Combo 3 sự kiện thiên văn tối nay: nguyệt thực dài nhất thế kỷ, mưa sao băng và sao Hỏa to đẹp nhất

ND Minh Đức
27/7/2018 8:11Phản hồi: 67
Combo 3 sự kiện thiên văn tối nay: nguyệt thực dài nhất thế kỷ, mưa sao băng và sao Hỏa to đẹp nhất
Đêm nay 27/7 và rạng sáng mai 28/7, anh em Việt Nam chúng ta sẽ được quan sát cùng lúc 3 hiện tượng thiên văn cực kỳ đáng chú ý: Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ (Trăng Máu), Mưa sao băng Delta Aquarid với 20 vệt sao lúc cực điểm và sao Hỏa tiến lại ở vị trí gần Trái Đất nhất sau 778 ngày, cho phép quan sát rõ nhất so với các ngày khác.

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ


Cơ bản xíu cho anh em nào lỡ quên, nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất hoàn toàn, ánh sáng từ Mặt Trời chiều lên Mặt Trăng sẽ bị Trái Đất che khuất, chỉ có dải ánh sáng màu đỏ cam là đi qua được khí quyển Trái Đất nên chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng có màu đỏ cam.

timeline_nguyet_thuc_2018_Tinhte.jpg
Chi tiết hơn về các khung thời gian.
  • 00:14, Bắt đầu pha nửa tối. Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối của Trái Đất, bề mặt của nó sẽ bị giảm độ sáng.
  • 01:24, Bắt đầu pha một phần. Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, bắt đầu chuyển sang màu đỏ cam.
  • 02:30, Bắt đầu pha toàn phần. Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối của Trái Đất, bề mặt có màu đỏ cam.
  • 03:21, nguyệt thực đạt cực đại. Mặt Trăng nằm sâu nhất trong vùng bóng tối của Trái Đất.
  • 04:13, Kết thúc pha toàn phần.
  • Mặt Trăng bắt đầu rời vùng bóng tối của Trái Đất, bề mặt dần nhả màu.
  • 05:19, Kết thúc pha một phần. Mặt Trăng rời vùng bóng tối của Trái Đất, bề mặt dần bị giảm độ sáng.
  • 06:28, Kết thúc pha nửa tối. Mặt Trăng rời vùng nửa tối của Trái Đất, bề mặt dần trở lại như bình thường.
Toàn bộ quá trình này kéo dài tận 103 phút, trở thành lần nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Về quan sát thì anh em chỉ cần mong trời quang, không mây và tất nhiên là không mưa, dùng mắt thường là có thể nhìn thấy như chúng ta ngắm trăng uống trà ăn bánh bình thường. Anh em nào muốn chụp hình lại bằng điện thoại hoặc máy ảnh thì có thể xem thêm ở đây.


Mưa sao băng Delta Aquarid

mua_sao_bang_Tinhte.jpg
Đây là cơn mưa sao băng với trung bình khoảng 20 vệt sao vụt qua bầu trời tại thời điểm cực điểm. Những vệt sao vụt qua hình thành từ tàn tích còn sót lại của sao chổi 96P/Machholz. Do lần này mưa sao băng trùng với nguyệt thực toàn phần nên ánh sáng của Mặt Trăng sẽ gây trở ngại khá nhiều cho việc quan sát. Để quan sát thì anh em hãy nhìn lên khu vực bầu trời hướng đông từ sau 9 giờ tối, nơi các vệt sao sẽ từ đó mà tỏa đi khắp bầu trời. Chú ý quan sát ở nơi tối, không bị ô nhiễm ánh sáng, trời quang, đồng thời để chuẩn bị nên để mắt trong bóng tối liên tục 15 phút không nhìn vào các nguồn sáng để làm quen và dễ quan sát hơn.

Thời điểm quan sát sao Hỏa tốt nhất

sao_hoa_Tinhte.jpg

Chu kỳ cứ 778 ngày, sao Hỏa lại đi vào vị trí trực đối với Trái Đất, tức là vị trí gần chúng ta nhất. Vào đêm nay và rạng sáng mai, sao Hỏa sẽ nằm đối diện với Mặt Trời và Trái Đất nên được chiếu sáng đầy đủ từ Mặt Trời và quan sát dễ nhất từ Trái Đất. Vị trí của nó so với chúng ta trong đêm nay sẽ là 70,8 triệu km, đạt độ sáng biểu kiến là -2,57, đường kính góc 24,3” trên bầu trời. Đặc biệt, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát sao Hỏa bằng mắt thường (tất nhiên có kính thiên văn chuyên dụng sẽ tuyệt vời hơn). Để quan sát, anh em hãy nhìn lên khu vực bầu trời hướng Đông từ khi trời tối, để ý tìm một chấm rất sáng liên tục không nhấp nháy và có màu đỏ cam, đó chính là sao Hỏa.

Tham khảo Earthsky, NASA, Theverge, Fvth
67 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

HamDzui
CAO CẤP
6 năm
Sao băng lúc mấy giờ vậy?
@C h i r o chuẩn 😆
@HamDzui Hà nội tối nay ngủ đây
cubin41
ĐẠI BÀNG
6 năm
@ndminhduc HCM đang mây mù giăng kín lối
ltdloletta
ĐẠI BÀNG
6 năm
@HamDzui Sao hoả đó bạn. Đã mắt k??
Kì kì.
Nhớ zoom lên cái sáng sáng như đầu kim dưới cái sáng sáng như quả cau 1 gang tay đó.
Đt cùi mong các bác thông cảm.
Sao hoả lần này “to” và “đỏ” hơn bình thường. Theo cảm nhận e là vậy.
834AA4C7-F31E-4535-9863-DD8C4384DE1E.jpeg
Ước mơ từ thuở bé của mình là có được 1 chiếc kính viễn vọng. Giờ vẫn chưa đạt được.
@Nanomax Thanks bác. E cũng nghiên cứu khá nhiều về kính thiên văn rồi. Nhưng mà chưa phải lúc thích hợp để sắm 1 chiếc bác ạ. Tương lai sẽ cố gắng.
@bud's Rẻ mà, cũng đâu mắc lắm đâu bác, hồi cấp 3 em còn tự chế 1 cái để...soi gái xóm bên, có 1 bạn cực xinh, hay ngồi học bài bên cửa sổ tầng 3, đến giờ vẫn chưa biết tên bạn ấy, lâu lâu về quê chơi không thấy bóng dáng quen thuộc ấy bên cửa sổ nữa, chắc đi lấy chồng cmnr 😆))
Ganoipho6
TÍCH CỰC
6 năm
Kết sao hỏa . ko biết lens 80 200 2.8 có với đc ko nhỉ 😁
@Ganoipho6 :D em còn chả biết sao hỏa nó nằm ở góc nào mà ngắm nữa.
Ganoipho6
TÍCH CỰC
6 năm
@thangngocit nhìn lên khu vực bầu trời hướng Đông từ khi trời tối, để ý tìm một chấm rất sáng liên tục không nhấp nháy và có màu đỏ cam, đó chính là sao Hỏa.
- cơ mà mắt thường nhìn đc thì chắc 80 200 với lên sẽ có hình ảnh tốt hơn rồi. Mong là vươn tới ngưỡng "ko bị trói" .. mình k rõ là ntn nhưng zoom gần hơn đc thì sẽ nhìn rõ hơn . ở xa cứ trắng lóa :oops:
Eldimio
CAO CẤP
6 năm
@Ganoipho6 Câu trả lời là không nhé. Nhìn qua kính thiên văn mà nó bé hơn viên bi, lens 70-200 chụp lên chỉ là 1 cái chấm.
Thucpham91
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mây mưa nhiều thế này ngoài Bắc xem làm sao đc
@Thucpham91 Xem vào mắt
mranhne
ĐẠI BÀNG
6 năm
Để gửi bài cho Gấu 😁
M.A.T
ĐẠI BÀNG
6 năm
Để thức đêm ngắm xem thế nào , sẵn rủ gấu vô ks ngắm ^^
Tuấn Hugo
ĐẠI BÀNG
6 năm
70-200 chụp đc ko mấy bác o_O
thanhduymc
ĐẠI BÀNG
6 năm
Dùng Sky Guide để xác định các sao !
EECB99C1-E881-4D0A-8BDF-41B49D7FE8C8-337-0000003F276E71EE.PNG
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
6 năm
Có thể những người đọc hết bài này là người sao hỏa khi đi chơi, ăn uống vs bạn bè 😃
"Mưa sao băng Delta Aquarid với 20 vệt sao mỗi đêm lúc cực điểm và sao Hỏa tiến lại ở vị trí gần Trái Đất nhất sau 778 ngày, cho phép quan sát rõ nhất so với các ngày khác. " Thấy sai sai sao ấy. 20 vệt mỗi đêm thôi hả?!
Tối nay có thể đo độ sâu của hang bóng tối 😃
chim say
TÍCH CỰC
6 năm
Động từ COMBO dùng hay đấy
@chim say combo đâu phải động từ nhỉ?
xem bằng mắt thường nhìn lên là thấy hay sao nhỉ ?
@hoangduy203 2 hiện tượng này nhìn mắt thường dc mà chỉ là tùy khu vực quốc gia sẽ rõ khác nhau thôi
hungmap088
ĐẠI BÀNG
6 năm
mƯA SAO BĂNG , mặt trăng đỏ cũng ko bằng mưa rào chỗ mình đêm nay T.....T
Ngoài Bắc thời tiết không tốt cho vụ này rồi 😔 mưa hoài
Mickey1234
ĐẠI BÀNG
6 năm
@lechien.us Ngắm mưa rơi cũng được vậy. Ăn thua mình tưởng tượng thui.
Sài Gòn khả năng nhìn đk ko AD
@Coi_chừng_Tao Cũng đang thắc mắc. Saigon có khả năng thấy sao băng ko ae nhỉ?
@PolyThemer Tối qua chờ đến hơn 1h sáng, trang tròn sáng long lanh. nhưng ko thấy màu đỏ gì hết. nên đi ngủ cho phẻ. mai lên coi hình
Mickey1234
ĐẠI BÀNG
6 năm
Toàn giờ đi ngủ hem. Tui 22g là đi.... Ngủ rồi. Sáng còn đi làm nữa.
Cách đây 20 năm được chứng kiến mưa sao băng và sao hoả ( ko biết đúng ko, đúng là nó rất đỏ và nhấp nháy ), sao băng thì thấy gần như liên tục đợt hè, có lúc nó còn toẽ ra làm 3 nhánh, đặc điệm là di chuyển lờ đờ xong xoẹt 1 phát rất dài. Nhớ hồi đấy còn ước được học sinh giỏi ( lớp 4 hs trung bình), đúng lên lớp 5 được hs giỏi thật😁. Cái này nằm xem với bà chị trên nóc nhà nên nhớ rất rõ. Hôm nay hà nội mưa, nhiều mây, đứng tên tận nóc chung cư ko biết có thấy đc ko nữa o_O.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019