[Có thể bạn chưa biết] Có một loài sinh vật đơn bào nhưng có sức mạnh thay đổi thế giới

BaroTo
5/8/2019 11:7Phản hồi: 58
[Có thể bạn chưa biết] Có một loài sinh vật đơn bào nhưng có sức mạnh thay đổi thế giới
Bạn sẽ thấy thế nào khi biết được có một sinh vật đơn bào nhưng suýt nữa đã hủy diệt sự sống trên Trái Đất?!? Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục! Còn thuyết phục như thế nào thì mời đọc tiếp nha. Nó tạo ra cuộc Đại tuyệt chủng đầu tiên trong lịch sử Trái Đất và mở đường cho sự đa bào phức tạp sau này. Vậy chúng là gì và đã làm điều đó như thế nào?

giphy (8).gif

Chúng chính là vi khuẩn lam, một sinh vật đơn giản, không nhân, không bào quan đã tạo nên một chương then chốt trong lịch sử sự sống trên Trái Đất. Bầu khí quyển Trái Đất không phải lúc nào cũng giàu Oxy như ngày nay. Vào khoảng 3,5 tỉ năm trước, không khí chỉ toàn là nitơ, CO2 và mêtan. Oxy dạng khí rất hiếm và hầu hết ở dưới dạng phân tử như nước. Đại dương lúc bấy giờ chứa toàn vi khuẩn kị khí, những sinh vật đơn bào, đơn giản, phát triển không cần Oxy.

giphy (2).gif

Tuy nhiên, vào khoảng 2,5 - 3,5 tỉ năm trước, một trong các loài vi sinh vật này - tổ tiên của khuẩn lam ta biết ngày nay - đã phát triển một khả năng mới, chính là quang hợp. Chúng lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời để chuyển hóa CO2 và nước thành khí Oxy nhằm tạo ra năng lượng.

giphy (1).gif

Màu xanh lam có được là do chất diệp lục giúp chúng hấp thụ ánh sáng mặt trời. Quang hợp giúp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn và to hơn các loài vi khuẩn khác. Chúng có thể tự sản xuất năng lượng từ nguồn nguyên liệu vô tận, vì vậy, chúng phát triển rất nhanh và gia tăng đột biến về số lượng. Từ đây, quá trình “đầu độc” các vi khuẩn khác bắt đầu với việc thải ra môi trường ngày càng nhiều khí Oxy.

giphy.gif

Lúc đầu, Oxy tạo ra đều phản ứng hóa học với sắt và các hợp chất khác, nhưng sau vài trăm triệu năm, lượng Oxy được sản sinh ngày càng nhiều, nhanh hơn quá trình phản ứng với các chất khác nên dần dần được tích lũy trong khí quyển, gây rắc rối lớn cho những vi khuẩn còn lại trên Trái Đất - những vi sinh vật này xem không khí giàu Oxy thực là chất độc và hệ quả là cuộc đại tuyệt chủng đầu tiên vào khoảng 2,5 tỉ năm trước, ngoại trừ vi khuẩn lam.

giphy (3).gif

Vấn đề không dừng lại ở đó. Khí mêtan trong khí quyển là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính để giữ ấm Trái Đất thời bấy giờ, nhưng Oxy thừa phản ứng với mêtan tạo thành CO2 và nước làm giảm khả năng giữ nhiệt. Và cũng vì thế kỉ băng hà đầu tiên và cũng là dài nhất, được biết đến với tên gọi “Kỷ băng hà Huron” bắt đầu. Trái Đất như quả bóng tuyết khổng lồ suốt vài trăm triệu năm và một lần nữa, sự sống gần như tuyệt diệt.

giphy (5).gif

Nhưng may thay, vi khuẩn hiếu khí bắt đầu thích nghi và biết cách sử dụng Oxy để tạo ra năng lượng, Oxy dư thừa dần dần được chuyển hóa lại. Lượng Oxy tăng và giảm đến một lượng cân bằng xấp xỉ 21% như ngày hôm nay. Oxy có tính ứng dụng cao, do đó khả năng sử dụng Oxy giúp sinh vật nhanh chóng đa dạng và tiến hóa thành các loài phức tạp hơn. Vi khuẩn lam cũng góp phần vào chuyện đó.

giphy (4).gif

Hàng trăm triệu năm trước, một vài vi khuẩn tiền sử đã nuốt những con khuẩn lam, quá trình này được gọi là nội cộng sinh. Đó là tổ tiên của tế bào thực vật, khuẩn lam trở thành lục lạp và các bào quan thực hiện chức năng quang hợp của thực vật ngày nay.

giphy (6).gif

Vi khuẩn lam vẫn đang tồn tại khắp mọi nơi trên Trái Đất: đại dương, nước, đất,... Chúng vẫn thải ôxy vào không khí và lấy nitơ để bón cho cây trồng. Nếu thiếu chúng, sẽ chẳng có sự sống nhưng cũng vì chúng, mà sự sống trên Trái Đất suýt bị tận diệt.

Quảng cáo



Nguồn: TED-Ed
58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Kích thước ko nói lên giá trị ;)
hanhvn68
ĐẠI BÀNG
5 năm
@illusion N fiction Chứng tỏ bác vừa kém kích thước lại vừa không có kỹ năng 😁
htc2704
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hanhvn68 chuẩn như vi khuẩn luôn :d
nguyenlongf9
ĐẠI BÀNG
5 năm
@htc2704 =)))
ChipHero
TÍCH CỰC
5 năm
@vn_ninja To dài + 45p =)}}}}
chanhthi
TÍCH CỰC
5 năm
Làm mình nhớ môn sinh học lớp 8 quá.
Kiến thức bổ ích
Vi khuẩn,vius
Thích tinh tế làm những bài viết có hình minh họa kiểu này, dễ hiểu mà hay.
@alakazam1994 Ham khoa học thì lên youtube cho lẹ.
Mình không khoái mấy bản dịch lắm.
@Yan20142297 Bạn không thích đừng vào đọc, nhiều người không rành tiếng Anh mà 😁
“Chúng lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời để chuyển hóa CO2 và nước thành khí Oxy nhằm tạo ra năng lượng“ phản ứng này là cần năng lượng chứ không phải tạo ra năng lượng
@xuantruong1992 Vấn đề là bài viết cho rằng phản ứng quang hợp tạo năng lượng cho cây nhưng thực tế nguợc lại. Phản ứng quang hợp cẩn năng lượng dưới dạng quang năng (ánh sáng) để xảy ra.
@royalcruiser Phản ứng đó đúng là tạo ra năng lượng nhưng không gọi là phản ứng quang hợp vì nó xảy ra về đêm.
@dlv.pro.thick.game Sự quang tổng hợp (photosynthesis), thường được gọi tắt là sự quang hợp, đây là một quá trình sinh học, chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
royalcruiser
ĐẠI BÀNG
5 năm
@dlv.pro.thick.game Bạn nói thế thì có vẻ như đã quên kha khá kiến thức sinh học rồi đấy.
Tới nay, cơ chế quang hợp bằng diệp lục của vi khuẩn lam vẫn là cách tách oxy bằng ánh sáng mặt trời hiệu quả nhất, vì:
+ năng lượng mặt trời thì “rẻ”
+ nước và khí CO2 luôn có sẵn
+ phản ứng diễn ra ở nhiệt độ bình thường nên sự sống mới duy trì được!
royalcruiser
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Nguyen N°5 thế của tảo với thực vật thì sao?
mystogann0
TÍCH CỰC
5 năm
@royalcruiser Thì vẫn là diệp lục thôi, giống nhau cả, vì vi khuẩn lam nội cộng sinh với tế bào thực vật đó.
royalcruiser
ĐẠI BÀNG
5 năm
@mystogann0 bạn nhầm rồi, diệp lục không phải 1 chất đâu và của vk lam khác với thực vật và tảo nhé. Còn cái mà nội cộng sinh cũng chỉ là giả thuyết thôi chứ chưa được chứng mình nhé
Vi khuẩn là nguồn sống
Đúng là trái đất kỳ diệu thiệt
toolkit
CAO CẤP
5 năm
Dù sao thì hiệu ứng nhà kính, TĐ nóng lên vẫn tốt hơn kỷ băng hà, nóng thì còn dùng điều hoà đc, còn lạnh như kỷ băng hà thì chẳng làm ăn gì đc
@toolkit dần dần nó nóng như hỏa diệm sơn thì cũng nghẻo thôi bác
Nhật Bờm
ĐẠI BÀNG
5 năm
@toolkit Nếu thế thì bác nghĩ "ngắn" quá, đến lúc thiêu hết mọi thứ thì tiêu à
hoá ra oxy ko hẳn chỉ sinh ra từ cây xanh
hongquan1975
ĐẠI BÀNG
5 năm
Sinh vật có ích
Vi khuẩn lam
ufdb
CAO CẤP
5 năm
Oài cái gì sinh ra thì cũng phải chết đi thôi, sau này xài oxy nhiều quá, hết oxy thì những loài sử dụng oxy bị tuyệt diệt nhưng kèm theo đó những loài kỵ khí sẽ phát triển lại, vòng tuần hoàn cứ thế chẳng bao giờ chấm dứt
thao pham_
ĐẠI BÀNG
5 năm
May thời đó k có các nhà khoa học vi khuẩn chứ k là k có các nhà khoa học Việt Nam bây giờ
phamtung2810
ĐẠI BÀNG
5 năm
Học dốt sinh học nên nghe lạ quá
heohong2992
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhỏ nhưng có võ😆
trandaubac
TÍCH CỰC
5 năm
không có loài này thì co loài khác phát triển, nếu vi khuẩn lam ko trỗi dậy gây giống loài thich ngi oxy , thì sẽ co giống loài thích ngi khí co2 hoac khí khác lám sự sống
ZeusFate
TÍCH CỰC
5 năm
@trandaubac Nhưng thưa ông điều kiện thời đó khắc nghiệt nên chỉ số rất ít sinh vật đủ thích nghi mới sống nổi và con phát triển nhất là khuẩn lam. Nếu là con khác thì chỉ là tên gọi khác còn bản chất nó phải cùng kích thước đơn giản và cấu tạo như khuẩn lam thì ông gọi là khuẩn lam luôn đi còn vào lảm nhảm
trandaubac
TÍCH CỰC
5 năm
@ZeusFate thì lại thêm vài tỷ năm nữa là có loài thích ngi với khi co2 hay khí độc khác và phát triển vượt bậc như khuẩn lam thoi
manhdan86
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hay, cảm ơn bác 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019