Công nghệ chụp X-quang mới có thể nhìn được các mô mềm

levuongthinh
12/12/2013 2:44Phản hồi: 27
Công nghệ chụp X-quang mới có thể nhìn được các mô mềm
nanostructuredxray.jpg

Các nhà nghiên cứu ở viện MIT và bệnh viện đa khoa Massachusetts vừa phát triển một hệ thống chụp X-quang mới, có kích thước nhỏ gọn và đặc biệt là không phát ra nhiều phóng xạ gây hại cho bệnh nhân, cũng như có thể ghi hình được những mô mềm ở chi tiết nhỏ.

Thông thường thì các máy chụp X-quang phóng ra một chụm tia phóng xạ điện từ từ một nguồn duy nhất. Còn các máy hiện đang thử nghiệm thì sẽ có “một bề mặt cấu trúc nano với một hệ thống những đầu nhỏ.” mỗi đầu này có kích thước micron và đều phóng ra luồng electron khi kích hoạt. Các luồng electron sẽ đi qua một đĩa cấu trúc vi mô và được chuyển sang dạng X-quang.

Càng có nhiều luồng electron được bắn ra thì chiếc máy sẽ có thể chụp được hình ảnh mô mềm mà không cần những tác nhân tương phản - những giải pháp như thế đòi hỏi phản cần có thời gian đưa tác nhân và một số trường hợp có thể gây hại cho bệnh nhân.

Ngoài ra, không giống với các máy chụp X-quang điện tử thông thường, máy mới có thể tắt mở một cách nhanh chóng mà không cần thời gian làm nóng. Điều này cũng giúp giảm lượng phóng xạ mà các bệnh nhân phải hấp thu.

nanostructuredxray-0.jpg

Phiên bản mẫu hiện tại được cho biết là có kích thước tương đương một chiếc hộp giày, cho phép có thể mang đi được - và sản phẩm thương mại dự kiến thậm chí là nhỏ hơn. Với tính cơ động như vậy máy X-quang mới sẽ có thể được dùng trong nhiều trường hợp khẩn cấp hay có thể ứng dụng trong lĩnh vực an ninh hàng không để kiểm tra hành lý xách tay tại các sân bay.

Theo nhà nghiên cứu Luis Velásquez-García, hệ thống này có thể cải thiện khả năng chụp ảnh X-quang đến 100 lần với phần cứng rẻ hơn so với các máy hiện tại. Công nghệ này vẫn còn cần nghiên cứu và phát triển tiếp tục trong vòng 2-3 năm tới và để thương mại hoá thì sẽ lâu hơn.

27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Claw
TÍCH CỰC
10 năm
Đến khi nào nó chỉ vừa đủ để xuyên qua quần áo nhỉ?

Sent from my LG-F200L using Tinhte.vn mobile app
@Claw Sợ bác luôn, muốn khám bệnh thì chẳng cần đến Xquang vẫn nhìn được hết mà lo gì, bác học làm bác sĩ phụ sản đi 😁
cang1988
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Claw để làm gì thế bác, lelelêle
Đáng ngại nhất của máy X-quang hiện giờ vẫn là lợi bất cập hại (cần trong kết luận bệnh án chuyên dùng nhưng đồng nghĩa với việc cơ thể phải tiếp nhận 1 lượng tia phóng xạ điện từ), đó là lý do vì sao mỗi lần công ty khám sức khoẻ thì mình luôn bỏ qua phần chụp X-quang vì cũng không thích mặt trái của nó, hơn nữa mình cũng chưa cảm thấy cơ thể có biểu hiện gì đáng ngại về xương cũng như phổi. Công nghệ mới trước mắt đang dần hạn chế được điều này, mong là đến 1 lúc nào đó công nghệ hiện đại có thể loại bỏ được hoàn toàn việc ảnh hưởng gây hại này.
@fanyingni lợi ích của x-quang nhiều hơn là hại chính vì thế x-quang vẫn sử dụng trong y học, người nhà mình vừa vào viện điều trị lao, vì mỗi năm giống bạn không thèm chụp phim tim phổi khi khám sức khỏe định kì, lao và k phổi có thể không có triệu chứng gì trong giai đoạn đầu
Chụp X-quang thế này sẽ hại cho cơ thể bởi tia phóng xạ. Đây là mặt tác hại mà không bao giờ bệnh nhân như mình được nghe nói tới.
moomyand
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Mơ à Bạn ăn nói thật thiếu suy nghĩ, lượng phóng xạ ấy ko đủ để gây hại cho cơ thể cũng như biến đổi cấu trúc tế bào, tát các các máy x-quang đều đc kiểm tra an toàn trước khi bán ra và kiểm định định kỳ, vì nó ko đủ gây hại ngta việc gì phải cảnh báo bạn?
Cũng như nước máy vẫn có kim loại nặng, asen nhưng trong giới hạn an toàn ko gây hại thì công ty nước máy có cảnh báo bạn ko?
Đừng mắc phải bệnh chửi đổng bạn ạ, ko bác sĩ nào thích nghe những lời đó của bạn khi họ phải tiếp xúc hàng ngày với cái máy đó đâu
@Mơ à nhiều người bệnh đâu có biết chụp liên tục ấy mà, bác sĩ nói gì thì phải nghe chứ biết sao. mà nói gì xa, đi khám bênh mới lấy số thôi đã chờ dài cổ rồi, chờ khám bệnh, chờ tính tiền, chờ phát thuốc đợi lâu quá chết 😁
@moomyand Quote lại, bạn nói hay quá, tuy là ko gây hại lắm nếu bạn chỉ chụp lâu lâu 1 lần, còn các bác sĩ X quang thì học vẫn có những chế độ đãi ngộ và nghỉ ngơi riêng, nhưng nói chung là an toàn,
Mình thấy người Việt mình mà đi khám bệnh định kì được là hạnh phúc lắm lắm rồi chứ đừng nói chụp xương khớp này nọ.
@moomyand Bác ấy nói đúng rồi bác làm j chửi ng ta gê thế. Khoa học h còn tranh cãi rất nhiều về xquang. Ng nói có hại ng nói ko đủ hại. Nhưng tất cả đều khuyến cáo tránh đc thì tránh. Đặc biệt phóng xạ từ máy x quang ko giống phóng xạ ta gặp ở môi trường. nó nguy hiểm hơn
Vẫn còn nhiều tác dụng phụ @@
công nghệ cao
quocanh58
TÍCH CỰC
10 năm
X-quang thì khuyến cáo ae k nên chụp nhiều, 1 năm chỉ nên chụp 2-3 lần thôi vì khách quan mà nói nó có hại cho cơ thể.
Không liên quan nhưng mình đang làm 1 đề tài về quan sát ven máu bằng ánh sáng hồng ngoại gần, giúp cho việc chích thuốc dễ dàng hơn, k gặp tình trạng bác sĩ hay y tá mò mẫm ven máu trên nhưng người bị ẩn ven máu (k thấy thì đâm khó, mà đâm khó thì đâm loạn xạ gây đau) 😃 mong là thành công để con em của mọi người sau này k còn gặp tình trạng này nữa
@quocanh58 mong bạn thành công
quan655
ĐẠI BÀNG
10 năm
hay.x quang co hai k nen chup nhjeu.
nhìn thấy các sụn không xương được ko nhỉ ?
Dạo này đọc mấy phát minh mới chủ yếu la ở viên MIT nhỉ
Chụp X-Quang 1 lần = Sống cạnh nhà máy hạt nhân 3000 năm
@tranxuanthang bạn quá nguy hiểm. hằng ngày tôi tiếp xúc chắc chết lâu rồi
npvinhthai
ĐẠI BÀNG
10 năm
gởi ae thêm một số thông tin:
- lượng phóng xạ trung bình mà mỗi người dân trên thế giới nhận được một năm là vào khoảng 3130 μSv (3 mili siver). Lượng phóng xạ này đến từ nhiều nguồn khác nhau, mà trong đó nguồn từ chiếu xạ Y tế (x-quang) là vào khoảng 610 μSv
- Braxin là nước mà người dân hấp thụ lượng phóng xạ hàng năm cao nhất (khoảng 10,000 μSv)
- Lượng phóng xạ khi chụp x-quang không phải luôn luôn như nhau. vd:
600 μSv mỗi lần chụp x-quang dạ dày, 50 μSv mỗi lần chụp x-quang ngực.
- Nhân viên làm việc trong các nhà máy điện hạt nhân, nhận được tối đa khoảng 50,000 μSv một năm, theo tiêu chuẩn của IAEA.

Như vậy đối với 1 người bình thường khi chụp x-quang, lượng phóng xạ mà họ nhận được là rất nhỏ, và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân của sự phổ biến công cụ x-quang trong ngành Y trên toàn thế giới. Ngoài ra phóng xạ khi vào cơ thể cũng sẽ được phân rã nhanh hơn ở môi trường tự nhiên. (ae tìm thêm trên google nhé).
[nguồn: vtc.vn]
lvthanh
ĐẠI BÀNG
10 năm
Chi tiết quan trọng là khảo sát được mô mềm với chi phí thấp, trong nhiều trường hợp không cần đến CTScan hay MRI vì còn đắt ; hơn nữa với kích thước nhỏ gọn, giá rẻ sẽ được trang bị rộng rãi, không cần phải đến những trung tâm, thành phố lớn với nhiều tiền mới được thụ hưởng.
Chụp x-quang chỉ tốn tiền. Vì nếu có chấn thương nặng trước sau cũng phải chụp mri
Mình là kỹ thuật viên chụp xq nè. Hằng ngày chụp và bị nhiễm phóng xạ. Chưa thấy chết vì phóng xạ mà toàn thấy chết vì thích tỏ ra ta đây. Hết bị ăn dao rồi bị ăn bánh xe


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tapatalk
@nguyenvinhanTT toàn ma men vào viện thôi
@hoangtube0203 Đêm trực chụp xq cho anh hùng


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tapatalk
namcolombus
ĐẠI BÀNG
10 năm
X-quang về cơ bản là có hại, nhưng đó là liều lượng nhiều và quá ngưỡng an toàn. Liều lượng phóng xạ mà các bạn phải chịu khi chụp phim không đủ để gây tác hại ( trừ trường hợp đang mang thai). Nói thế này cho dễ, mức an toàn con người có thể nhận phóng xạ là dưới 1000 mSv theo lý thuyết, và theo khuyến cáo thì một người không nên nhận quá 20mSv trong một năm. Một lần bạn chụp phim bạn có thể nhận mức phóng xạ từ 0,2 đến 5 mSv tuỳ loại phim và tuỳ loại máy.
Tóm lại là không đến mức ghê gớm như các bạn nghĩ đâu, nên cũng đừng xoắn quá


Sent from my iPad using Tinhte.vn mobile app
Trong mỗi trường xung quanh ta sống đều có bức xạ như các tia vũ trụ, tia cực tím...Hằng năm, mỗi người nhận liều bức xạ từ nguồn phóng xạ tự nhiên khoảng 2mSv (millisiever), trong khi mức an toàn tối đa là 50-100mSv.
Do đó nó không ảnh hưởng tới con người.
Và đối với X quang cũng vậy. Với máy móc hiện đại thì liều bức xạ càng ngày càng được giảm xuống. Một lần chụp x quang sẽ chỉ tương đương với 1 ngày tắm nắng mà thôi nên ảnh hưởng của x quang tới bệnh nhân không đáng kể.
Còn đối với người là trong nghề phải tiếp xúc hàng ngày với nó thì cần có biện pháp bảo vệ.
Hiện nay, các phương tiện bảo vệ đã là giảm gần như tuyệt đối( đưa liều bức xạ tới con người dưới ngưỡng an toàn)
Do vậy x quang đã không còn là mối nguy hiểm với bệnh nhân và nhân viên chụp.
Các bạn đừng quá sợ nó như vậy 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019