[Có thể bạn chưa biết] Cơ thể phản ứng với dị vật như thế nào?

BaroTo
1/1/2020 17:27Phản hồi: 107
[Có thể bạn chưa biết] Cơ thể phản ứng với dị vật như thế nào?
Ta vào thẳng ví dụ luôn nhé! Máy bơm Insulin tự động là một thiết bị giúp cải thiện cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường bằng việc theo dõi lượng đường trong máu, truyền insulin khi cần thiết, tránh việc phải lấy mẫu máu thường xuyên. Thiết bị này gồm một máy bơm và kim tích hợp cảm biến dùng để đo và truyền insulin. Tuy nhiên có một vấn đề là trong vài ngày, cảm biến đường huyết phải được đổi vị trí và đặt lại.

giphy.gif

Không chỉ máy theo dõi đường huyết gặp vấn đề này mà tất cả các vật cấy vào cơ thể, cần được thay thế vào những khoảng thời gian khác nhau như: Đầu gối giả bằng nhựa phải được thay thế sau khoảng 20 năm, những vật cấy dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ cũng chịu chung số phận sau khoảng 10 năm.

giphy (1).gif

Cơ thể phản ứng với dị vật như thế nào?


Điều này không chỉ gây phiền nhiễu, tốn kém và còn nguy hiểm. Nguyên nhân là do cơ chế của hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta. Qua hàng trăm triệu năm tiến hóa, các tiền tuyến phòng ngự này đã trở nên cực kỳ lão luyện trong việc phát hiện dị vật. Hệ miễn dịch của ta sở hữu một kho đồ sộ các vũ khí để tóm giữ, ngăn chặn và phá hủy những thứ chúng tin xâm nhập vào cơ thể trái phép. Nhưng nhược điểm của hàng rào bảo vệ này chính là chúng coi cả các vật cấy có ích như máy bơm insulin là nguy hại tương tự như vi khuẩn hay virus.


giphy (2).gif

Ngay khi máy bơm insulin được cấy vào da, cơ thể ngay lập tức kích hoạt chế độ nhận diện dị vật xâm nhập từ bên ngoài và đưa ra các phương pháp ứng phó. Bắt đầu với việc các protein tự do bám lên bề mặt vật cấy. Những protein này bao gồm các kháng thể cố vô hiệu hóa vật lạ và gửi tín hiệu kêu gọi các tế bào miễn dịch khác tới để tăng cường tấn công.

giphy (3).gif

Đáp lại cuộc gọi khẩn, đợt tấn công thứ 2 là đội quân bạch cầu và đại thực bào. Bạch cầu giải phóng các hạt nhỏ chứa enzym cố phá hủy bề mặt kim bơm insulin. Đại thực bào cũng giải phóng enzym cùng với các chất có gốc oxit nitric giúp tạo ra một phản ứng hóa học làm thoái hóa vật thể qua thời gian. Nếu đại thực bào không thể giải quyết ngoại vật một cách nhanh chóng, chúng hợp lại với nhau thành một khối tế bào khổng lồ.

giphy (4).gif

Cùng lúc, các nguyên bào sợi di chuyển đến điểm đó và bắt đầu tích tụ các lớp mô liên kết dày đặc. Chúng bọc quanh cây kim, qua thời gian bị bủa vây, quanh vật cấy dần hình thành một khối sẹo. Chức năng của khối sẹo là một tường thành bất khả xâm phạm, ngăn sự tương giao giữa cơ thể với vật cấy.

giphy (5).gif

Khối sẹo quanh máy điều hòa nhịp tim gây cản trở dòng điện và làm vô hiệu chức năng của máy. Khớp đầu gối nhân tạo tróc các mảnh nhỏ khi bị mòn làm cho các tế bào miễn dịch kháng viêm tập trung lại quanh các mảnh này gây cứng khớp. Tệ hơn, đợt công kích của hệ miễn dịch có thể gây sốc, thậm chí đe dọa tới mạng sống.

giphy (6).gif

Cách qua mặt hệ miễn dịch

Quảng cáo


Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tìm cách để qua mặt hệ miễn dịch bằng cách phủ lên vật cấy các hóa chất và dược chất được hệ miễn dịch chấp thuận. Ngoài ra, các phương pháp mới như dùng các vật liệu cấy ghép tự nhiên hơn, có cấu trúc tương tự các mô cũng đang được thử nghiệm và áp dụng.

giphy (7).gif

Trong tương lai, việc nghiên cứu hệ miễn dịch sẽ giúp ta phát triển các cơ quan nhân tạo ưu việt, các bộ phận cấy ghép phù hợp với cơ thể nhằm chữa lành chấn thương một cách nhanh chóng.

Nguồn: TED-Ed
107 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

toolkit
CAO CẤP
4 năm
Hệ miễn dịch con người rất tân tiến, lão luyện nhưng cũng phải chịu thua virus HIV
@toolkit HIV đánh thẳng vào tế bào Limpho T CD4, là trung tâm của hệ miễn dịch. Ấy là chưa kể HIV đột biến rất nhanh nên cơ thể không thể sinh kháng thể kịp để khắc chế. Khi xét nghiệm Hiv có phát hiện thấy kháng thể kháng HIV nhưng kháng thể đó không thể khắc chế được virus
@toolkit Quy luật tự nhiên, tất cả đều có thiên địch. Nếu không, sẽ phát triển nhiều quá mức, gây hại cho quần thể bền vững... Nói chung là như vậy
HuynhNgLe
TÍCH CỰC
4 năm
@tuanphien Kháng sinh thì lan quyên gì virus. Kháng sinh có tác dụng tới virus được đâu pa.
tigerboy
TÍCH CỰC
4 năm
@tuanphien Kháng sinh với virus đâu có liên quan đâu bạn.
nanokin
ĐẠI BÀNG
4 năm
hay vậy?
Bảo_Phạm
ĐẠI BÀNG
4 năm
Càng ngày càng có nhiều thứ cấy ghép vào cơ thể
@Bảo_Phạm vì ngày càng nhiều bệnh
@phamdinhhung1402 haha nó đi bắn bi vào tờ rym ấy 😁 :D
@Shanks Tóc Xoăn @@
@Bảo_Phạm Sau này thì sẽ thay thế giống như thay các vật dụng, hư thì thay cái khác
jlovec
TÍCH CỰC
4 năm
có thể nói cơ thể là 1 kỳ quan 😁
@jlovec Chuẩn đấy, hàng ngàn năm tiến hóa mà
@hoangtu2306 ngàn năm thì ít quá bác =)) mấy chục triệu đó
@Nguyễn Huy Chiến Nói chung là lâu lâu lắm luôn đấy
Ở đâu khó ở đó có a miễn dịch, thế giới này cứ để a lo^^
minhcanh4312
ĐẠI BÀNG
4 năm
Con ng ngày càng yếu dần .
l0ngku
TÍCH CỰC
4 năm
@minhcanh4312 phải nói là con người chỉ được cái phá hoại, môi trường ngày càng yếu và ô nhiễm
@minhcanh4312 Phải nói hệ miễn dịch của Trái Đất đang mạnh lên
PTTL792012
ĐẠI BÀNG
4 năm
Có anh em nào trên này nghe thoải mái TED không ạ? Cho e thỉnh giáo đôi điều về tiếng anh ạ
Bất Khoái
ĐẠI BÀNG
4 năm
@PTTL792012 Bạn cần gì với TED
PTTL792012
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Bất Khoái Dạ. Em đang học tiếng anh bằng TED và có 1 số thắc mắc thôi ạ. Anh có thể giúp e ko ạ?
Bất Khoái
ĐẠI BÀNG
4 năm
@PTTL792012 nói thử xem có giúp đc ko?
PTTL792012
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Bất Khoái Dạ. Em ib cho a đc ko ạ?
Bất Khoái
ĐẠI BÀNG
4 năm
@PTTL792012 ok
Mr Seen
CAO CẤP
4 năm
cảm ơn thớt về bài viết
Có lẽ đau rồi khoái.
Tìm cách qua mặt hệ miễn dịch, rồi các virus, vi khuẩn cũng tìm cách tương tự để qua mặt hệ miễn dịch à
hay và rất chặt chẽ
Hiện tại thì hệ miễn dịch chưa được chạy firmware lại và update 1 số lỗi nên nhiều bệnh quá, và con người yếu dần đi
_Kenzi_
TÍCH CỰC
4 năm
Hệ miễn dịch của con người tốt tuỳ từng người, mình thấy có một số người quanh năm chả thấy ốm đau gì mấy, còn có người thì cảm cúm, đau đầu suốt
Bệnh thì vẫn bệnh
pvtlen
TÍCH CỰC
4 năm
@Đu Máy Bay chấm com sao tranh khoi duoc
Ung mũ, nhức nhối 😔
Nghe nói năm nay có ca ghép đầu đầu tiên tại nga. Hóng xem như nào 😆)
Nói đến cơ chế phản ứng với dị vật, mình lại đang nghĩ đến cơ chế ho để tống dị vật ra ngoài.
@Lưu Quang Tiến Thì cũng đúng mà. đó là dị vật vướng vào hệ tiêu hóa
QuocBaoIT13
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đã từng biết rất rõ😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019