Và vì nguồn sáng là không đổi nên hãy set White Balance giống máy quay để có thể ra ảnh output có chất lượng màu tương đồng với video khi chương trình được lên sóng, điều này sẽ giúp bạn rút ngắn thêm thời gian làm hậu kì. Với một số bối cảnh ngoài trời hay di chuyển, hãy sử dụng Auto White Balance để tiết kiệm thời gian.

4476993_upload_2018-11-7_22-20-19.jpg
Đèn quay và chụp được sử dụng hỗn hợp trong một buổi ghi hình photoshoot.

Quá trình quay bao gồm cả ghi âm trực tiếp, vậy nên chế độ chụp Silent mode của máy ảnh thực sự là một ưu điểm lớn. Bạn sẽ không hề muốn xem một chương trình “tạch tạch” tiếng màn trập, hay tệ hơn là trong lúc quay, tiếng màn trập phá vỡ cảm xúc thật của nhân vật.

Chụp RAW để đảm bảo có source ảnh chất lượng cho hậu kì và JPEG để phù hợp với các mục đích sử dụng nhanh như đưa tin gấp hoặc lấy layout make up.

Với quá trình ghi hình dài, hãy nhớ luôn mang đủ pin và thẻ theo người và luôn cắm sạc để đảm bảo công việc không bị đình trệ. Người viết sử dụng 4 thẻ 32gb và 64gb thay đổi nhau thường xuyên, vừa đủ không gian cho việc lưu trữ, vừa gia tăng tuổi thọ thẻ nhớ.

Quảng cáo


TÔI QUAN TRỌNG THẾ NÀO?

Ảnh hậu trường là cần thiết và vị trí nhiếp ảnh gia hậu trường là quan trọng nhưng liệu bạn có là người quan trọng nhất set quay?

JILL4751.jpg
Luôn ưu tiên các anh quay phim và đạo diễn.

Trong một studio sản xuất lớn cỡ vài trăm mét vuông nhưng có tới gần 100 con người (đạo diễn, trợ lý, quay phim, sản xuất, hậu cần, âm thanh, ánh sáng, truyền thông,…) làm việc liên tục, bạn phải luôn giữ trong đầu vị trí của mình và tôn trọng công việc của người khác để toàn bộ chương trình được diễn ra suôn sẻ. Vì lỗi nhỏ của một vị trí đôi khi sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ ekip sản xuất và khiến công việc phải thực hiện lại từ đầu.

Y2K_1996.jpg
Số lượng người làm việc trong set lúc nào cũng rất lớn bất kể ngày đêm.

The Face là một chương trình truyền hình thực tế, vậy nên việc ghi hình là quan trọng nhất đồng nghĩa với việc nhân vật được ghi hình và các anh quay phim sẽ được ưu tiên nhất. Ở vị trí BTS photographer, tôi được di chuyển trong toàn bộ set quay, không bị giới hạn khu vực hoạt động, miễn là không xuất hiện trong hình hay cản trở việc quay phim và cần tuyệt đối im lặng. Nói chung cũng oai ra phết hehe!

Y2K_7777.jpg
Im lặng là vàng
Điều quan trọng nhất của chương trình cuối cùng không phải là ai, mà chính là sự bí mật. Bạn thử tưởng tượng một bộ phim sắp ra rạp, hay một chương trình truyền hình thực tế bị lộ thông tin trước khi được chiếu, liệu nó có đạt được những thành công như mong đợi? Vì thế dù ở vị trí giám đốc sản xuất hay cô lao công, cam kết bảo mật với chương trình và cam kết với chính bản thân mình không tiết lộ thông tin sẽ giúp bạn được tôn trọng hơn rất nhiều khi làm việc.

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM


Như đã giới thiệu, một set quay THE FACE VIỆT NAM thường lên tới cả trăm con người chia ra làm nhiều bộ phận đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng hoạt động để công việc diễn ra trơn tru và suôn sẻ. Vì vậy việc làm quen và hiểu rõ ai - làm ở bộ phận nào là rất quan trọng.

Y2K_5129.jpg
Đoàn kết là sức mạnh

Vì chụp hậu trường của chương trình lớn không phải công việc của một người, người viết cần làm việc với những photographer khác, vì vậy rất cần thiết phải làm quen và hiểu lẫn nhau, hiểu cách chụp và di chuyển của đồng đội mình để công việc không bị chồng chéo.

Là BTS photographer với những mục đích sử dụng hình ảnh như đã nói ở phần trước, tôi giao tiếp trực tiếp với đội ngũ truyền thông và sale ngay trên hiện trường để luôn đảm bảo hình ảnh của mình phục vụ đúng và đủ cho nhu cầu sản xuất, vậy nên luôn cần biết rõ bộ phận này có những ai để phối hợp nhịp nhàng.

Y2K_1775.jpg
Nhiều set quay diễn ra song song cùng lúc

Tại hiện trường các công việc diễn ra liên tục và đôi khi diễn ra song song, nên việc nói chuyện với điều phối viên hiện trường cũng là tất yếu. Bạn luôn cần cập nhật mọi thứ đang diễn ra để sẵn sàng chủ động cho các tình huống.

Bạn sẽ luôn cần nhờ đội hiện trường xử lý bối cảnh hay mấy anh làm ánh sáng chỉnh đèn để có những tấm hình tốt hơn, và cũng cần xin mấy anh quay phim tiến lại gần hơn để chụp mà không làm rung chân máy của họ. Nụ cười và sự lắng nghe trong hoàn cảnh này là công cụ tối ưu để "bôi trơn" công việc.

Y2K_3871.jpg
Trên hiện trường, người cầm ô cũng rất quan trọng

Đừng quên làm thân với đội hậu cần để biết rõ giờ nghỉ ăn cơm và được ưu ái để dành những phần ăn ngon nhất nhé haha!

Nói chung, công việc trong trường quay được phối hợp như những bánh răng trơn tru của một chiếc đồng hồ, nên người viết luôn cố gắng hết mình để là một bánh răng vui vẻ và có ích.


TÔI NÊN CHỤP GÌ?


Nghề chụp ảnh hậu trường là một công việc thú vị, tuy nhiên với thời gian làm việc tại trường quay dài và liên tục lên tới hàng chục giờ đồng hồ, việc tối ưu các công đoạn làm việc để đạt được hiệu suất cao nhất cũng sẽ đồng nghĩa với việc bạn có thể cho ra sản phẩm tốt hơn cũng như có thêm thời gian nghỉ ngơi. Vậy tôi nên chụp những gì?

  • Chụp ảnh hậu trường với mục đích truyền thông:

    Bạn sẽ cần những bức hình của nhân vật xuất hiện trên màn ảnh, mà ở THE FACE bao gồm các thí sinh, mentors, host của chương trình và bối cảnh trường quay. Khung hình của loạt ảnh này nên giống khung hình quay nhất có thể. Thể loại ảnh này được gọi là unit still photography, ảnh này như những lát cắt từ đoạn phim quay liên tục, với độ phân giải cao hơn và sắc nét hơn nhiều so với ảnh cắt từ clip.

    Y2K_5015.jpg
    Ảnh chụp phân cảnh quay hình hiệu chương trình

    Y2K_7313.jpg
    Ảnh chụp phân cảnh catwalk

    Y2K_7208.jpg
    Ảnh hiện trường theo góc máy quay

    Bên cạnh đó, những ảnh chân dung cận từng nhân vật, những khoảnh khắc tương tác, vui vẻ, căng thẳng hay kịch tính, nói chung hãy chụp những bức ảnh có thể kể chuyện.

    Y2K_2140.jpg Y2K_2148.jpg
    Những khoảnh khắc vui vẻ trên hiện trường

    Với phim hay truyền hình nói chung, loại ảnh này được sử dụng để làm tư liệu, làm poster, quảng cáo hình ảnh; với THE FACE nói riêng, loại ảnh này thường để truyền thông về nội dung chương trình cũng như lưu lại thiết kế của từng set quay (trang phục, make up, tình huống trên hiện trường,...)


  • Chụp ảnh hậu trường với mục đích trả quyền lợi nhà tài trợ:

    Lúc này, nhân vật chính cho khung hình chính là các sản phẩm tài trợ. Trong set quay, từ logo gắn trên tường, chai nước uống, bộ đồ nhân vật mặc, chiếc đèn ở góc hay chính bối cảnh quay bạn đang đứng trên đều có thể được tài trợ. Bạn phải khéo léo đưa những điều này vào khuôn hình sao cho thật tự nhiên, tránh để bị phô hay phản cảm. Kinh nghiệm của người viết là cần học thuộc danh sách sản phẩm được tài trợ và tập trung trong quá trình làm việc và chuẩn bị sẵn một check list trong điện thoại để biết mình đã chụp đủ hay chưa.

    Y2K_0095.jpg
    Sản phẩm tài trợ ở khắp mọi nơi

    Y2K_4102.jpg
    Chụp chân dung nhưng cũng không được quên logo chương trình

    Trong quá trình làm việc, bạn sẽ cần thực hiện một số ảnh trả tài trợ tương đối giống với chụp ảnh sản phẩm (product photography) nhưng với set up ánh sáng đơn giản và tốc độ làm việc nhanh để đảm bảo tiến độ của cả ekip.

    Y2K_4060.jpg
    Chụp sản phẩm ngay trên hiện trường
  • Chụp ảnh hậu trường với mục đích lưu trữ - tư liệu:

    Y2K_4876.jpg
    Set up chuẩn bị quay hình hiệu

    Y2K_2656.jpg
    Thiết bị sử dụng trên hiện trường

    Hình ảnh loại này sẽ được lưu trữ và sử dụng sau này bởi đội ngũ sản xuất với mục đích quảng cáo, xuất hiện trong hồ sơ làm việc và xin tài trợ của đơn vị sản xuất. Nội dung của hình ảnh sẽ bao gồm bối cảnh toàn bộ set quay, khác với ảnh để truyền thông, bối cảnh tư liệu sẽ bao gồm nhiều thông tin về ekip hơn: quá trình làm việc của các bộ phận, thiết bị máy móc, các đồ vật trang trí,...
    Hình này cũng hay được gọi vui là ảnh "tự sướng" của ekip.

    Y2K_2849.jpg
    Set up logo cho bối cảnh
Bên cạnh những ngày quay căng thẳng, THE FACE VIỆT NAM sẽ có những buổi photoshoot thời trang hoặc chân dung cho thí sinh nơi photographer chủ động trong việc chọn bối cảnh, set up ánh sáng và có "đất diễn" để sáng tác những khuôn hình mang tính sáng tạo cao.

Y2K_3027.jpg
Y2K_2977.jpg
Y2K_3436.jpg
Y2K_3260.jpg
Hậu trường một số buổi photoshoot

Hãy chụp nhiều hơn cần thiết, vì có những khoảnh khắc trên trường quay chỉ xảy ra một lần và không bao giờ lặp lại được.

HẬU KỲ - LỌC HÌNH VÀ CHỈNH SỬA


Trung bình một ngày quay 16-18 tiếng, người viết chụp khoảng 1500-2000 tấm ảnh, với team hình ảnh 2-3 người số lượng sẽ lên tới 5000-6000 ảnh/ngày và sau 1,5 tháng quay sẽ là hơn 220000 ảnh. Đây là một con số lớn, nếu không nói là khổng lồ với thời gian làm hậu kỳ hạn chế để kịp với lịch phát sóng chương trình.

  • Lọc hình:
    Hãy sử dụng những phần mềm duyệt ảnh cho đánh dấu như Adobe Bridge, Lightroom hay Photomechanic để có thể dễ dàng lựa chọn và phân loại ảnh ra các mục đích khác nhau. Ví dụ với cá nhân người viết, 1* dành cho ảnh truyển thông, 2* cho ảnh ekip, lưu trữ và 3* dành cho ảnh trả tài trợ.

    LR.jpg
    Luôn chọn nhiều nhất có thể

    Khi đã cẩn trọng và tối ưu trong lúc chụp, quá trình lọc ảnh sẽ để loại bỏ những hình trùng lặp về nội dung hay sai sót về kỹ thuật. Hình ảnh có tính chất khoảnh khắc sẽ được đánh giá cao, nhưng cũng đừng bỏ qua những ảnh mà cá nhân bạn nghĩ là không hấp dẫn. Một lần nữa, hãy chọn nhiều ảnh nhất có thể. Cũng giống như nấu ăn, đội ngũ truyền thông là những đầu bếp rất giỏi trong việc "xào nấu" thông tin và ảnh bạn đưa họ chính là nguyên liệu cần thiết. Hãy đưa họ nguyên liệu tốt với số lượng lớn để khán giả có một bữa ăn ngon!

  • Chỉnh sửa:
    Làm một phép tính vui nho nhỏ, nếu việc crop một ảnh mất 3s, với 220000 ảnh, bạn sẽ mất 7,6 ngày liên tục không ăn ngủ chỉ để crop ảnh. Vì vậy việc tối ưu thông số và lựa chọn khung hình chuẩn không thừa không thiếu từ lúc chụp thực sự quan trọng để tiết kiệm thời gian cũng như sức lực.

    Screen Shot 2018-11-23 at 12.23.19 AM.png
    Hãy tận dụng tính năng syncronize cho các ảnh tương đồng về ánh sáng và màu sắc

    Nếu đã sử dụng những thông số hợp lý với thứ tự chụp phù hợp trong quá trình làm việc tại hiện trường, việc chỉnh sửa hậu kỳ về cơ bản sẽ chỉ cần một số thao tác cơ bản như xoay nhẹ hình bị lệch, tăng giảm contrast, saturation sao cho bắt mắt hơn. Lúc này những tính năng cho phép đồng bộ thông số (syncronize settings) giữa các ảnh phát huy lợi thế rất mạnh.

    Screen Shot 2018-09-04 at 5.27.56 PM.jpg
    Ảnh chưa qua chỉnh sửa của một buổi photoshoot

    Với những hình ảnh chân dung từ các buổi photoshoot riêng lẻ, bạn sẽ cần đào sâu hơn vào kỹ năng sử dụng các công cụ Photoshop để cắt ghép, xử lý da người, đánh khối, lên tông màu cho ảnh,...

CHĂM SÓC BẢN THÂN


Ngày dài nhất trên hiện trường của người viết dài gần 30 tiếng liên tục không ngủ. Với những ngày quay thông thường từ 16-18 tiếng đồng hồ, các bộ phận trên hiện trường sẽ thay phiên nhau trong các phần việc, tuy nhiên với vị trí của một người ghi lại toàn bộ quá trình sản xuất bằng hình ảnh, bạn sẽ không có lí do gì để ngủ nghỉ khi các bộ phận vẫn đang làm việc và ekip vẫn đang sản xuất. Khoảng nghỉ của photographer trên hiện trường sẽ thường ngắn hơn mọi người một chút vì luôn cần phải quan sát tránh để mất những khoảnh khắc đẹp dù là của nhân vật được quay hay của ekip sản xuất. Cũng vì vậy mà bạn cần chăm sóc bản thân mình tốt hơn.

Y2K_0671.jpg
Cơm tấm ở đoàn quay
Sau trải nghiệm này, người viết xin được tổng kết một số kinh nghiệm giúp bảo vệ sức khỏe để có thể tiếp tục yêu nghề:
  • Đọc kỹ lịch trình, lên danh sách những điều cần chụp trước giờ sản xuất.
  • Lịch quay dài, sử dụng chất kích thích như cà phê, nước tăng lực hay thuốc lá rất khó tránh khỏi nhưng hãy điều độ.
  • Hãy uống nhiều nước và ăn đúng giờ, ăn nhiều hơn một chút vì sẽ giúp bạn tỉnh táo lâu hơn và giảm dung nạp chất kích thích.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin C bằng trái cây, C sủi hay nước chanh để tăng đề kháng.
  • Ngồi khi có thể, ngủ ngay khi được nghỉ.
  • Một số bài thể dục đơn giản như vươn vai hay ép cơ sẽ rất hữu ích.
JILL4629.jpg
Làm gì để tỉnh ngủ sau 30 tiếng quay liên tục?

LỜI KẾT

Y2K_1708.jpg
Chụp ảnh hậu trường không quá cần kỹ thuật cao về nhiếp ảnh, nhưng lại yêu cầu sự tập trung cao độ, tư duy câu chuyện, kỹ năng đọc và xử lý tình huống và một sức khỏe dẻo dai. Trên thế giới, dù không nổi bật như phóng viên ảnh hay nhiếp ảnh gia thời trang nhưng nghề ảnh hậu trường vẫn có chỗ đứng và tiếng nói riêng. Các bạn có sẵn sàng thử một lần làm công việc thú vị này?
65 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

icon929
TÍCH CỰC
5 năm
Gỉ chứ The Face Là em Ghét đui
Đào tạo gái chuyên nghiệp
@icon929 Bạn nói cứ như người trong cuộc nhỉ !
Mình vẫn thắc mắc về hậu trường phim JAV
Cả ekip cả mấy người mỗi người 1 việc, tập trung vào 2 hoặc nhóm diễn viên đang hùng hục khí thế
@batmanletruc Jav nó khắc nghiệt hơn này cả 1000 lần... ông làm mà ko giữ tỉnh táo lọ mọ với mấy em... hoặc ngược lại cả 2 sẽ bị đuổi và bồi thường... nói chung luôn có phương châm chỉ dc nhìn ko dc sờ mó dù có mời gọi haha
@Bão Sài Gòn Riết có khi nào kiểu bị chai cảm xúc không ta?
12minhduc.
TÍCH CỰC
5 năm
Nhìn vào rất hào nhoáng, bước vào mới thấy tăm tối.
Ko nói về chương trình. Cách mô tả về hậu trượng của bài viết rất hay. Tôi ko rành về chụp hình nhưng đọc qua mới thấy cái hay cái thú vị của nghề. Rất hay.
y2k.Smith
TÍCH CỰC
5 năm
@louislolitta Rất vui vì được chia sẻ 😁:D:D
Ekip nhìn rất chuyên nghiệp.
Cảm ơn bác đã chia sẻ hình ảnh và thông tin.
y2k.Smith
TÍCH CỰC
5 năm
@tranvutruong Rất vui vì được chia sẻ 😁:D:D
Dăm ba cái chương trình vớ vẩn. Như kiểu đào tạo một lứa mà tương lai gần sau này báo chí nhắc lại chúng nó về vụ ra chợ mua hoa mua thịt, hoặc không còn dc nhắc lại nữa. Hết
DexterNT
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Diêm Vương Trả Về Tập trung vô chủ đề topic đi giáo sư
@Diêm Vương Trả Về Xuống Địa ngục mà còn bị trả về, không dám chứa là thế nào rồi. Haha.
topol1990
TÍCH CỰC
5 năm
Bài viết rất hay và ý nghĩa, dù mình chỉ là chơi ảnh amateur nhưng cũng rất thích sự chuyên nghiệp như vậy. Nhìn mà mê, những chiếc máy ảnh flagship mới phát huy hết năng lực.
y2k.Smith
TÍCH CỰC
5 năm
@topol1990 Cảm ơn bác nhé 🆒
OxJade
TÍCH CỰC
5 năm
Mấy team chụp kiểu này thì tay nghề setup ánh sáng,đèn đuốc rất tốt,nếu học dc mấy cái này thì anh em có thể mở studio chụp ảnh dễ dàng hơn
@OxJade Muốn trở thành một Photographer chuyên nghiệp cũng không khó nhưng cần có trường lớp đào tạo, nhưng để nổi tiêng lại là một chuyện khác
Càng tìm hiểu càng thấy lắm công phu.. vì ngoài kỹ thuật cũng cần biết về luật pháp , kiến thức tổng quát về môi trường, tâm lý v v...ứng xử trên hiện trường
Không phải chỉ trong một phạm vi nhỏ như sân khấu hay hậu trường... vì nó còn mang danh nghĩa như một phóng viên ....
OxJade
TÍCH CỰC
5 năm
@TsanHoang mà thường mấy cái này giấu kinh nghiệm lắm,ít ai share ,còn chuyện học thêm về tâm lý thì đó là đạo đức nghề nghiệp thì ai cũng phải học rồi anh
@OxJade Trong lớp học chuyên nghiệp thì họ sẽ dạy từ A-Z nhưng tuỳ theo sở thích của mỗi người thích chuyên sâu , nguoi thì thích fashion, người thích model (trẻ em hay người lớn), nguòi thich kiến trúc, nguòi thích là phóng viên... tui nhiên kiên thức phổ thông cũng rất cần khi tác nghiệp ... như biết qua về điện cũng rất có lợi.
Thí du ở một nơi sinh hoạt nhỏ , hệ thông điên cũ, khi dàn dựng để chuẩn bi cho một lễ hội lúc ban đầu không bi trở ngai... nhưng khi bắt đầu chương trình , các dụng cụ âm thanh , ánh sáng cùng hoat động cùng một lúc , đột nhiên bị mất điên vài nơi trong đó có dàn đèn máy của mình thì ít nhất là minh biết là bị quá tải cần tìm chô cắm khác để tiếp tục công việc...theo hướng dẫn thị mọi nguòi có thể thực hiện , tác giả không dấu diếm nhung làm đc như tg thì cũng hơi lâu và khó.
Trường phái của tg về ảnh nghệ thuật qua chính sửa khác với ảnh thuần tuý dùng kỹ năng và kinh nghiêm trên máy để có hình thật.
Có môn thi ảnh đẹp dành riêng cho truòng phái này..
Kiểu như là đi lựa hoa ở các làng hoa xong về chưng lên bán giá cao... j chứ cái ngành này nó là vậy... chấp nhận cuộc chơi thì phải chịu.,. Như mấy cái show tt toàn đại gia rĩnh mở đi xem.., mấy em phía trên nháy mắt anh nào... ok ông bầu ra giá... sẽ tới xyz
@Bão Sài Gòn Ủa bài viết hậu trường chụp ảnh mà bác bàn cái gì mà lựa hoa nháy mắt các kiểu thế ạ 😁
@Vỹ Spirit Bây giờ là vậy đại gia và chân dài ... thử hỏi ai ko mê tiền... mấy em có tiếng rồi hình thể chuẩn nữa thì ... chậc chậc khó tránh khỏi miệng sói của mấy tay đại gia
@Bão Sài Gòn kiểu như nhìn một lệ rơi rồi đánh giả cả nền âm nhạc thế giới
@Bão Sài Gòn Thuận mua vừa bán, đời nó đã như thế rồi, quan tâm chi chuyện thiên hạ làm gì. Chỉ cần có gái đẹp để ngó là được rồi, còn nó abc xyz với ai thì đó là chuyện của họ, nó không xyz với đại gia thì cũng không tới lượt mình, thì việc gì mình phải quan tâm làm gì 😁
@Bão Sài Gòn mấy cha này như kiểu muốn chơi nhưng đéo có điều kiện nên không động vào cũng ngứa ấy. Topic đưa tin xong mầy lão già vào bình luận chê gái gú này nọ, mệt ghê
kuluoj
TÍCH CỰC
5 năm
Ngưỡng mộ sự chuyên nghiệp của tác giả và cả ekip. Xem xong nâng tầm hiểu biết lên 1 chút về tính chất công việc và quy trình sản xuất media.
Hậu trường nhiều thứ nhể. Thế mà cho ra sản phẩm chỉ để khi nào mềnh đi toilet mới xem. Thiệt là uổng quá đi
Trước khi xem bài viết này thì mình xem The Face VN chủ yếu để hóng chửi lộn và drama của các mentor với nhau thui 😁
Nhưng sau khi biết được đằng sau những tập quay đó là tất cả công sức của gần 100 con người thì thật đáng nể phục.
tamle_o
CAO CẤP
5 năm
@Vỹ Spirit Ít ng mà làm ra ctrinh hay mởi nể chứ ngc lại nể cái j zzz
Làm cái này chắc tiền nhiều
bài viết hay, chia sẻ được nhiều điều thú vị sau hào quang của chương trình, từng cảnh trong ảnh đều nhớ vì đã xem chương trình rồi, khá ngạc nhiên với "hậu trường", mà cũng hợp lý thôi, vì nó là chương trình truyền hình thực tế, nên phần nào lên truyền hình mới phải đẹp.
Cảm ơn anh về bài viết <3
lenhan555
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cho mình hỏi vài câu hỏi:
1/ DLSR thì dòng nào có Silent Mode, và 6D có chế độ này không bạn?
2/ Người viết sử dụng 4 thẻ 32gb và 64gb thay đổi nhau thường xuyên, vừa đủ không gian cho việc lưu trữ, vừa gia tăng tuổi thọ thẻ nhớ. => Này nghĩa thế nào, có thể nói chi tiết được không bạn?
@lenhan555 Bạn cứ hiểu là lúc chụp bắn liên thanh ảnh hơn 10 tấm (tối thiểu) 😁 và hậu kì về lọc ra! ;)
Vậy nên muốn thẻ nhớ không bị hao mòn thì thay đổi thẻ nhớ khác nhau giúp cho việc Hao Mòn Thẻ Nhớ của 4 thẻ này giảm xuống! ;)
Hoặc là chụp bằng 4 thẻ 32Gb rồi Copy vào thẻ 64Gb để lưu trữ! :D
y2k.Smith
TÍCH CỰC
5 năm
@lenhan555 1. Silent Mode hay Quiet Mode trên máy DSLR sẽ là tính năng ở một số máy có khả năng giảm tốc độ gương lật khi chụp giúp tiếng kêu phát ra nhỏ hơn. Bác có thể google dòng máy của mình có không nhé.

2. Em có 2 cái thẻ 32gb và 2 cái thẻ 64gb dùng thay thế nhau liên tục. Nó giống như bác đi 1 đôi giày hàng ngày liên tục thì nó nhanh hỏng mà đi 4 đôi giày thay thế nhau vừa đẹp vừa thời trang vừa bền hehe.
@y2k.Smith Đúng cái gì cũng có giới hạn về độ bền tuy nhiên đối với hình ảnh mình sợ nhất là mất thẻ. Chứ thẻ CF của các hãng tên tuổi thì bền vượt thời gian. Không biết bác có bị hỏng cái thẻ CF nào chưa?
y2k.Smith
TÍCH CỰC
5 năm
@RC213v Cuộc đời đi chụp em chết vô số thẻ SD còn CF thì đúng là bền hơn nhưng vẫn chết 2 cái bác ạ.
Nói chung làm nghề chuyên nghiệp sợ mất thẻ với ổ cứng hơn cả máy móc thiết bị khác 😁:D:D
Nói chung nghề quay phim vất vả, được cái nhiều $.
Thiệt thòi v

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019