[CSKN] Máy Lạnh - Tủ lạnh - Máy Giặt

cosmos47
6/8/2019 6:4Phản hồi: 4
Phần chuyên mục này mình sẽ chia ra làm hai phần riêng biệt cho mọi người dễ tham khảo.
- Phần tư vấn dành cho người tiêu dùng, nói nôm na là khách hàng sử dụng. Trong phần này mọi người sẽ biết thêm những thông tin căn bản để nhận biết thiết bị cần mua và những phương pháp sử dụng một cách hoàn hảo nhất.
- Phần tư vấn dành cho anh em kĩ thuật, bạn nào đam mê muốn tìm tòi. Riêng phần này mình sẽ thu thập các thông tin chi tiết hơn để các bạn có thể tham khảo cũng như bổ sung kiến thức cho nhau. Mọi các thắc mắc lẫn các rắc rối các bạn có thể trao đổi với nhau thoải mái, tuy nhiên nếu tranh luận với nhau nên ở mức tích cực để mục thêm phong phú và bổ ích.

# Tư vấn bộ ba “Máy điều hòa nhiệt độ – Tủ Lạnh – Máy Giặt” : dành cho người tiêu dùng.
- Tổng quan của phần này mình xin nói sơ bộ về máy móc hiện nay chia ra làm hai loại là “INVERTER” và “NON-INVERTER”

A. Máy điều hòa nhiệt độ : gọi dân dã là máy lạnh.
- Những ưu điểm của Inverter :

+ Độ lạnh trong phòng sẽ ở mức dễ chịu hơn khi hơi lạnh được kiểm soát dao động mức 25-125% tùy theo khả năng sử dụng. Khi nhiệt độ phòng đã đạt được nhiệt độ yêu cầu trên Remote (khi bạn Set Temp là bao nhiêu) thì máy tự động giảm công suất xuống mức 0-50% (tùy theo cấu tạo của bộ board mạch tùy hãng thiết kế). Độ lạnh trong phòng sẽ dao động chính xác hơn từ 1*C cho đến 0.5*C so với nhiệt độ phòng. Do đó Inverter luôn thích hợp sử dụng cho trẻ em và những người mẫn cảm về nhiệt độ.
+ Cái quan trọng sánh đôi với nhiệt độ thoải mái là độ ẩm trong phòng bạn được kiểm soát song song dao động ở mức 50-65%. Phần này rất quan trọng mình sẽ đề cập thêm ở mục sử dụng máy điều hòa đúng cách bên dưới.
+ Máy vận hành êm hơn kể cả khi bạn ngủ cách UnitOutdoor một bức tường (tùy theo cấu tạo của từng hãng mức độ vận hành êm ái sẽ khác nhau)
+ Tránh được khả năng cháy nổ với đường dây tải do các board mạch được thiết kế bảo vệ rất kĩ sẽ tự ngắt khi có sự có về lỗi hệ thống. Do đó vấn đề cháy nổ là rất hiếm khi xảy ra.
+ Mức tiêu thụ điện năng chỉ còn một nửa hoặc 1/3 so với máy điểu hòa thông thường (kèm điều kiện sử dụng >8h/ngày ).
+ Do khả năng tiết kiệm điện quá hoàn hảo (nếu sử dụng >8h/ngày liên tục) nên bạn có thể được “hoàn vốn mua máy” trong phạm vi năm thứ 3 trở đi. Có nghĩa là khoản tiền điện bạn tiết kiệm ở năm thứ 3 đủ để bạn mua 01 bộ máy y chang như vậy, cho nên năm thứ 4 trở đi là sinh lời (nếu bạn có chế độ bảo trì tốt)

- Những khuyết điểm của Inverter
+ Giá thành đầu tư ban đầu không hề rẻ vì nếu rẻ chất lượng giảm dần theo số tiền bạn mua (căn bản là board mạch Inverter có bền hay tiết kiệm điện nhiều hay ít đều dựa vào đây). Cho nên khái niệm tiền ít mà đòi đồ xịn là điều hoàn toàn không xảy ra.
+ Chính vì sử dụng gần như hoàn toàn bằng board mạch nên điện áp cung cấp phải luôn ổn định theo nhà sản xuất đề ra, cho nên với những khu vực không an toàn bạn nên trang bị thêm ổn áp để hạn chế hư hỏng không đáng có do điện gây ra.
+ Do cấu tạo hoạt động chính dựa trên board mạch xử lý nên tuổi thọ của máy luôn được xác định ngay từ lúc sản xuất mặc dù chưa đến tay người tiêu dùng sử dụng. Thành ra bạn phải xác định rõ là mua về để sử dụng và sử dụng đúng mụch đích ban đầu đề ra một cách liên tục mà không lo lắng gì về tiền điện hàng tháng phải trả. Cho nên khi mua về không xài mà máy hư thì là điều tất nhiên.
+ Mức độ bảo trì định kì của máy Inverter cao hơn loại Non-Inverter bình thường vì board mạch rất dễ hỏng hóc hơn nếu mức độ bụi bẩn bám dày (tùy theo môi trường bụi bẩn nhiều mà hư hao càng cao). Cho nên việc sử dụng Inverter ổn định nhất trong chu kì bảo trì 01 năm ít nhất 03 lần.
+ Điện áp đòi hỏi ban đầu của nguồn điện sử dụng phải luôn ở mức ổn định cho phép thực tế dao động 210-225vol (mặc dù điện áp ghi trên máy là 200-240vol). Nếu Voltage ở mức dưới hoặc cao hơn mức này có nghĩa là máy trong tình trạng không ổn định (mặc dù bên ngoài quan sát không có gì xảy ra nhưng thực tế đang có hao mòn khi vận hành)
+ Quan trọng không kém là khâu lắp đặt đòi hỏi thợ kĩ thuật phải có tay nghề tốt, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về dây điện cũng như thao tác lắp đặt kĩ hơn loại máy Non-Inverter thông thường. Nếu đáp ứng đủ yêu cầu này thì sự ổn định của máy sẽ cao hơn khi lắp một cách sơ sài theo kiểu “gắn máy nào cũng như máy nào”
+ Chi phí và thời gian sửa chữa sẽ cao hơn, lâu hơn khi có sự cố xảy ra. Mức độ hư hao nặng hay nhẹ cũng tùy thuộc vào số lần bảo trì ít hay nhiều khi sử dụng. Cho nên bạn đừng để máy có tình trạng không lạnh hoặc lạnh rất kém rồi kêu bảo trì là điều khá muộn màng.
+ Máy điêu hòa Inverter không có khả năng chạy quá tải quá lâu, cho nên khi mua cần biết rõ thông số kĩ thuật phòng ốc để được tư vấn máy có công suất phù hợp. Thành ra nó cũng như con dao 2 lưỡi nếu bạn không nắm rõ điều này mà chỉ biết sơ khái niệm “tiết kiệm điện” đơn thuần mà mua không đúng mục đích ban đầu thì máy không những lạnh kém mà còn hao điện hơn, hư hỏng nhanh hơn. Chưa kể có tình trạng các hãng sẽ dựa vào điều này chốt cho câu “không bảo hành vì sử dụng sai mục đích” là coi như xong luôn.

Quảng cáo


+ Khả năng hứng chịu bào mòn của thời tiết là cực cao nếu UnitOutdoor thiết kế để ở khu vực không có mái che hoặc bị phơi nắng mua trực tiếp 24/24. Do thiết kế chính là board mạch nên các linh kiện sẽ bị tác động về nhiệt nhiều khiến nhanh hỏng hóc hơn. Cho nên vị trí đặt UnitOutdoor cũng rất quan trọng để đánh giá tuổi thọ của máy.
+ Tuổi thọ của dòng Inverter được đánh giá khoảng 02 năm trở đi là bắt đầu có các hỏng hóc căn bản cho đến nặng tùy thuộc vào số lần bảo trì định kì ít hay nhiều trong năm. Với loại Inverter dòng cao cấp thì khả năng sửa chữa sẽ cao hơn so với loại Inverter dòng cấp thấp, vì dòng cấp thấp khi hư đánh giá là vứt luôn lên tới 90% khi gặp phải tình huống hỏng hóc về board mạch do linh kiện hư theo kiểu hàng loạt chứ không hư đơn lẻ như dòng cao cấp.

- Những ưu điểm của Non-Inverter :
+ Giá thành đầu tư ban đầu thuộc dạng không thể rẻ hơn (với hàng liên doanh China). Có thể nói mua rẻ nhất nhắm mắt cũng xài được sơ sơ 02 năm là hỏng cũng không có gì đang lo (Tầm ~5tr là có ngay bộ 1.0HP bảo hành 02 năm rồi)
+ Bản chất luôn hoạt động ở mức Full 100% công suất cho nên thiết kế bộ phận Compressor (máy nén, thợ kĩ thuật hay gọi là lốc (gọi Tiếng Việt từ từ Block mà ra) ) có kích thước lớn hơn so với loại Compressor Inverter cùng công suất. Do đó độ lạnh của dòng Non-Inverter này luôn gắt hơn Inverter là vậy.
+ Khả năng chạy quá tải lâu hơn loại Inverter, có nghĩa là việc lắp máy công suất nhỏ so với tiêu chuẩn phòng mà vẫn không có hỏng hóc gì nhiều (nếu sử dụng trong thời gian 3-5h ngày thì không có gì đáng quan tâm)
+ Chi phí, thời gian sửa chữa ít và nhanh hơn so với loại Inverter.
+ Ít bảo trì định kì vẫn có thể chạy ổn (ổn thôi chứ không tốt) trong phạm vi chỉ 02 lần/năm.
+ Đặc điểm thú vị của dòng Non-Inverter này là với UnitIndoor và UnitOutdoor không nhất thiết phải đồng bộ với nhau hay cùng thương hiệu với nhau mới phải hoạt động được, mà là bất kì loại nào miễn cùng công suất với nhau là có thể hoạt động được. Do đó bạn đừng ngạc nhiên khi mà bộ máy có UnitIndoor là Panasonic mà đi với UnitOutdoor Toshiba hay đại loại như thế. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất của Non-Inverter khi so sánh với Inverter và cũng chính là điểm lợi khi thay thế sửa chữa dòng Non-Inverter.
+ Khả năng chịu bào mòn về thời tiết cao hơn so với loại Inverter. Đơn giản thiết kế của UnitOutdoor rất đơn giản không có board mạch ở phần này nên chỉ chịu hư hao do tụ điện, các tiếp điểm của Rờ le đóng mở mà thôi. Cho nên việc thiết kế chỗ để UnitOutdoor cho Non-Inverter không bó buộc phải ở trong chỗ có mái che nắng mua (tuy nhiên có thì càng tốt)
+ Cách thức lắp đặt cũng như kĩ thuật đòi hỏi đơn giản hơn với nhân viên kĩ thuật không chuyên vẫn có thể làm tốt công việc này.

Quảng cáo


+ Tuổi thọ của dòng Non-Inverter này được đánh giá rất cao so với loại Inverter. Dự tính hỏng hóc nhẹ vẫn xảy ra khoảng 1.5 năm đầu nhưng để hư luôn có thể đánh giá lên tới 06-08 năm là chuyện bình thường (tùy theo mức độ bảo trì định kì trong năm).
+ Làm lạnh cực nhanh do thiết kế Compressor có kích thước lớn hơn gần gấp đôi so với loại Compressor của Inverter.
+ Thiết kế đơn giản chỉ có Compressor và tụ điện (như kiểu máy bơm nước mà thôi).
+ Xác định bệnh và xử lý rất nhanh và chính xác hơn dòng Inverter.
+ Có khả năng sử dụng theo kiểu lệch đũa kiểu "đầu gà đít vịt" vẫn OK mà không ảnh hưởng tới công suất làm lạnh. Nếu kĩ thuật tốt có thể áp dụng cách này để tăng hiệu suất làm lạnh lên rất nhanh theo kiểu "đầu Panasonic - đít Toshiba" là Perfect 100% luôn.
+Rất thích hợp gắn cho các môi trường khác nghiệt như quá nóng hay quá lạnh (cần sưởi) mà khi hoạt động hỏng hóc không xảy ra nhanh như Inverter gặp phải.

- Những khuyết điểm của Non-Inverter :
+ Nhắc tới Non-Inverter đầu tiên mọi người luôn nghĩ là hao điện. Tính chất “ăn” điện của dòng Non-Inverter được tính đơn giản cứ công suất bao nhiêu thì 1h sẽ là bấy nhiêu KW, vd : 1.0HP thì 1h sẽ là 1KW và 2.0HP sẽ là 1h là 2KW. Cho chỉ ưu tiên sử dụng vào ban chiều tối trở đi là gánh nặng tiền điện sẽ nhẹ hơn. Với tiêu chí sử dụng <8h/ngày thì bạn sẽ không quá lo lắng về tiền điện hàng tháng.
+ Cái ban đầu cảm nhận về dòng này là độ lạnh trong phòng sẽ gắt hơn cũng như gây khô da nhanh hơn với trẻ em và người mẫn cảm về nhiệt độ. Do bản chất luôn chạy Full 100% hoặc 0% công suất nên hơi lạnh sẽ có 2 trạng thái là “Một lạnh quá và Hai là cảm thấy hơi bị ngộp”
+ Khả năng cháy nổ sẽ cao hơn do không có nhiều thiết kế bảo về bằng board mạch ở dòng Inverter.


B. Tủ lạnh:
- Những ưu điểm của Inverter :
+ Khả năng ổn định nhiệt độ trong tủ tốt hơn loại tủ thường giúp cho rau quả tươi lâu hơn gấp 2-3 lần ~ 14-21 ngày mà rau củ vẫn ở dạng tươi tầm 80% (100% là nói xạo ấy, chung quy là không bị héo úa là chính ). Cụ thể nhất là các khay đá hay nước đá sẽ ít bị bám tuyết bề mặt ly đựng hay khay chứa ở ngăn đá, nói nôm na hơn là đá sẽ là dạng khô không dính tay và đồ trữ đông ít bị bám tuyết dày xung quanh hơn (điều này giúp cho đồ sống rã đông nhanh hơn và quan trọng hơn hết là không bí biến dạng mùi khi bị đông quá mức cho phép, nhiệt độ âm càng sâu đồ ăn dễ bị tách nước khiến mất ngon. Đây là điểm khác biệt lớn giữa đồ tươi và đồ đông lạnh).
+ Tủ vận hành cực êm gần như không nghe tiếng động gì.
+ Khả năng tiết kiệm điện có thể tính như kiểu “cầm bill thở nhẹ như tựa lông hồng không có gì đáng để quan tâm – như cách bạn vợ chồng rủ nhau đi ăn 2 tô phở mà thôi”
+ Rất thích hợp sử dụng cho người bận rộn với lịch trình 01 tuần đi chợ 01 lần.

- Những khuyết điểm của Inverter:
+ Điện áp tại nguồn sử dụng cho máy phải luôn ở mức ổn định. Đó là đòi hỏi bắt buộc để sử dụng thiết bị Inverter bền dài lâu. Nếu không ổn định thiết bị sẽ chạy ở trạng thái hỏng theo dây chuyền và rất khó khắc phục sự cố khi xảy ra hư hỏng, vì với board mạch tủ lạnh đa phần thay mới là chính chứ hiếm khi có linh kiện thay thế đại trà như máy điều hòa nhiệt độ.
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn loại Non-Inverter thường khoảng 2-3tr
+ Khả năng hỏng hóc ở dạng hư Sensor rất cao ở năm thứ 02 sau khi sử dụng. Linh kiện này muốn ổn chỉ mua đồ trong hãng thay thế chứ ít khi bán đại trà bên ngoài và tất nhiên đồ bên ngoài mua mới chỉ là đồ loại 2 thay thế tạm mà thôi.
+ Giá thành sửa chữa khi gặp sự cố căn bản “không xã đá – ngăn đá lạnh mà rau quả không lạnh” khá “chát” cho cái giá ~>1tr/lần
+ Thời gian sửa chữa cũng như định bệnh kĩ thuật khó khăn hơn, nói nôm na là làm lâu hơn tủ bình thường. Đôi khi số lần sửa đi sửa lại 2-3 lần được xem là bình thường.
+ Tuổi thọ trung bình đánh giá thấp so với tủ Non-Inverter thông thường.
+ Do cấu tạo thiên về tiết kiệm điện nên không thích hợp cho gia đình nào đông người sử dụng tủ quá nhiều cũng như thói quen làm đá viên như đại lý bán đá cây trong ngày.

Những ưu điểm của Non-Inverter :
+ Khả năng làm lạnh cực nhanh, mức độ đông đá phải nói là “ướp bia lạnh chỉ trong 10-15min” là có thể lôi ra nhậu tiếp rồi. Thích hợp cho nhà nào đông người sử dụng liên tục và có thói quen uống đá lạnh nhiều.
+ Cấu tạo tủ đơn giản hơn nên giúp cho kĩ thuật sửa chữa nhanh và chi phí thấp hơn so với loại Inverter.
+ Linh kiện sử dụng được bán đại trà dễ kiếm, không cần vào hãng mà vẫn có để mua ngoài với chất lượng và tuổi thọ gần như tương đương.
+ Tuổi thọ sử dụng lâu >05-07 năm là bình thường.
+ Tiền điện hàng tháng sử dụng lệch so với tủ Inverter dao động khoảng 150-200k/tháng. Con số khá nhỏ cho người thu nhập trung bình nhưng bù lại mức an toàn sử dụng bền lâu dài lại cao hơn với người nội trợ cứ dăm ba ngày lại đi chợ 1 lần.
Những khuyết điểm của Non-Inverter :
+ Tiền điện hàng tháng của tủ lạnh dao động thấp nhất 120k-350k tháng với dung tích tủ mini 50-70lit đến 350-400lit

Những khuyết điểm của Non-Inverter :
+ Với dung tích tủ trung bình 180-240lit thì một tháng chắc chắn sẽ không dưới 150k kể cả khi ít dùng và trung bình khoảng 250k-300k/tháng tùy theo thời tiết nóng hay lạnh. Vì căn bản tủ lạnh giải nhiệt hoàn toàn dựa vào khí trời nên yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng theo. Cho nên nếu nói đơn sơ là tủ Non-Inverter tiêu thụ điện gấp 02-03 lần so với tủ Inverter là điều không sai. Tuy nhiên nếu nói về số tiền thực tế thì 300k/tháng là con số chấp nhận được đối với gia đình khá giả.
+ Do mục đích sử dụng trữ rau quả ngắn hạn nên hiện nay rất ít model Non-Inverter được bày bán. Thành ra các công nghệ mới hiện nay ít được áp dụng lên như “đèn led, bộ Plasma khử mùi, luồng gió lạnh thổi đều tủ hơn" là không có kèm theo.


C. Máy giặt :
Những ưu điểm của Inverter :
+ Giặt đồ không còn bị quắn hay rách đồ kể cả đối với loại máy giặt lồng đứng cửa trên.
+ Vận hành êm đến mức đôi khi chỉ còn nghe tiếng nước xào xạc bên trong lồng khi giặt mà thôi.
+ Mức độ tiêu thụ điện thuộc dạng trả bill như mua cà rem ăn thôi (cỡ 1 cup kem nhỏ Baskin Robin thôi)
+ Áp dụng công nghệ sấy tiên tiến có thể làm khô đồ một cách hoàn hảo có thể mặc ngay khi vừa giặt xong.
Những khuyết điểm của Inverter :
+ Chi phí đầu tư ban đầu mắc hơn loại Non-Inverter thường từ 2-3tr/máy
+ Khả năng sửa chữa khó cũng như chi phí sửa chữa rất cao.
+ Vì là sử dụng chính board mạch điều khiển nhiều nên tuổi thọ bị hạn chế nhiều khi đặt máy ở vị trí ẩm thấp trực tiếp trong nhà tắm hoặc phơi thẳng ngoài nắng trên sân thượng.

Những ưu điểm của Non-Inverter :
+ Chi phí ban đầu rẻ ~5tr là có một cái lồng đứng 7-8kg.
+ Thời gian sửa chữa nhanh, chi phí thay thế kinh kiện rẻ.
Những khuyết điểm của Non-Inverter :
+ Giặt dễ bị quắn và rách đồ, nhất là với đồ mỏng hay vải Silk là tươm bươm luôn.




Tổng quan chi tiết về bộ ba “Máy lạnh – Tủ Lạnh – Máy Giặt”
A. Máy điều họa nhiệt độ:
# Hiện nay máy điều hòa được sử dụng chính bởi 03 loại Gas thông dụng “GasR22 – GasR410a – GasR32” :
1. Gas R22 : dòng Gas lạnh đời cũ nhất hiện nay, có thể nói là dòng Gas căn bản nhất. Áp lực tĩnh của dòng Gas này dao động khoảng 160-170Psi tùy theo nhiệt độ thời tiết. Mức độ đòi hỏi vật liệu ống dẫn đi kèm không cần khắt khe, chỉ cần ống có độ dày mức 0.5 – 0.6 dem là có thể sử dụng được. Tuy nhiên mức độ hiệu quả khi sử dụng lại không được đánh giá cao vì đây là dòng Gas phổ thông.
2. Gas R410a : dòng Gas lạnh chuẩn và an toàn cho người sử dụng nhất đủ yếu tố “lạnh sâu – sử dụng ít hao điện hơn 10-15% so với loại GasR22 – Quan trọng nhất là không gây cháy khi gặp lửa”. Áp lực tĩnh của dòng Gas này dao động khoảng 240-260psi tùy theo nhiệt độ thời tiết, so với loại GasR22 áp lực lớn hơn 1.6 lần nhưng độ lạnh chỉ nhỉnh hơn GasR22 khoảng 10-15% mà thôi, xin nhắc lại chỉ khoảng không quá 15% chứ không phải lạnh hơn 1.6 lần nha. Tuy nhiên mức độ đòi hỏi kĩ thuật cũng như vật liệu ống dẫn đi kèm lại cao hơn, cụ thể hơn là với ống dẫn buộc an toàn chuẩn 0.7dem trở lên mới có thể sử dụng an tâm được.
3. Gas R32 : dòng Gas lạnh đời mới nhất hiện nay được áp dụng vì yếu tố an toàn cho môi trường giúp không hại tầng Ozone. Đánh giá bằng mắt thường nếu so sánh với loại GasR410a chuẩn gần như là như nhau không có khác biệt (áp lực tĩnh cũng ở mức 240-260Psi) vì nếu xét chi tiết kiểm tra kĩ thực tế thì GasR32 lạnh hơn GasR410a khoảng >5% (một con số rất nhỏ không đáng kể). Tuy nhiên ưu điểm duy nhất của dòng GasR32 này mang lại là chi phí sạc Gas lại 100%Full máy rẻ hơn 30% so với GasR410a. Nhược điểm lớn nhất của dòng GasR32 này là gây cháy khi gặp lửa, do đó cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sử dụng ở môi trường phòng ốc có tính chất dễ cháy. Thế nên với hệ thống máy lớn trung tâm có lượng Gas bên trong rất lớn vẫn sử dụng GasR410a là vậy (vì R410a không gây cháy khi gặp lửa). Vật liệu ống dẫn vẫn phải sử dụng ống có độ dày 0.7dem trở lên mới có thể sử dụng an toàn.
+ Tóm tắt đơn giản 3 loại Gas như sau : R22 + không cháy< R410a + 10% độ lạnh + không cháy < R32 + 5% độ lạnh (tùy theo máy thiết kế đúng chuẩn mới lạnh hơn 5%, rất ít thiết kế chuẩn lắm) + gây cháy.
+ Chuẩn đường ống cho hai loại Gas R410a và R32 buộc ống đồng phải có độ dày từ 0.7dem trở lên. Vì áp lực căn bản so với loại GasR22 phổ thông cao hơn 1.6 lần (hoàn toàn không có nghĩa độ lạnh cao hơn 1.6 lần nha, chỉ tầm 10% thôi) nên giá trị nén hơn hẳn khiến ống đồng dễ bị xì, không đảm bảo cho mục đích sử dụng lâu dài.
+ Mẹo Kinh nghiệm thực tế : với dòng máy sử dụng GasR22 chỉ thay thế duy nhất GasR22 mà thôi. Với máy sử dụng GasR32 có tính chất gây cháy bạn có thể sử dụng GasR410a thay thế vẫn OK mà không có tác động gì nhiều.

# Cách lựa chọn máy điều hòa có công suất phù hợp với điều kiện phòng (tính theo mức làm lạnh phòng xuống 26*C trong thời gian 45min - áp dụng cho mùa hè lẫn mùa mưa đều sử dụng an toàn) :
+ Phòng >30m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào => 1.0HP cho Inverter lẫn Non-Inverter. Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 24*C và ban đêm 20-22*C
+ Phòng 45-55m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào => 1.5HP cho Inverter lẫn Non- Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 24*C và ban đêm 20-22*C
+ Phòng 60-80m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào => 2.0HP cho Inverter lẫn Non- Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 24*C và ban đêm 20-22*C
+ Phòng 90-110m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào => 2.5HP cho Inverter lẫn Non- Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 24*C và ban đêm 20-22*C
- Nếu điều kiện phòng bị nắng trưa chiếu ảnh hưởng bởi bất kì hướng nào trong phòng (kể cả trần la phông mà ko cách nhiệt) thì cứ tính theo giá trị mét vuông (m2) ở mức 3m x 4m = 12m2 thì cộng thêm 0.5HP . Nếu là 2 bức như vậy thì bạn lại cộng thêm 0.5HP nữa. Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 27*C và ban đêm 25*C
- Nếu điều kiện phòng là kinh doanh Internet hay phòng hội họp có số người đông thì tính 10 người hoặc 10 máy tính (1 máy tính là 1 người, nếu Combo máy tính có người xài thì tính là 2 chứ ko phải là 1) = 1.0HP . Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 27*C và ban đêm 26*C . Nếu tính kinh doanh theo chuẩn an toàn luôn thì ở mức 7 người = 1.0HP
- Nếu điều kiện phòng xung quanh toàn là vách nhôm thì cứ tính thất thoát nhiệt theo 2 vách nhôm có diện tích 4m x 4m = 0.5HP bù thêm cho máy là OK. Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 26-27*C và ban đêm 24-25*C
- Mức chuẩn phòng trên được tính theo khả năng làm lạnh của máy cho nhiệt độ phòng xuống ở mức chuẩn thấp nhất cho phép 26*C trong thời gian 45min. Do đó cách tính chuẩn của kĩ sư sẽ khác với mình, vì với mức 45m3 cho phép sử dụng 1.0HP (trong khi máy giờ ăn gian hết toàn bộ -0.25HP thì lấy đâu ra chuẩn này không biết)


# Các tiêu chuẩn kèm theo khi kết nối ống đồng. Bạn cần biết chuẩn dây để đi sẵn cho phù hợp với công trình âm tường cũng như đi ống sẵn để sau này lắp máy điều hòa mà không cần phát sinh gì sau này. :
+ Kích thước chuẩn của ống mình sẽ ghi tắt chung cho tiện vì kích thước ống chính xác sẽ có thông số sau :
. Tham khảo đơn vị đo chút để các bạn nắm rõ từ chuyên dụng đến bán chuyên (kĩ thuật thợ hay gọi) : 1mm = 1.000 Mircomet = 10 dem = 1ly
. Ống 6.4mm gọi tắt là ống 6 => độ dày ống khuyến cáo nên sử dụng dày 0.7dem
. Ống 9.5mm gọi tắt là ống 10 => độ dày ống khuyến cáo nên sử dụng dày 0.7dem
. Ống 12.7mm gọi tắt là ống 12 => độ dày ống khuyến cáo nên sử dụng dày 0.7dem
. Ống 15.9mm gọi tắt là ống 16 => độ dày ống khuyến cáo nên sử dụng dày 0.8dem
. Ống 19.1mm gọi tắt là ống 19 => độ dày ống khuyến cáo nên sử dụng dày 1ly ~ 10dem
+ Độ dày an toàn của ống như mình khuyến cáo nên sử dụng theo chuẩn trên vì nó áp dụng thực tế ổn định cho tất cả các công trình nhỏ lẻ (không tính tiêu chuẩn của Nhật vì nó rất cao, chi phí không thực tế). Kích thước độ dày của ống ảnh hưởng tới việc xì xọt nhanh hay chậm phụ thuộc rõ về độ mỏng hay dày của nó, cho nên bạn phải hiểu rõ vấn đề này để tránh phát sinh hư hỏng khi sử dụng, nhất là với những đường ống âm tường.

+ Chuẩn ống 6 +10 = 1.0HP sử dụng cho cả Inverter lẫn Non-Inverter. Riêng với mẫu 1.5HP Inverter Toshiba – Fujitsu – Daikin thì sử dụng 1.0HP này.
+ Chuẩn ống 6 + 12 = 1.5HP + 2.0HP sử dụng cho cả Inverter lẫn Non-Inverter.
+ Chuẩn ống 6 + 16 = 2.0HP + 2.5HP sử dụng cho cả Inverter lẫn Non-Inverter.
+ Chuẩn ống 10 + 16 = 2.5HP + 3.0HP sử dụng cho Inverter lẫn Non-Inverter.
+ Chuẩn ống 10 + 19 = 5.0HP sử dụng cho Inverter lẫn Non-Inverter
+ Riêng có một số model máy của các hãng sẽ sử dụng ống có kích thước nhỏ hơn chuẩn 1 cấp, do đó bạn vẫn có thể hàn 1 khúc ống nối nhỏ hơn kích thước chuẩn để gắn vào máy cho phù hợp vẫn được không sao cả.
+ Việc đi ống đồng đúng chuẩn sẽ giúp hiệu suất máy cao hơn và nếu đi ống nhỏ hơn so với công suất máy (vd : máy 2.0HP mà đi ống 6-10 thay vì ống 6-12) sẽ giảm công hiệu suất làm lạnh xuống thấp nhất 10% và sẽ cao hơn tùy thuộc vào đường ống dài hay ngắn.
+ Trung bình với đường ống đúng chuẩn có độ dài mặt phẳng ngang >05-07m trở lên hoặc độ cao chênh lệch giữa UnitIndoor và UnitOutdoor khoảng >4-6m ~ 2 tầng lầu thì việc thiết kế bẫy dẫu hoàn toàn cần thiết nhằm tạo điều kiện cho máy chạy tối ưu hơn, nó được ví như kiểu tăng thêm băng thông cho CPU máy tính vậy đó. Máy chạy nhẹ tải hơn, hiểu quả hơn cũng đồng nghĩa với việc bền hơn, ít lạnh hơn và ít hao điện hơn.
+ Với vị trí lắp đặt máy có ống nối cực ngắn khoảng 0.5m là kết nối rồi thì bạn nên làm 1 vòng tròn như kiểu chữ C úp ngược rồi hẵn kết nối vào UnitOutdoor. Vì đoạn ống úp ngược ngày chiều dài khoảng 1m này giúp cho máy giảm độ rung của máy gây nứt đoạn ống kết nối ở rắc co, cũng như sau này có dư thêm 1 đoạn ống bạn có thể thao tác tháo mở ra bảo trì dễ hơn mà không cần phải hàn thêm bất kì đoạn ống nào.
+ Khoảng cách mặt sau lưng của UnitOutdoor cách vách tường thấp nhất cũng phải 100mm vì đây là không gian để mấy có thể trao đổi gió trời một cách tốt nhất cũng như máy mới có thể giải nhiệt tốt được. Máy giải nhiệt được thì trong phòng mới làm lạnh nhanh được.
+ Khoảng cách mặt thổi gió phía trước của UnitOutdoor cách vách tường hay vật cản ít nhất phải là 800mm – 1000mm. Vì hơi nóng này thổi ra có nhiệt độ thấp nhất 38-40*C (tính theo nhiệt độ ngoài trời 30*C) khi máy hoạt động Powerful, còn nếu bị cản gió hay bất kì trở ngại nào mà nhiệt độ gió thổi ra này đạt >42*C là có lỗi kĩ thuật cần bảo trì ngay và luôn.


# Các tiêu chuẩn kèm theo khi kết nối dây điện : tính theo chuẩn dây cáp CADIVI 7 sợi. Bạn cần biết chuẩn dây để đi sẵn cho phù hợp với công trình âm tường cũng như đi ống sẵn để sau này lắp máy điều hòa mà không cần phát sinh gì sau này :
. Việc nhầm lẫn của từ ghi tắt PH (Phase) nó khác với từ HP (Horse Power) là luôn có, nên các bạn phải để ý kĩ mình đang đọc kí tự nào nha.
+ Dây cáp 1.5mm : chuẩn sử dụng cho 1.0HP Inverter lẫn Non-Inverter, sử dụng điện 1 phase (ghi tắt là 1PH)
+ Dây cáp 2.0mm : chuẩn sử dụng cho 1.5HP Inverter lẫn Non-Inverter, sử dụng điện 1 phase (ghi tắt là 1PH)
+ Dây cáp 2.5mm : chuẩn sử dụng cho 2.0HP Inverter lẫn Non-Inverter, sử dụng điện 1 phase (ghi tắt là 1PH) .
+ Dây cáp 3.0mm : chuẩn sử dụng cho 2.5HP Inverter lẫn Non-Inverter, sử dụng điện 1 phase (ghi tắt là 1PH) . Song Song là chuẩn sử dụng cho 4-5HP Inverter lẫn Non-Inverter nếu sử dụng điện 3 Phase (ghi tắt là 3PH)
+ Dây cáp 4.0mm : chuẩn sử dụng cho 3-3.5HP Non-Inverter sử dụng điện 1 phase (ghi tắt là 1PH)



# Các câu hỏi thường gặp:
1. Việc hút chân không có cần thiết ?
- Công đoạn tưởng chừng như không cần thiết nhưng thật ra bất kì một hệ thống lạnh nào muốn đạt điểm 10 đều phải có quy trình hút chân không này. Việc này nhằm loại bỏ tất cả các tạp chất trong không khí ra ngoài đường ống giúp cho máy hoạt động trơn tru hơn vì nguyên tắc máy chỉ hoạt động tốt nhất khi chỉ có duy nhất môi chất Gas lạnh bên trong. Ngoài ra hút chân không nhằm nhận biết được khả năng xì xọt khi kết nối đường ống bị hở ở điểm nào đó, giúp người sử dụng cũng như thợ kĩ thuật an tâm hơn về đường ống không trục trặc khi vận hành (nguyên nhân xì Gas khiến máy báo lỗi). Cho nên việc hút chân không gần như là điều bắt buộc khi bạn muốn đạt được điểm 10 như ý, còn không bạn giỏi cách mấy cũng chỉ là 9 điểm mà thôi.
2. Thao tác đuổi gió xã khí liệu có an toàn ?
- Nó chỉ là ở mức tương đối như mình nói thôi, cỡ gì cũng chỉ là 9 điểm, hoàn toàn không bao giờ loại bỏ hết tạp chất có trong không khí còn nằm trong đường ống được.
3. Tác hại của việc không hút chân không hoặc đuổi gió xã khí không đủ :
- Như mình nói môi chất duy nhất trong hệ thống là Gas và nó chỉ tương tác với lượng nhớt bôi trơn kèm theo trong máy ở Compressor. Do đó với bất kì chất nào khác ngoài nó tác động vào bên trong đều gây ảnh hưởng đến độ lạnh cũng như tuổi thọ của Compressor (máy nén).
4. Vỏ bọc xung quanh ống đồng bị tróc có ảnh hưởng gì không ?
- Vỏ bọc màu trắng hoặc màu đen bên ngoài ống đồng kết nối có tên gọi chuyên ngành là ống bảo ôn hay ống gen (thợ hay gọi) nhằm cách ly ống tránh tiếp xúc không khí lên bề mặt ống khiến ống bị tươm nước cũng như mất nhiệt hao phí trên đường ống dẫn. Với đường ống bị hở bảo ôn dài càng bao nhiêu thì độ lạnh bị giảm theo bấy nhiêu, nó càng nhiều hơn khi ống dẫn này tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp.
5. Vị trí đặt UnitOutdoor có ảnh hưởng gì về độ lạnh cũng như độ bền của máy không ?
- Câu trả lời là có ! Nói nôm na là phần UnitOutdoor được ví như quả tim của hệ thống, cho nên vị trí đặt máy nếu đúng cách sẽ giúp cho máy vận hành tốt hơn, bền hơn vì tránh được tác nhân môi trường bên ngoài như : bụi, nắng trưa chiếu trực tiếp. Đồng thời vị trí đặt máy dễ bảo trì cũng là nguyên nhân chính để thợ kĩ thuật có thể tiếp cận máy tốt hơn để thao tác chuẩn xác hơn.
6. Máy điều hòa nhiệt độ có cần bảo trì thường xuyên ?
- Việc bảo trì luôn luôn là cần thiết vì môi trường làm việc ngay tại UnitOutdoor luôn là điểm rất nóng nếu bạn không vệ sinh thường xuyên. Cho nên để máy bị bụi bám hay dầu mỡ dính nhiều khiến máy không giải nhiệt được làm độ lạnh giảm kèm theo tuổi thọ Compressor giảm có thể gây chết là điều sớm muộn.
7. Việc bảo trì cần làm là những gì ?
- Nói nôm na như người cần tắm sạch rồi mới đi khám bệnh thì với máy móc cũng vậy. Căn bản trước tiên bạn phải làm vệ sinh sạch sẽ xong hết rồi mới cho máy hoạt động thì lúc đó mới dễ nhận biết rõ được các vấn đề phát sinh khác được.
8. Việc vệ sinh liệu rửa 2 tấm lưới lọc ở UnitIndoor liệu đã đủ ?
- Câu trả lời là chỉ đủ khi bạn chỉ là người sử dụng. Vì khâu bảo trì ở mức sạch 100% trừ khi nào kĩ thuật tháo luôn cả bộ xuống dưới đất tháo ra từng món thì mới sạch được thôi. Còn thao tác bình thường là kĩ thuật trùm bao bọc UnitIndoor lại vệ sinh thì chỉ sạch ở mức 75-80% là tối đa. Còn về việc vệ sinh lưới lọc, theo ý kiến mình chỉ là 10% thôi.
9. Khi nào máy điều hòa cần thay Gas ?
- Với máy điều hòa nhiệt độ thì việc thay Gas hay châm thêm Gas nó cần xác định rõ lại ban đầu là bị trình trạng như thế nào, máy bị xì nhiều cần thay Gas ? thời gian sử dụng lâu khiến Gas bị lão hóa 1 phần khiến bị hụt bớt Gas ? Trong quá trình sử dụng bạn đã có bao giờ bị thợ kĩ thuật châm Gas lần nào chưa và với lý do gì ?
10. Chất lượng Gas lạnh ảnh hưởng như thế nào với máy ?
- Việc máy thiết kế căn bản loại Gas nào thì nên sạc loại Gas đó. Điều cần biết rõ thêm thiên về kĩ thuật là đã cùng một loại Gas nhưng khác hãng sản xuất lại cho ra chất lượng Gas khác nhau (đồng nghĩa với việc độ lạnh cũng sẽ khác nhau) . Cũng như cùng là Beer nhưng với SaiGon vài Tiger lại là khác nhau chứ nếu có khái niệm "Beer nào cũng như nhau" thì thua !!!
11. Trên thị trường có rất nhiều hiệu máy khác nhau, tại sao lại có sự chênh lệch giá khi cùng công suất như nhau ?
- Hiểu nôm na hơn là máy có chất lượng tốt hơn trước mắt là hiệu suất làm lạnh sẽ cao hơn (đồng thời sẽ tiết kiệm điện hơn do khả năng làm lạnh

+ Góc cảnh báo kĩ thuật cần phải biết trước khi lắp đặt máy điều hòa :
- Với dòng máy đời cũ GasR22 việc dùng phương pháp lấy Gas đuổi gió ra khỏi máy không ảnh hưởng gì nhiều với hệ thống máy. Tuy nhiên phương pháp này chỉ đảm bảo hiệu suất máy có giảm trung bình 3-5% và độ ổn định cũng giảm theo. Do chất lượng Gas hiện nay bán đại trà có độ tinh khiết thấp (do dòng Gas xịn nó không sử dụng phổ thông và ngay cả đối với 1 số nhà sản xuất họ không sử dụng vì mục đích kinh tế). Thành ra việc đuổi gió này chỉ đảm bảo máy hoạt động cao nhất cũng chỉ ở thang 9/10 mà thôi.
- Với GasR410a phổ thông và mang tính ổn định nhất thì lại bị mang tiếng là gây ô nhiễm môi trường và đòi hỏi thay thế bằng loại GasR32 (GasR32 được phát hiện song song với thời sử dụng GasR22 chứ không phải là loại Gas mới sáng chế ra, nên nhớ rõ điều này). Xét về độ hữu dụng thì GasR410a mang lại độ lạnh sâu, nhanh đồng nghĩa chạy ít hao điện hơn. Tuy nhiên việc lắp đặt làm thao tác đuổi gió lại gần như là việc hạn chế sử dụng vì khả năng không khí còn lại trong đường ống tác dụng với môi chất GasR410a gây mất tác dụng làm lạnh của nó. Nghĩa là GasR410a của bạn trong đường ống nó sẽ thành một tạp chất gì đó không còn khả năng làm lạnh nữa. Do đó việc hút chân không khi lắp hệ thống sử dụng GasR410a là điều cần thiết lên tới 99.9% ! để đem lại sự ổn định dài lâu.
- Với GasR32 lại là điều đáng để bàn cãi um sùm trong Thread này đây. Thương hiệu Daikin là người đầu tiên mang GasR32 về Việt Nam sử dụng đại trà và PR rất hầm hố phóng đại đủ điều như : lạnh sâu hơn (đúng là lạnh sâu hơn R410a nhưng Daikin lại không làm đúng thiết kế vốn có của R32, hậu quả là một số dòng máy của R32 của Daikin lại lạnh kém hơn chính thương hiệu của mình khi sử dụng R410a !!! ), giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường (cái này đúng), chi phí bảo trì giảm thiểu (cái này nhà máy hưởng lợi). Tuy nhiên điều phát hiện ra sau này khi sử dụng đại trà ở VN lại xảy ra tình huống oái ăm như sau :
1. Không khuyến cáo khách hàng đây là loại Gas có môi chất dễ cháy khi gặp lửa. người sử dụng hoàn toàn không biết việc này, việc này chỉ vỡ lẽ ra khi các nhà sản xuất môi chất R32 đóng mác gây cháy có chữ đỏ lè lên chai Gas của họ Flameble !
2. Thường quy trình lắp đặt ở VN tính theo tỉ lệ hút chân không theo số lượng lắp đặt đại trà thì khoảng 5-10% lượng máy mà thôi. Chưa kể việc sử dụng phương pháp đuổi khí không phải anh kĩ thuật nào cũng biết đúng bài bản nên đôi khi làm thao tác này không đúng đâm ra .... có làm cũng như không !!!. Tuy nhiên điều không công bố rộng rãi của hãng Daikin từ chối bảo hành với trường hợp : dính không khí nếu không hút chân không ! .
- Tác nhân của việc không hút chân không đối với GasR32 sẽ xảy ra 2 hiện tượng như sau (theo hiểu biết tạm thời của mình và thông tin gom góp lại được)
A. Máy hoạt động bị "gồng" khiến ồn nhiều hơn so với bình thường, Compressor chạy nóng hơn so với tiêu chuẩn. Hậu quả nghe thôi dễ nản : chết Compressor trong khoảng 06 tháng đổ lại.
B. Máy hoạt động dễ bị chết van tiết lưu (bộ phận làm lạnh chính của máy nằm ở cục nóng ngoài trời) - Với Daikin điều này họ sẽ biết và từ chối bảo hành !
- Tóm lại 02 tác nhân trên nếu bị phát hiện ra thì Daikin sẽ là người từ chối bảo hành của bạn dù bạn có biết hay không biết họ sẽ chẳng quan tâm đâu.
- Cho nên nếu bạn đang sử dụng máy có GasR32 mà đang có cảm giác nghi ngờ mà có biểu hiện như trên thì âm thầm mà xử lý bằng cách hút chân không rồi thay GasR32 mới vào đi nha. Đôi khi nghĩ lại như Tào Tháo cũng có lý "Thà giết lầm còn hơn bỏ sót"

Source: Mr. Ti - 45-47 Năm Châu, P. 11, Q.TB
4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

vip mà cũng chỉ biết copy lại không biết dùng cái đầu mà suy nghĩ à, sai trầm trọng R410a và R32 mà chia sẻ rồi 1 số đứa cũng chỉ biết dùng thông tin này đi chỗ khác chém bậy nó ném đá cho vỡ đầu.
@Vũ Vịt Nhựa Thần kinh
@cosmos47 đúng rồi, nếu bình thường thì đã không chưởi vậy
xem lại R32 có phải dễ cháy không. đứa không thần kinh ơi ^-^

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019