Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


CRAM - robot gián dùng cho công tác cứu hộ, chi phí sản xuất chỉ 10 USD mỗi con

MinhTriND
9/2/2016 22:56Phản hồi: 15
CRAM - robot gián dùng cho công tác cứu hộ, chi phí sản xuất chỉ 10 USD mỗi con
CRAM - chú robot gián sở hữu khung xương và lớp vỏ mềm, có thể dễ dàng thay đổi hình dạng và luồn lách qua các không gian nhỏ hẹp, là sản phẩm vừa được giới thiệu bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học UC Berkeley (Mỹ). Các nhà khoa học nghĩ CRAM - vốn được ra đời nhờ một phần tài trợ của quân đội Hoa Kỳ, có thể là bước đi đầu tiên trong việc tạo ra những con robot tìm kiếm và cứu hộ với hiệu quả cực kỳ cao. Kaushik Jayaram và Robert Full, 2 nhà khoa học chính đằng sau phát minh, đã ứng dụng cách di chuyển độc đáo và bộ vỏ không thấm nước của gián vào robot của mình, giúp nó băng qua các đống đổ nát một cách dễ dàng. “Gián đã tiết lộ một bí mật tuyệt vời của tự nhiên cho thiết kế”, Full cho biết.


Nhưng trước khi Jayaram và Full có thể tận dụng triệt để lợi thế của bí mật nói trên, họ cần phải hiểu được nó. Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt các thí nghiệm nhằm kiểm tra cơ chế thích ứng với các môi trường khác nhau của gián. Họ đã tạo ra 3 thiết kế cơ khí, mỗi thiết kế tập trung phân tích một bộ phận hoặc cách thức chuyển động, bao gồm: “kẽ hở giao nhau”, “giới hạn không gian bò” và “phản ứng của gián với lực nén trong khi di chuyển”.

robot-gián_tinhte_01.gif
“Kẽ hở giao nhau” là cỗ máy kiểm tra sự chuyển động của gián trong không gian nhỏ nằm ngang, trong khi “giới hạn không gian bò” giúp kiểm tra hoạt động của chúng trong không gian dọc nhỏ. Sau quan sát, các chuyên gia nhận ra các con gián có thể di chuyển nhanh chóng trong không gian ngang rộng chỉ 3mm, và trong không gian hẹp 4mm theo chiều dọc. Họ cũng đã thử nghiệm khung xương ngoài của gián bằng cách áp lên nó một lực nhất định. Kết quả cho thấy những con gián có thể chịu được một lực gấp 900 lần trọng lượng cơ thể, ngay khi chúng đang di chuyển qua các khe nứt hẹp mà không phải chịu bất kỳ thương tích nào.

robot-gián_tinhte_02.gif

Qua những bài kiểm tra, các nhà nghiên cứu vô tình phát hiện một cơ chế chưa được tìm hiểu rộng rãi bởi khoa học, và họ gọi là “cơ thể ma sát chân bò”. Cụ thể, gián được cho là di chuyển hiệu quả nhất ở mức “trung bình” của ma sát, bằng cách kết hợp động tác “kéo lê cơ thể” và “ma sát chân đẩy”. Jayaram và Full đã tiến hành quay phim và cho chiếu chậm lại để xem những gì đã xảy ra với cơ thể gián khi chúng di chuyển. Cuối cùng là sự ra đời của những con robot gián được tạo thành từ động cơ, mạch điện, các tông, polyester và một chút kiến thức Origami cho quá trình làm khung xương.

Theo nhóm nghiên cứu, toàn bộ chi phí cho việc sản xuất nguyên mẫu robot gián không quá 100 USD. Jayaram cũng cho rằng khi đưa vào sản xuất hàng loạt, cảm biến và các thiết bị khác được thêm vào, nhưng chi phí sản xuất của sản phẩm khi ấy chỉ là 10 USD/robot.

robot-gián_tinhte_03.gif
Giới hạn không gian di chuyển xuống 50%.

Ý tưởng về mẫu robot con gián phục vụ cho công tác tìm kiếm và cứu hộ không phải là hoàn toàn mới. Năm 2014, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina từng tìm ra cách để trang bị micro nhỏ và camera cho gián thật nhằm hỗ trợ đội cứu hộ trong quá trình tìm kiếm những người sống sót sau thảm họa. Các kỹ sư tại Đại học Texas A&M cũng đã làm được điều tương tự. Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu khác cũng tại đại học UC Berkeley đã thiết kế mẫu robot tương tự như CRAM và đặt tên là VelociRoACH. Thiết kế mới của Jayaram và Full được cho là được bổ sung thêm một số chi tiết mà VelociRoACH không có.

robot-gián_tinhte_04.gif
Vận động mà không bị nén.

Hiện CRAM vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và đã chỉ được hoạt động trong khuôn khổ phòng thí nghiệm. Robert Full tiết lộ bước tiếp theo của nhóm là xác định loại chất liệu hiệu quả nhất để thích ứng với các tình huống thảm họa. Khi hoàn thành, ngoài việc di chuyển linh hoạt, robot gián còn có thể chuyển hướng, nhảy và leo trèo.

Tham khảo: Đại học UC Berkeley
15 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

xyzmen
CAO CẤP
8 năm
Chà chà... Phải thiết kế lại phòng tắm thôi... Quả này mà ra đại trà thì chết các em chân dài rồi....:rolleyes::rolleyes::rolleyes:
Nhìn giống rết
😕
ngoanrazo
TÍCH CỰC
8 năm
@letramle Bác là con gái ah :3
tspk_no1
ĐẠI BÀNG
8 năm
@letramle gái nè, lại còn mới reg nữa :p
impression
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ngoanrazo Tớn cái mắt lên, Thánh gõ nhầm trang hả
Các Sếp thích tòm tem gái ở văn phòng thì coi chừng nha 😁
Rij
TÍCH CỰC
8 năm
Ứng dụng kĩ thuật rất hay. Mấy bác thích mua về chơi thì nhớ chọn con nào màu nổi nổi, không qua nhà khác nhìn nhầm lại bị đập cho ra bã.
nhìn giống con sam. thử lực nén con gián giống đang massa free cho nó
kijinobita
ĐẠI BÀNG
8 năm
nói thiệt là coicaasi clip con gián ko thôi e muốn ói rồi 😕
bitback
TÍCH CỰC
8 năm
gián là cái thứ e sợ nhất 😔. Nhện bò vào người còn đỡ chứ gián thì tim rơi xuống rốn 😕
@bitback tôi lại thích, ngày xưa ông bà hay nói câu gián bò lên người là sắp có tiền, chuột trong nhà kêu là sắp có khách.
Chị e phụ nữ từ nay nên cẩn thẩn với phát mình này heheh 😁
- nhìn ngố ngố dễ thương đó chứ 😆
Ở nhà bắt dc gián toàn ngắt 2 cái râu rồi thả... =]

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019