Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


CRISPR - vũ khí giúp con người chống lại ung thư trong tương lai không xa

ND Minh Đức
26/11/2015 17:54Phản hồi: 58
CRISPR - vũ khí giúp con người chống lại ung thư trong tương lai không xa
Con người sở hữu từ 20.000 đến 25.000 gen nhưng có một thực tế là cho tới nay người ta vẫn chưa biết được chính xác gen nào là cần thiết, gen nào tùy chọn phụ thêm mà trong đó, có những gen liên quan tới ung thư. Tuy nhiên, bằng bộ công cụ di truyền CRISPR (xem thêm ở đây), 2 nhóm nghiên cứu độc lập đã tìm được cách giải quyết vấn đề đó, hứa hẹn sẽ có biện pháp ngăn ngừa ung thư một cách hiệu quả và triệt để hơn.

Nhiệm vụ gần như bất khả thi của sinh học hiện đại


Đã 15 năm từ lúc bản đồ gen của con người được xác lập và công bố. Tuy nhiên, do vẫn còn một số hạn chế về công nghệ mà trước giờ để nghiên cứu, chúng ta đơn thuần chỉ là vô hiệu hóa 1 gen và chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Theo giáo sư Jason Moffat tại Đại học Toronto thì "chúng ta chưa tìm được cách hệ thống hóa quá trình hiệu chỉnh gen trong tế bào của loài người". Vâng, để làm được điều đó thì phải nghiên cứu gen của từng người, từng người một để xác lập hệ thống hiệu chỉnh gen của loài người và điều đó dường như là không thể.

ung_thu_tinhte_2.jpg
Nhận thức được điều đó nên trước đây các nhà khoa học đã tạo nên một kỹ thuật gọi là can thiệp RNA. Về nguyên tắc, khi một gen được kích hoạt, các hướng dẫn mã hóa trong DNA đầu tiên phải được phiên thành một phân tử gọi là RNA. Bằng cách can thiệp vào "các đoạn phiên dịch này", người ta có thể dừng quá trình dịch mã lại. Tuy nhiên, kỹ thuật này là không hoàn hảo do nó thường không "tắt" gen hoàn toàn và đôi khi còn "tắt" nhầm gen. Giáo sư Moffat nhận định rằng "công nghệ đó cho phép chúng ta khám phá một số gen cần thiết nhưng độ tin cậy chưa cao."

Và rồi bộ công cụ điều chỉnh gen CRISPR được phát hiện cách đây 5 năm và thật ra, nó đã được vi khuẩn "phát minh ra" cách đây hàng tỷ năm nhằm thiết lập hệ thống phòng thủ, hack vào bộ gen của các loại virus tấn công nó (câu chuyện này hấp dẫn, mời xem thêm ở đây). Bằng cách sử dụng CRISPR, các nhà khoa học có thể tùy chỉnh bất cứ gen nào họ muốn. Thay vì can thiệp vào quá trình phiên mã, CRISPR can thiệp vào chính bản thân gen. Trong một ví dụ dễ hiểu, để thay đổi nội dung của một cuốn sách, CRISPR sẽ sửa chữ trong đó còn RNA chỉ là tác động vào người đọc cuốn sách.


Có trong tay bộ công cụ CRISPR, 2 nhóm nghiên cứu độc lập, một nhóm dẫn đầu bởi giáo sư Moffat nói trên và nhóm còn lại dẫn đầu bởi David Sabatini tại Viện nghiên cứu sinh học Whitehead đã có thể vô hiệu hóa một cách có hệ thống gần như toàn bộ gen trong tế bào người nhằm xác định ra được toàn bộ các gen thiết yếu. Cả 2 nghiên cứu đều đi tới một kết luận rằng: CRISPR là một công cụ thật sự mạnh mẽ để giải quyết vấn đề.

Giáo sư Sabatini chia sẻ: "Đây là công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta có được trong ngành sinh học. Bất kỳ quá trình sinh học nào mà chúng ta quan tâm hiện nay đều có thể được nhận thức một cách toàn diện dựa trên cơ sở các gen có liên quan tới nó. Trước giờ đây là điều không thể và người ta cũng không thể tưởng tượng được một ngày điều đó sẽ có thể làm được."

Đó là một công cụ tin cậy nhất mà chúng ta từng có, hãy hỏi CRISPR và nó sẽ cho bạn câu trả lời chính xác

ung_thu_tinhte_1.png
CRISPR bao gồm 2 thành phần: một enzyme gọi là Cas9 giúp cắt DNA, và một phân tử dẫn đường cho Cas9 nhắm tới đúng mục tiêu. Trong nghiên cứu lần này, 2 nhóm nghiên cứu của Moffat và Sabatini đã tạo ra một thư viện các phân tử dẫn đường, nhắm vào hầu hết các gen của con người. Cả 2 bộ thư viện này đều mang tính mở để phù hợp với bộ gen của từng người, từ đó xem xem nếu mất gen nào thì ảnh hưởng của nó tới sự phát triển hoặc tái sản xuất tế bào sẽ ra sao.

Cả 2 nhóm hiện đã xác định được từ 1600 đến 1800 gen thiết yếu của con người và đây chỉ là 1/10 số gen mà nhóm phân tích. Moffat gọi kết quả này là "một kho báu lớn" đã được khá phá. So với 9/10 lượng gen còn lại, các gen thiết yếu này sẽ trỗi dậy mạnh mẽ nếu được kích hoạt và dường như không hoạt động nếu được vô hiệu hóa. Chúng đều là những gen rất cần thiết và ở những loài khác cũng có những gen mang đặc tính như thế. Đồng thời, các gen thiết yếu có thể liên kết với nhau, đồng nghĩa với việc chúng sẽ tạo nên những protein có khả năng kết hợp thành các phức hợp kích thước lớn.

Từ đó, các nhà khoa học dự đoán rằng các gen thiết yếu có xu hướng tham gia vào nhiều quá trình sinh học, như sao chép DNA, phiên dịch gen và xây dựng protein. Tuy nhiên, số gen cần thiết được dự đoán là còn nữa và còn phải mất thêm thời gian nữa mới hiểu được toàn bộ những gen quan trọng trên cơ thể con người.

CRISPR - vũ khí đầy hi vọng giúp con người chiến thắng ung thư trong tương lai không xa


ung_thu_tinhte_3.jpg
Mặt khác, 2 nhóm nghiên cứu cũng cố khám phá những gen cần thiết cho những trường hợp cụ thể. Giáo sư Moffat đưa ví dụ một đóa hoa cúc cho chúng ta dễ hình dung: Phần nhị hoa đại diện cho các gen luôn cần thiết, còn các cánh hoa đại diện cho các gen quan trọng. Vậy khi tế bào cần tái tạo hoặc sinh trưởng, nó sẽ sử dụng gen nào? Bằng cách sử dụng CRISPR, các nhà khoa học có thể dễ dàng phân tích cả nhị và cánh của hoa cúc.

Quảng cáo



Giáo sư Sabatini cho biết: "Bất cứ điều gì mà chúng ta phát hiện ra được, như một tế bào vuông hoặc đỏ, chúng ta có thể xác định được gen nào đứng đằng sau điều đó. Và nếu bạn quan tâm tới ung thư, bạn có thể nói rằng: hãy cho tôi những gen tương ứng với từng loại ung thư và chỉ loại ung thư đó mới có mà thôi. Điều đó có thể làm được bằng CRISPR."

Hiện tại, nhóm của Sabatini đã lập danh sách những gen thiết yếu trong 4 dòng tế bào ung thư. Trong khi đó, nhóm của giáo sư Moffat đã phân tích những tế bào phát triển thành ung thư não, ruột, da và cổ tử cung. Thành công của họ là tìm được những gen có thể vô hại trong tế bào khỏe mạnh nhưng lại rất quan trọng trong một số dạng khối u. Các gen này đại diện cho nguy cơ ung thư tiềm ẩn trong cơ thể người. Đồng thời, đây được cho như là "điểm chí mạng" của căn bệnh ung thư mà các nhà khoa học có thể khai thác để tiêu diệt mà không làm hại tế bào bình thường.

Nhà nghiên cứu Feng Zhang tại MIT cho biết: "Từ lâu chúng ta đã biết rằng các phân tử điều khiển những khối u trong bệnh ung thư là khác nhau đối với từng loại ung thư và từng bệnh nhân, tuy nhiên trước giờ vẫn thiếu công cụ để xác định chính xác sự khác biệt. Và điều này có thể được giải quyết bằng CRISPR."


Về phía giáo sư Sabatini, ông cho rằng: "Nỗi sợ duy nhất của tôi là chúng ta không thể tìm ra một lượng lớn gen giúp phân biệt các tế bào ung thư và bình thường, và nếu như vậy thì không thể tìm được loại thuốc đặc hiệu. Nhưng chúng ta vẫn cần câu trả lời và với CRISPR, chỉ cần những gen đó có tồn tại thì chúng ta rồi sẽ tìm thấy chúng, vấn đề còn lại chỉ là công nghiệp hóa quá trình này."


Và hiện tại, các nhà khoa học đã khởi động và dự án mới nhất của họ là sử dụng CRISPR để tìm kiếm các gen thiết yếu của hơn 500 tế bào ung thư. Căn bệnh ung thư quái ác vốn gieo rắc nỗi sợ hãi cho hàng tỷ người trên thế giới rồi cũng sẽ có lúc được ngăn chặn. Tuy nhiên, hiện CRISPR vẫn chưa phải là một công cụ hoàn hảo, ít nhất là tới hiện tại bởi một số tác dụng phụ mà nó gây ra cho các tế bào lành dẫn tới làm rối quá trình nghiên cứu. Hy vọng rằng các nhà khoa học sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề lớn nhất của thế kỷ 21 này.

Quảng cáo

58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

@@ hy vọng 1 ngày nào đó 😃 con người chống lại dc căn bệnh thế kỷ 😃
@vanluan24 Chống cách nào thế bác? xạ trị hay hoá trị à? 😕😕
vanluan24
TÍCH CỰC
8 năm
@finalmagic có thuốc mà bạn. hình như bữa trước cũng có viết bài hay sao ấy.
@vanluan24 Thuốc tiên à? :eek::eek:
vanluan24
TÍCH CỰC
8 năm
@finalmagic Có thuốc ngăn hiv rùi. Rùi sẽ có thuốc phá giải rùi
myisyour
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ngừơi đột biến như phim chăng.
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
8 năm
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ là quan trọng nhất:rolleyes:
@fu09fjtnhj Ở cạnh chai na thì trước sau gì cũng nhiểm độc mà chết , ung thư tràn lan trên báo điện tử , toàn ng nổi tiếng . Trung tâm ung bướu nào cũng đông nghẹt . Đắng lòng :oops:
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
8 năm
@phat_tai vn đa số thu nhập thấp, ăn còn chả đủ toàn chất độc từ tung của thải sang, huống chi là tiền chữa bệnh
@phat_tai nhịn đói mà bác chạy vòng vòng ở VN thế nào cũng ung thư phổi thôi😁:D
Như vậy có thể dùng cái tool này hack vào gen của HIV hay bất kỳ loại virus nào khác phải ko nhỉ 😁
vanluan24
TÍCH CỰC
8 năm
lúc đó có đi nữa mình đã ngỏm kể cả sống 100 tuổi cũng không có tiền mà chữa....
@vanluan24 Hy vọng, may ra thằng cháu nội hưởng được thành quả này :p
vanluan24
TÍCH CỰC
8 năm
@tanthaitrung kể ra đời con nó làm to có tiền là hưởng được rùi. nông dân thì chắc phải đời thứ 10
vatlitre
TÍCH CỰC
8 năm
Đau lòng
Khi con người chữa được hoàn toàn mọi bệnh tật lớn nhỏ thì điều gì sẽ xảy ra :rolleyes:
Mình nghĩ là Trái Đất sẽ tạo ra một bệnh dịch khó nhằn hơn để lấy lại cân bằng (zombie virus?)
Tiến hóa phản tự nhiên, mình không ủng hộ
ngay dai
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ung thư là do chúng ta xui xẻo, quá trình phân bào có vấn đề, tạo nên những tế bào lỗi và chúng nhân lên không ngừng nghỉ, rồi di căn, bởi vì nó quá giống tế bào bình thường khoẻ mạnh, lỗi phân bào ở tế bào ung thư lại không giống nhau nên tiêu diệt tb ung thư rât khó.
Hạn chế tiếp xúc những yếu tố gây đột biến giúp khả năng mắc ung thư của bạn thấp hơn.
Nhưng những người sống lành mạnh vẫn có khả năng bị ung thư bình thường.
@ngay dai 2/3 do xui xẻo. 1/3 là do môi trường, lối sống ....
Tế bào bình thường vào giai đoạn gắn mũ, cắt xén thì bị mất 1 phần thông tin. Cho đến lúc nào đó thông tin di truyền bị mất quá nhiều, tế bào sẽ ko còn phân chia được nữa ---> chết.

Tế bào ung thư bỏ qua giai đoạn này (đột biến) thế nên nó cứ bòn rút dinh dưỡng của cá thể phân chia mãi nếu ko có bất cứ can thiệp nào, .
Chống kiểu gì khi mà môi trường sống thay đổi từng ngày.???
Tất cả cũng chỉ tại chúng ta thay đổi môi trường từ ăn uống,sinh hoạt.. thời tiết,khí hậu
Theo đó xuất hiện nhiều bệnh.
Quy luật là vậy mình làm mình chịu
Khoa học phát triển thì thức ăn bẩn cũng ngày càng tinh vi...😔:(
quá tuyệt vời ..
4phuong.vn
ĐẠI BÀNG
8 năm
"Phải được phiên" là sao đọc ko hiểu vậy chủ thớt?
@4phuong.vn phiên mã, kiến thức phổ thông đó bạn ơi 😃
rồi lại có bệnh thế kỉ khác thế chỗ thôi, mới năm 15 của thế kỉ 21 ;))
alone_night
ĐẠI BÀNG
8 năm
Vậy áp dụng cái này ăn thực phẩm ngâm hóa chất của Việt Nam có bị ung thư không :p
thôi đợi bản CRISPR 2.0 rồi tính :rolleyes:
Mà thôi cho xin đi, đẻ ít lại dùm. Đừng vội bảo xàm, ko liên quan bla bla bla...

Nhìn lại xem dân số mới chính là nguyên nhân diệt vong.

- Ra đường 9h sáng vẫn đông nghẹt, chị em thì bịt mặt như ninja.
- Đẻ nhiều nhu cầu nhiều --> nhà máy nhiều --> khí thải nhiều --> vừa hít khói vừa nóng nực trách ai.
- Sài Gòn giờ vẫn nóng như thiêu là hiểu rồi, cứ cái đà này chừng 20 năm nữa Cà Mau biến mất khỏi bản đồ VN.
- Giàu cũng đẻ, nghèo càng đú đẻ. Giàu có tiền, nhu cầu nhiều lại quay về khí thải, nghèo đẻ ko nuôi nổi bệnh tật chết, mà giàu nhiều khi cũng bệnh chết. Chung quy cũng là khí độc, chất độc trong đồ ăn, nước...
- Cứ đổ thừa chất độc. Thử hỏi ko đẻ ko có nhu cầu thì nhà máy nó mở cửa hoạt động để làm gì.

Con người tự định nghĩa đó là nhu cầu cơ bản, sau đó đẻ nhiều hơn và tự cho đó là hạnh phúc, ko ai có quyền ngăn cản.

Con người tự đẩy mình tới diệt vong rồi cầu mong thuốc chữa bệnh.

Giải pháp có từ lâu rồi đấy. Có chịu làm hay ko thôi.
~20.000 gen, sửa xong 1 gen lại có 5-7 tác dụng phụ ?!
mỗi tác dụng phụ lại mất 3-5 năm xác định, chỉnh sửa ?!
Vậy bao lâu thì hoàn thiện nhỉ ?
Hóng !!!!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019