Công nghiệp 4.0 và xây dựng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

DongPhuongCo
24/9/2018 3:56Phản hồi: 0
Công nghiệp 4.0 và xây dựng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam
Công nghiệp 4.0 là gì?
Những năm gần đây, cả thế giới ồn ào về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy thực hư ra sao, bản chất của công nghiệp 4.0 là gì? Những lợi ích và bất lợi mà nền công nghiệp 4.0 này mang lại là gì mà làm cả thế giới phải nói nhiều về nó như vậy?


Cách mạng công nghiệp 4.0

Công nghiệp 4.0 theo Wikipedia

Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực – ảo (cyber-physical system), Internet Vạn Vật (iOT) và điện toán đám mây và điện toán nhận thức (cognitive computing).

Công nghiệp 4.0 tạo ra nhà máy thông minh (tiếng Anh: smart factory). Trong các nhà máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Qua Internet Vạn Vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực, và với sự hỗ trợ của Internet Dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng.

Công nghiệp 4.0 nói theo cách dễ hiểu
Nghe có vẻ công nghiệp 4.0 khá trừu tượng. Thực tế bản chất công nghiệp 4.0 vô cùng trừu tượng do nó áp dụng cùng lúc rất nhiều lĩnh vực khác nhau và thật khó để nói cụ thể từng trường hợp. Nếu có một dự án cụ thể triển khai cho một tổ chức, đề án nào đó thì dễ hiểu hơn.

Nhưng tựu chung lại, công nghiệp 4.0 là sự kết nối vô cùng chặt chẽ giữa các yếu tố phần cứng, phần mềm, con người, không gian mạng và hệ thống dữ liệu khổng lồ(giống như bách khoa toàn thư). Một điểm đặc biệt hơn ở công nghiệp 4.0 đó là sự thông minh của máy móc không chỉ đơn giản được lập trình sẵn mà nó còn học hỏi theo thời gian để ngày càng thông minh hơn, sát với thực tế con người, công việc mà nó tiếp xúc hàng ngày(trí tuệ nhân tạo – AI)

Lợi ích của công nghiệp 4.0 đem lại
Có quá nhiều tài liệu nói về lợi ích của công nghiệp 4.0 đem lại cho nền kinh tế, cho con người và cho một quốc gia. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào thống kê một cách chính xác nhất mức độ tác động của công nghiệp 4.0 đem lại. Bởi mỗi quốc gia xây dựng, phát triển công nghiệp 4.0 mỗi khác; mỗi nền kinh tế có sự tác động khác nhau với sự thay đổi tư duy sản xuất mới; mỗi nền kinh tế có tiềm lực khác nhau nên sự tương tác với cuộc cách mạng này sẽ luôn khác nhau.

Hầu hết ai cũng biết phát triển công nghiệp 4.0 là tốt, là hiện đại, là xu thế tất yếu mà bất cứ quốc gia nào, nền kinh tế nào cũng vươn lên theo thời đại. Nhưng để đánh giá một cách cụ thể và chi tiết, cần có nhiều chuyên gia nghiên cứu sâu sát vấn đề và liên kết chặt chẽ với nhau. Nhìn chung, cách mạng 4.0 sẽ tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiện ích tuyệt đối cho con người, nhanh chóng trong giải quyết mọi vấn đề, tiết kiệm lượng lớn thời gian và nhân lực…

Hạn chế khi cách mạng 4.0 hình thành
Lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải là tuyệt đối mà nó vẫn tiềm ẩn một số hạn chế. Hạn chế rõ ràng nhất là cuộc cách mạng này sẽ chiếm hết việc làm của con người. Công nhân, lao động phổ thông sẽ không có nhiều cơ hội việc làm trong nền công nghiệp mới nếu trình độ họ không thể nâng cao(thực tế gần như chắc chắc không theo kịp). Hạn chế thứ hai là nguồn lao động tay nghề cao có đủ để vận hành theo hệ thống sản xuất mới hay không, nếu không đảm bảo được điều này thì nguy cơ thất bại rất cao. Hạn chế thứ ba là vấn đề về nhân đạo, nhân văn sẽ dần mất đi bởi máy móc vẫn là máy móc(VD: Một bác bảo vệ làm việc tại một cơ quan, khác hẳn với một con robot làm bảo vệ, đó chỉ là một ví dụ cơ bản, còn rất nhiều thứ mà tiêu chí nhân văn, nhân đạo không được đảm bảo ở nền công nghiệp thế hệ mới này).

Việt Nam bắt đầu từ đâu để phát triển công nghiệp 4.0 ?

Quảng cáo


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phải được đặt nền móng ở tầm vĩ mô. Một quốc gia muốn xây dựng công nghiệp 4.0 phải có nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực đã nêu trên, đó là: chuyên gia kinh tế(đánh giá thực trạng nền kinh tế), chuyên gia về hạ tầng không gian mạng, chuyên gia về Internet of Things, chuyên gia về điện toán đám mây và chuyên gia về giải pháp dữ liệu điện toán đám mây. Tất cả các lĩnh vực trên phải có được sự kết hợp hoàn hảo để cho ra một hạ tầng tối ưu có thể tiếp nhận và hoạt động trơn tru mô hình, tư duy sản xuất mới hiện đại hơn. Do đó, việc phát triển công nghiệp 4.0 ở Việt Nam là một chiến lược dài hơi và cần có cái nhìn thấu đáo, thận trọng và nghiên cứu chặt chẽ, logic hơn nữa. Nó có thể trải qua các giai đoạn cụ thể:

Hệ thống dữ liệu số vô cùng quan trọng trong công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không thể thiếu một hệ thống dữ liệu khổng lồ, có thể gọi là bách khoa toàn thư, nghĩa là cái gì cũng có, bất cứ thứ gì cũng có thể tìm được trên internet(nếu bạn có đủ quyền hạn tiếp cận thông tin đó). Hệ thống dữ liệu này là một “Bigdata” giống như tổng cục thống kê của nước ta đang làm, nhưng mức độ kịp thời của hệ thống này là cập nhật thông tin trong thời gian thực(realtime), chứ không phải độ trễ cả năm hoặc hơn như cục thống kê ta đang làm. Việc xây dựng hệ thống “Bigdata” này khá tốn kém và liên quan nhiều đến bảo mật và phân quyền truy xuất(vấn đề này sẽ phân tích sau).


Hệ thống dữ liệu toàn diện và cập nhật realtime
Công nghệ hỗ trợ từ phần cứng và phần mềm
Để phát triển công nghiệp 4.0 thì sự hỗ trợ từ các thiết bị phần cứng, hay phần mềm là vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Các thiết bị ngoại vi, các cỗ máy phải được thiết kế sao cho sự tương tác giữa thiết bị, internet vạn vật(iOT), và con người được diễn ra dễ dàng và trơn tru. Trên thực tế, hiện nay nền kinh tế thế giới phát triển gần như hoàn thiện, các thiết bị hiện đại đều đã được tung ra thị trường, nguồn lực công nghệ phần mềm của Việt Nam cũng không thua kém các nước khác, nhưng duy nhất một khó khăn đối với chúng ta đó là tiền. Gần như toàn bộ thiết bị, hạ tầng đang hoạt động của nền công nghiệp cũ, phải thay thế cho các thiết bị mới đáp ứng đủ điều kiện vận hành nền công nghiệp mới với tư duy sản xuất mới.


Internet vạn vật – Internet of Things

Quảng cáo


Tầm quan trọng của sự minh bạch thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Một nền công nghiệp 4.0 luôn cần sự minh bạch thông tin từ hệ thống “Bigdata” đã nêu ở trên. Công nghiệp 4.0 không thể hoạt động khi có tác động chủ quan nhằm thay đổi sự thật của thông tin, khai báo thông tin không chính xác, số liệu ảo…điều đó sẽ làm cho công nghiệp 4.0 không hoạt động được, hay nói cách khác là hoạt động sai hoàn toàn và có thể ảnh hưởng ngược đến nền kinh tế. Ở Việt Nam điều này chắc chắn có tồn tại, bởi một công ty có thể làm một Báo cáo tài chính đẹp hơn để làm hồ sơ vay vốn, một người có thể khai giá trị tài sản giao dịch thấp hơn để trốn thuế…Nếu chúng ta không thể chấn chỉnh những điều tuy nhỏ đó, nhưng vô cùng thực tế và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành bại trong công cuộc xây dựng công nghiệp 4.0.

Bảo mật thông tin và phân quyền trong công nghiệp 4.0
Việc một lượng lớn thông tin được thu thập như “Bigdata” thì nó có thể được ví như một xã hội thứ 2 của chúng ta. Nên việc bảo mật an toàn cho nguồn thông tin đó là vô cùng quan trọng.


Bảo mật thông tin trong công nghiệp 4.0
Hệ thống người máy trong công nghiệp 4.0 sẽ có quyền tự động hóa cao nhất nhằm giảm thiểu công sức và thời gian của con người, tuy nhiên nó phải được quy định quyền hạn để có thể xử lý và truy xuất, nếu gặp phải vấn đề không đủ thẩm quyền hoặc mâu thuẩn với nguyên tắc đề ra ban đầu thì nó sẽ giao lại cho người máy có cấp cao hơn hoặc cao nhất là con người.

Tạm kết về tình hình phát triển công nghiệp 4.0 ở Việt Nam
Bắt đầu từ vài ba năm trở lại đây, chúng ta đi đâu cũng nghe, cũng đọc và cũng thấy đề cập đến công nghiệp 4.0. Điều đó minh chứng rằng, Việt Nam là đa khao khát phát triển, trải nghiệm và sống trong nền công nghiệp đó, đó cũng là mơ ước phát triển đất nước. Tuy nhiên, để làm được điều đó, chính phủ ngoài kêu gọi và tuyên truyền doanh nghiệp, nhà đầu tư thì chính phủ phải là người tiên phong trong vấn đề này. Một khi chính phủ áp dụng công nghiệp 4.0 cho tất cả các hệ thống công quyền, hành chính sự nghiệp thì doanh nghiệp tự động sẽ phát triển theo.

Có thể nói một vài ví dụ cơ bản mà thực tế như sau:


  • Khi nào còn phải đi công chứng giấy tờ là khi đó không thể phát triển công nghiệp 4.0
  • Khi nào đèn giao thông phải điều chỉnh thủ công qua cái tủ sắt thì khi đó không có 4.0
  • Khi nào hệ thống camera giám sát giao thông mỗi phường mỗi loại, mỗi quận mỗi kiểu và không quận nào có thể quản lý phường nào thì không có 4.0
  • Khi nào thanh toán tiền mặt còn nhan nhãn trong giao dịch mua bán tài sản, kinh doanh, xử phạt hành chính thì không có 4.0
  • Và…và …
Còn rất nhiều thứ phải cố gắng để vươn lên, chúng ta muốn phát triển như bạn bè quốc tế, chúng ta phải nghiên cứu, phải có lộ trình rõ ràng. Phải hoạch định rõ ràng, năm nay làm gì? Tiền từ đâu? Năm sau và năm sau nữa, sau bao nhiêu năm thì hoàn thành và đánh giá kết quả. Chúng ta không thể ngồi hô hào như một cách tự sướng thì phát triển được…
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019