Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Có khi nào anh em tự hỏi tại sao 3 màu chính trong nhiếp ảnh là: RGB (red - green - blue) không?

tuanlionsg
29/8/2019 0:58Phản hồi: 81
Có khi nào anh em tự hỏi tại sao 3 màu chính trong nhiếp ảnh là: RGB (red - green - blue) không?
Khi đeo kính màu, tất cả những gì ta nhìn thấy bằng mắt đều nhuốm màu. Điều tương tự cũng xảy ra khi ta bước vào một căn phòng được chiếu sáng bằng đèn màu. Ngay khi đó, nhờ kinh nghiệm có từ trước, não người nhận biết các đối tượng thông thường như cây cối, đám mây, da người có màu gì, và hệ thống thị giác lần lượt thích nghi với các điều kiện chiếu sáng mới, và màu sắc trông có vẻ bình thường. Cách mà não bộ thích nghi với các điều kiện chiếu sáng như vậy đã được các máy ảnh kỹ thuật số tái hiện qua chức năng (tự động) cân bằng trắng.


tattly_rgb_tina_roth_eisenberg_00_540x.png



Màu sắc nhìn thấy được là gì?


Ánh sáng có thể nhìn thấy được là một loại sóng điện từ. Hẳn là sẽ chẳng có gì đáng chú ý, nếu nó không làm cho mắt chúng ta phải điều tiết theo. Mắt người giống như chiếc ăng-ten máy thu thanh, trừ việc nhạy bén với một dải tần số khác nhau. Chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng trong phạm vi bước sóng khoảng 380nm đến xấp xỉ 700nm. Dải bước sóng đó được gọi là phổ màu có thể nhìn thấy và được bao bọc bởi tia cực tím và tia hồng ngoại.


Mô tả về các màu sắc mắt người có thể nhìn thấy dựa vào tỉ lệ các màu cơ bản Đỏ, Lam và Lục cần thiết để có được cùng cảm nhận thị giác. Qua năm tháng, một số hệ thống đo màu, phương thức sắp xếp và xác định màu sắc bằng những thuộc tính đặc trưng, đã được triển khai. Đồ thị kết tủa màu được phát triển vào năm 1931, do Uỷ Hội Quốc Tế về Chiếu Sáng (CIE, từ tiếng Pháp : Comission Internationale pour l’Éclairage) là một công cụ vẫn đang được sử dụng rộng rãi khi nói đến các không gian màu.

Theo biểu đồ kết minh hoạ màu CIE (CIE chromaticity diagram 1931) dành cho hệ thống màu XYZ, một tập hợp các điểm (quỹ tích) có thể xác định, mô tả màu sắc nhìn thấy được của một vật thể đen toả nhiệt (một đối tượng màu đen không phản chiếu). Đường cong hình thành bởi những điểm như thế được gọi là quỹ tích Planck.

Bằng cách sử dụng các giá trị từ màu sắc trùng với đồ thị, ta có thể vẽ thành không gian ba chiều vị trí tất cả các màu trong phổ màu, có lượng màu Đỏ, Lam và Lục trên ba trục tương ứng. Điểm gốc (0) là điểm đen ở đó không có màu Đỏ, Lam và Lục.

3846784_2000px-CIE-1931_diagram_in_LAB_space.png


Dãy màu trong nhiếp ảnh


Trong nhiếp ảnh, dãy màu của các nguồn sáng rất rộng. Hãy nghĩ đến ánh sáng vào một buổi chiều tà, hoặc một bầu trời u ám, hoặc một bóng đèn halogen. Nhờ vào cái được gọi là cân bằng trắng mà việc bù thêm màu cho nguồn sáng có thể được áp dụng sao đó để cuối cùng ảnh chụp sẽ trông giống như chủ thể được chiếu sáng bởi ánh sáng trắng của mặt trời (tương đương khoảng 5200 - 6000K). Dĩ nhiên có những trường hợp như chụp đèn nê-ông hay pháo hoa, hoặc để có những hiệu ứng nhiếp ảnh đặc biệt, người ta sẽ chủ động giữ lại hoàn toàn, hoặc một phần màu của nguồn sáng đó.


Đọc tiếp: https://tinhte.vn/threads/hoc-chup-anh-mau-sac-co-ban-thu-thuat-phoi-mau-hai-hoa-dave-morrow.2678431/

Quảng cáo

81 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Làm thêm cái CMYK luôn mod ơi
xversion1
TÍCH CỰC
5 năm
@boyngo1988 Màu in thì nó lại là chuyện khác, bác lấy 2 mầu cộng trong hệ RGB mà lại pha theo kiểu mầu trừ thì làm sao đúng được.
@xversion1 đang tranh luận màu CMYK in ấn vs bác trên bác ơi ko đá động tới RGB hết, đơn giản e minh họa cyan trong nhóm 4 màu gốc không có gì màu có thể pha ra 4 đứa nó hết.
xversion1
TÍCH CỰC
5 năm
@☐ ☐ @boyngo1988 Em thấy 2 bác tranh luận nhưng ko nói đến cùng 1 thứ. Mầu gốc hay ko gốc là chỉ tính trong 1 hệ thôi. Trong hệ RGB thì 3 mầu red, blue, green là màu gốc và phải áp dụng các quy tắc pha mầu trong hệ này. Trong hệ CMYK thì cyan, magenta, yellow, black là gốc, cũng phải áp dụng quy tắc pha mầu riêng. Các hệ ko thể áp dụng lẫn lộn. Cho nên 2 bác mỗi bác nói 1 kiểu mà bác nào cũng đúng và cũng sai là vì các bác ko nói về cùng 1 hệ mầu. Áp dụng đúng quy tắc thì hệ này có thể pha thành mầu của hệ kia.
☐ ☐
TÍCH CỰC
5 năm
@xversion1 Thì ý t là thế mà
Có màu vẽ thì k pha màu nào ra yellow red và blue được thôi, còn màu rgb hay cmyk đều pha ra nhau được
Mr Vu79
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ba màu này là màu chính không chỉ trong nhíp ảnh, mà còn còn ứng dụng thực tế bên ngoài. Từ 3 này chúng ta pha trộn sẽ cho ra bất cứ màu nào mình muốn.
@Mr Vu79 Thực tế bên ngoài là màu trừ cmy chứ màu cộng chỉ cơ ở các vật tự phát sáng
Mr Vu79
ĐẠI BÀNG
5 năm
@thienvk Thì đúng rồi bác, từ 3 màu này pha trộn cho ra bất cứ màu nào, ngay cả trên đồ họa hay màu thực tế bên ngoài...
Duyy Khoaa
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Mr Vu79 Điểm sai rõ ràng nhất là RGB kết hợp lại cho ra Ánh sáng trắng, còn RYB khi pha màu sẽ cho nâu đen (~ đen). 2 Quy luật khác nhau ko nên nhầm lẫn
Thì cái màu tivi cũng chỉ căn bản là RGB thôi ... Ai học điện tử sẽ học kỹ về phần này ... Còn giới ảnh za như cu hiệp gọi là chất ảnh đấy kkkk 😁
@Bão Sài Gòn Đúng rồi. Logo VTV cũng chỉ có 3 màu này mà không có màu khác
Rất mong @tuanlionsg có thêm mấy bài hướng dẫn sử dụng về sRGB, CMYK và RGB: các tình huống cài đặt, nhu cầu thực tế khi xem trên FB, rửa ảnh ...
Syter
TÍCH CỰC
5 năm
@thaikhang91 RGB là công thức / hệ màu digital nói chung
sRGB (ra đời đầu tiên, mặc định là tiêu chuẩn) là một không gian màu, tất cả những tấm ảnh mà bác thấy trên internet đều là sRGB. Tương tự với AdobeRGB hay ProPhotoRGB cũng là không gian màu nhưng 2 thằng này chuyên dụng hơn, có mục đích rườm rà hơn.
CMYK là công thức / hệ màu in ấn

Nếu tải ảnh từ internet về (sRGB) thì nên chuyển đổi sang CMYK trước khi in ấn để không bị thiếu thông tin màu. Nếu quên? Không đến mức thảm hoạ vì sRGB được hỗ trợ trong các máy in từ lâu, nó sẽ đảm nhiệm công việc convert sang CMYK, hình ảnh vẫn ngon lành nhưng nếu cần sự chính xác cao và tỉ mỉ thì nên xử lý từ trước. Đó là mình hiểu đơn giản vậy.
@Syter Cám ơn bạn đã hỗ trợ nhiệt tình
Cằm máy ảnh lên chụp chứ cũng chưa bao giờ hỏi luôn.
bozvot
ĐẠI BÀNG
5 năm
Không. Vì ý nghĩa 3 màu này là gì đã được dạy ở Vật Lý phổ thông, kiến thức đó được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực không chỉ nhiếp ảnh.
lâu nay cứ thắc mắc RGB là gì. nay đã rõ, mong bác nói thêm về cái sRGB luôn.
@quangthegtvtk49 sRGB đơn giản là siêu RGB 😁:D:D
@tinhteplay2 kiểu lên lever đó à bác :p:p:p
Ngoài RGB thì còn rất nhiều hệ màu cơ bản nữa
princez
CAO CẤP
5 năm
Sao mình đọc chưa nhìn thấy đoạn nào nói rằng tại sao lại lựa chọn là Đỏ - Lục - Xanh dương mà không phải mầu khác ??? Sao lại không phải là Đỏ - Lục - Tím ???
@princez Bạn đòi kiểu hiểu từ gốc thì phải nhào vào mà học chuyên sâu về lịch sử ngành học đó chứ sao cả một nền tảng gói gọn trong vài chữ đơn giản được. Đại trà chỉ hiểu nó là cái gì và phạm vi áp dụng. Chứ tại sao họ đặt ra được như vậy thì phải học chuyên sâu may ra. Giống như số 0, tại sao lại có số 0 nó là cả một lịch sử dài nhằng của nó, hầu hết chúng ta chỉ chấp nhận là có số 0 vậy vậy. Hay tại sao lại có chữ a b c mà ko phải là × ∆ ^
princez
CAO CẤP
5 năm
@Cận Ngôn Không cần phải chuyên sâu đến gốc rễ vấn đề. Mà chỉ cần nêu cái nguyên nhân chủ chốt thôi, thế mới là người biết diễn giải vấn đề. VD cho bạn một trường hợp: người ta phát hiện ra sao Hải Vương (Neptune) bằng cách quan sát những sai lệch về quỹ đạo của sao Thiên Vương (Uranus) và tính toán phải có một vật thể ở vị trí đó. Rõ ràng giải thích thế là mọi người đều hiểu, người ta cần gì biết đến các tính toán đó trông như thế nào, phương trình đó cân bằng bằng cái gì. Vậy cái hệ màu đang sử dụng Đỏ - Lục - Xanh này chứ không phải là Đỏ - Lục - Tím có thể giải thích theo hướng đó, VD là không tìm ra chất bán dẫn nào cảm ứng được màu tím, hoặc chất bán dẫn màu xanh nó rẻ nhất... chứ hì hục viết ra cái bài viết cuối cùng chốt câu "do nó theo đúc kết" thì thôi đừng viết nữa cho nhanh
xversion1
TÍCH CỰC
5 năm
@princez Bài viết của mod đọc thấy dài, loằng ngoằng, phức tạp hóa mà vẫn không đúng ý.

Lý do chính để RGB trở thành hệ mầu phổ biến và do đó được dùng chính trong nhiếp ảnh đó là vì mắt người có 3 loại tế bào nhạy cảm với 3 màu này. Nó là do cấu tạo sinh lý của mắt người.
Các loài vật khác nhau sẽ có những tế bào tiếp nhận màu sắc khác nhau. Có loại chim nhìn được cả tia hồng ngoại, có loại lại thấy tia cực tím. Giả sử mỗi loại động vật mà có trí thông minh để phát triển hệ thống nhiếp ảnh thì chúng sẽ có những hệ mầu cơ bản phổ biến hoàn toàn khác nhau, RGB chỉ phổ biến riêng cho loài người.
lllll-13
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Cận Ngôn Bác sửa lại là sau khi hình dung và tính toán người ta thấy cần sử dụng 3 màu RGB trộn vào nhau để tái hiện toàn bộ các dải màu khác cho nhanh, bỏ chữ "dễ" đi cho nó giống cái ví dụ bác @princez đưa ra
RGB quá thông dụng rồi 😁
Nếu mình ko nhầm thì cái hình đang để trong bài là hệ màu Lab mà nhỉ?
P/s: L*a*b mô tả tất cả những màu mà mắt một người bình thường có thể nhìn thấy được
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
Lắm kiểu quá. Mua màn hình toàn đọc 100% sRGB xong lại chỉ đc 90% RGB xog lại chỉ đc 75% DCI P3 thật là phức tạp
@Ngọc NC RGB, sRGB, DCi P3... nôm na là các dải màu hay không gian màu thuộc các tiêu chuẩn khác nhau thôi bác. Mỗi dải hiển thị 1 lượng màu khác nhau, và có dải này rộng hơn dải kia. Giống như tệp ảnh có các loại JPEG, PNG, BMP, 8 bit.... và mỗi loại cho ra chất lượng hình ảnh khác nhau vậy, và có loại này đẹp hơn loại kia 😁
http://www.trangdenmag.com/thong-tin-su-kien/kien-thuc/1184-khong-gian-mau-color-spaces.html
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
@SilverWolf501 Còn hệ nào lôi hết ra đê. Chỉ khổ người tiêu dùng tha hồ bị móc thêm tiền. Ây da màn của tôi thể hiện đc 100% dci p3 thêm tiền nào
@Ngọc NC Bác có thể mua loại rẻ tiền và mua theo mức giá mà. không muốn bị móc tiền thì đơn giản là đừng mua 😃
Thanks mod.!
Bài viết hữu ích.
chắc ko 😁
@#JK Tivi cũng vậy mà. Nếu bạn để ý thì logo VTV và logo đài truyền hình các tỉnh cũng chỉ có 3 màu này
@tungchi_nguyen cảm ơn bạn đã nói điều mà ai cũng biết.
ktstuan83
TÍCH CỰC
5 năm
3 ông này + thêm trắng, đen ra 1 đống màu còn lại
lebinh156
TÍCH CỰC
5 năm
Giờ mới biết
Mình hậu kỳ toàn dùng cmy vì còn phải tính đến lúc in nữa, pts hỗ trợ cmy tốt hơn
lllll-13
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hoàng Z AI hay Corel mới hỗ trợ CMYK tốt hơn PTS chứ ???
@lllll-13 Mình đang nói pts hỗ trợ cmy tốt hơn rgb chứ k so phần mềm. Mà thực tế khi dùng ai mình lại ít quan tâm đến cmyk hay rgb như pts hay lr bởi vì nó ít khi phải làm những việc kiểu như kéo màu để đc blend như ý...
Thiên nhiên hay thật
Không hiểu sao tất cả các màu thì được tạo bởi 3 màu trên ...
Đọc xong bài này mình vẫn chưa hiểu vì sao lại sử dụng RGB nhỉ?
Mình nghĩ sử dụng 3 màu khác cũng có thể pha thành các màu tương tự như thế này, với một tỉ lệ pha trộn phù hợp
@Syter Ai bảo bạn vậy.
Và khi xem mà nó nhiều màu sắc thì là nó có nhiều màu sắc chứ không phải ảo giác nhé.
Mỗi màu sẽ được pha theo một tỉ lệ nhất định từ các màu cơ bản.
. Quan trọng: 3 màu khác cũng có thể pha trộn thành các màu khác nhau theo một tỉ lệ nhất định.
@xversion1 Bạn này giải thích có vẻ đúng này.
Đó cũng giải thích một số người bị hiện tượng mù màu
Syter
TÍCH CỰC
5 năm
@leemanhj916 Nếu bạn không bị ảo giác thì bạn sẽ chỉ nhìn thấy 3 màu RGB trên TV nhấp nháy thôi. Não nó sẽ giúp bạn pha trộn màu bằng cường độ sáng và màu sắc của những pixels đó. Nó sẽ xử lý và bảo rằng "ờ xanh + đỏ = tím".
Ngoài ra TV cho thêm 1 loại ảo giác đó là video, chả có video nào trên TV cả, toàn hình tĩnh cả đấy.

Cuối cùng mình xin nhổ 1 cách rất khinh bỉ vào mặt bạn vì dám lấy ý kiến của người khác thành ý kiến riêng:
- Phủ nhận ý kiến của mình xong đính chính y chang
- Lấy ý kiến của bác @xversion1 rồi sửa comment như thật.

Lời cảm ơn không mất gì cả, nó còn giúp thế giới xanh tươi hơn, chứ mấy thứ chôm chỉa như bạn hổng có gì vui. Tui để bạn đọc 1 ngày xong tui block.
lllll-13
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Syter Cái này thì cần phải tìm hiểu qua một chút, vài ông trên kia nói cũng đúng là nếu chỉ tính pha màu thì có rất nhiều cách pha ( trong thực tế ), nhưng vì sao lại chỉ dùng RGB là hệ màu chính ( trong digital) và lại dùng CMYK ( trong in ấn ), kiểu đặt câu hỏi thiếu nên khiến người khác trả lời cũng không đầy đủ được, còn muốn đầy đủ thì vài cái comment nó không đủ vì nó liên quan đến nhiều thứ.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019